Cộng hòa Quần đảo Marshall loại trừ giun chỉ bạch huyết như một vấn đề y tế công cộng
Giun
Ngày 30/3/2017. MANILA. Cộng hòa Quần đảo Marshall loại trừ giun chỉ bạch huyết như một vấn đề y tế công cộng (Republic of the Marshall Islands eliminates lymphatic filariasis as a public health problem). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chúc mừng Cộng hòa Quần đảo Marshall loại trừ giun chỉ bạch huyết.
Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) là bệnh do muỗi truyền làm tổn thương hệ thống bạch huyết dẫn đến sự biến dạng nặng, đau đớn và tàn phế. Đối với những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, tác động của sự biến dạng và sự kỳ thị liên quan là rất rõ: con người thường mất sinh kế và bị ảnh hưởng về tâm lý như trầm cảm và lo âu. Ông Shin Young-Soo, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cho biết: "Giun chỉ bạch huyết là căn bệnh khủng khiếp gây đau khổ không thể chịu đựng cho những người bị ảnh hưởng bởi nó. Tôi chân thành chúc mừng Cộng hòa Quần đảo Marshall loại trừ căn bệnh này như mối đe dọa tới sức khoẻ công cộng-đây là một thành tựu rất quan trọng với sức khoẻngười dân của các bạn". Cộng hòa Quần đảo Marshall gia nhập cùng 6 quốc gia khác trong Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã được chứng nhận đạt được mục tiêu loại trừ giun chỉ bạch huyết như vấn đề y tế công cộng từ khi WHO phát động Chương trình loại trừ giun chỉ bạch huyết toàn cầu (Global Programme to Eliminate Lymphatic Filariasis_GPELF) vào năm 2000 bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Quần đảo Cook , Niue, Hàn Quốc và Vanuatu. Giun chỉ bạch huyết được WHO xếp vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) là nhóm bệnh truyền nhiễm đa dạng, phát triển mạnh ở những người nghèo nhất tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. NTDs gây ra bệnh cảnh trầm trọng và trong một số trường hợp là tử vong nhưng có thể phòng ngừa được. Thông qua một loạt các chiến lược y tế công cộng bao gồm điều trị dự phòng cho cộng đồng, xử lý ca bệnh triệt để, phòng chống vector, kiểm soát bệnh ở các động vật có thể lây lan sang người thông qua tiêm chủng và cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường tốt thì nhiều NTDs có thể được kiểm soát và cuối cùng là loại trừ. Cuộc chiến chống giun chỉ bạch huyết ở 17 quốc gia và các khu vực nơi mà nó vẫn còn lưu hành ở Tây Thái Bình Dương là một ưu tiên quan trọng đối với công việc của WHO tại khu vực này. Sau khi GPELF bắt đầu, rất nhiều nước và khu vực đang có những tiến bộ hướng tới loại trừ. WHO làm việc trực tiếp với các nước và các đối tác để hỗ trợ các chiến dịch điều trị hang loạt bằng thuốc trên quy mô lớn và tiếp cận tốt hơn với các loại thuốc hiệu quả và các xét nghiệm chẩn đoán, những nỗ lực này đã được đền đáp khi có nhiều nước khác như Cộng hoà Quần đảo Marshall đang tiến tới ngưỡng loại trừ giun chỉ bạch huyết. TS Shin kết luận: "Cộng hòa Quần đảo Marshall cho thấy với sự cam kết và sáng tạo, mặc dù có nhiều thách thức về địa lý trong việc tiếp cận người dân ở nhiều hòn đảo xa xôi nhưng có thể làm được. WHO cam kết hỗ trợ các quốc gia thành viên trong Khu vực của chúng ta loại bỏ thảm họa do giun chỉ bạch huyết, để không còn ai phải mắc phải căn bệnh khủng khiếp này". Ghi chú của Ban biên tập (Note for editors) Bệnh giun chỉbạch huyết làm suy yếu hệ thống bạch huyết và có thể dẫn đến sự phình lớn không bình thường các bộ phận cơ thể, gây đau đớn, tàn tật trầm trọng và kỳ thị xã hội. Khoảng 947 triệu người ở 54 quốc gia trên toàn thế giới vẫn còn bị đe doạ bởi giun chỉ bạch huyết và cần phải thực hiệnhóa dự phòng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh ký sinh trùng này. Năm 2000 hơn 120 triệu người bị nhiễm giun chỉ bạch huyết với khoảng 40 triệu người bị biến dạng và mất khả năng do căn bệnh này, bệnh giun chỉ bạch huyết có thể được loại trừ bằng cách ngăn chặn sự lây nhiễm thông qua hóa trị liệu dự phòng với thuốc an toàn kết hợp sự điều trị lặp lại hàng năm ít nhất trong 5 năm. Từ năm 2000, đã có 6,2 tỷ liều thuốc điều trị đã được cung cấp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, khoảng 351 triệu người không còn cần hóa trị liệu dự phòng do thực hiện thành công các chiến lược của WHO Một gói chăm sóc cơ bản được khuyến nghị có thể giảm bớt sự đau khổ và ngăn ngừa tình trạng tàn tật hơn nữa ở những người sống với bệnh do giun chỉ huyết bạch huyết.
|