Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 1 5 8 7
Số người đang truy cập
4 7 0
 Tư vấn sức khỏe
Các thử nghiệm sàng lọc tầm soát ung thư và tiều đường ở phụ nữ
Các thử nghiệm sàng lọc tầm soát ung thư, đái tháo đường, NCDs và HIV ở phụ nữ

Theo y văn quốc tế, các thử nghiệm sàng lọc có vai trò quan trọng trong tầm soát bệnh như ung thư hoặc tiểu đường sớm trước khi xuất hiện các triệu chứng giúp can thiệp điều trị dễ dàng hơn. Theo đó, việc tiến hành thử nghiệm sàng lọc hợp lý, đúng thời điểm là một trong những điều kiện tiên quyết hàng đầu giữ gìn và bảo vệ sức khỏechị em.

                    Mục đích các thử nghiệm sàng lọc tầm soát nhằm phát hiện dấu hiệu bệnh lý trước khi các triệu chứng xuất hiện, cung cấp những thông tin cần thiết về một căn bệnh đã biết hoặc nghi ngờ. Theo đó, căn cứ vào tuổi tác hoặc các yếu tố rủi ro về sức khỏe nên quyết định thực hiện các xét nghiệm nàontheo khuyến cáo hay tư vấn của thầy thuốc

Tầm soát phát hiện sớm u thư đóng vai trò tiên quyết hàng đầu giữ gìn và bảo vệ sức khỏe phụ nữ

Các thử nghiệm sàng lọc tầm soát ung thư

Ung thư vú(Breast cancer)

Phát hiện sớm ung thư vú có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ sống còn của phụ nữbởi khi khối u càng nhỏ thì cơ hội chữa khỏi bằng phẫu thuật càng cao,các khối ung thư vú nhỏ hơn cũng ít di căn đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể hơn, nếu đang ở tuổi 20-30 mà chưa biết các yếu tố rủi ro của ung thư vú thì nên khám nhũ lâm sàng ở một cơ sở y tế chuyên khoa trong các lần khám sức khỏe định kỳ mỗi3 năm một lần. 

Hình ảnh chụp MRI vùng nhũ phát hiện ung thư vú

- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên chụp X-quang tuyến vú sàng lọc cho tất cả các phụ nữ từ 50 tuổi trở lên với tần suất 1-2 năm/1 lần.

- Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society), thử nghiệm sàng lọc bằng phương pháp chụp X-quang vùng nhũ (Screening with mammography)nên được thực hiện hằng năm khi phụ nữ bắt đầu độ tuổi 40

- Theo Lực lượngđặc nhiệm các dịch vụ phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. Preventive Services Task Force) lại khuyến nghị nên chụp X quang sàng lọc khối u ở ngực cứ 2 năm một lần trong giai đoạn từ 50-74 tuổi.

Tuy nhiên, với những phụ nữ có yếu tố nguy cơ như người trong gia đình có người bị ung thư vú, phụ nữ béo phì, đái tháo đường, không sinh con, không cho con bú thì cần được chụp X-quang vú sớm hơn 5 năm so với khuyến cáo. Những tia X liều thấp này có thể phát hiện ra khối u 3 năm trước khi bạn có thể sờ thấy nó nhưng phương pháp chụp X quang khối u ngực bình thường không hoàn toàn loại bỏ khả năng ung thư vú.  


Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung(Cervical cancer)

Cổ tử cung là phần tử cung kéo dài xuống khoang âm đạo mà ở đóHPV (human papilloma virus)virus gây u nhú ở ngườilây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất thế giới hiện nay gây nên sùi mào gà là yếu tố nguy hiểm với ung thư cổ tử cung.

- Phương pháp thử nghiệm sàng lọc định kỳ có thể sớm phát hiện vi rút nàycó thể dễ dàng chữa khỏi,ngoài ra còn giúp phát hiện các tế bào tiền ung thư bất thường (abnormal precancerous cells)trên bề mặt cổ tử cung nên có thể cắt bỏ trước khi biến thành tế bào ung thư. 

