Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 3 3 3
Số người đang truy cập
4 1 0
 Hoạt động hợp tác
Lễ ký kết hợp tác y tế và khoa học y học giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ
USAID đồng hành cùng Việt Nam về các lĩnh vực y tế, biến đổi khí hậu và môi trường

Trong hơn 20 năm qua cùng với sự bình thường hóa quan hệ giữa 2 chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) luôn đồng hành cùng các đối tác Việt Nam về các lĩnh vực y tế, biến đổi khí hậu và môi trường như ở nhiều quốc gia đang phát triển và chậm phát triển trên toàn cầu.

Hợp tác chiến lược Việt Nam-Hoa Kỳ

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ(United States Agency for International Development_USAID) là một tổ chức điều hành viện trợ dân sự quốc tế của Chính phủ Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt trong "Chiến lược hợp tác phát triển quốc gia tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018" USAID cho biết: “Chiến lược này nhằm đẩy mạnh quan hệ đối tác toàn diện mới Việt Nam-Hoa Kỳ phản ánh tầm quan trọng của Việt Nam đối với sự gắn kết của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, đồng thời hỗ trợ giải quyết các thách thức phát triển cơ bản của Việt Nam tập trung vào nỗ lực hợp tác để phục vụ mục tiêu tổng quát là Việt Nam tiếp tục chuyển đổi thành một đối tác có trách nhiệm và có sự tham gia toàn diện hơn ở tất cả các lĩnh vực”. Từ Chiến lược này trong vòng 5 năm (2014-2018), hỗ trợ của USAID sẽ xoay quanh 3 mục tiêu bao gồm tăng cường quản trị nhà nước tạo sự tăng trưởng về mọi lĩnh vực, củng cố các hệ thống cải thiện y tế và phúc lợi, giải quyết hậu quả chiến tranh nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Hoa Kỳ. Trên cơ sở 12 năm hợp tác thành công trong lĩnh vực hỗ trợ tăng trưởng và cải cách kinh tế, USAID sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng bền vững và sâu rộng hơn, coi đây là triển vọng tốt nhất cho sự tiến bộ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam. Hỗ trợ của USAID giúp tăng cường năng lực của chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và nhóm dân cư dễ bị tổn thương đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực nhằm tạo ra sự hoà nhập lớn hơn nữa cũng như tính bền vững. Theo đó, các chương trình hỗ trợ của USAID sẽ tập trung vào lĩnh vực y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, giáo dục đại học và hỗ trợ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương là những lĩnh vực có vai trò cơ bản đối với sự tiến bộ của Việt Nam kể cả xử lý chất da cam/dioxin tại Đà Nẵng. Chiến lược mới của USAID còn tạo nền tảng cho công tác lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và bố trí nguồn lực cho các chương trình hỗ trợ tại Việt Nam.


USAID gắn kết với nhiều tổ chức phát triển của Việt Nam để mở rộng quan hệ đối tác

Chương trình nghị sự an ninh y tế toàn cầu (Global Health Security Agenda_GHSA)

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi và tái nổi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng, sáng kiến chương trình nghị sự anh ninh y tế toàn cầu (GHSA) nhằm hướng tới một thế giới an toàn và an ninh trước các mối đe doạ của dịch bệnh. Theo đó, để phòng chống, chuẩn bị và ứng phó với sự xuất hiện của các dịch bệnh nguy hiểm cũng như mới nổi khác cùng các diễn biến y tế công cộng được thế giới quan tâm đòi hỏi nỗ lực chung rất lớn từ nhiều quốc gia. USAID cho rằng trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã đạt những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe người dân nhưng những quan ngại về y tế công cộng vẫn có khả năng đe dọa việc duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. Sự xuất hiện lao kháng thuốc, sự bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao ở động vật và người, mối đe dọa đại dịch HIV trong các nhóm quần thể đích, hệ thống y tế yếu kém và những hạn chế về nguồn nhân lực có thể hạn chế sự tăng trưởng liên tục của Việt Nam (The emergence of drug-resistant tuberculosis, o­ngoing outbreaks of highly pathogenic influenza in animals and humans, the continued threat of the HIV epidemic among key populations, fragile health systems and human resource constraints could limit Vietnam’s continued growth). Ngoài ra, các dịch vụ y tế còn hạn chế dành cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số đã dẫn đến những lỗ hổng đáng kể về cung cấp dịch vụ, làm giảm các chỉ số về y tế và giảm các cơ hội kinh tế (limited health services for vulnerable groups including ethnic minorities, have led to significant gaps in service delivery, resulting in lower health indicators and reduced economic opportunities).


Hình 3

Theo Bộ Y tế (MOH), GHSA được triển khai tại Việt Nam từ năm 2014 thể hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe toàn dân. Trong quá trình thực hiện, Chương trình luôn được sự quan tâm của Chính phủ cùng nỗ lực thực hiện của Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan. Hơn 2 năm qua (2014-2016), GHSA đã giúp Việt Nam đảm bảo các yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) năm 2005 nên nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời; các dịch bệnh lưu hành trong nước có xu hướng giảm hoặc không bùng phát thành dịch lớn góp phần tích cực vào việc bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo an sinh xã hội của quốc gia. Trong khuôn khổ Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống AIDS  (President’s Emergency Plan for AIDS Relief_PEPFAR), USAID quản lý các hoạt động với quy mô lớn để giúp phòng chống HIV/AIDS cũng như điều trị và chăm sóc người có HIV. Ngoài ra, USAID phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự để cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm và các nguy cơ đại dịch mới nổi khác và phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Chương trình methadone thí điểm do USAID hỗ trợ từ năm 2008 đã được Chính phủ Việt Nam tiếp nhận và nhân rộng từ hai tỉnh thí điểm lên quy mô toàn quốc với gần 250 điểm cung cấp thuốc methadone phục vụ 50.000 bệnh nhân. Trong năm tới, USAID sẽ ngừng mua methadone cho chương trình bởi Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp quản trách nhiệm quan trọng này.Hỗ trợ của USAID trong lĩnh vực phòng chống cúm gia cầm độc lực cao đã giúp giảm số đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tại Việt Nam từ gần 2.000 ổ dịch năm 2005 xuống còn dưới 50 ổ dịch năm 2011.


Một khách hàng được tư vấn về HIV tại một trung tâm tư vấn và xét nghiệm HIV do USAID hỗ trợ

USAID cho bết hợp tác GHSA Hoa Kỳ và Việt Nam thông qua đẩy mạnh phòng chống nguy cơ bệnh truyền nhiễm mới nổi, theo đó cơ quan này vừa khởi động Chương trình các mối nguy cơ đại dịch mới nổi giai đoạn 2 (Emerging Pandemic Threats_EPT-2) để hỗ trợ những nỗ lực tại Việt Nam nhằm dự phòng, phát hiện và ứng phó hiệu quả hơn các nguy cơ bệnh truyền nhiễm. Chương trình EPT-2 nhất quán với các mục tiêu quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai chính phủ về Chương trình GHSA và Việt Nam thực hiện IHR dựa trên quan hệ hợp tác và đối tác trong thập kỷ qua giữa USAID và các đối tác bao gồm thành công trong phòng chống cúm gia cầm, ngăn chặn và chống các bệnh mới nổi tại nguồn bệnh, kể cả các bệnh có nguồn gốc từ động vật. Chương trình EPT-2 sẽ giúp hơn 20 quốc gia trọng tâm tại châu Á và châu Phi phát hiện các loại virut có nguy cơ phát triển thành đại dịch, nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm để hỗ trợ công tác giám sát, tăng cường năng lực quốc gia và địa phương ứng phó kịp thời và phù hợp, đồng thời hướng dẫn các biện pháp ngăn chặn tiếp xúc với những mầm bệnh nguy hiểm này. ông Joakim Parker-Giám đốc USAID Việt Nam phát biểu: “Các bệnh truyền nhiễm vẫn nằm trong số những mối nguy hiểm hàng đầu đe dọa sức khỏe con người và kinh tế toàn cầu, Chương trình EPT-2 hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ cộng đồng trước các nguy cơ bệnh truyền nhiễm và góp phần đảm bảo GHSA. Chương trình của USAID hiện đang được triển khai tại Việt Nam với hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cùng các đối tác khác trong 3 lĩnh vực dự án mới là Predict-2, nguồn nhân lực Một Sức Khỏe (One Health Workforce), Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó (Preparedness & Response). Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ cao xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi, trong khi virut cúm mới A/H7N9 vừa được phát hiện trên người và động vật tại quốc gia láng giềng Trung Quốc là một minh chứng về các mối nguy cơ cấp khu vực có khả năng đe dọa đến y tế công và phát triển kinh tế. Các nguy cơ y tế mới nổi này nhấn mạnh lời kêu gọi của USAID và các bên liên quan khác tại Việt Nam về tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành nhằm ứng phó với dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, hoạt động sinh kế, thương mại và phát triển kinh tế. Từ năm 2005, USAID đã cung cấp hơn 60 triệu đô la (USD) hỗ trợ các chương trình của Việt Nam để phòng chống cúm gia cầm và các nguy cơ đại dịch khác.


Đại diện USAID khởi động Chương trình Nguy cơ đại dịch mới nổi giai đoạn 2 (EPT-2)

HIV/AIDS

USAID ước tính Việt Nam có 258.586 người nhiễm HIV, trong đó cả nước có khoảng 115.000 người được điều trị bằng thuốc kháng virut (ARV), một loại thuốc giúp chuyển căn bệnh này từ chỗ là chẩn đoán vô phương cứu chữa thành một bệnh mãn tính nhưng kiểm soát được. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy trung bình là 19% và tỷ lệ này tại một số tỉnh có thể lên tới 30%. Sử dụng ma túy vẫn tiếp tục là yếu tố làm lây truyền virut sang các nhóm dân số khác và USAID đã điều chỉnh hỗ trợ của mình tại Việt Nam để tập trung vào các nhóm nghiện chích ma túy, người bán dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới.


Tư vấn và xét nghiệm HIV tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (
USAID/Viet Nam

Từ giữa những năm 1990s, USAID bắt đầu hỗ trợ các chương trình HIV/AIDS tại Việt Nam đến tháng 6/2004, nhờ PEPFAR ngân sách phòng chống HIV/AIDS dành cho Việt Nam tăng lên đáng kể. USAID phối hợp chặt chẽ với Việt Nam từ các tuyến trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện) để hỗ trợ các mục tiêu chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS; phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị và vận động xây dựng chính sách nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ HIV/AIDS và củng cố hệ thống y tế chung. USAID hỗ trợ các can thiệp HIV toàn diện để dự phòng lây truyền HIV trong các nhóm nguy cơ cao nhất bao gồm nhóm nghiện chích ma túy, người bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới; các chương trình chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế và tại nhà giúp kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân HIV. USAID đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để đảm bảo rằng bảo hiểm y tế và các nguồn lực trong nước khác có thể chi trả cho hoạt động phòng chống HIV của Việt Nam. Trong năm tài chính 2016, USAID đã mua thuốc ARV điều trị cho 55.300 bệnh nhân HIV. Song song với bảo hiểm y tế chi trả tỷ lệ ngày càng cao hơn, đóng góp của USAID/PEPFAR sẽ giảm xuống còn 12,7 triệu đô la (USD) trong năm 2017 và khoản đóng góp lần cuối cùng là 7,5 triệu đô la sẽ được thực hiện vào năm 2018.


Đại dịch cúm A/H7N9 từ Trung Quốc có thể xâm nhập Việt Nam bất cứ lúc nào

Đại dịch cúm và dịch bệnh mới nổi khác (Pandemic influenza and other emerging threats)

Việt Nam thuộc khu vực có nguy cơ cao về các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi (emerging infectious diseases_EIDs), trong đó có dịch bệnh nguồn gốc từ động vật (zoonotic diseases) phát sinh từ tương tác giữa các hệ sinh thái con người, vật nuôi và động vật hoang dã. Các minh chứng về EIDs ảnh hưởng tới Việt Nam những năm gần đây bao gồm dịch bệnh SARS (năm 2003), cúm A/H5N1 (từ cuối 2003 đến nay), cúm A (H5N6) và đại dịch cúm A/H1N1 (2009). Các thực hành có nguy cơ cao liên quan đến an ninh sinh học của hoạt động chăn nuôi và nuôi các loài động vật hoang dã (bio-security of livestock and wildlife farming), thương mại và tiêu thụ các sản phẩm từ động vật vẫn là mối lo ngại lớn cần có sự nỗ lực lâu dài, USAID đã hỗ trợ củng cố các hệ thống quốc gia khắc phục hiệu quả các mối đe dọa này cũng như các đe dọa về sức khỏe xuyên quốc gia khác mới xuất hiện ở cả người và động vật.


USAID hỗ trợ mô hình chợ thịt gia cầm và cơ sở giết mổ hợp vệ sinh giúp ngăn chặn lây lan dịch bệnh
(Ảnh
Richard Nyberg/USAID)

Cúm (Influenza)

Mặc dù số đợt bùng phát dịch cúm A/H5N1 được ghi nhận đã giảm mạnh những năm gần đây nhưng sự bùng phát chủng virut cúm này vẫn xẩy ra ở gia cầm và lẻ tẻ ở người, cúm A/H1N1 vẫn lưu hành và gây tử vong, cúm A/H7N9 ở người và động vật lưu hành ở Trung quốc từ 2013 là minh chứng về mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế. Từ năm 2005, USAID đã hợp tác ở cấp quốc gia và một số tỉnh có nguy cơ cao thuộc đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long để củng cố khả năng sẵn sàng ứng phó, lập kế hoạch và phối hợp liên ngành từ trung ương đến địa phương nhằm ngăn chặn sự lan truyền cúm và các loại virut khác từ động vật sang người. Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, USAID hỗ trợ phát hiện và cảnh báo sớm các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm và cúm người (early detection and warning of avian and human influenza outbreaks) thông qua cải thiện hệ thống giám sát quốc gia và dựa vào cộng đồng, trong đó chú trọng đến sự tương tác giữa hệ sinh thái con người và động vật trong phạm vi chương trình Một Sức Khỏe (One Health), đồng thời hỗ trợ xây dựng năng lực phản ứng nhanh (quick-response capacity). USAID đã hỗ trợ tập huấn (supported training), cải tiến hệ thống thông tin thú y (upgraded animal health information system), cung cấp thiết bị và vật liệu giúp phòng chống cúm gia cầm và cúm đại dịch (provision of equipment and commodities relevant to avian and pandemic influenza), nâng cao năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm (enhanced laboratory diagnostic capacity), chia sẻ những thực hành tốt nhất và bài học kinh nghiệm (sharing of best practices and lessons learned).


Virus Zika, tác nhân gây dị tật đầu nhỏ trẻ sơ sinh đã xâm nhập Việt Nam

Mối đe dọa đại dịch mới nổi (Emerging Pandemic Threats)

USAID khởi động chương trình EPT-2 năm 2004, một dự án dựa trên thành công của các dự án khác của USAID trong lĩnh vực giám sát dịch bệnh, tập huấn và ứng phó dịch bùng phát. Chương trình EPT-2 mở rộng các nền tảng vận hành, các quan hệ giữa các tổ chức và nền tảng kiến thức được phát triển trong thập kỷ qua với các hoạt động của chương trình EPT-1 và các hoạt động phòng chống cúm gia cầm (Avian Influenza_AI) nhằm ngăn chặn sớm hoặc ứng phó tại nguồn dịch các dịch bệnh mới đang nổi có nguồn gốc từ động vật (newly emerging diseases of animal origin) có thể đe dọa sức khỏe con người. Chương trình EPT-2 sẽ trực tiếp cải thiện năng lực của hơn 20 quốc gia trọng điểm tại châu Phi và châu Á để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các mối nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm (infectious disease threats); đồng thời cũng là những mục tiêu then chốt trong Chương trình nghị sự an ninh y tế toàn cầu (Global Health Security Agenda_GHSA) và Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (International Health Regulations_IHR). Trong khuôn khổ GHSA với sự hỗ trợ từ USAID, Việt Nam đang nắm giữ vai trò dẫn đầu thế giới đối phó với dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người cũng như mở rộng phạm vi và chức năng hoạt động của các trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (emergency operations centers). Chương trình EPT-2 của USAID sẽ tập trung giúp các quốc gia phát hiện các loại virut có khả năng gây đại dịch (detect viruses with pandemic potential); cải thiện năng lực phòng thí nghiệm để hỗ trợ giám sát, ứng phó phù hợp và kịp thời (improve laboratory capacity to support surveillance, respond in an appropriate and timely manner); củng cố các năng lực ứng phó cấp trung ương và địa phương, giải quyết mối đe dọa mới nổi về kháng thuốc kháng sinh và nâng cao nhận thức của các nhóm dân số có nguy cơ về cách phòng ngừa phơi nhiễm với các mầm bệnh nguy hiểm (strengthen national and local response capacities, address the emerging threat of antimicrobial resistance, and educate at-risk populations o­n how to prevent exposure to dangerous pathogens). Chương trình EPT-2 do USAID quản lý với hợp tác kỹ thuật với các cơ quan USCDC, WHO và FAO. Ngoài ra, USAID cũng mở và giao thầu 3 dự án mới trong năm 2014 bao gồm Predict-2, nguồn nhân lực Một Sức Khỏe (One Health Workforce), Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó (Preparedness & Response) nhằm cung cấp hỗ trợ bổ sung cho các nước đang phát triển. Từ năm 2005, USAID đã cung cấp hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ kỹ thuật giá trị trên 75 triệu USD cho Việt Nam thông qua các đối tác thực hiện dự án và với sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) và Bộ Y tế (MOH).


USAID hỗ trợ cấp phát thuốc tẩy giun tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (Ảnh
Loi Ngo/USAID)

Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected Tropical Diseases_NTDs)

Trong lĩnh vực hỗ trợ về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) ở Việt Nam, USAID đang hỗ trợ chương trình tẩy giun quốc gia (national deworming program) và hỗ trợ thực hiện những bước cuối cùng loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết (elimination of lymphatic filariasis) hay bệnh phù chân voi (elephantiasis).

  
Khô hạn khủng khiếp (đầu năm) và mưa lụt nặng nề (cuối năm) là hai gánh nặng biến đổi khí hậu mà người dân Việt Nam liên tiếp phải đối mặt trong năm 2016

Hợp tác chống biến đổi khí hậu và xử lý môi trường

Theo USAID, trong thập niên qua Việt Nam đã trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanhvươn lên thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp (lower middle-income economy). Mặc dù đạt được nhiều chuyển biến tích cực nhưng sự phát triển đã kéo theo những hệ lụy về môi trường như suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên (degradation of natural resources), ô nhiễm (pollution) và buôn bán trái phép động vật hoang dã (illegal trade in wildlife). Ngoài những thách thức trong nước, Việt Nam là một trong số quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, những khu dân cư tập trung và vùng nông nghiệp chủ yếu dọc theo hơn 2.000 km bờ biển nên nếu mực nước biển dâng lên thêm1 mét thì sẽ nhấn chìm khoảng 9% lãnh thổ Việt Nam, tác động trực tiếp đến tỷ lệ dân cư lớn hơn thiệt hại về kinh tế là 10% tổng sản phẩm quốc nội.Các hỗ trợ chống biến đổi khí hậu của USAID ưu tiên làm giảm nhẹ và thích ứng với biển đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, chống nạn buôn lậu động vật hoang dã và bảo tồn đa dạng sinh học trong nỗ lực lựa chọn lộ trình phát triển bền vững hơn của Việt Nam. Cùng với đó vấn đề xử lý môi trường, USAID tập trung vào đánh giá (assessment) và xử lý (remediation) chất độc Dioxin tàn dư từ thời chiến tranh Việt Nam ở 2 sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa.


USAID hỗ trợ áp dụng kỹ thuật canht tác giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế
(Ảnh
USAID/Vietnam)

Chống biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất thế giới trước những tác động của biến đổi khí hậu, đe dọa tăng trưởng kinh tế dài hạn, giảm nghèo và phát triển bền vững do phải chịu nhiều tác động của các sự kiện thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu, do vị trí địa lý thường xuyên phải hứng chịu hầu hết cơn bão lớn nhỏ từ biển Đông, mô hình phát triển kinh tế và các vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân cư cao cũng  như các nhóm dân cư là người dân tộc thiểu số tại các vùng cao và hẻo lánh. Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội ngày càng trầm trọng, mực nước biển dâng và tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới an ninh lương thực, sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Biến đổi khí hậu là một lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam và là một quốc gia ưu tiên trong các chương trình hỗ trợ về biến đổi khí hậu của USAID.


Người dân địa phương tham dự lớp tập huấn trồng cây bo bo tại Nghệ An do USAID hỗ trợ
(Ảnh USAID/VFD)

Từ những ưu tiên này, USAID đang giúp Việt Nam giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu thông qua cách tiếp cận phối hợp giữa giảm nhẹ, thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai với các “Dự án tăng cường năng lực và cải cách thể chế vì tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam” (Strengthening capacity and institutional reform for green growth and sustainable development in Vietnam) 2014-2018),là công cụ quan trọng giúp Việt Nam tiến tới tăng trưởng xanh, phát triển phát thải thấp thông qua việc thực hiện “Chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam” (Vietnam green growth Strategy) ở cấp quốc gia và cấp tỉnh; quan hệ đối tác với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), đối tác Việt Nam là Bộ Kế hoạch và đầu tư (Minister of Planning and Investment_MPI). Dự án năng lượng phát thải thấp Việt Nam (Vietnam low emission energy Program) 2015-2020tăng cường nền tảng cho hệ thống năng lượng phát thải thấp; đang xây dựng chiến lược phát thải thấp cho ngành năng lượng, đồng thời cải thiện môi trường thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo và thúc đẩy đầu tư tư nhân cho năng lượng tái tạo trên quy mô lớn; hướng tới tăng cường áp dụng và tuân thủ hiệu quả năng lượng trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng; đối tác Việt Nam là Bộ Công thương (Ministry of Industry and Trade_MOIT). Dự án năng lượng sạch Việt Nam (Vietnam clean energy Program) 2012-2017giúp Việt Nam thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành xây dựng, một trong những ngành sử dụng năng nhiều nhất; nâng cao năng lực của Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan khác nhằm thu thập, quản lý, phân tích và sử dụng dữ liệu ngành năng lượng trong việc ra quyết định, cũng như hỗ trợ xây dựng các kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho ngành xây dựng, đối tác Việt Nam là Bộ Xây dựng (Minister of Construction_MOC). Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (Vietnam forests and deltas Program) 2012-2018thúc đẩy nhanh quá trình Việt Nam chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững, phát thải thấp và tăng cường thích ứng với khí hậu bằng cách giúp Việt Nam giảm và đảo ngược phát thải từ tình trạng mất rừng và suy thoái rừng và các cảnh quan nông nghiệp và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, đối tác Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Ministry of Agriculture and rural development_MARD). Dự án Trường Sơn xanh (Green Annamites Program) 2016-2020hỗ trợ các hoạt động của tỉnh và địa phương ở khu vực cảnh quan miền Trung Trường Sơn (Central Annamites landscapes) với trọng tâm tăng cường áp dụng thực hành sử dụng đất phát thải thấp, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh họ và nâng cao khả năng thích ứng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương; giúp bảo vệ người dân, cảnh quan và đa dạng sinh học ở các tỉnh có diện tích rừng lớn; hợp tác trực tiếp với chính quyền và người dân các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Dự án Thanh niên và thích ứng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Hồng (Red river delta adaptation and youth Program) 2015-2018tăng cường năng lực cấp tỉnh nhằm thích ứng với tác động biện đổi khí hậu trong tương lai thông qua sự tham gia chủ động của thanh niên trong đánh giá rủi ro, lập kế hoạch và thực hiện các sáng kiến tăng cường khả năng thích ứng với khí hậu; được thực hiện bởi Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (Center for Marinelife conservation and community development). Dự án Phát triển đô thị bền vững và thích ứng với khí hậu (Climate Resilient and Sustainable Urban Development Program) 2015-2019)cải thiện khuôn khổ chính sách và thể chế cho phát triển đô thị bền vững và thích ứng khí hậu; hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trongxây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển đô thị (National Urban development Strategy) và Chương trình mục tiêu quốc gia về đô thị ứng phó biến đổi khí hậu (National Target program for urban climate change resilience).


Cuộc họp các bên liên quan
Danang Airport Project
(Ảnh
Phúc Nguyễn/USAID)

Xử lý môi trường

Đáp ứng đề nghị của Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý hoàn thành việc tẩy sạch môi trường tại sân bay Đà Nẵng, nơi có nồng độ dioxin cao còn tồn dư trong bùn đất sau chiến tranh Việt Nam. Theo đó, USAID đã hoàn thành báo cáo đánh giá môi trường vào tháng 6/2010 trước khi thiết kế kỹ thuật cho các hoạt động xử lý. Trong năm 2011, Việt nam cũng đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định quốc gia và hoàn thành công tác rà phá bom mìn tại hiện trường thực hiện dự án được Chính phủ chính thức phê duyệt dự án xử lý tại Sân bay Đà Nẵng. Tháng 8/2012, Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam (MND) bắt đầu triển khai dự án tại Đà Nẵng với mục tiêu tẩy sạch ô nhiễm dioxin và cuối cùng là loại bỏ nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho cộng đồng xung quanh đồng thời xây dựng năng lực của Việt Nam thực hiện các hoạt động đánh giá và xử lý môi trường. Tháng 5/2015, USAID xử lý thành công khoảng 45.000 mét khối đất ô nhiễm dioxin đã được khẳng định, đất sau xử lý được làm nguội đến nhiệt độ an toàn và chuyển ra khỏi kết cấu xử lý. Tháng 5/2016, Hoa Kỳ và MND Việt Nam đánh dấu việc hoàn trả đất và bùn đã qua xử lý để tái sử dụng cho kế hoạch mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng. Tháng 10/2016, Hoa Kỳ và MND Việt Nam cùng đóng cầu giao điện khởi động xử lý nhiệt giai đoạn 2 và cũng là giai đoạn xử lý cuối. Một buổi thông tin cho cộng đồng đã được thực hiện nhằm cung cấp các hoạt động của Giai đoạn 1 và kết quả giám sát tuân thủ, những thay đổi trong hoạt động xử lý và các hoạt động theo kế hoạch cho Giai đoạn 2. Giai đoạn 2 khởi động vào tháng 11/2016, dự kiến sẽ hoàn thành xử lý khoảng 45.000 mét khối bùn đất ô nhiễm vào giữa năm 2017, sau đó kết cấu xử lý sẽ được tháo dỡ và hoàn trả mặt bằng vào giữa năm 2018.


Kết cấu xử lý nhiệt tại Sân bay Đà Nẵng rộng 70 mét và dài gần 100 mét
(Ảnh
CDM Smith)

Tiếp nối quan hệ đối tác chặt chẽ được xây dựng với Bộ Quốc phòng Việt Nam (Minister of National Defence_MND) qua Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm tại sân bay Đà Nẵng (Danang Airport Project_DAP), USAID đã tiến hành đánh giá môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, nơi từng lưu chứa và xử lý khối lượng lớn chất da cam trong chiến tranh Việt Nam. Báo cáo đánh giá xác định bản chất và mức độ ô nhiễm dioxin và xây dựng các phương án xử lý tiềm năng bao gồm cả hình thức chôn lấp và xử lý nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin khu vực sân bay qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu về các nghiên cứu môi trường đã thực hiện; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu thực địa để xác định những dữ liệu còn thiếu; xây dựng và sàng lọc các phương án và công nghệ xử lý tiềm năng; ghi nhận kết quả đánh giá trong báo cáo toàn diện cuối cùng với > 1.400 mẫu môi trường đã được thu thập trong khuôn khổ đánh giá môi trường được thực hiện. Ngoài ra, USAID cũng phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học và công nghệ quân sự (Academy of Military science and technology) và các cơ quan kỹ thuật khác thuộc MND Việt Nam để xây dựng tất cả các phương án và công nghệ xử lý. Trong quá trình đánh giá, USAID đã thực hiện chương trình tập huấn gồm 4 phần với mục tiêu nâng cao nền tảng kiến thức và kỹ thuật xử lý cho khoảng 30 chuyên gia về dioxin thuộc thế hệ tiếp theo của Việt Nam, trong đó đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hòa được chọn làm trường hợp nghiên cứu (case study).


Xử lý mẫu thực địa thu thập từ sân bay Biên Hòa

Là một quốc gia đang phát triển, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng Việt Nam đang phải đương đầu với không ít khó khăn thách thức trong kiểm soát dịch bệnh, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường bởi vậy những sự hỗ trợ của USAID trong những năm qua rất đáng ghi nhận và góp phần không nhỏ trong những kết quả đạt được của Việt Nam. Những thành công của Việt Nam trong hợp tác an ninh y tế toàn cầu (GHSA) không chỉ đem lại sức khỏe cho cộng đồng mà còn đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về mô hình kiểm soát dịch bệnh. Cùng với đó, quan hệ đối tác Việt-Mỹ về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cũng đang đi vào chiều sâu và bền vững hơn, các căn cứ quân sự nhiễm chất độc dioxin từ thời chiến tranh Việt Nam đang được làm sạch để trả lại mặt bằng phát triển an sinh xã hội đã nói lên rất nhiều trách nhiệm đóng góp của USAID cũng như Chính phủ Hoa Kỳ với người dân Việt Nam. Với những thành quả đạt được, USAID vẫn đang tiếp tục vai trò của mình giúp Việt Nam tiến xa hơn trong lĩnh vực y tế, biến đổi khí hậu và môi trường.

Ngày 09/01/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo USAID, MND và MOH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích