Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 7 6 7 0
Số người đang truy cập
3 6 2
 Chuyên đề Dịch tễ học
Bộ trưởng Y tế Nigeria- Isaac Folorunso Adewole (Ảnh REUTERS/Afolabi Sotunde)
Nigeria ghi nhận giảm 35% số ca mắc sốt rét

Ngày 14/11/2016. Malaria News-Nigeria ghi nhận giảm 35%số ca mắc sốt rét (Nigeria records 35 per cent decline in malaria cases). Nigeria ghi nhận giảm 35% số ca sốt rét trong 5 năm quachỉ có 25% trẻ em dưới 5 tuổi xét nghiệm có ký sinh trùng sốt rét dương tính năm 2015 so với 40% trong năm 2010.

Tuy nhiên, tin tốt này đến theo sau một báo cáo ảm đạm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Kể từ ngày 6/6/2016, cơ sở y tế tại các trại tỵ nạn dành cho người di cư tại bang Borno có số ca sởi đang gia tăng, từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10/2016 có 744 ca nghi mắc sởi và 2 ca tử vong được báo cáo từ các nơi có hệ thống đáp ứng và cảnh bảo sớm (EWARS)của WHO thành lập, đa số trẻ em này chưa bao giờ được tiêm vaccine phòng sởi và hầu hết trong số đólà trẻ em dưới 5tuổi".Các kết quả của điều tra chỉ số sốt rét Nigeria (NMIS) năm 2015 được công bố trong tuần bởi Chương trình quốc gia loại trừ sốt rét (NMEP), Ủy ban Quốc gia dân số và Văn phòng thống kê quốc gia (NBS) cho thấy sự giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi, những cải thiện lớn trong dự phòng và điều trị.Theo kết quả điều tra, Nigeria chiếm 29% gánh nặng toàn cầu về sốt rét và có số ca sốt rét cao nhất, tỷ lệ sốt rét cả nước rất khác nhau dao động từ 14% ở phía Đông Nam đến 37% ở phía Tây Bắc.Ghi nhận cuộc điều tra giải thích rõ lý do giảmsố ca bệnh: "Việc giảm tương ứng với các can thiệp phòng chống sốt rét mở rộng,sử dụng màn tẩm hóa chất diệt (ITNs) đã tăng hơn 8 lần từ năm 2008 khi chỉ có 8%số hộ gia đình sở hữu một ITN,đến nay 69% hộ gia đình sở hữu ít nhất một ITN".Theo WHO: "dữ liệu giám sát dịch bệnh được hỗ trợ bởi một cuộc khảo sát được thực hiện trong các trại House và Muna Garage dành cho người tỵ nạn 'ở Maiduguri cho thấy tỷ lệ tiêm chủng sởi rất thấp do đó có nguy cơ xảy dịch rất cao này trong các trại tỵ nạn".Tuy nhiên, WHO cho biết thêm: "SởY tế bang với sự hỗ trợ của WHO và các đối tác khác đangvươn tới hơn 75.000 trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi trong 18 trại IDP bao gồm các trại Muna Garage, Custom House và Fariya-nơi mà các chiến dịch đã bắt đầu. Đến cuối tháng 11/2016, chiến dịch sẽ được mở rộng thêm15 trại tại Hội đồng thành phố Maiduguri và khu vực chính quyền địa phương Jere".

Giám đốc phòng kiểm soát dịch bệnh, Cơ quan phát triển chăm sóc sức khỏe ban đầu (Primary Health Care Development Agency) bang Borno, Babagana Abiso hối tiếc: "Cuộc xung đột ở bang Borno đã làm cho hàng triệu trẻ em bị hạn chế tiếp cận với chăm sóc y tế cơ bản và có nguy cơ bị các bệnh như sởi và bại liệt có thể lây lan nhanh chóng".Trong khi các nhà khoa học cho rằng họ đang tiến gần hơn với một phương thuốc điều trị cho bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, WHO cho biết Nigeria có gánh nặng cao nhất của bệnh hồng cầu hình liềm trên thế giới.Trong một báo cáo được công bố trên Tạp chí Nature ngày hôm qua, nghiên cứu của các nhà khoa học là bằng chứng của khái niệm cách tiếp cận có thể sửa chữa tế bào hình liềm và các bệnh di truyền qua đường máu khác, họ đã sử dụng chùm gen chỉnh sửa lặp lại mang tính xuôi ngược ngắn lồng ghép khoảng trống ở giữa một cách đều đặn (Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats_CRISPR) để sửa chữa một dải bị lỗi của DNA. Họ báo cáo cách sử dụng công cụ chỉnh sửagen trong các tế bào gốc từ các bệnh nhân bị bệnhcó thể làm cho các hồng cầu có khả năng sản xuất hemoglobin, đồng thờicấy ghép tế bào gốc vào chuột và phát hiện chúng phát triển mạnh trong tủy xương của chúng những tháng sau đó.Trong một cột mốc y tế khác, các nhà khoa học đã thiết kế một xét nghiệm máu có thể dự đoán và đo lường hiệu quả của rượu trong thai nhi đang phát triển.Nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Y học Nigeria (NIMR), Yaba, Lagos công bố trên tạp chí PLoS o­nE ngày hôm qua đã chỉ ra phụ nữ mang thai nước này uống rượu tăng kèm các dị tật bẩm sinh như rối loạn phổ rượu trong bào thai (fetal alcohol spectrum disorders_FASD).Các chuyên gia của Đại học y khoa San Diego thuộc Đại học California-San Diego, Đại học Y khoa Texas A & M, Mỹ và Chương trình phòng ngừa khiếm khuyêt khi sinh Omni-Net ở Ukraine hợp tác để thiết kế một giải pháp dành cho FASDbao gồm khó khăn về nhận thức và các vấn đề về hành vi như sự giảm sự chú ý , bộ nhớ, ngôn ngữ phát triển một xét nghiệm có thể đo lường mức độ tổn thương do rượu ở giai đoạn sớm hơn.

 

 

Ngày 19/11/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ malarianews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích