Phân biệt đối xử và thái độ tiêu cực về tuổi già có hại cho sức khỏe của bạn
Ngày 29/9/2016 | GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Phân biệt đối xử và thái độ tiêu cực về tuổi già có hại cho sức khỏe của bạn (Discrimination and negative attitudes about ageing are bad for your health). WHO thực hiện lập trường chống lại sự phân biệt tuổi tác nhân ngày quốc tế về người cao tuổi, phân tích mới của WHO cho thấy thái độ tiêu cực hoặc phân biệt tuổi tác đối với người cao tuổi mang tính phổ biến gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi.
Tất cả 60% số người được hỏi trong cuộc "Khảo sát các giâ trị trên thế giới" (World Values Survey) cho rằng những người cao tuổi không được tôn trọng, hơn 83.000 người ở 57 quốc gia đã tham gia vào cuộc khảo sát nhằm đánh giá thái độ đối với những người cao tuổi ở tất cả các nhóm tuổi, mức tôn trọng thấp nhất được báo cáo nằm ở các nước có mức thu nhập cao. John Beard, Giám đốc hội đồng cuộc sống và tuổi già (Ageing and Life Course) của WHO cho biết. "Phân tích này xác nhận sự phân biệt tuổi tác là rất phổ biến nhưng hầu hết mọi người hoàn toàn không biết những định kiến trong tiềm thức mà họ nói về những người cao tuổi, giống như phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc, sự thay đổi chuẩn mực xã hội là có thể. Đây là thời điểm ngăn chặn việc xác định một người qua tuổi tác của họ sẽ dẫn đến các xã hội thịnh vượng hơn, công bằng và lành mạnh hơn". Phân biệt tuổi tác và sức khỏe (Ageism and health) Thái độ tiêu cực về lão hóa và người cao tuổi cũng mang lại những hậu quả đáng kể về sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi vì cảm thấy họ là gánh nặng cảm nhận được cuộc sống của họ sẽ ít có giá trị, làm cho họ có nguy cơ trầm cảm và cô lập về mặt xã hội. Nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy người cao tuổi có quan điểm tiêu cực về sự lão hóa của chính họ cũng như không phục hồi khuyết tật và tuổi thọ trung bình của họ thấp hơn 7,5 năm so với người có thái độ tích cực. Đến năm 2025 số lượng người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng gấp đôi và đến 2050 sẽ đạt 2 tỷ người trên toàn cầu với đại đa số người cao tuổi sống ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Alana, Điều phối viên của WHO về cuộc sống và lão hóa cho biết: "Xã hội sẽ được hưởng lợi từ những quần thể cao tuổi này nếu tất cả người cao tuổi khỏe mạnh hơn nhưng để làm được điều đó chúng ta phải dẹp bỏ định kiến về sự phân biệt tuổi tác". Bà cho biết thêm: "Phân biệt tuổi tác có thể thực hiện theo nhiều cách bao gồm miêu tả những người cao tuổi như những con người yếu đuối, phụ thuộc và mất liên lạc với phương tiện truyền thông, hoặc thông qua các hành động kỳ thị như hạn chế việc chăm sóc sức khỏe theo tuổi tác hoặc các chính sách như hưu trí bắt buộc ở một độ tuổi nhất định". Giới hạn tuổi tác được áp dụng tới các chính sách như tuổi nghỉ hưu, không công nhận năng lực của người cao tuổi và cho rằng tất cả những người cao tuổi đều giống nhau. Phân biệt tuổi tác được thể chế hóa sâu đậm này có thể được sử dụng để phân biệt đối xử chống lại người cao tuổi khi phân bổ nguồn lực y tế hoặc khi thu thập dữ liệu có ảnh hưởng đến các chính sách y tế. Vào tháng 5/2016, Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) kêu gọi Tổng giám đốc phát triển một chiến dịch toàn cầu nhằm chống lại sự phân biệt tuổi tác và thực hiện Kế hoạch hành động và Chiến lược toàn cầu (Global Strategy and Action Plan on Ageing and Health) của WHO về người cao tuổi và sức khỏe. Ngày quốc tế về người cao tuổi được tổ chức vào 01 tháng 10, nêu bật những đóng góp quan trọng mà những người cao tuổi làm cho xã hội và nâng cao nhận thức về các vấn đề và thách thức của sự lão hóa trong thế giới ngày nay. Chủ đề của năm 2016, Thực hiện lập trường chống phân biệt tuổi tác (Take a Stand Against Ageism), kêu gọi tất cả mọi người xem xét việc phân biệt tuổi tác và các tác động bất lợi của nó đối với người cao tuổi.
|