Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 1 7 3
Số người đang truy cập
4 8 2
 Chuyên đề Dịch tễ học
Kiểm soát sốt rét ở người mang ký sinh trùng di biến động

Những năm gân đây, vấn đề di biến động dân số có liên quan mật thiết với sự lan truyền dịch bệnh như sốt rét, zika, Ebola, cúm A… Trong đó theo ScienDaily, người mang ký sinh trùng sốt rét di biến động ảnh hưởng tới lan truyền sốt rét và chúng ta có thể làm gì để kiểm soát sốt rét ở người di biến động (The Hitchhiking Parasite: Why Human Movement Matters to Malaria Transmission and What We Can Do About It).

Dân di cư và di biến động (mobile and migrant populations_MMPs) hoặc Mô hình biến động ký sinh trùng sốt rét (Modellingmalariaparasitemovements_MMPMs) đang là vấn đề trở ngại cho Chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thất bại của Chương trình Tiêu diệt sốt rét toàn cầu (Global Malaria Eradication Program_GMEP) trong suốt thập niên 1960 là một bài học đắt giá cho thấy chính vì sự di chuyển của con người liên quan đến cả hai việc đưa ký sinh trùng sốt rét quay trở lại trong bối cảnh sốt rét gần như đã được xóa sổ, đồng thời làm lan rộng ký sinh trùng kháng thuốc. Hiện nay, nhờ có sự giám sát dịch tễ chặt chẽ hơn với các mô hình sốt rét di chuyển của con người (human movement patterns) hay các nhóm dân di biến động chính (key traveler groups), người ta hy vọng các biện pháp can thiệp có thể được tiến hành để bảo vệ và chữa trị cho những người di biến động này, ngăn ngừa lan truyền phát triển hơn tại các vùng có sốt rét lan truyền thấp và loại trừ các nguồn lan truyền (eliminate sources of transmission) bao gồm cả nguồn ký sinh trùng kháng thuốc.


Nguy cơ kháng thuốc sốt rét hiệu lực cao ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (GMS)Lan rộng toàn cầu, nhất là Vùng cận hoang mạc Sahara, châu Phi

Từ khóa (Keywords):

malaria elimination, mobile and migrant populations, women with children, forest workers, surveillance, interventions

Vai trò di biến động con người trong lan truyền dịch bệnh (The Role of Human Movement in Disease Transmission)

Những năm qua, mối liên hệ giữa sự di biến động của con người và lan truyền dịch bệnh đã được chú trọng nhiều hơn sau một loạt sự kiện dịch bệnh bùng phát như Zika, Ebola và cúm H1N1. Đặc biệt, sự lan truyền nhanh chóng của các dịch bệnh này trên phạm vi toàn cầu đã nhấn mạnh vai trò của di biến động trong lan truyền dịch bệnh (role of movement in transmission) và vai trò các biện pháp phòng chống tích cực (role of intensive control measures) như cách ly và truy tìm người tiếp xúc nhằm hạn chế sự lan rộng của chúng. Khi nó trở thành những căn bệnh lưu hành địa phương như sốt rét, sự liên quan giữa sự di biến động của con người với lan truyền bệnh tăng gấp đôi giúp sự lan truyền tồn tại trong các bối cảnh lan truyền thấp (it enables transmission to persist in lower transmission settings) và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan rộng ký sinh trùng kháng thuốc (it facilitates the spread of drug-resistant parasites).

 


Kiểm soát sốt rét khó khăn ở cộng đồng người dân tộc thiểu số

Thứ nhất (First), do các quỹ tài trợ lớn đang được đầu tư vào phòng chống sốt rét toàn cầu nên tỷ lệ nhiễm bệnh giảm chung nhưng sự đa dạng lan truyền vẫn duy trì ở tất cả các quy mô không gian [1]. Trong bối cảnh này, việc nắm rõ sự di biến động của con người là yếu tố then chốt xác định làm thế nào để tối ưu hóa các chiến lược phòng chống trong việc nhắm đến: (i) các nguồn lan truyền (sources of transmission); (ii) các con đường đi lại của những người di biến động có nguy cơ cao (conduits of travel by high-risk travelers); (iii) các vị trí tiếp nhận dễ bị ảnh hưởng bởi các dịch bệnh do kết quả nhập khẩu nguồn bệnh (receptive locations vulnerable to outbreaks as a result of importation) [2]. Trong khi sự di biến động của con người phổ biến khắp nơi trên ở các bối cảnh lan truyền, vấn đề lo ngại đặc biệt là ở những nơi lan truyền tại chỗ (local transmission) đã giảm đi nhưng môi trường vẫn tạo điều kiện cho việc lan truyền [1,3]. Trong những bối cảnh này, tỷ lệ lan truyền tiếp diễn đang gia tăng là do nhập khẩu ký sinh trùng (parasite importation) do đó các chương trình sốt rét nên xử lý vấn đề này để ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát.


Kiểm soát sốt rét dân di biến động đang là trở ngại lớn mang tính toàn cầu

Thứ hai (Second), sự di chuyển của con người là tác nhân chính làm lan rộng ký sinh trùng kháng thuốc (drug-resistant parasites). Quả thực như vậy, sự kháng thuốc của ký sinh trùng với trị liệu sốt rét hàng đầu hiện nay là kết hợp có gốc artemisnin (ACTs) đã xuất hiện tại Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng (GMS) [4]. Nếu tình trạng kháng thuốc lan rộng tới vùng Cận hoang mạc Sahara châu Phi, nơi gánh nặng sốt rét nặng nề nhất thì hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc. Sự di biến động của con người có tầm ảnh hưởng lớn dến sự lan rộng của ký sinh trùng sốt rét và điều này được minh họa rõ nét bởi thất bại của GMEP trong suốt thập niên 1960, thời điểm mà sự di biến động của con người phần nào đã gây ra cả hai việc ký sinh trùng tái bùng phát trong bối cảnh loại trừ và lan rộng ký sinh trùng kháng chloroquine, loại thuốc chống sốt rét chính vào lúc đó [5].

Tại đây, chúng ta thảo luận hai vấn đề chính: (i) làm thế nào để có thể hiểu rõ hơn về sự di biến động chủ yếu của con người hoặc nhóm người liên quan đến sự phân tán ký sinh trùng thông qua các hoạt động giám sát tích hợp (how we can achieve a deeper understanding of human movement and key traveler groups of relevance to parasite dispersal through integrated surveillance activities); (ii) làm thế nàocó thể duy trì những thành tựu gần đây trong phòng chống sốt rét và ngăn chặn sự lan rộng ký sinh trùng kháng thuốc qua việc nắm bắt các mô hình di biến động của con người (how we can maintain recent gains in malaria control and prevent the spread of drug-resistant parasites, given knowledge of human movement patterns).


Nguy cơ sốt rét hiện nay chủ yêu tập trung ở các vùng rừng núi, sốt rét lưu hành nặng

Giám sát con người và ký sinh trùng (Surveillance of humans and parasites)

Chúng ta biết rằng sự lan truyền tự nhiên bệnh sốt rét phụ thuộc vào 3 yếu tố: trung gian truyền bệnh (muỗi Anopheles), tác nhân gây bệnh (ký sinh trùng sốt rét) và khối cảm thụ (con người), nếu thiếu một trong 3 yếu tố này sốt rét không thể lan truyền tự nhiên được. Theo đó, trung gian truyền bệnh (muỗi Anopheles) dược coi là “mắt xích” quan trọng trong lan truyền tự nhiên sốt rét với điều kiện vector truyền bệnh phải đốt người có giao bào của ký sinh trùng sốt rét trong máu, phải sống đủ lâu để những giao bào đó phát triển thành thoa trùng và cuối cùng phải đốt được một hay nhiều người chưa có miễn dịch hoặc có miễn dịch sốt rét thấp thì mới có thể lây truyền sốt rét do đó giám sát vật chủ mang mầm bệnh (con người) và tác nhân gây bệnh (ký sinh trùng sốt rét), nhất là sự di biến động của người mang ký sinh trùng sốt rét rất quan trọng trong dịch tễ học sốt rét.Đối với nhiều chương trình sốt rét, nguồn dữ liệu duy nhất có sẵn để hiểu rõ sự di chuyển của ký sinh trùng là lịch sử đi lại của người được chẩn đoán sốt rét tại các cơ sở y tế. Những thiếu sót của phương pháp tiếp cận này là ký sinh trùng có thể đã nhiễm vào người bệnh trước hoặc sau chuyến đi (the parasite may have been contracted before or after the trip); nhiều ca ngoại lai bị bỏ sót bởi các hệ thống báo cáo thụ động vì họ không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ đơn giản là không báo cáo (many imported cases are missed by passive reporting systems because they are asymptomatic or simply not reported) và một số nhóm di biến động chính như các công nhân ở Đông Nam Á thường vắng mặt vì họ ít khi đến các cơ sở y tế (some key traveler groups, such as forest workers in Southeast Asia, are under-represented because they are less likely to attend health facilities). Hơn nữa, thời hạn để xác định liệu một ca nhiễm có phải là ngoại lai hay không dao động giữa 18 ngày tới 3 tháng phụ thuộc vào quốc gia nên rất khó có thể so sánh các gánh nặng sốt rét do chính sự nhập khẩu bệnh [2]. Một vài bộ dữ liệu và biện pháp mới ngày càng trở nên sẵn có để miêu tả tốt hơn sự di chuyển của ký sinh trùng và con người [6], giải trình tự gen ký sinh trùng mở ra một cánh cửa sổ trực tiếp nhìn nhận sự di chuyển của ký sinh trùng và có thể được sử dụng để suy ra liệu một ca nhiễm hiện có có hải là do nội nhiễm hoặc ngoại lai dựa trên sự liên quan tới các chủng hoạt động địa phương [7]. Các biện pháp mới hiện đang được phát triểu để suy ra các mạng lưới lan truyền dựa trên các đột biến tích lũy trong giải trình tự gen ký sinh trùng; tuy nhiên, các phương pháp này phải được xác thực so với các bộ dữ liệu khác để xác nhận tính chính xác của chúng.


3 yếu tố lan truyền tự nhiên sốt rét: Người-Ký sinh trùng sốt rét- Muỗi sốt rét

Một vài nghiên cứu đã sử dụng các bản ghi dữ liệu Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System_GPS) để giám sát di biến động của con người, những bản ghi này cung cấp dữ liệu độ phân giải cao ghi lại các di chuyển với thang tỷ lệ rất nhỏ và có thể rất có tiềm năng được liên kết với tình trạng ký sinh trùng; tuy nhiên chúng lại có hạn chế là số lượng người có thể giám sát. Các dữ liệu chi tiết cuộc gọi di động (call detail records_CDRs) không chính xác tỉ mỉ bằng dữ liệu bản ghi GPS, nhưng có thể được sử dụng để giám sát những di chuyển của quần thể rộng hơn nhiều, mặc dù có những sai số do sự sở hữu điện thoại di động và cách thức sử dụng [9]. Những di biến động di dân từ dữ liệu điều tra dân số đã được chứng minh có liên quan với sự di chuyển ngắn hạn từ dữ liệu CDR tại Mesoamerica cho thấy dữ liệu điều tra dân số có thể đóng vai trò là công cụ dữ báo sự di chuyển của con người ở nhiều quy mô [10]. Hơn nữa, các khảo sát chi tiết ghi lại các mô hình di chuyển, dữ liệu nhân khẩu học, và hành vi sử dụng điện thoại di động có thể giúp sữa chữa những sai số vốn có trong những bộ dữ liệu này và phân loại các nhóm người di chuyển với các đặc tính nguy cơ sốt rét riêng biệt [11].


Nhiễm sốt rét trong rừng rẫy là một dạng của người mang ký sinh trùng di biến động

Mỗi bộ dữ liệu này gắn liền với những sai số của riêng nó và cần có một lịch trình nghiên cứu để hiểu rõ những sai số này và ưu tiên các quy trình giám sát sẽ trở nên hữu ích trong khi sử dụng. Trong khi có một vài nguồn dữ liệu khác nhau để hiểu rõ hơn sự di chuyển của con người, các mô hình di biến động không nhất thiết phản ánh các mô hình sự di chuyển ký sinh trùng được mô tả trong Hình 1A, nơi mà sự di chuyển của con người được giả định tương đương với sự di chuyển ký sinh trùng thì dữ liệu sự di chuyển con người sẽ cho thấy rằng sự nhập khẩu sốt rét chủ yếu bắt nguồn từ nhóm dân số 2 nhưng thực tế nó có thể bị chi phối bởi sự di chuyển con người từ nhóm dân 3 do tính dễ nhạy của những người di chuyển này đối với vết đốt của muỗi. Bằng chứng từ các khảo sát tại vùng Cận hoang mạc Sahara Châu Phi và Đông Nam Á cho thấy có những nhóm người di chuyển nguy cơ cao và có những mô hình di chuyển độc nhất [11, 12] (Hình 1B) do đó một ứng dụng cơ bản của chương trình giám sát là xác định các nhóm chính có sự di chuyển gây ra sự lan truyền ký sinh trùng kéo dài và/hoặc phân tán ký sinh trùng kháng thuốc.


Hình 1 (
(Figure 2). Ký sinh trùng di chuyển(Figure 1. Parasites o­n the Move)

Hình 1A. Qua thử nghiệm cho thấy sự khác nhau giữa sự di chuyển con người và di chuyển ký sinh trùng. Một khu vực tỷ lệ nhiễm thấp (1) trao đổi người di chuyển với hai khu vực tỷ lệ nhiễm cao (2 và 3), sự di chuyển giữa (1) và (2) chiếm phần lớn sự di chuyển con người vào và ra khỏi (1) nhưng có ít sự di chuyển của ký sinh trùng vì người di biến động sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân hiệu quả. Có ít sự di biến động con người giữa (1) và (3) nhưng có nhiều sự di chuyển ký sinh trùng hơn vì những người di chuyển đặc biệt dễ bị nhiễm sốt rét do đó điều quan trọng là hiểu rõ trạng thái nguy cơ của những người di chuyển bên cạnh mức độ di chuyển.

Hình 1B. Các nhóm di chuyển được phát hiện là có trạng thái nguy cơ càng cao đối với sốt rét như phụ nữ có trẻ em ở vùng Cận hoang mạc Sahara Châu Phi (SSA), đặc biệt là ở Mali (ML), Burkina Faso (BF), Zambia (ZM), và Tanzania (TZ); các công nhân đi rừng ở Tiểu vùng sông Mê kong (GMS), đặc biệt là Cambodia (CM). Các nhóm di biến động này không thường xuyên được thu thập đưa vào các bộ dữ liệu do ít sở hữu điện thoại di động và ít tiếp cận tới các nhà cung cấp chăm sóc y tế.

Các nhóm di biến động chính(Key traveler groups)

Đặc điểm của các nhóm di biến động chính bao gồm tính dễ bị ảnh hưởng bởi các vết đốt của muỗi, tần số di chuyển, nguồn gốc, nơi đến tại thời điểm đó ký sinh trùng xuất hiện nhiều và sự tiếp cận hạn chế tới các cơ sở y tế. Tại vùng GMS, đã nổi lên ký sinh trùng kháng thuốc phối hợp có Artemisinine (ACTs), các nghiên cứu chỉ ra những công nhân đi rừng là nhóm biến động cao chủ yếu có liên quan đến sự lan truyền sốt rét [12 (Hình 1B). Các véc-tơ sốt rét chính tại Đông Nam Á có liên hệ với môi trường rừng và các công nhân đi rừng thường xuyên di chuyển tới các khu vực này thường không có các biện pháp bảo hộ. Họ cũng có sự tiếp cận tương đối hạn chế với các dịch vụ y tế có nghĩa là khi bị nhiễm, họ có xu hướng bị nhiễm trong thời gian lâu dài là cơ sở để WHO khuyến nghị nên tập trung các biện pháp can thiệp vào nhóm đối tượng này để ngăn ngừa sự lan rộng ký sinh trùng kháng thuốc ACT [4]. Tại vùng Cận hoang mạc Sahara châu Phi, một khảo sát gần đây tại Mali, Burkina Faso, Zambia và Tazania [11] đã phát hiện rằng phụ nữ di chuyển với trẻ em là nhóm di chuyển duy trì lâu dài có liên quan tới lan truyền sốt rét (Hình 1B). Trong khi nhóm này có khả năng sở hữu màn ngủ cao ở một số quốc gia và họ cũng có khả năng rất cao di chuyển tới các khu vực thịnh hành sốt rét cao tại tất cả các nước được khảo sát. Trẻ em đi cùng họ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng của sốt rét và có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ làm nhóm người này đóng vai trò lớn trong việc phân tán ký sinh trùng. Khảo sát tương tự cũng nhấn mạnh các công nhân trẻ tuổi là một nhóm di chuyển chính có liên quan đến sự phân tán ký sinh trùng tại Mali, chủ yếu là do các chuyến đi làm nông nghiệp xa nhà trùng với mùa mưa, mùa mà nguy cơ sốt rét lên cao nhất.


Khó kiểm soát sốt rét ở người nhập cư bất hợp pháp ở biên giới Thailand-Cambodia

Tăng cường kiểm soátsốt rét qua nắm vững sự di biến động (Enhanced malaria control through understanding movement)

Chìa khóa để duy trì thành quả phòng chống sốt rét đạt được gần đây trong các bối cảnh lan truyền thấp và tiến đến loại trừ sốt rét chính là phát hiện những ca ngoại lai kia có thể được tối thiểu hóa ở bất kỳ giai đoạn nào trong số 4 giai đoạn di chuyển của con người: trong suốt di chuyển ra ngoài (during outgoing travel), tại bối cảnh lan truyền cao (at the high transmission setting (nguồn); trong khi di chuyển về (during return travel) và trong lúc trở về bối ảnh lan truyền thấp (upon return to the low transmission setting) [2] (Hình 2).

 


Hình 2
(Figure 2)

Các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu lan truyền sốt rét tại các bối cảnh lan truyền thấp (Interventions to reduce malaria transmission in low transmission settings). Các biện pháp can thiệp có thể được thiết kế để: (A) cung cấp các biện pháp bảo hộ cho những người di chuyển ra ngoài (provide protective measures to outgoing travelers); (B) giảm thiểu lan truyền tại các bối cảnh lan truyền cao (reduce transmission in high transmission settings (nguồn); (C) cung cấp các biện pháp bảo vệ và tiến hành giám sát và điều trị cho những người di chuyển trở về (provide protective measures and carry out screening and treatment for return travelers); (D) nhắm đến các ca bệnh ngoại lai ban đầu và thứ cấp trong bối cảnh lan truyền thấp (target imported primary and secondary infections in the low transmission setting).

Viết tắt: ACT, liệu pháp thuốc kết hợp gốc artemisinin (artemisinin-based combination therapy drugs); IR. Phun tồn lưu trong nhà bằng thuốc diệt muỗi (indoor residual spraying with insecticides); LLIN, màn ngủ tẩm hóa chất hiệu lực tồn lưu lâu dài (long-lasting, insecticide-treated net); MDA, cấp phát thuốc phòng bệnh hàng loạt (mass drug administration).


Dân di cư tự do đồng nghĩa với dân tỵ nạn ở một số quốc gia trên thế giới

Những người di chuyển ra ngoài có thể được bảo vệ trong suốt chuyến đi bằng cách cung cấp cho họ các biện pháp bảo vệ cá nhân như màn ngủ tẩm hóa chất hiệu lực tồn lưu lâu (LLINs), thuốc chống sốt rét như ACTs và các thuốc phòng bệnh với thời gian bảo vệ lâu. Giám sát chủ động những người di chuyển trở về có nguy cơ cao như tại sân bay, cảng biển và các cửa khẩu-nơi giao lưu biên giới, có thể gia tăng khả năng những người di biến động bị nhiễm bệnh được loại bỏ ký sinh trùng khi tới nơi. Tại các bối cảnh lan truyền thấp, mục tiêu là nhằm tối thiểu hóa lan truyền xa hơn từ chính các ca ngoại lai thông qua giám sát chủ động và các biện pháp phản ứng. Các biện pháp phản ứng có thể bao gồm xét nghiệm và/hoặc điều trị những người đi cùng với các ca ngoại lai. Cuối cùng, nhập khẩu sốt rét có thể được xử lý bằng cách giảm thiểu lan truyền ngay tại các nguồn lan truyền [2], đó là những nơi bệnh sốt rét lưu hành và từ những nơi này ký sinh trùng có thể được xuất khẩu sang các khu vực khác. Những câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ưu tiên các biện pháp can thiệp tốt nhất ở mỗi trong số các giai đoạn này trong khi tồn tại sẵn các mô hình di biến động ký sinh trùng và con người. Trong khi tỷ lệ mắc sốt rét giảm thì khả năng sự đầu tư vào phòng chống sốt rét của quốc gia cũng giảm vì vậy điều cần thiết với các chương trình là phân bổ các nguồn lực cẩn thận cho các biện pháp can thiệp có tác động mạnh nhất. Nơi có thể ngăn chặn lan truyền ở ngay tại nguồn của nó thì nên được ưu tiên vì sẽ có tác động kéo theo giảm thiểu sự cần thiết phải can thiệp tại các bối cảnh lan truyền thấp, dễ tiếp nhận và cùng với các tuyến đường di chuyển [13]. Khi nguồn ở các quốc gia khác (sources are in other countries), có thể đòi hỏi phải có các sáng kiến hành động địa phương và cách thức nhằm khích lệ các nước xuất khẩu chính nên được tìm hiểu. Trong phạm vi biên giới quốc gia, dữ liệu di chuyển của con người là cần thiết để xác định nguồn nào đang xuất khẩu các ca bệnh tới các khu vực lan truyền thấp, dễ tiếp nhận. Đối với tỷ lệ nhập khẩu ký sinh trùng nhỏ tại các khu vực lan truyền thấp, có thể là hợp lý nếu các biện pháp can thiệp trực tiếp nhắm đến các nhóm di chuyển chính và các phản ứng tập trung vào các ca được phát hiện; tuy nhiên, đối với tỷ lệ nhập khẩu ký sinh trùng cao hơn, các biện pháp can thiệp cấp độ cộng đồng (community-level interventions) được ưu tiên hơn. Tính cảm thụ của môi trường (receptivity of the environment) đối với sự lan truyền xa hơn cũng là một yếu tố cốt lõi để xác lựa chọn can thiệp.Các chiến lược ngăn ngừa sự lan truyền của ký sinh trùng kháng thuốc là tương tự nhau nếu chúng ta tưởng tượng nhóm dân số có ký sinh trùng kháng thuốc là một nguồn, các nỗ lực mạnh mẽ nhằm loại trừ nguồn nhiễm bệnh sẽ ngăn ngừa sự xuất khẩu ký sinh trùng kháng thuốc đi nơi khác [4]. Quả thực vậy, đây là biện pháp tiếp cận đã được chấp nhận tại khu vực GMS [14]. Đối với ký sinh trùng kháng thu6oc1, dù là các ca không biểu hiện triệu chứng nên được nhắm tới. Các nhóm di biến động chính như công nhân làm nghề rừng là những đối tượng chủ yếu lan truyền ký sinh trùng kháng thuốc do đó cần được cung cấp các biện pháp bảo hộ và được giám sát, theo dõi và điều trị chủ động. Do sự đa dạng khổng lồ về mô hình di biến động con người tại các khu vực địa lý khác nhau, sự kết hợp tối ưu các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu nhập khẩu sốt rét và sự lan rộng ký sinh trùng kháng thuốc có thể thay đổi lớn tùy vị trí [2]. Một lịch trình nghiên cứu thông tường là cần thiết để xác định làm thế nào để xử lý tốt nhất vấn đề này thông qua hiểu rõ các mô hình di chuyển con người, đặc biệt là các nhóm di chuyển chính (a deep understanding of human movement patterns, particularly of key traveler groups); khuôn khổ tích hợp nhằm xác định các chiến lược can thiệp tối ưu, xét đến các giới hạn về kỹ thuật, vận hành và tài chính (an integrated framework for determining optimal intervention strategies, taking into account financial, operational, and technical constraints).


Nguy cơ sốt rét cao và sốt rét đa kháng thuốc làng Pailin, Cam-pu-chia

Sốt rét xuyên biên giới (Cross-bordermalaria)

Những năm gần đây thế giới đang phải chứng kiến những làn sóng di dân khổng lồ không chỉ ở biên giới giữa các quốc gia mà còn cả ở cả phạm vi châu lục, kéo theo nhiều hệ lụy về dịch bệnh truyền nhiễm trong đó phải kể đến sốt rét vì những vùng biên giới thường là vùng rừng núi có sốt rét lưu hành nặng, mật độ muỗi truyền bệnh cao và ký sinh trùng Plasmodium falciparum đa kháng thuốc sốt rét. Theo ước tính của Tổ chức di cư quốc tế (International Organization for Migration_IOM),khoảng 250 triệu người di cư quốc tế trên toàn thế giới khiến cho chính phủ các nước có sốt rét lưu hành phải áp dụng các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong phạm vi quốc gia để ngăn chặn các ca bệnh sốt rét xâm nhập từ bên ngoài (imported cases), đặc biệt là mở rộng hoạt động kiểm soát sốt rét cho cộng đồng dân di cư và dân di biến động (extend malaria control to migrant and mobile communities); đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp lồng ghép vào các chương trình, chiến lược và chính sách quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), vấn đề MMPs đang diễn giữa ra ở khu vực biên giới giữa các quốc gia như Thailand, Cambodia và Myanmar; biên giới Cambodia, Vietnam và lao PDR trong khi ký sinh trùng sốt rét P.falciparum đã kháng với Artemisinine và đe dọa kháng cả phức hợp ACTs-đang được coi là thuốc có hiệu lực chống kháng cao nhất hiện nay. Bản chất di biến động xuyên biên giới của con người đòi hỏi đây phải là một nỗ lực có tính chất cộng tác vì trong nhiều trường hợp, các nguồn bệnh có thể ở trên toàn thế giới. Số lượng các sáng kiến hành động xuyên biên giới và khu vực đang gia tăng nổi lên cho thấy sự khích lệ đối với sự cộng tác quốc tế như Chiến lươc loại trừ sốt rét của WHO (Strategy for Malaria Elimination) tại GMS bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam Trung Quốc; Sáng kiến E8 tại nam Phi bao gồm Botswana, Namibia, Nam Phi, Swaziland, Angola, Mozambique, Zambia, và Zimbabwe [14, 15]. Các hoạt động của sáng kiến E8 bao gồm phát triển một cơ sở dữ liệu chung để theo dõi các ca bệnh tại khu vực, thiết lập các điểm y tế tại các khu vực tiếp cận kém tới chăm sóc y tế và triển khai các nhóm đáp ứng dọc theo các biên giới quốc gia. Hy vọng với tinh thần cộng tác và những tiến bộ trong công nghệ can thiệp và giám sát, các mục tiêu ban đầu của GMEP sẽ đạt được trong khu vực này.




Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) là trọng điểm sốt rét kháng thuốc toàn cầu

Tài liệu tham khảo (References)

1.World Health Organization. World malaria situation in 1994. Wkly Epidemiol Rec. 1997;72:269–76.PubMed

2.Prothero RM. Disease and mobility: a neglected factor in epidemiology. Int J Epidemiol. 1977;6:259–67. DOIPubMed

3.Bruce-Chwatt LJ. Movements of populations in relation to communicable disease in Africa. East Afr Med J. 1968;45:266–75.PubMed

4.Service MW. Agricultural development and arthropod-borne diseases: a review. Rev Saude Publica. 1991;25:165–8. DOIPubMed

5.Rajagopalan PK, Jambulingam P, Sabesan S, Krishnamoorthy K, Rajendran S, Gunasekaran K, Population movement and malaria persistence in Rameswaram island. Soc Sci Med. 1986;22:879–86. DOIPubMed

6.World Health Organization. The World Health Report 1996: fighting disease, fostering development. Geneva: The Organization; 1996.

7.Ramlogan R. Environmental refugees: a review. Environ Conserv. 1996;23:81–8. DOI

8.Kosinski LA, Prothero RM. The study of migration. In: Kosinski LA, Prothero RM. People o­n the move: studies o­n internal migration. London: Methuen; 1975. p. 1-38.

9.Gould WTS, Prothero RM. Space and time in African population mobility. In: Kosinski LA, Prothero RM. People o­n the move: studies o­n internal migration. London: Methuen; 1975. p. 39-49.

10.Lindsay SW, Martens P. Malaria in the African highlands: past, present and future. Bull World Health Organ. 1998;76:33–45.PubMed

11.United Nations. World urbanisation prospects: the 1996 revision. New York: United Nation; 1997.

12.Knudsen AB, Slooff R. Vector-borne disease problems in rapid urbanisation: new approaches to vector control. Bull World Health Organ. 1992;70:1–6.PubMed

13.World Bank. Toward environmentally sustainable development in sub-Saharan Africa. Washington: The Bank; 1996.

14.Sharma VP. Re-emergence of malaria in India. Indian J Med Res. 1996;103:26–45.PubMed

15.Molineaux L. The epidemiology of human malaria as an explanation of its distribution, including some implications for its control. In: Wernsdorfer WH, McGregor I, editors. Malaria: principles and practice of malariology. Vol 2. Edinburgh: Churchill Livingstone; 1988. p. 913-98.

16.Marques AC. Migrations and the dissemination of malaria in Brazil. Mem Inst Oswaldo Cruz. 1986;81(Suppl II):17–30.PubMed

17.Camargo LMA, Ferreira MU, Krieger H, De Camargo EP, Da Silva LP. Unstable hypoendemic malaria in Rondônia (Western Amazon region, Brazil): epidemic outbreaks and work-associated incidence in an agro-industrial rural settlement. Am J Trop Med Hyg. 1994;51:16–25.PubMed

18.McGreevy PB, Dietze R, Prata A, Hembree SC. Effects of immigration o­n the prevalence of malaria in rural areas of the Amazon basin of Brazil. Instituto Oswaldo Cruz. 1989;84:485–91.

19.Packard RM. Agricultural development, migrant labour and the resurgence of malaria in Swaziland. Soc Sci Med. 1986;22:861–7. DOIPubMed

20.Sevilla-Casas E. Human mobility and malaria risk in the Naya River basin in Colombia. Soc Sci Med. 1993;37:1155–67. DOIPubMed

21.U.S. Commission o­n Refugees. World refugee survey. Washington: GPO; 1994.

22.Toole MJ, Waldman RJ. The public health aspects of complex emergencies and refugee situations. Annu Rev Public Health. 1997;18:283–312. DOIPubMed

23.Centers for Disease Control and Prevention. Famine affected, refugee and displaced populations: recommendations for public health issues. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 1992;41:RR-13.

24.Crowe S. Malaria outbreak hits refugees in Tanzania. Lancet. 1997;350:41. DOIPubMed

25.Bennett O, ed. Greenwar-environment and conflict. London: The Panos Institute; 1991.

26.Kanji N, Harpham T. From chronic emergency to development: an analysis of the health of the urban poor in Luanda, Angola. Int J Health Serv. 1992;22:349–63.PubMed

27.Onori E, Grab B. Indicators for the forecasting of malaria epidemics. Bull World Health Organ. 1980;58:91–8.PubMed

28.Isaäcson M. Airport malaria: a review. Bull World Health Organ. 1989;67:737–43.PubMed

29.Curtis CF, White GB. Plasmodium falciparum mission in England: entomological and epidemiological data relative to cases in 1983. J Trop Med Hyg. 1984;87:101–14.PubMed

30.Giacomini T, Mouchet J, Mathieu P, Petithory JC. Study of 6 cases of malaria acquired near Roissy-Charles-de-Gaulle in 1994. Bull Acad Natl Med. 1995;179:335–51.PubMed

31.Majori G, Gradoni L, Gianzi FP, Carboni P, Cioppi A, Aureli G. Two imported malaria cases from Switzerland. Trop Med Parasitol. 1990;41:439–40.PubMed

32.Bouvier M, Pittet D, Loutan L, Starobinski M. Airport malaria: mini epidemic in Switzerland. Schweiz Med Wochenschr. 1990;120:1217–22.PubMed

33.Whitfield D, Curtis CF, White GD, Targett GA, Warhurst DC, Bradley DJ. Two cases of falciparum malaria acquired in Britain. BMJ. 1984;289:1607–9. DOIPubMed

34.Bruce-Chwatt LJ, De Zulueta J. The rise and fall of malaria in Europe. London: Butler and Tanner Ltd.; 1980.

35.Zahar AR. Vector bionomics in the epidemiology and control of malaria. Part II: The WHO European and the WHO Mediterranean region. Vol II. Applied field studies. Geneva: World Health Organization; 1990.

36.Bradley D, Warhurst D, Blaze M, Smith V. Malaria imported into the United Kingdom in 1992 and 1993. Communicable Disease Report. 1994;4:R169–71.PubMed

37.Baldari M, Tamburro A, Sabatinelli G, Romi R, Severini C, Cuccagna G, Malaria in Maremma, Italy. Lancet. 1998;351:1246–7. DOIPubMed

38.Zucker JR. Changing patterns of autochthonous malaria transmission in the United States: a review of recent outbreaks. Emerg Infect Dis. 1996;2:39–43.

39.Maldonado YA, Nahlen BL, Roberto RR, Ginsberg M, Orellana E, Mizrahi M, Transmission of Plasmodium vivax malaria in San Diego County, California, 1986. Am J Trop Med Hyg. 1990;42:3–9.PubMed

40.Martens P, Kovats RS, Nijhof S, De Vries P, Livermore MTJ, Bradley DJ, Climate change and future populations at risk of malaria. Glob Environ Change. 1999;S9:89–107. DOI 

Ngày 14/11/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo ScienDaily)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích