|
Joe Raedle/Getty Images |
Các phụ huynh muốn “bỏ qua” lựa chọn tiêm vắc-xin HPV
Ngày 19/08/2016. ABC News. Nghiên cứu phát hiện các phụ huynh muốn “bỏ qua” lựa chọn tiêm vắc-xin HPV (Parents Want 'Opt-Out' Option for HPV Vaccine, Study Finds). Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers and Prevention; vaccine HPV (Human Papilloma Virus_ HPV) virus gây u nhú ở người tiếp tục được tranh luận. Mặc dù nhiều năm khuyến nghị và ủng hộ từ các viện y học hàng đầu, các phụ huynh vẫn thận trọng yêu cầu con cái của họ nhận tiêm chủng HPV ở trường học.
Trong đó chỉ 21% phụ huynh cho rằng luật yêu cầu tiêm chủng tại trường học là một “ý kiến hay” (good idea), con số này đã tăng đáng kể đến 57% nếu có một sự lựa chọn “bỏ qua” (opt-out) được đưa ra. Wiliam Calo-Khoa quản lý và chính sách y tế tại Trường Y tế công cộng toàn cầu Gillings ở trường Đại học Bắc Carolina-tác giả nghiên cứu phát biểu trên ABC news: “Chúng tôi đang mong đợi số lượng phụ huynh ủng hộ yêu cầu tiêm vắc-xin, tỷ lệ 21% thấp nhiều hơn mong đợi”. Ông Calo lo ngại việc lựa chọn bỏ qua có thể làm cho luật kém hiệu quả. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC), tại Mỹ HPV gây bệnh gần 80 triệu người, khoảng 14 triệu người mỗi năm. Virus có thể có những tác động nghiêm trọng đến đàn ông và phụ nữ, gây u ở bộ phận sinh dục cũng như ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn. Vắc-xin HPV được chấp thuận vào năm 2006 và hiện nay đã có sẵn bắt đầu ở lứa tuổi 9-26 tuổi. Phần lớn các bang giới thiệu luật về tiêm chủng HPV, một nửa trong số đó ban hành quy định xung quanh quỹ tài trợ, thông điệp y tế công cộng hay yêu cầu trường học và 3 bang thực hiện tiêm chùng HPV tại trường học là Rhode Island, Virginia và Washington D.C. Tranh cãi về việc tiêm chủng HPV được phát triển để giúp chống lại tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng mạnh, được kéo dài do một vài lý do, cuộc khảo sát nhằm đánh giá quan điểm hiện nay của phụ huynh về vắc-xin. Các nhà nghiên cứu từ nhiều viện bao gồm Trường Đại học Bắc Carolina đã khảo sát một nhóm hơn 1.500 phụ huynh của trẻ em từ 11 đến 17 tuổi từ khắp quốc gia thấy phụ huynh thường không tin có nhu cầu đối với vắc-xin hay không cảm thấy rằng họ biết đủ thông tin về nó. Gần 23% phụ huynh quan tâm đến vắc-xin có thể gây ra các vấn đề y tế lâu dài và 32% cho rằng vắc-xin là mánh khóe của các công ty dược để kiếm tiền. Calo cho biết nhiều bậc phụ huynh cũng không quan tâm các biện pháp tiêm chủng có thể bảo vệ sức khỏe: “Một trong những phát hiện ngạc nhiên nhất của nghiên cứu là 60% người không tin rằng vắc-xin hiệu quả trong ngăn ngừa ung thư cổ tử cung”. HPV là virus thường được lây truyền qua quan hệ tình dục, đó là một lý do mà một số bố mẹ do dự tiêm vắc-xin cho con của họ nhưng “quan trọng để bắt đầu tiêm vắc-xin ở lứa tuổi 11 hay 12 chứ không đợi cho đến khi có hoạt động quan hệ tình dục bởi vì đó là khi lợi ích tốt nhất của văc-xin”, TS. Henry Bernsteinm, bác sĩ khoa nhi và thành viên của Hội đồng Nhi Khoa của Viện Hàn lâm Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics _AAP Committee) về Bệnh Truyền nhiễm đã phát biểu trên ABC News. Bernstein cho biết HPV bảo vệ chống lại các bệnh ung thư có thể phòng ngừa, hiệu quả nhất khi nó được tiếp nhận sớm hơn, trước khi các điều kiện tồn tại của các bệnh ung thư đó phát triển. Các tác dụng phụ của văc-xin cũng tăng một vài lo lắng, đặc biệt trong năm đầu tiên sau khi văc-xin được giới thiệu. Theo CDC, các câu chuyện về tác dụng phụ xuất hiện trên internet tạo ra nỗi lo sợ biến chứng hoặc thậm chí là tử vong. Từ tháng 6/2006 đến 9/2015 có 117 ca tử vong trong số 80 triệu liều tiêm vắc-xin HPV. Tuy nhiên, họ cho biết khi xem xét thêm, không ai trong các ca này có bằng chứng cho thấy văc-xin gây tử vong. Trong hầu hết các ca, “các tác dụng phụ khá nhẹ-một chút đỏ hay đau nhức ở một vị trí”, TS. Bernstein cho biết thêm “văc-xin này an toàn, hơn nữa nó được dung nạp rất tốt ở thuổi thanh thiếu niên ở hai giới”. Theo nghiên cứu năm 2014, tỷ lệ tiêm văc-xin vẫn còn thấp, chỉ 40% bé gái và 22% bé trai ở độ tuổi từ 13-17 đã tiêm chủng loạt văc-xin HPV. Sở Y tế và dịch vụ con người (Department of Health and Human Services) đặt mục tiêu tỷ lệ tiêm vắc-xin 80% đến năm 2020. TS. Georges Benjamin, giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế công cộng Hoa Kỳ phát biểu trên ABC News: “Tôi không ngạc nghiên, đó là một công việc tồi tệ để thúc đẩy nó, kinh phí không có để đẩy mạnh tiêm chủng như một phần của chương trình tiêm chủng toàn diện.” Trong khi nhiều phụ huynh vẫn còn nghi ngờ về vắc-xin, phần lớn các bác sĩ ủng hộ tiêm vắc-xin cho trẻ em và thanh thiếu niên. Trung tâm CDC, Trường Đại học Sản khoa và Phụ khoa Mỹ (College of Obstetricians and Gynecologists), Học Viện Nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics_AAP) là trong số các viện khuyên tiêm chủng theo lộ trình HPV cho cả trai và gái. Vắc-xin được nghiên cứu rộng rãi từ khi nó chính thức được khuyên dùng trong năm 2006 và các nghiên cứu cho thấy mục tiêu chính là bảo vệ sức khỏe cho thanh thiếu niên. Theo US CDC, 4 năm sau vắc-xin này được khuyên dùng ở Hoa Kỳ, nơi có ca bệnh liên quan đến HPV giảm xuống 56% ở bé gái tuổi thanh thiếu niên: “HPV là vắc-xin đầu tiên chống ung thư và chúng ta đã không thể thực hiện trường hợp này một cách hiệu quả, thực sự đó là một thảm kịch ở đây”. Bernstein cho biết thêm rằng thật quan trọng đối với bé trai cũng nhận tiêm chủng bởi vì chúng có thể phát triển các bệnh ung thư từ HPV, trong số những người trẻ nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư đầu và cổ là HPV.Ông cho biết thêm: “Tôi nghĩ việc tiêm chủng là một trong những con số thành tựu ở thế kỷ trước, cả con gái và con trai tôi đã nhận đợt thuốc 3 liều trong tất cả các văc-xin khác”.
|