- Thử nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (Screening for cervical cancer): xét nghiệm Pap (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) sàng lọc ung thư cổ tử cung,mẫu tế bào cổ tử cung được lấy tại phòng khám và chuyển đến xét nghiệm trong la bô để tìm tế bào tiền ung thư và ung thư. Phụ nữ nên làm thử nghiệm sàng lọc lần đầu tiên ở tuổi 21,phương pháp này rất hiệu quả vừa để phòng ngừa vừa phát hiện sớm ung thư cổ tử cung để có thể điều trị kịp thời. 

- Vaccine ngừa ung thư cổ tử cung (vaccine for cervical cancer): Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã duyệt vaccine Gardasil ngừa ung thư cổ tử cung cho phụ nữ và bé gái ở độ tuổi từ 9 đến 26, Gardasil tạo miễn dịch kháng 4 dòng vi rút HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Vaccine thứ 2 là Cervarix cũng được FDA đồng ý đưa vào sử dụng từ tháng 10/2009 đối với bé gái và phụ nữ độ tuổi từ 10 đến 25, Cervarix có thể kháng 2 dòng vi rút HPV. Không phải tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung cũng đều do HPV gây ra và các dòng HPV khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư mà không một vắc xin nào kể trên có thể kháng được do vậy trong khi các vaccine này có thể làm giảm đáng kể các trường hợp ung thư cổ tử cung thì việc thực hiện xét nghiệm Pap định kỳ cũng hết sức quan trọng trongsàng lọc ung thư cổ tử cung. 


Hình ảnh phát triển ung thư da

Ung thư da(Skin cancer)

Ung thư da nguy hiểm nhất là melanoma hay còn gọi là hắc tốlà dạng ung thư da ác tính gây ảnh hưởng đến các tế bào tạo màu trên da, một số người có thể có nguy cơ ung thư da melanoma di truyền và mắc bệnh tỉ lệ thuận với tần số tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cháy nắng. Phương pháp điều trị ung thư da sớm có thể rất hiệu quả, các khối u ác tính được phát hiện ở giai đoạn nhẹ hơn có thể được điều trị thành công hơn so với các khối u dày đã phát triển ăn sâu vào da, ung thư tế bào đáy và tế bào có vảy da là dạng ung thư da không hắc tố (non-melanoma skin cancers) thường thấy. 

- Xét nghiệm sàng lọc ung thư da(Screening for skin cancer): Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) và Viện Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology)khuyến nghị nên tự kiểm tra da thường xuyên để nhằm phát hiện ra bất kỳ sự thay đổi nào trên da như hình dạng, màu da và kích thước da.

- Ngoài ra cũng nên khám da ở bác sĩ da liễu hay các chuyên gia sức khoẻ khác trong những lần kiểm tra sức khỏe phát hiện ung thư định kỳ.

 


Hình ảnh phát triển ung thư kết-trực tràng

Ung thư đại trực tràng(Colorectal cancer)

Ung thư đại trực trànghayung thưruột là tên gọi chung củaung thư kết-trực tràng do sự phát triển bất thường của các tế bàocó khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thểgây nên với nhữngtriệu chứng máu trong phân, giảm cân, có sự thay đổi trong nhu động ruột và luôn cảm thấy mệt mỏi. Ung thư kết tràng-trực tràng là nguyên nhân gây tử vong vì ung thư thường thấy thứ hai và là chứng ung thư thứ 3 xảy ra ở phụ nữ sau ung thư phổi và ung thư vú, phần lớn các trường hợp ung thư đại tràng phát sinh từ polyps đại tràng những khối u nằm trên bề mặt bên trong của đại tràng, sau khi ung thư phát triển nó có thể xâm nhập hoặc lây lan, phát tán sang các bộ phận khác của cơ thể. Phương pháp phòng tránh ung thư đại tràng là dò tìm, phát hiện ra và cắt bỏ polyps đại tràng trước khi chúng có thểphát triển thành ung thư.

- Cách đơn giản nhất để phát hiện ung thư trực tràng là kiểm tra máu lẫn trong phân (Faecal Occult Blood Test_FOBT) là một xét nghiệm được sử dụng để phát hiện lượng máu ẩn hoặc rất nhỏ trong phân có thể giúp chẩn đoán bệnh ung thư, kết quả xét nghiệm dương tính không nhất thiết liên quan đến ung thư kết trực tràng vì cũng có nhiều bệnh khác có thể gây ra máu trong phân như bệnh trĩ (haemorrhoids).

- Kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (Digital rectal examination) thường trong chương trình kiểm tra sức khoẻ định kì và có thể được thực hiện tại các phòng khám ngoại trú, kéo dài dưới 5 phút và ít gây khó chịu nhưng phương pháp này chỉ phát hiện được ung thư trong đoạn 5 đến 8 cm cuối cùng của trực tràng.

- Đối với ung thư nằm sâu hơn trong ruột già, nội soi ruột sigma (sigmoidoscope) hoặc nội soi ruột kết (colonoscope) có thể được thực hiện, những ống sợi quang linh hoạt được đưa qua trực tràng vào kết tràng. Thông qua những ống này, mẫu mô của khối u có thể được lấy để làm thêm xét nghiệm, các ống này được chèn vào dưới sự gây mê tối thiểu tại phòng khám ngoại trú. Mặc dù không thoải mái, thủ thuật này chỉ kéo dài dưới 30 phút.

- Thuốc xổ bari là phương pháp kiểm tra X-quang toàn bộ chiều dài của ruột già, thuốc nhuộm được truyền qua một ống hẹp vào trực tràng và phủ đều chiều dài của ruột, nhiều phim X-quang được chụp trên các phần khác nhau của ruột già và các khu vực bất thường sẽ được xác định, có thể kiểm tra kĩ hơn bằng nội soi kết tràng hoặc nội soi ruột sigma để làm sinh thiết các khu vực nghi ngờ.

- Thử nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng-kết tràng (Screening for colorectal cancer): Soi kết tràng là thử nghiệm sàng lọc thường thấy đối với chứng ung thư kết tràng-trực tràng, thầy thuốc sử dụng một máy ảnh và ống mềm để quan sát tổng thể đại tràng, đồng thời có thể cắt bỏ polyps ngay lúc làm xét nghiệm; cũng có thể thay thế bằng một thủ thuật tương tự đó là phép soi đại tràng sigma ống mềm chỉ khám và kiểm tra phần dưới của đại tràng, nếu có nguy cơ mắc bệnh trung bình nên thự hiện xét nghiệm lúc mới bắt đầu ở tuổi 50. 


Các thử nghiệm sàng lọc bệnh đái tháo đường

Các thử nghiệm sàng lọc tầm soát bệnh tiểu đường

Đái tháo đường type 2(Type 2 diabetes)

Đái tháo đường là một rối loạn mạn tính bao gồm tăng glucose máu, kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat, lipid và proteinluôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch. Trong đó, bệnh đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân bệnh đái tháo đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40 nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi có biến chứng hoặc phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. 1/3 số người Mỹ bị tiểu đường mà không biếtlà nguyên nhân gây tử vong thứ 6 ở đất nước này, tiểu đường có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng như bệnh tim và đột quỵ, bệnh thận, mù mắt do tổn thương mạch máu võng, và tổn hại thần kinh. Tuy nhiên, đái tháo đường type 2 có thể phòng tránh nếu phát hiện sớm, có thể điều trị tiểu đường và tránh các biến chứng bằng cách ăn kiêng, tập thể dục cùng chế độ giảm cân. 

- Xác định bệnh đái tháo đường (WHO, IDF-2012) dựa vào một trong các tiêu chuẩn mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl);hoặc mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống; hoặc HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo IFCC);hoặc có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc thử nghiệm dung nạp glucose đường uống thì phải tiến hành2 lần vào 2 ngày khác nhau. Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường, cần được ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào như đái tháo đường typ 2-phương pháp tăng glucose máu đường uống.

- Xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường type 2 (Screening for type 2 diabetes):Phương pháp xét nghiệm đường glucose huyết tương lúc đói thường được sử dụng nhất để sàng lọc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường, sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng đồng hồsẽ lấy máu để xác định nồng độ đường huyết, nếu từ 100 đến 125 cho biết dấu hiệu tiền tiểu đường và từ 126 trở lên là đã bị tiểu đường. Nếu bạn khỏe mạnh và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bình thường thì nên làm xét nghiệm cứ 3  năm một lần khi mới bắt đầu ở tuổi 45, nếu nguy cơ cao hơn thì có thể bắt đầu xét nghiệm sớm hơn và thường xuyên hơn. 


Đo huyết áp tâm thu và tâm trương

Các thử nghiệm sàng lọc tầm soát bệnh không lây nhiễm (NCDs)

Cao huyết áp hay tăng huyết áp(High blood pressure or hypertension)

Cao huyết áphay tăng huyết áplà một bệnh mãn tính do áp lực máu động mạch tăng caođược đo bằng hai chỉ số huyết áp tâm thu (systolic) là áp lực máu so với thành động mạch khi tim đập và huyết áp tâm trương (diastolic) là áp suất giữa các nhịp đập. Huyết áp ở người lớn bình thường dưới 120/80. Huyết áp cao thường thường ≥ 140/90 mmHg và giữa hai chỉ số đó là tiền huyết áp. Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát, nguy cơ cao huyết áp tỉ lệ thuận với tuổi tác, liên quan đến chỉ số cân nặng và lối sống, bệnh cao huyết áp cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà không có triệu chứng báo trước như phình mạch nhưng bệnh này có thể chữa trị được.

- Xét nghiệm sàng lọc chứng cao huyết áp (Screening for high blood pressure): Tần số kiểm tra, đo huyết áp tuỳ thuộc vào số đo huyết áp của người bệnh là bao nhiêu và các yếu tố nguy hiểm khác. 

- Ngoài ra các xét nghiệm tầm soát cao huyết áp để xác định nguyên nhân như đo lường mức độ hoạt động điện của tim và khảo sát các cấu trúc của tim, khảo sát chức năng thận, nồng độ các chất điện giải, đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu.


Căn cứ đo lường cholesterol máu

Nồng độ cholesterol(Cholesterol levels)

Nồng độ cholesterol LDL cao là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và xơ vữa động mạch làm hẹp và xơ cứng động mạch gây ra do tăng sinh mảng bám bên trong động mạch, nó có thể phát triển mà không hề bộc lộ bất kỳ triệu chứng gì trong nhiều nămdần dần có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. Các nguy cơ gây xơ vữa động mạch khác là cao huyết áp, tiểu đường, thuốc lá, thay đổi lối sống và bỏ thuốc có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. 

- Xác định nồng độ cholesterol(Determining cholesterol levels): sàng lọc vấn đề cholesterol bằng phương pháp xét nghiệm mỡ máu lúc đóicó thể cho bạn biết nồng độ cholesterol toàn phần của mình, cholesterol LDL “xấu” (bad), cholesterol HDL “tốt” (good) và li-pít trung tính (triglyceride) hay còn gọi là mỡ máu (blood fat), phụ nữ> 20 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu ít nhất 5 năm một lần. 


Các trị số cholesterol bình thường và bất thường trong xét nghiệm sinh hóa máu

Các thử nghiệm sàng lọc kiểm tra HIV

Virus HIV (Human Immunodeficiency Virus)

HIV là virus gây AIDS trong máu và các dịch tiết khác của bệnh nhân, thậm chí virus HIV tồn tại khi không có triệu chứng gì có khả năng phát tán, lây lan từ người này sang người khác khi những dịch tiết này tiếp xúc với âm đạo, vùng hậu môn, miệng, mắt hoặc một vết rách trên da. Cho đến nay vẫn chưa có vaccine hoặc thuốc đặc trị AIDS nhưng nếu được điều trị sớm bằng thuốc kháng virus (ARV) cũng có thể giúp hệ miễn dịch cơ thể chống lại virus


Cần xét nghiệm xác định HIV lại lần 2 vì kết quả lần đầu có thể + hoặc - tí
nh

- Xét nghiệm sàng lọc HIV (HIV screening tests): Người bị nhiễm HIV có thể vẫn không bộc phát triệu chứng gì trong nhiều năm, cách duy nhất để nhận biết là một loạt các xét nghiệm máu. Xét nghiệm đầu tiên có tên là ELISA hoặc EIAtìm kháng thể kháng HIV trong máu, người không bị nhiễm HIV nhưng có thể vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính do vậy phải tiến hành xét nghiệm thứ hai để xác nhận lại gọi là xét nghiệm kỹ thuật tách protein,nếu mới bị nhiễm virus thì kết quả xét nghiệm có thể vẫn là âm tínhnên kiểm tra lại xét nghiệm.

- Phòng ngừa lây nhiễm HIV (Preventing the spread of HIV): hầu hết các trường hợp mới nhiễm vi rút đều có kết quả dương tính sau 2 tháng lây bệnh nhưng 5% bệnh nhân vẫn âm tính sau 6 tháng lây nhiễm. Hành vi kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng màng ngăn như bao cao su hoặc màng chắn nha khoa là rất cần thiết trong phòng tránh lây nhiễm virus HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) khác, nếu nhiễm vi rút HIV trong khi đang có thai thì hãy xin tư vấn thầy thuốc những điều nên làm để làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho thai nhi.


Hình ảnh loãng xương so với xương bình thường

Các thử nghiệm sàng lọc phát hiện bệnh khác

Loãng xương và xương bị gãy(Osteoporosis and fractured bones)

Loãng xương là chứng bệnh mà xương trở nên suy yếu và dễ gãy do tình trạng hao xương hay giảm khối xương (bone loss)thường xảy ra ở phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh (women after menopause). Triệu chứng đầu tiên thường là nứt xương gây đau đớn có thể xảy ra khi chỉ bị té, bị đánh nhẹ hay thậm chí là chỉ vặn nhẹ người. Tổ chức Loãng xương Quốc gia (National Osteoporosis Foundation) cho rằng có thể vừa phòng tránh vừa chữa lành chứng loãng xương– chứng bệnh đe doạ hơn một nửa số người lớn tuổi từ 50 trở lên ở Hoa Kỳ

- Thử nghiệm sàng lọc bệnh loãng xương(Osteoporosis screening tests): Xét nghiệm hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual Energy X-ray Absorptiometry_DXA) có thể đo được mật độ chất khoáng trong xương và phát hiện bệnh loãng xương trước khi nứt xương.

- Phương pháp này cũng có thể giúp báo trước nguy cơ nứt xương có thể xảy ra về sau.

- Xét nghiệm mật độ xương cũng được khuyến cáo với tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, đồng thời cho phụ nữ ở tuổi trung niên dưới 65 có nguy cơ mắc chứng loãng xương. 


Xét nghiệm sàng lọc tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp(Glaucoma)

Tăng nhãn áp là chứng bệnh có thể dẫn đến mù mắt vì tổn hại dây thần kinh thị giác, tăng nhãn áp góc mở nguyên phát (primary open angle glaucoma) thường gặp nhất, không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi quá muộn và đã bắt đầu mất thị giác, không còn nhìn rõ nữa. Tuy nhiên, bằng chứng đáng tin cậy là việc điều trị áp suất mắt tăng trong bệnh tăng nhãn áp (treating elevated eye pressure in glaucoma) có thể phòng tránh được chứng mù mắt. 

- Sàng lọc bệnh tăng nhãn áp(Glaucoma screening): nên khám mắt gồm cả đo áp suất mắt bao lâu một lần tuỳ thuộc vào yếu tố tuổi tác và các nguy cơ rủi ro khác của bạn. Người Mỹ gốc Phi, người già trên 60 tuổi, người có tiền sử gia đình bị tăng nhãn áp, người có tiền sử bị chấn thương mắt và người sử dụng steroid có nguy cơ mắc bệnh cao. Người dưới 40 tuổi khỏe mạnh, không có nguy cơ cao thì nên làm xét nghiệm định kỳ cứ 2-4 năm/1 lần, phụ nữ độ tuổi từ 40-54 nên làm xét nghiệm cứ 1-3 năm/1 lần, độ tuổi từ 55-64 cứ 1-2 năm/1 lần, người già > 65 tuổi cứ 6-12 tháng một lần. 

 

 

Ngày 08/05/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, American Cancer Society và US FDA)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích