Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 9 4 1
Số người đang truy cập
5 2 3
 Chuyên đề Dịch tễ học
Ngày càng có ít người chết vì sốt rét ở Đông Phi

Ngày 7/10/2016. Malaria News-Ngày càng có ít người chết vì sốt rét ở Đông Phi (Fewer people dying of malaria in East African). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số lượng lớn người dân vẫn bị các thách thức nghiêm trọng về sức khỏe liên quan đến quan hệ tình dục không an toàn, còi cọc thời thơ ấu và nước không an toàn.

Một nghiên cứu hơn 300 bệnh và thương tích ở 195 quốc gia được công bố trên trang chuyên đề của Tạp chí The Lancet cho thấy ngày càng có ít người chết vì các nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh sốt rét ở nhiều quốc gia Đông Phi, những phát hiện của nghiên cứu như một phần gánh nặng bệnh tật toàn cầu, chấn thương và các yếu tố nguy cơ (GBD). Nghiên cứu này dựa trên các nghiên cứu của hơn 1.800 cộng tác viên ở gần 130 quốc gia, tuy nhiên nghiên cứu cũng lưu ý ở nhiều quốc gia Đông Phi, nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân tử vong hàng đầu dẫn đến 58.231 trường hợp tử vong ở Ethiopia và 8181 trường hợp ở Rwanda. Mặt khác, HIV / AIDS là kẻ giết người hàng đầu ở Kenya dẫn đến 46.577 ca tử vong trong năm 2015. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn người dân vẫn bị các thách thức nghiêm trọng về sức khỏe liên quan đến quan hệ tình dục không an toàn, còi cọc thời thơ ấu và nước không an toàn. GS.TS. Charles Shey Wiysonge- giảng viên dịch tễ học lâm sàng khoa Y và khoa học y tế, Đại học Stellenbosch, Cape Town là cộng tác viên GBD từ Nam Phi cho biết: "Nhiều quốc gia phải đối mặt với những thách thức đáng kể về sức khỏe bất chấp lợi ích của thu nhập, giáo dục và tỷ lệ sinh thấp, trong khi các nước chậm phát triển khác tụt hậu ở phía sau đang nhìn thấy sự tiến bộ mạnh mẽ". Ông nhấn mạnh các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các quốc gia từ Afghanistan đến Zimbabwe có thể sử dụng nghiên cứu này để sắp xếp chi tiêu để nhắm mục tiêu tới những điều mà làm cho cộng đồng của họ khỏe mạnh hơn nhanh hơn; đồng thời lưu ý các tình trạng bệnh lý giết người này không thường làm cho họ bị bệnh. 3 nguyên nhân hàng đầu không gây tử vong nhưng gây ra sức khỏe kém ở Đông Phi nói chung là thiếu máu do thiếu sắt, bệnh trầm cảm và đau lưng dưới.

Tuổi thọ trung bình tăng (Life expectancy increases)

Theo nghiên cứu này, tuổi thọ trung bình trên toàn cầu tăng từ khoảng 62 tới gần 72 tuổi trong giai đoạn 1980-2015, với một số quốc gia ở vùng cận Saharan châu Phi có tác dụng ngược trở lại do tỷ lệ tử vong cao vìHIV/AIDS. Tử vong trẻ em do các bệnh truyền nhiễm đang giảm nhanh nhưng mỗi quốc gia đều có những cải thiện và thách thức của riêng mình, từ có ít người tự tử hơn ở Pháp tới tỷ lệ tử vong thấp hơn do giao thông đường bộ ở Nigeria đến giảm tử vong do hen suyễn ở Indonesia. Những phát hiện ở vùng Đông cận Sahara Châu Phi cho thấy trong vòng 25 năm qua tuổi thọ trung bình tăng lên trong toàn khu vực, năm 2015 tuổi thọ trung bình là 64 ở Tanzania, 61 ở Uganda, 57 ở Zambia và 54 ở Somalia. Trong khi thế giới có những tiến bộ lớn giảm tử vong trẻ em nhỏ nhưng vẫn còn 5,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết trong năm 2015, trong số đó 189.636 ca tử vong ở Ethiopia, 79.236 ở Kenya và 23.768 ở Rwanda; đặc biệt số tử vong trẻ em cao nhất ở Ethiopia cho thấy sự sụt giảm lớn nhất từ ​​năm 1990 đến 2015. Nhiều nước ở Đông cận Saharan châu Phi đã giảm tử vong số bà mẹ mang thai hay các bà mẹ mới như số ca tử vong mẹ trong năm 2015 ở Rwanda là 1.353, giảm từ 2.142 trong năm 1990. Ở Tanzania, tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm từ 544 ca tử vong trên 100.000 ca sinh sống xuống còn 338 trường hợp trong giai đoạn 1990-2015. Nhiều nơi trên thế giới, việc sinh nở an toàn hơn cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh so với 25 năm qua. Số ca tử vong mẹ đã giảm trên toàn cầu khoảng 29% từ năm 1990 và tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm 30%, từ 282 trên 100.000 trẻ đẻ sống (1990) xuống còn 196 (2015).

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giớ (WB), nghiên cứu này được thiết kế vào năm 1990, đến nay các nhà nghiên cứu đã phân tích mỗi quốc gia bằng cách sử dụng một chỉ số xã hội học, đánh giá tỷ lệ của giáo dục, tỷ suất sinh và mức thu nhập.

 

Ngày 13/10/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ malarianews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích