Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 6 9 7 7
Số người đang truy cập
3 0 3
 Hoạt động hợp tác
Hợp tác quốc tế: nhiệm vụ trọng tâm hợp tác và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học

Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thuộc Bộ Y tế, có chức năng nghiên cứu khoa học và chỉ đạo phòng chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên.Trong đó, hợp tác quốc tế là một trong 6 nhiệm vụ chính của Viện vì vậy cần chú trọng tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực và trao đổi thông tin nhằm từng bước đưa Viện sánh ngang tầm các viện quốc gia và quốc tế.

Phòng Hợp tác Quốc tế trực thuộc Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn được thành lập theo Quyết định số 320/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 28/01/2008, có chức năng tham mưu giúp Viện trưởng Viện sốt rét KST-CT Quy Nhơn trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và bệnh do côn trùng truyền; đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành, biên-phiên dịch và dịch thuật Trang tin điện tử (Website), tài liệu chuyên môn và thực hiện công tác lễ tân ngoại giao của Viện theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện tại, nhân sự của Phòng Hợp tác quốc tế gồm những cán bộ có chuyên môn ngoại ngữ chịu trách nhiệm chung về những công việc chuyên môn, đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện, tham gia công tác lễ tân đối ngoại, biên phiên-dịch thuật và đăng tải tin bài lên trang web của Viện, tham gia thực hiện các chương trình/dự án hợp tác quốc tế và giảng dạy tiếng Anh cho các khóa kỹ thuật viên trung học cạnh Viện. Dựa trên các công việc đối ngoại đã được thực hiện trước đây, các cán bộ Phòng Hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ trong các lĩnh vực phiên dịch, dịch thuật các tài liệu, các dự án nghiên cứu hợp tác quốc tế giữa Viện với các đơn vị nghiên cứu nước ngoài theo các dự án. Với trình độ và khả năng hiện tại, Phòng Hợp tác quốc tế có đủ khả năng để tham gia trực tiếp vào các Chương trình/Dự án hợp tác quốc tế, giúp đội ngũ cán bộ khoa học của Viện trở thành các đối tác tin cậy với các đối tác quốc tế.

Trong vòng 5 năm qua (2012-2016), Viện đã chơn 40 đoàn cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của Viện đi công tác nước ngoài nhưÚc, Mỹ, Sri Lanka, Trung Quốc,Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,Indonesia, Philippines, Campuchia, CHDCND Lào, v.v... để tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, các khóa đào tạo kỹ thuật phòng chống sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền và tham quan học tập các các cơ sở nghiên cứu tại các quốc gia này nhằm tìm hiểu thông tin, học hỏi kinh nghiệm từ các nước về chuyên môn, kỹ thuật và khả năng kinh nghiệm quan hệ quốc tế.



Hình 1-2

Viện cũng đã tổ chức tiếp đón 33 đoàn chuyên gia của các nước và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát tiển châu Á (ADB), Dự án PCSR Việt Nam-Australia (VAMCP), Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV), Quỹ Toàn cầu PCSR (VGF), Dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artemisinin (RAI), Trường Đại học Ghent (Bỉ), Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford (OUCRU), Viện Sốt rét Quân đội Úc (AMI), Trung tâm Nghiên cứu Y học Hải quân Mỹ (NAMRU-2), Trung tâm Nghiên cứu y sinh học của ĐH Sassari (Ý) phối hợp với Trường ĐH Y dược Huế, Tổ chức Sáng kiến tiếp cận Y tế Clinton (CHAI), Đại học Paris 7 (Pháp), Hội đồng Dược điển Mỹ (US.USP), Đại học Uppsala (Thụy Điển), Đại học Evora (Bồ Đào Nha),… sang Việt Nam củng cố, mở rộng hợp tác nghiên cứu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong các lĩnh vực dịch tễ học, nghiên cứu dịch tễ sốt rét, phân vùng lưu hành nhiễm sán lá gan lớn Fasciola spp., điều tra trung gian truyền bệnh của một số loài sán lá, các kỹ thuật ứng dụng trong nghiên cứu và đào tạo như sinh hóa, huyết học, miễn dịch chẩn đoán (Immunodiagnosis), nuôi và giữ chủng muỗi, nuôi cấy KSTSR; chẩn đoán nhanh KSTSR (RDTs); sinh học phân tử chung (molecular biology) và các gen liên quan đến kháng thuốc, các kỹ thuật điện di enzyme, di truyền nhiễm sắc thể; các biện pháp truyền thông giáo dục và các phương pháp nghiên cứu xã hội học có hiệu quả để từ đó đề xuất hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo.

Tham gia tổ chức một số hội thảo, hội nghị quốc tế về Phòng chống sốt rét biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia (2016) hay tham gia tổ chức Hội thảo đào tạo về sinh học phân tử phân tích di truyền kháng thuốc do Plasmodium falciparum do các chuyên gia Mỹ, Thái Lan và Ý truyền tải (2017). Đồng thời, đơn vị hợp tác quốc tế còn hỗ trợ đàm phán, ký kết một số văn bản thuộc hợp tác quốc tế và các biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu giữa Viện với các đơn vị liên quan từ các nước.


Hình 3

Trong thời gian qua, Viện có hợp tác với trường Đại học Ghent (Bỉ) thực hiện dự án “Chẩn đoán các bệnh lây truyền từ động vật sang người và giun truyền qua đất ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên Việt Nam 2014-2015”. Dự án này nằm trong khuôn khổ Các Sáng kiến phương Nam (South Initiatives) do Hội đồng Liên trường Đại học vùng Flanders - Ủy ban Hợp tác Phát triển Đại học (VLIR-UOS), Vương quốc Bỉ tài trợ. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng các nhóm chuyên trách dịch tễ học, lâm sàng điều trị đã viết và xây dựng đề cương xin kinh phí cùng nhau thực hiện các đề tài và hoạt động chuyên môn phòng chống sốt rét của các Tổ chức hoặc dự án như WHO, RAI, ADB, AMI, NAMRU-2 tại la bô và thực địa bàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nhất là các điểm nóng, trọng điểm bệnh sốt rét và do ký sinh trùng.

Tất cả mọi thông tin đoàn chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Viện đều được các bên làm thủ tục báo cáo với các cơ quan chức năng Bộ Y tế và cơ quan địa phương trước khi đoàn đến và sau khi ra về. Viện thường xuyên cập nhật và đăng tải các thông tin chuyên ngành lên trang tin điện tử của Viện (http://www.impe-qn.org.vn) song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh với hơn 30 triệu lượt người truy cập. Qua đó đã giới thiệu hình ảnh, cơ cấu tổ chức, chức năng của Viện cũng như vai trò của Viện trong phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng và bệnh do vector truyền tại 15 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nơi chiếm hơn 70%% số ca tử vong và hơn 40% số ca mắc sốt rét của cả nước, đồng thời cũng là nơi có tình hình nhiễm bệnh ký sinh trùng giun sán cao so với cả nước.

Những thông tin đối ngoại trên không chỉ cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giúp cộng đồng nâng cao ý thức tự phòng chống bệnh, mà còn tạo tiền đề phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.


Hình 4

Hàng năm, Viện đều lập kế hoạch HTQT với các mục tiêu cụ thể, bao gồm kế hoạch hợp tác với các tổ chức nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm, kế hoạch đoàn ra đoàn vào, đào tạo nâng cao năng lực, v.v… gửi các khoa/phòng thuộc Viện triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Viện cũng thực hiện báo cáo công tác HTQT hàng năm của Đơn vị gửi Bộ Y tế và Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định (báo cáo tình hình hợp tác Phi chính phủ nước ngoài, báo cáo công tác đối ngoại 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm).

Chương trình Hợp tác Y tế giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (2016-2017

Cơ quan đối tác, hỗ trợ, hay tài trợ chuyên môn kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với loại hình hợp tác: ODA không hoàn lại (hỗ trợ kỹ thuật). Các hoạt động đã thực hiện như Lễ phát động Ngày Sốt rét Thế giới năm 2016 và 2017 tại Khánh Hòa và Kon Tum. Đánh giá vai trò của PCR lồng trong xác định nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở người mang mầm bệnh không triệu chứng trong tiến trình tiến tới loại trừ sốt rét ở Việt Nam (20/5-14/10/2016). Khảo sát hành vi tìm kiếm cơ sở điều trị sốt rét ở đối tượng dân di biến động tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên (26/5-28/10/2016). Tổ chức Hội thảo Giám sát phòng chống và Loại trừ sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2016 (ngày 28/7/2016).

Tổ chức Hội thảo liên ngành về PCSR tại Đăk Lăk 2016 (29/8-30/11/2016); Đánh giá phương thức kê đơn của nhân viên y tế và sự tuân thủ điều trị của BNSR với phác đồ primaquine trong điều trị sốt rét do Plasmodium vivax tại một số tỉnh miền Trung-Tây Nguyên năm 2016 (15/6-31/12/2016); Nghiên cứu thí điểm vai trò của y tế tư nhân trong quản lý và báo cáo ca bệnh sốt rét tại Gia Lai và Đăk Lăk (04/7-31/12/2017); Bệnh sốt rét và vẽ bản đồ di cư tự do tại Đăk Nông (18/7-31/12/2016); Giám sát tính nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hoá chất diệt côn trùng tại Khánh Hòa và Quảng Nam (01/8-20/12/2016).


Hình 6

Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng Mê Kông giai đoạn 2. Đây là cơ quan đối tác/hỗ trợ/tài trợ kỹ thuật Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với loại hình hỗ trợ/hợp tác. Dự án đã hỗ trợ thực hiện nhiều hoạt động thiết thực trong chiến lược tiến tới Loại trừ sốt rét tại Việt Nam, gồm có Đào tạo cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát sốt rét; Giám sát của tuyến trung ương đối với TTYT các tuyến tỉnh, huyện, xã (tại 2 tỉnh Dự án); Hỗ trợ kinh phí giám sát, phát hiện và điều trị ca bệnh tại cộng đồng; Tổ chức Hội thảo PCSR khu vực biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia cho 4 tỉnh Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum; Tổ chức Hội thảo PCSR khu vực biên giới Việt Nam-Lào cho 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; Tham dự Hội thảo Diễn đàn khu vực về khung kế hoạch hành động loại trừ sốt rét tại SiemReap, Campuchia


Hình 7

Dự án Quỹ toàn cầu và Sáng kiến Ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artemisinin (RAI)

Đây là một đối tác/hỗ trợ/tài trợ kỹ thuật: Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét. Các hoạt động đã thực hiện như Đào tạo; Giám sát dịch tễ; Nghiên cứu tình hình ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc do P. falciparumP. vivax;Tăng cường hoạt động phát hiện ca bệnh chủ động tại cộng đồng;Kiểm tra giám sát việc mua bán, sử dụng thuốc Artemisinin và dẫn xuất đơn chất đường uống ở các cơ sở y tế tư nhân; theo dõi muỗi kháng hóa chất.

Hiện tại, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã, đang và sẽ tiếp tục tìm kiếm các đối tác quốc tế để đầu tư nghiên cứu về KSTSR kháng thuốc, phòng chống các bệnh ký sinh trùng và các bệnh do véc tơ truyền; cử cán bộ đi đào tạo dài hạn (tiến sĩ, thạc sĩ) và ngắn hạn (diploma, hội nghị, hội thảo đào tạo/ tập huấn); mở rộng các thông tin truyền thông đối ngoại trên cổng thông tin điện tử và mời chuyên gia nước ngoài đến hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực chuyên ngành theo mô hình Viện - Trường trên cơ sở hạ tầng đào tạo và điều trị mà cũng như kinh nghiệm của Viện từ lâu vốn thực hiện;

Về nghiên cứu khoa học, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện, đề cương dự án, chương trình hợp tác với nước ngoài trong năm 2017, cụ thể:Chương trình Hợp tác Y tế giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về giám sát và đánh giá hiệu lực thuốc điều trị sốt rét artesunate tại các tỉnh có nguy cơ kháng thuốc; nâng cao khả năng tiếp cận các biện pháp phòng chống sốt rét ở đối tượng dân di biến động thông qua việc thiết lập các điểm sốt rét tại thực địa;Dự án “Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông-Giai đoạn 2” do Ngân hành Phát triển châu Á tài trợ về đào tạo cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát sốt rét; hỗ trợ kinh phí giám sát, phát hiện và điều trị ca bệnh tại cộng đồng; tổ chức Hội thảo hàng năm giữa các tỉnh có chung biên giới về phòng chống sốt rét;Dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artemisinin (RAI) về loại trừ ký sinh trùng sốt rét P. falciparum ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và ngăn ngừa sự xuất hiện và lan rộng của ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin;Dự án Quỹ Toàn cầu PCSR (VGFMalaria) về các hoạt động giám sát công tác chuyên môn, giám sát dịch tễ, côn trùng và tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện 14 tỉnh dự án thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên về kiến thức và kỹ năng xét nghiệm, quản lý dịch tễ sốt rét;


Hình 8

Hợp tác với Viện Sốt rét Quân đội Úc về xây dựng đề cương nghiên cứu các chỉ điểm kháng thuốc do KSTSR kháng thuốc tại Việt Nam và đào tạo cho các cán bộ Viện các kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử đánh giá kháng thuốc tại Viện vào tháng 6/2017.Ngoài ra, Viện cũng thông qua Vụ Hợp tác Quốc tế là kênh đối ngoại trực tiếp của Bộ Y tế với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài trong việc giúp đỡ Viện có điều kiện trực tiếp thực hiện dự án với nước ngoài trong các lĩnh vực chuyên sâu như: sinh học phân tử, nuôi cấy ký sinh trùng, sinh hoá, huyết học, lâm sàng và điều trị, nghiên cứu các mô hình phòng chống bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, các bệnh ký sinh trùng mới nổi như sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn, giun đũa chó, giun xoắn, giun lươn, giun đầu gai, …hay các bệnh liên quan đến đơn bào (protozoan parasite) và động vật chân khớp Demodex spp.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Hợp tác quốc tế trong một đơn vị là Viện chuyên ngành y học, Viện đã nhận được các thuận lợi: Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã được Bộ Y tế và các cơ quan địa phương (UBND tỉnh và Sở Ngoại vụ, công an PA83, PA72) tạo điều kiện thuận lợi trong các vấn đề liên quan tới công tác hợp tác quốc tế (HTQT);Các khoa, phòng chức năng trong Viện đã có mối quan hệ tốt và hoạt động nhịp nhàng với các đơn vị là đối tác nước ngoài, mang lại hiệu quả thiết thực trong các đề tài, dự án và chương trình, tạo niềm tin ở phía bạn; Các đơn vị hữu quan trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phòng PA83, PA61-Công an tỉnh Bình Định) cũng tạo điều kiện giúp đỡ phòng trong công tác báo cáo tình hình tiếp đón và làm việc của các đoàn, chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Viện; qua đó có những góp ý kịp thời để giúp công tác đối ngoại của Viện được tốt hơn; Cán bộ của Viện có nhiều năm kinh nghiệm trong các công tác NCKH, trình độ ngoại ngữ tốt, giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các thủ tục đoàn ra, đoàn vào, tham gia xây dựng đề cương dự án, chương trình hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu và phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh KST và côn trùng truyền; Những năm qua, được sự giúp đỡ của Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Y tế), những cán bộ Viện được cử đi dự các hội nghị, các khoá đào tạo ở trong nước về vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế, các kỹ năng đàm phán trong hợp tác quốc tế; cũng như ở nước ngoài để trau dồi hơn nữa những kinh nghiệm, kỹ năng làm việc với các đối tác là các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.



Hình 9

Trong thời gian đến, Viện sẽ cần có chủ trương, chính sách nhất quán và thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho Viện được chủ động các hoạt động hợp tác quốc tế. Viện cố gắng trực tiếp thực hiện các chương trình, dự án hợp tác với đối tác nước ngoài mà không qua quản lý từ phía cơ quan chủ quản để cho các hoạt động hợp tác được diễn ra một cách nhanh chóng và chủ động hơn. Cơ quan chủ quản chỉ giám sát về mặt hành chính và các thủ tục cần thiết. Tranh thủ sự quan tâm của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiếp tục quan tâm giúp Viện tiếp cận, vận động nguồn viện trợ từ các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tiềm năng trên lĩnh vực phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền; đồng thời quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để Viện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao và phát triển toàn diện về hợp tác quốc tế trong phạm vi chuyên ngành. Bên cạnh đó, Viện sẽ chủ động hợp tác với các trường, viện và đơn vị nghiên cứu quốc tế nhằm phát huy công tác hợp tác, đối ngoại gắn liền với nghiên cứu khoa học, làm thế nào nhiều ấn bản quốc tế được đăng tải trên các tạp chí y sinh học có uy tín, phát huy chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn nghiên cứu kỹ thuật cao khi hợp tác với các đối tác.

 

Ngày 06/06/2017
CN. Huỳnh Thị An Khang & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích