Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 6 0 9 3
Số người đang truy cập
4 6 5
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Những thông tin cần biết về ký sinh trùng trong cuộc sống thường ngày

Có rất nhiều món ăn chứa ấu trùng hay ký sinh trùng dạng trưởng thành, khi ăn vào nó sẽ phát triển nhanh và sinh sôi khắp nơi trên cơ thể. Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của ký sinh trùng. Làm sao để biết bạn có bị nhiễm căn bệnh đáng sợ này hay không? Khi có những biểu hiện như thế này là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang có sự hiện diện của ký sinh trùng (KST). Hãy khẩn trương can thiệp ngay tức khắc.

Một số dấu hiệu cho thấy có thể ký sinh trùng đang có mặt trong cơ thể bạn

1. Xuất hiện các vấn đề tiêu hóa: Khi KST ở trong trong đường ruột, nó sẽ phá hủy niêm mạc đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hoặc có trường hợp tiêu chảy mãn tính. Hơn nữa, các KST có thể sinh ra độc tố, khiến đầy bụng, buồn nôn, táo bón và nhiều vấn đề khác. Nếu bạn ăn uống sạch sẽ hàng ngày, thực phẩm giàu chất xơ nhưng vẫn bị tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa khác xảy, hãy cẩn thận kiểm tra ngay xem đã nhiễm KST hay chưa.

2. Đau bụng: KST thường sống trong ruột non, một số trên cả ruột non và ruột già, chúng kích thích viêm đường ruột, tạo ra cảm giác đau và kèm theo các rối loạn tiêu hoa Ngoài ra, KST sẽ ngăn chặn sự bài tiết của phân hoặc rối loạn đi phân, gây đau bụng. Thông thường đau bụng kiểu này liên quan đến chứng nhiễm giun tròn hoặc một số loại sán.

3. Ngứa hậu môn: Nhiễm KST hay phàn nàn khó chịu khi bị ngứa hậu môn, nhất là khi bệnh nhân nhiễm giun kim. Hiện tượng này xuất hiện là do vào buổi tối, giun kim sẽ đi xung quanh hậu môn để đẻ trứng, gây kích thích vùng hậu môn. Nếu bạn vô tình gãi, đôi khi giun và vi khuẩn sẽ cùng bội nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng tiêu hóa nặng hơn. Khi cảm thấy ngứa hậu môn vào ban đêm mà không xuất hiện phát ban, trong vòng hai tuần sau đó, bạn nên đi khám bác sĩ.

4. Mệt mỏi: Khi bị KST bám vào đường ruột, chúng sẽ ăn chất dinh dưỡng quan trọng, bạn ăn gì, KST sẽ chiếm lấy thức ăn đó và khiến cho bạn bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất nuôi cơ thể. Vì vậy, bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, xanh xao. Khi mệt mỏi không rõ lý do như vậy, bạn cần phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.


Hình 1

5. Bỗng nhiên thèm ăn nhiều hơn: Nếu bạn bỗng nhiên xuất hiện cảm giác thèm ăn nhiều hơn trước, nhưng trọng lượng không tăng, đó là tín hiệu cho biết KST đang hiện diện trong cơ thể, chúng ăn hết thực phẩm của bạn, khiến bạn luôn có cảm giác đói hơn so với trước đây.

6. Nghiến răng: Nếu khi ngủ mà nghiến răng, đặc biệt là trẻ em thì bạn hãy đặt nghi vấn rằng cơ thể đang nhiễm KST. Khi KST di chuyển hoặc thải độc tố, chúng sẽ tác động lên thần kinh, gây ra hiện tượng nghiến răng. Hãy đi khám ngay để giải tỏa nghi ngờ.

7. Xuất hiện vấn đề về da: Nhiễm KST sẽ gây ra các vấn đề về da như viêm da, phát ban, nổi mề đay, chàm và các loại dị ứng bất thường, xảy ra thường xuyên, dai dẳng không rõ lý do. Điều này là do KST tạo ra các độc tố và chất thải, làm tăng nồng độ các bạch cầu ái toan trong máu dẫn đến loét, chấn thương, sưng và nổi mẩn bất thường.

8. Đau cơ và khớp: Một số KST xâm nhập vào các cơ bắp, các khớp xương và mô mềm, là nguyên nhân gây ra đau cơ bắp và mô mềm. Thông thường có rất nhiều người nhầm tưởng rằng đây là bệnh viêm khớp, nhưng cho dù có phải là viêm khớp hay không, nếu bị đau chưa rõ nguyên nhân, hãy đặt một giả thiết là cơ thể bạn đã nhiễm ký sinh trùng để khẩn trương đi khám.


Hình 2

Tổ chức Y tế thế giới thử nghiệm vaccine phòng sốt rét ở châu Phi

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), 90% số ca sốt rét năm 2015 trên thế giới xảy ra ở châu Phi và 92% số ca tử vong chủ yếu là trẻ em tại đây. Do đó, TCYTTG đã quyết định đưa vaccine phòng chống sốt rét đầu tiên trên thế giới vào thử nghiệm tại 3 quốc gia Ghana, Kenya và Malawi. Bắt đầu từ năm 2018, trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 quốc gia này sẽ được tiêm chủng vaccine RTS, S/AS01 hay còn được gọi là Mosquirix. Đây là sản phẩm của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline, Vương quốc Anh. Vaccine RTS, S/AS01 tuy không mang hiệu quả phòng bệnh triệt để trong thử nghiệm lâm sàng nhưng vẫn được cấp phép thử nghiệm trên người và là vaccine chống sốt rét đầu tiên được các cơ quan chức năng cấp phép thử nghiệm với quy mô lớn. Vaccine tiêm chủng trẻ em trong nhóm tuổi từ 5 - 17 tháng tuổi được yêu cầu tiêm đủ 4 mũi để có tác dụng tốt nhất. Sau thử nghiệm thành công giai đoạn III được tiến hành ở châu Phi từ năm 2009 đến năm 2014, vaccine Mosquirix sẽ được giới thiệu trong chương trình phối hợp của TCYTTG tại các quốc gia có tỷ lệ người mắc sốt rét cao nhất là Ghana, Kenya và Malawi. TS. Matshidiso Moeti - Giám đốc Khu vực châu Phi của TCYTTG cho biết: “Kết quả thu được trong chương trình thử nghiệm vaccine sẽ giúp chúng tôi đưa ra quyết định về việc sử dụng rộng rãi loại vắc-xin này cùng với các biện pháp can thiệp phòng và điều trị sốt rét hiện tại sẽ giúp cứu được hàng nghìn mạng người châu Phi mỗi năm”. Chương trình dự kiến diễn ra từ năm 2018 đến năm 2020 và TCYTTG cam kết tài trợ 100% vốn cho giai đoạn đầu thử nghiệm.


Hình 3

Ngày 24/4, TCYTTG cho biết lần đầu tiên một loại vắcxin phòng sốt rét sẽ được thử nghiệm trên diện rộng với 360.000 trẻ em tại các quốc gia châu Phi. Bắt đầu từ năm 2018, trẻ em dưới 5 tuổi tại các quốc gia gồm Ghana, Kenya và Malawi sẽ được tiêm chủng vắcxin RTS,S hay còn được gọi là Mosquirix. Đây là sản phẩm được hãng dược phẩm GlaxoSmithKline (Anh) bào chế. Tuy không mang lại hiệu quả phòng bệnh triệt để trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng Mosquirix vẫn được cấp phép thử nghiệm trên người và cũng là loại vắcxin chống sốt rét đầu tiên được các cơ quan chức năng cấp phép thử nghiệm.

Trẻ em, đặc biệt là ở nhóm trẻ từ 5 đến 17 tháng tuổi, được yêu cầu tiêm đủ 4 mũi để có tác dụng tốt nhất.  Nếu thành công, việc tiêm phòng Mosquirix cùng với các biện pháp can thiệp phòng và trị sốt rét hiện tại sẽ giúp cứu được hàng nghìn mạng người châu Phi mỗi năm. Suốt 15 năm nỗ lực phòng và trị bệnh, số người thiệt mạng vì căn bệnh do muỗi gây ra này đã giảm thiểu 60% trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2015. Sở dĩ, Malawi, Kenya và Ghana được TCYTTG chọn thử nghiệm vì đây là các quốc gia có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất và cũng là các quốc gia có nhiều chương trình chống sốt rét hiệu quả. Các quốc gia này có thể tự quyết định các địa điểm thử nghiệm trong đó các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao được ưu tiên. Chương trình dự kiến diễn ra từ năm 2018 đến năm 2020. Hồi tháng 11/2016, TCYTTG đã cam kết tài trợ 100% vốn cho giai đoạn đầu thử nghiệm.

Giảm cân, tăng miễn dịch, diệt ký sinh trùng chỉ bằng thói quen nhai

Để giảm cân nhiều người ép bản thân giảm lượng ăn nhưng sau này "đâu lại về đó" - lại ăn uống như cũ. Luyện được thói quen này, ta sẽ không cần giảm cân kiểu "khổ sở" như vậy nữa. Nếu bạn vẫn thường ăn một bữa dưới 20 phút, chắc chắn sẽ luôn gặp vấn đề nhanh no, đầy bụng, khó tiêu, nhanh đói, thèm ăn, ăn nhiều, tăng cân... Về lâu dài, điều này phản ánh chất lượng sống của bạn đang tồi tệ đi, và sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Từ cuốn sách "Nhân tố Enzyme" của GS.BS sĩ nổi tiếng người Nhật Bản, Hiromi Shinya, nói về ích lợi to lớn của việc nhai kỹ với cơ thể.


Hình 4

Giáo sư Hiromi Shinya từng khiến thế giới kính nể vì là người đầu tiên thực hiện thành công cắt polyp đại tràng mà không cần phẫu thuật ổ bụng nạn nhân. Ông cũng đã khám chữa cho hơn 300.000 người trong suốt hơn 40 năm sự nghiệp, là một vị bác sĩ chủ trương chữa bệnh tổng thể, tự nhiên rất uy tín ở Nhật Bản. Các thức ăn thông thường được nhai kỹ sẽ tiêu hóa tốt hơn so với món cháo không được nhai. Tuy nhiên, lợi ích của việc nhai kỹ với cơ thể không chỉ dừng lại ở đấy. Lợi ích lớn nhất của thói quen này chính là giúp cơ thể tiết kiệm được enzyme diệu kỳ.

Khi ăn, mỗi lần tôi đều nhai 30 đến 50 lần. Như vậy, các loại thức ăn thông thường sẽ được nghiền nát hoàn toàn và sẽ tự trôi xuống cuống họng. Với các loại thức ăn cứng hay đồ khó tiêu, tôi sẽ nhai 70 đến 75 lần. Nguyên nhân là cơ thể con người hoạt động theo cơ chế càng nhai kỹ càng kích thích tiết nước bọt, đồng thời giúp thức ăn được trộn đều với dịch dạ dày và dịch mật, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Kích thước thức ăn mà thành ruột có thể hấp thu được là 15 micron. Với những thức ăn lớn hơn kích thước này sẽ không được hấp thu mà bị đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, nếu không nhai kỹ, dù bạn có ăn no mười phần thì cơ thể cũng chỉ hấp thu được ba phần mà thôi.


Hình 5

Khi nghe đến chuyện này, nhiều cô gái trẻ cho rằng: "nếu không hấp thu được thì không bị béo, thế chẳng phải tốt hơn sao". Tuy nhiên, vấn đề lại không đơn giản như vậy. Bởi những thức ăn không được tiêu hóa, hấp thu sẽ bị thối và lên men bất thường trong ruột. Khi thức ăn bị thối sẽ sinh ra các chất độc hại, và các chất độc này khiến cơ thể phải tiêu một lượng lớn enzyme để giải độc. Hơn nữa, các loại thức ăn dễ tiêu cũng sẽ biến thành khó tiêu, làm thay đổi tỷ lệ hấp thu của cơ thể. Do đó, dù bạn có thực hiện chế độ ăn cân đối thì cũng có khả năng bị thiếu chất. Đặc biệt, với các chất vi lượng, nguy cơ bị thiếu chất là rất cao.

Trong những năm gần đây, số lượng người bị béo phì do thừa calo song vẫn bị thiếu chất ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn không hợp lý và thói quen không nhai kỹ dẫn đến tiêu hóa kém.


Hình 6

Thực tế, việc nhai kỹ lại có hiệu quả trong việc giảm cân. Bởi nhai kỹ sẽ tốn thời gian nhiều hơn, khiến lượng đường huyết trong máu tăng lên trong khi ăn, gây ức chế cảm giác thèm ăn và tránh việc ăn quá nhiều. Bạn không cần phải ép bản thân giảm lượng ăn, chỉ cần nhai kỹ là bạn sẽ cảm thấy no bụng với một lượng thức ăn cần thiết cho bản thân. Một lợi ích nữa của việc nhai kỹ là có thể tiêu diệt các KST. Gần đây, người ta không còn phát hiện rau củ bị nhiễm khuẩn, nhưng trong các loại cá như cá ngừ, mực, cá sông vẫn chứa rất nhiều KST. Những loại KST này rất nhỏ, chỉ khoảng 4-5mm, nên nếu không nhai kỹ mà nuốt thẳng sẽ có nguy cơ bị nhiễm KST trong nội tạng. Tuy nhiên, nếu bạn nhai 50-70 lần, các KST này có thể bị giết chết ngay trong khoang miệng.

Khi biết lựa chọn thực phẩm tốt, bạn sẽ thấy cá tự nhiên sẽ tốt hơn cá nuôi và sẽ chọn loại rau không thuốc bảo vệ hay rau hữu cơ. Các loại thực phẩm tự nhiên này chắc chắn sẽ có nhiều sâu trùng bám trên đấy. Tuy nhiên, nếu bạn biết có thể ngăn chặn các tổn hại này bằng cách nhai kỹ, bạn sẽ không cần phải lo sợ về KST hay các loại khác. Có thể các bạn sẽ cho rằng khi nhai kỹ sẽ tiết nhiều nước bọt, đồng thời cũng tăng lượng enzym được tiết ra dẫn đến việc sử dụng cạn kiệt enzym trong cơ thể. Tuy nhiên, sự thực lại không phải như vậy. Bởi nhai kỹ thức ăn giúp lượng enzym tiêu tốn trong toàn bộ cơ thể sẽ ít hơn hẳn so với khi thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn đã bị tống vào dạ dày.


Hình 7

Thêm vào đó, việc nhai kỹ sẽ gây ức chế cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên, dẫn đến giảm lượng thức ăn do đó sẽ giảm lượng enzym dùng cho tiêu hóa, hấp thu. Như vậy, nhìn về mặt tổng thể, chúng ta còn tiết kiệm được enzym cho cơ thể. Giảm lượng enzym dùng cho tiêu hóa cũng đồng nghĩa với việc không làm tiêu hao lượng enzym diệu kỳ trong cơ thể, và tăng lượng enzym dùng để duy trì sự cân bằng nội môi trong cơ thể, ví dụ như giải độc, phục hồi sức khỏe, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Kết quả là sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng lên, giúp kéo dài tuổi thọ.

Ngoài ra, khi lượng ăn của bạn ít hơn, các thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn sẽ không phát sinh các chất độc do thức ăn thừa chưa tiêu hóa hết trong đường ruột gây ra. Chính vì vậy, cơ thể có thể tiết kiệm được một lượng enzyme dùng trong giải độc. Trong thực tế, những người theo phương pháp ăn uống Shinya, trong khoảng nửa năm, dạ dày, đường ruột của họ đều được cải thiện đáng kể, họ cũng giảm hẳn các triệu chứng xì hơi hay phân có mùi khó chịu. Từ xưa, con người đã lưu truyền những kinh nghiệm như "nhai kỹ khi ăn" hay "ăn no tám phần tốt cho cơ thể". Lợi ích lớn nhất của những phương pháp này chính là "ngăn ngừa việc tiêu hao enzyme trong cơ thể". Dù thực phẩm có tốt đến đâu, có nhiều dinh dưỡng thiết yếu đến mức nào, nhưng nếu hấp thu quá nhiều cũng sẽ gây ra những tổn hại cho sức khỏe. Điều quan trọng là phải biết "cân đối tốt" các loại "thực phẩm tốt" và "nhai kỹ" khi ăn. Nếu bạn có thể chú ý đến ba điều "tốt" này trong ăn uống, bạn có thể tiết kiệm các enzyme diệu kỳ trong cơ thể một cách đáng kể và có thể sống lâu hơn, vui vẻ hơn, khỏe mạnh hơn.

Cách loại bỏ ký sinh trùng trên rau sống – khả thi?

Rau sống giàu vitamin nhưng nếu không biết cách xử lý chúng cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Rau sống thường là các loại rau thơm gia vị như: xà lách, rau muống, cải xanh, rau đắng, cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…).  Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm KST. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh KST, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.


Hình 8

Các loại KST phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, amip gây bệnh. Thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy. Không những thế, các loại rau sống còn có nguy cơ chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán (giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan). Theo kết quả nghiên cứu 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm KST trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm KST vẫn còn ở mức 51,9-82,6%. Có những loại rau bị nhiễm KST 100% như rau xà lách xoong, cải xanh, rau cải cúc, rau má. Số còn lại như xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm KST 92,3%.

Các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy, mức độ nhiễm KST nói chung vẫn còn cao, không giảm được bao nhiêu. Sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm KST vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%. Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). KST amip, dạng bào nang, có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỷ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên 7 loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỷ lệ trung bình 11,5%.


Hình 9

Do vậy, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không đủ đảm bảo vệ sinh. Vì theo các nghiên cứu, trong môi trường nước muối loãng, thuốc tím không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, lượng hoá chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không đáng kể, nếu không rửa lại nhiều lần. Như vậy nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau, vẩy ráo trước khi ăn. Nhưng để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất không nên ăn rau sống mà nên chần qua.


Hình 10

Thêm một bệnh mới lây từ chó mèo: Nấm tổ o­ng do lây từ chó mèo

BVĐK Tuyên Quang đang điều trị cho hai bé trai 5 và 7 tuổi bị tổn thương vùng đầu, có ổ mủ gây đau, ngứa.Các bé lần lượt được gia đình đưa vào viện trong 2 ngày 20-21/4. Theo gia đình, trước khi nhập viện khoảng 2 tuần, các em chơi với chó và mèo bị ghẻ nấm. Sau đó, bé ngứa nhiều vùng đỉnh đầu, xuất hiện mụn mủ rồi đau, sưng to  thành một mảng tròn trên đầu. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh, Trưởng khoa Da Liễu, BVĐK Tuyên Quang cho biết, 2 bệnh nhi được chẩn đoán bị bệnh nấm tổ o­ng. Đây là bệnh ít gặp do lây từ động vật như chó, mèo. Mới đầu các mụn mủ xuất hiện ở một số chân tóc, sau đó lan dần ra xung quanh tạo thành một mảng lớn nổi cao thâm nhiễm. Bề mặt tổn thương gồ ghề, có nhiều vảy, nếu cạy vảy, tổn thương lỗ chỗ như tổ o­ng chứa nhiều mủ nên gọi là “tầng o­ng mật”, tóc rụng. Các bác sĩ đã chích rạch ổ áp xe cho hai bé, chấm thuốc sát khuẩn, uống thuốc kháng nấm toàn thân, kháng histamin chống ngứa, chống viêm, giảm sưng phù nề, vitamin nâng cao thể trạng. Gia đình cũng được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ để tránh lây nhiễm. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần vệ sinh sạch sẽ chó mèo, tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp (như ôm ấp, chơi đùa...) với con vật bị bệnh. Khi phát hiện trẻ có các mụn mủ lạ trên đầu, cần đưa đi khám để điều trị kịp thời.

Ngày 11/05/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích