Thách thức trong kiểm soát sốt rét di biến động ở Tiểu vùng sông Mê Kông
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cuộc chiến sốt rét toàn cầu trong vòng 5 năm gần đây (2010-2015) mang nhiều tín hiệu khả quan nhưng một trong những trở ngại lớn nhất trên lộ trình “loại trừ sốt rét” (malaria elimination) vẫn là kiểm soát sốt rét ở các nhóm dân di cư và di biến động (MMP), đặc biệt là ở Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Khó kiểm soát sốt rét ở dân di cư và dân di biến động ở GMS Theo Báo cáo sốt rét mới nhất của WHO phát hành tháng 12/2016, trên thế giới có 212 triệu ca sốt rét và 429.000 trường hợp tử vong do sốt rét trong năm 2015.Trong giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ sốt rét hiện mắc trong quần thể nguy cơ giảm 21% trên toàn cầu (malaria incidence among populations at risk fell by 21% globally); cùng giai đoạn này, tỷ lệ tử vong do sốt rét trong quần thể nguy cơ giảm 29% (malaria mortality rates among populations at risk decreased by 29%); WHO ước tính khoảng 6,8 triệu ca tử vong do sốt rét đã được ngăn chặn trên toàn cầu từ năm 2001. Tuy nhiên, khu vực châu Phi của WHO tiếp tục có tỷ lệ gánh nặng sốt rét toàn cầu cao hơn một cách không cân xứng (disproportionately high share of the global malaria burden). Vào năm 2015, khu vực này có tới 90% số ca sốt rét và 92% số ca tử vong do sốt rét, khoảng 13 quốc gia chủ yếu ở vùng cận Sahara châu Phi chiếm 76% số ca sốt rét và 75% số ca tử vong do sốt rét trên toàn cầu. Ở những vùng có lan truyền sốt rét cao, đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị nhiễm trùng, ốm đau và tử vong, hơn 2/3 (70%) số ca tử vong do sốt rét xảy ra ở nhóm tuổi này. Mặc dù giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ tử vong sốt rét ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm 29% trên toàn cầu nhưng sốt rét vẫn là “sát thủ chính”(major killer) trẻ em dưới 5 tuổi, cứ mỗi 2 phút lại có 1 đứa trẻ ở lứa tuổi này bị chết vì sốt rét. Theo báo cáo của WHO, các khu vực có gánh nặng sốt rét cao trên toàn cầu được phân bố chủ yếu ở khu vực châu Phi của WHO (90%), tiếp theo là khu vực Đông Nam châu Á (7%) và Đông Địa Trung Hải (2%). Khu vực Đông Nam châu Á (SEARO) của WHO, mặc dù gánh nặng sốt rét chỉ chiếm 7% số ca mắc toàn cầu nhưng nguy cơ sốt rét chủ yếu lại do sốt rét ở dân di cư và di biến động (MMP) khó kiểm soát ở Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Dân di cư tự do và di biến động (MMP) đang là vấn nạn toàn cầu Di biến động dân cư và sốt rétTheoTổ chức di cư quốc tế (IOM), quần thể dân di cư và di biến động gọi chung là dân di biến động (mobile and migrant populations_MMP) khó kiểm soát sốt rét vì các biện pháp can thiệp sốt rét hiệu quả cho các khu vực dân cư cố định nhưng lại không có ý nghĩa bảo vệ cho MMP. Trong bối cảnh sốt rét vẫn tiếp tục là mối đe dọa sức khoẻ cộng đồng thế giới, phá vỡ tiến bộ của mục tiêu phát triển (SDGs) ở nhiều quốc gia mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc giảm số ca mắc sốt rét và số tử vong sốt rét toàn cầu, theo đó MMP là một trong những thách thức lớn tiến đến loại trừ sốt rét. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, một số lượng chưa từng có người dân di chuyển đa hướng (move through multi-directional), theo mùa hoặc xoay vòng trong và ngoài biên giới (seasonal or circular pathways within and across borders). Các yếu tố khác bao gồm các cơ hội tốt hơn, đô thị hoá nhanh chóng, sự gia tăng các thành phố lớn và sự thay đổi bắt buộc do xung đột vũ trang hoặc biến đổi khí hậu bao gồm thiên tai trong số những vấn đề khác. Các báo cáo gần đây của IOM cho thấy có 232 triệu người di cư quốc tế (international migrants) và 740 triệu người di cư trong nước (internal migrants), 50% trong số đó là phụ nữ nhóm tuổi sinh đẻ (women in the reproductive age group). Tình trạng di biến động dân từ các khu vực có khả năng lan truyền sốt rét cao có thể đưa các ca bệnh nhập khẩu (imported cases) vào các vùng lan truyền sốt rét thấp hoặc không còn sốt rét (low-transmission or malaria-free zones). MMP xuyên biên giới và dân di cư nội địa (internally displaced populations_IDPs) là những nhóm dễ bị tổn thương chủ yếu có thể bị ảnh hưởng bởi sốt rét do không thể hoặc hạn chế tiếp cận phòng chống sốt rét, nhạy cảm về văn hoá và sắc tộc; thiếu sự hỗ trợ y tế tại điểm xuất phát, đi lại và quá cảnh, tại điểm đến và khi quay trở về nhà. Các nỗ lực chung của cả ngành y tế và phi y tế như giao thông vận tải, giáo dục, dịch vụ xã hội, nhập cư, khu vực tư nhân rất quan trọng làm giảm gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các can thiệp chính trong cuộc chiến sốt rét phải tăng cường các nỗ lực giám sát sức khoẻ của người di cư (monitor migrants’ health), thu thập dữ liệu tổng hợp về sốt rét và di biến động dân số (gather disaggregated data on malaria and population movements), hỗ trợ và thực hiện các biện pháp tiếp cận có bằng chứng (support and implement evidence-informed advocacy), kế hoạch cải thiện các hệ thống y tế quốc gia và khu vực (programmatic approaches to improve inclusive national and regional health systems) bao gồm nguy cơ tiếp xúc với các thuốc không đạt chuẩn (sub-standard drugs) có thể làmxuất hiện kháng thuốc mới, đồng thời cần phải tích cực tham gia vào các cộng đồng này để củng cố việc phát triển chính sách đa ngành và huy động nguồn lực (multi-sector policy development and resource mobilization) cho MMP. Các nhóm dân di biến động thường tập trung ở các vùng sâu, vùng xa ngoài sự kiểm soát của chính quyền và y tế địa phương nên không thể hoặc hạn chế tiếp cận phòng chống sốt rétThách thức kiểm soát sốt rét MMP tại GMSTiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) gồm 6 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Theo WHO, trong 3 năm qua GMS đã có sự giảm mạnh số ca mắc sốt rét và tử vong do sốt rét, cụ thể cả 6 quốc gia ở tiểu vùng này tỷ lệ mắc sốt rét giảm khoảng 54% trong giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ tử vong do sốt rét giảm 84% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu này sự nổi lên của sốt rét kháng thuốc ở nhiều quốc gia trong tiểu vùng nhất là ở các khu vực biên giới đòi hỏi một sự thay đổichiến lược để loại trừ hoàn toàn sốt rét hoặc "chấm dứt hoàn toàn sốt rét" (end malaria for good) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cùng với đó, dân di cư và di biến động (MMPs) được cho là dễ bị phơi nhiễm sốt rét bởi nhiều lý do trong khi GMS với tổng số 300 triệu người có khoảng 4 triệu dân di biến động qua biên giới chủ yếu ở Thái Lan, nhiều người khác di biến động nội địa để tìm kiếm công việc. Tình trạng dễ bị tổn thương của MMPs liên quan đến một thực tế là họ thường sống và làm việc trong các môi trường liên quan đến lâm nghiệp, nông nghiệp hoặc xây dựng ở vùng nông thôn xa xôi, nơi hiện diện muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét.Ngoài ra, do tình trạng di biến động không hợp pháp và tách khỏi các dịch vụ y tế công cộng nên MMPs ít nhận thức được tình hình bệnh sốt rét và ít tiếp cận các dịch vụ y tế địa phương nơi đến hơn các cộng đồng sở tại; khả năng miễn dịch sinh học (biological immunity) của MMP cũng thấp hơn nếu họ đến từ những vùng không có rừng mà không có sốt rét (non-forest areas where there is no malaria); họ thường sống trong những lán trại tạm bợ với một số lượng ít ỏi lưới chống muỗi hoặc màn ngủ (mosquito screens or bed nets). Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở các khu vực biên giới thuộc GMS cũng nhậy cảm với sốt rét Sự phát triển dân số nhanh chóng cùng với các nhóm dân di động ngày càng gia tăng, GMS đang gặp nhiều thách thức trong phòng chống sốt rét cũng như kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trong và ngoài biên giới.Thực tế, số người từ khu vực Đông Á và Thái Bình Dương di cư sống ở ngoài nước xuất xứ đã tăng gần 60% trong vòng 14 năm qua (2000-2013), IOM cho rằng do sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các quốc gia trong khu vực sự di biến động trong cộng đồng thậm chí còn cao hơn. Theo WHO, di biến động dân số là một thách thức lớn với loại trừ sốt rét ở GMS đòi hỏi tiếp cận liên ngành (inter-sectoral approach), sự mở rộng về phạm vi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng với các chất dẫn xuất artemisinin ở GMS là mối quan tâm y tế công cộng khẩn cấp (urgent public health concern) gây quan ngại toàn cầu, đồng thời là mốinguy cơ lớn làm gián đoạn lan truyền sốt rét trong GMS trên lộ trình loại trừ sốt rét mà theo đó giám sát MMPs được xem như một can thiệp nhắm mục tiêu ngăn chặn sự lan truyền bệnh sốt rét cho toàn bộ các nhóm dân di biến động trong tiểu vùng này. Một trong những khu trại tập trung dân di cư ở biên giới GMSEdited by: Deyer Gopinath (gopinathd@who.int), Zai-Xing Zhang (zhangz@who.int),Các giải pháp chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét của WHO Để lấp những khoảng trống dự phòng sốt rét kể cả thách thức trong kiểm soát sốt rét cho các nhóm dân di biến động, WHO tiếp tục duy trì các biện pháp cho cả phòng chống và loại trừ sốt rét mang tính chiến lược bao gôm: - Thuốc chống sốt rét (antimalarial drugs) có thể được sử dụng để dự phòng sốt rét, đối với du khách sốt rét có thể được ngăn chặn qua điều trị dự phòng làm ngăn chặn giai đoạn phát triển trong máu (blood stage) của ký sinh trùng sốt rét do đó ngăn ngừa bệnh sốt rét; đối với phụ nữ mang thai sống ở các vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng, WHO khuyến cáo điều trị dự phòng không thường xuyên (intermittent preventive treatment) bằng sulfadoxine-pyrimethamine, tại mỗi lần khám thai định kỳ sau khi bắt đầu tam cá nguyệt đầu (first trimester). Tương tự như vậy, đối với trẻ sơ sinh vùng lan truyền sốt rét cao ở châu Phi nên dùng 3 liều điều trị dự phòng cách quãng (intermittent preventive treatment) với sulfadoxine-pyrimethamine được cung cấp cùng thời điểm với tiêm chủng định kỳ (alongside routine vaccinations).Trong năm 2012, WHO đã khuyến cáo sử dụng biện pháp hóa trị liệu dự phòng sốt rét theo mùa (SMC) như một chiến lược dự phòng sốt rét bổ sung cho các khu vực thuộc tiểu vùng Sahel của châu Phi bao gồm quản lý uống thuốc dự phòng hàng tháng của amodiaquine cùng với sulfadoxine-pyrimethamine cho tất cả trẻ em dưới 5 tuổi trong mùa truyền bệnh sốt rét cao. Mặc dù có sự kháng của P.falciparum với artemisinine ở GMS nhưng trị liệu phối hợp ACTs vẫn là giải pháp điều trị sốt rét tốt nhất hiện nay - Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sốt rét làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và ngăn ngừa tử vong do sốt rét, đồng thời góp phần làm giảm lan truyền sốt rét. Theo đó, điều trị sốt rét tốt nhất hiện nay nhất là với sốt rét do P. falciparum là trị liệu phối hợp dựa vào artemisinin (ACTs).WHO khuyến cáo tất cả các ca nghi ngờ sốt rét được xác định (cases of suspected malaria be confirmed) bằng các xét nghiệm chẩn đoán ký sinh trùng dựa vào kính hiển vi (either microscopy) hoặc thử nghiệm chẩn đoán nhanh (rapid diagnostic test_RDTs) trước khi điều trị. Kết quả xác định ký sinh trùng sốt rét có thể có trong vòng 30 phút hoặc sớm hơn, việc điều trị dựa trên triệu chứng lâm sàng chỉ nên được cân nhắc khi không thể chẩn đoán ký sinh trùng, các khuyến cáo chi tiết hơn có trong "Hướng dẫn điều trị sốt rét của WHO" (WHO Guidelines for the treatment of malaria) ấn bản lần thứ ba phát hành vào tháng 4/2015. WHO quan ngại kháng thuốc artemisinine ở GMS sẽ lan rộng toàn cầu - Kháng thuốc chống sốt rét (antimalarial drug resistance) là một vấn đề thường xuyên cần giải quyết, đặc biệt là sự kháng thuốc của P.falciparum đối với các thế hệ thuốc trước đó như chloroquine và sulfadoxine-pyrimethamine (SP) đã trở nên phổ biến trong những năm 1950 và 1960, phá hoại nỗ lực kiểm soát sốt rét và đe dọa tính mạng của trẻ em nhỏ.WHO khuyến cáo việc theo dõi thường xuyên tình trạng kháng sốt rét và hỗ trợ các quốc gia tăng cường nỗ lực của họ trong lĩnh vực quan trọng này.ACTs bao gồm cả artemisinin và thuốc đối tác (partner drug), những năm gần đây ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin đã được phát hiện ở 5 quốc gia GMS bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Các nghiên cứu xác nhậnkháng artemisinin nổi lên độc lập ở nhiều vùng của tiểu vùng này, vào 2013 WHO đưa ERAR vào thực hiện ở GMS-một kế hoạch tấn công đỉnh cao nhằm kiềm chế sự lây lan của ký sinh trùng kháng thuốc và cung cấp các công cụ cứu mạng sống (life-saving tools) cho tất cả các quần thể có nguy cơ sốt rét nhưng ngay cả khi các hoạt động này đang được tiến hành thì các vùng kháng mới lại tiếp tục nổi lên ở một số vùng địa lý mới của tiểu vùng; đồng thời có một số báo cáo về sự gia tăng sức đề kháng đối với thuốc đối tác ACTs do vậy một cách tiếp cận mới là cần thiết để theo kịp với bối cảnh sốt rét kháng thuốc ngày càng thay đổi.Từ đó, Ủy ban cố vấn về chính sách sốt rét (Malaria Policy Advisory Committee) của WHO vào tháng 9/2014 đã đề nghị chấp nhận mục tiêu loại trừ sốt rét P. falciparum trong GMS đến năm 2030. WHO đưa ra “Chiến lược loại trừ sốt rét ở GMS” (Strategy for Malaria Elimination in the Greater Mekong Subregion) 2015-2030 tại Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) vào tháng 5/2015, được tất cả các nước trong tiểu vùng đồng thuận tiến hành. Với hướng dẫn kỹ thuật của WHO, tất cả các nước GMS đã xây dựng kế hoạch loại trừ sốt rét quốc gia, cùng các đối tác WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các nỗ lực loại trừ sốt rét các quốc gia thông qua một sáng kiến mới sẽ thay thế cho đề án ERAR trước đây. 65% số tử vong sốt rét tập trung ở khu vực biên giới Thailand-Cambodia trong năm 2011 - Giám sát (Surveillance) đòi hỏi phải theo dõi bệnh, đáp ứng theo chương trình và thực hiện hành động dựa trên dữ liệu thu thập được nhưng hiện nay nhiều nước có gánh nặng sốt rét cao hệ thống giám sát (surveillance systems) yếu và không đủ khả năng đánh giá sự phân bố và xu thế dịch bệnh làm việc tối ưu hóa đáp ứng (optimize responses) và đáp ứng dịch bệnh (respond to outbreaks) trở nên khó khăn.Giám sát hiệu quả là cần thiết ở tất cả các điểm trên lộ trình loại trừ sốt rét và chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu (GTS) 2016-2030 khuyến cáo các quốc gia chuyển đổi sự giám sát thành một can thiệp chính vì giám sát sốt rét mạnh cho phép các chương trình tối ưu hóa hoạt động bằng các chủ trương đầu tư từ nguồn trong nước và quốc tế, tương xứng với gánh nặng sốt rét ở một quốc gia hoặc khu vực địa lý (advocate for investment from domestic and international sources, commensurate with the malaria disease burden in a country or subnational area); phân bổ các nguồn lực cho những quần thể có nhu cầu nhất và những can thiệp có hiệu quả nhất để đạt được tác động lớn nhất đến sức khoẻ cộng đồng (allocate resources to populations most in need and to interventions that are most effective, in order to achieve the greatest possible public health impact); đánh giá thường xuyên để xem kế hoạch có tiến triển như mong đợi hay không để điều chỉnh quy mô hoặc kết hợp các biện pháp can thiệp phù hợp (assess regularly whether plans are progressing as expected or whether adjustments in the scale or combination of interventions are required); tính toán tác động của kinh phí tiếp nhận cho phép cộng đồng, đại diện được chọn và các nhà tài trợ xác định liệu họ có được giá trị đồng tiền hay không (account for the impact of funding received and enable the public, their elected representatives and donors to determine if they are obtaining value for money); đánh giá xem các mục tiêu chương trình đã được đáp ứng và tìm hiểu những gì hoạt động để có thể thiết lập các chương trình hiệu quả và hiệu quả hơn (evaluate whether programme objectives have been met and learn what works so that more efficient and effective programmes can be designed). Các hệ thống giám sát sốt rét mạnh là cần thiết để giúp đáp ứng sốt rét kịp thời và hiệu quả trong các vùng sốt rét lưu hành ngăn ngừa sự bộc phát và tái phá, để theo dõi sự tiến triển và các chính phủ cũng như cộng đồng sốt rét toàn cầu có trách nhiệm giải trình. Đểtiến hành thí điểm ở 3 quốc gia châu Phi vào năm 2018, trước đó vaccine sốt rét RTS,S phải trải qua quá trình thử nghiệm nghiên cứu chặt chẽ rất nhiều năm - Vaccine chống sốt rét RTS,S/AS01 (RTS, S) còn gọi Mosquirix là một loại vaccine tiêm chủng cung cấp một phần bảo vệ chống sốt rét ở trẻ em nhỏ đang được đánh giá ở châu Phi vùng cận Sahara như một công cụ kiểm soát sốt rét bổ sung mà không thay thế gói chính của các biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị sốt rét theo khuyến cáo của WHO.Vào tháng 7/2015, vaccine này đã nhận được ý kiến tích cực của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (European Medicines Agency) là một cơ quan quản lý thuốc nghiêm ngặt; vào tháng 10/2015 hai nhóm tư vấn của WHO đã khuyến cáo triển khai thử nghiệm RTS,S/AS01 ở một số nước châu Phi hạn chế, WHO đã thông qua các khuyến nghị này và ủng hộ mạnh mẽ sự cần thiết tiến hành chương trình thí điểm như bước tiếp theo của vaccine sốt rét đầu tiên trên thế giới; vào tháng 11/2016, WHO tuyên bố vaccine RTS,S sẽ được đưa ra trong các dự án thí điểm ở 3 quốc gia ở vùng cận Sahara châu Phi. Việc cấp vốn hiện đang được đảm bảo cho giai đoạn đầu của chương trình và tiêm chủng vaccine sẽ bắt đầu từ năm 2018, những dự án thí điểm này có thể mở đường cho việc triển khai rộng rãi hơn vắcxin nếu an toàn và hiệu quả được coi là chấp nhận được. Mục tiêu chiến lược loại trừ sốt rét của WHO tại GMS tham vọng nhưng klhả thi - Đáp ứng của WHO (WHO response): GTS của WHO về sốt rét giai đoạn 2016-2030 được WHA thông qua vào tháng 5/2015 cung cấp một khung kỹ thuật cho tất cả các quốc gia có sốt rét lưu hành. nhằm hướng dẫn và hỗ trợ các chương trình khu vực và quốc gia khi họ làm việc để kiểm soát và loại bỏ sốt rét.Chiến lược này đặt ra các mục tiêu toàn cầu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được bao gồm giảm tỷ lệ mắc sốt rét ít nhất 90% vào năm 2030 (reducing malaria case incidence by at least 90% by 2030); giảm tỷ lệ tử vong sốt rét ít nhất 90% vào năm 2030 (reducing malaria mortality rates by at least 90% by 2030); loại trừ sốt rét ở ít nhất 35 quốc gia vào năm 2030 (eliminating malaria in at least 35 countries by 2030); ngăn chặn sự phục hồi sốt rét ở tất cả các nước không có sốt rét (preventing a resurgence of malaria in all countries that are malaria-free).Chiến lược này là kết quả của quá trình tư vấn kéo dài 2 năm với sự tham gia của hơn 400 chuyên gia kỹ thuật từ 70 quốc gia thành viên dựa trên 3 trụ cột chính (key pillars) bao gồm (i) đảm bảo tiếp cận phổ cập dự phòng, chẩn đoán và điều trị sốt rét (ensuring universal access to malaria prevention, diagnosis and treatment); đẩy nhanh tiến trình loại trừ và đạt được tình trạng không còn ca bệnh sốt rét (accelerating efforts towards elimination and attainment of malaria-free status); chuyển đổi giám sát sốt rét thành một can thiệp cốt lõi (transforming malaria surveillance into a core intervention).Chương trình sốt rét toàn cầu (GMP) điều phối các nỗ lực toàn cầu của WHO trong kiểm soát và loại trừ bệnh sốt rét bằng cách thiết lập, truyền thông và thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn, chính sách, chiến lược kỹ thuật và hướng dẫn dựa vào bằng chứng (evidence-based norms, standards, policies, technical strategies, and guidelines); giữ điểm độc lập về tiến bộ toàn cầu (keeping independent score of global progress); xây dựng các phương pháp để tăng cường năng lực, tăng cường hệ thống và giám sát; xác định các mối đe dọa đối với việc kiểm soát và loại trừ sốt rét cũng như các phạm vi hoạt động mới.GMP được Ủy ban cố vấn chính sách sốt rét (MPAC) gồm 15 chuyên gia về sốt rét trên toàn cầu tổ chức họp hai lần một năm, cung cấp tư vấn độc lập cho WHO để xây dựng các khuyến nghị về chính sách, cung cấp tư vấn chiến lược và hỗ trợ kỹ thuật và mở rộng tới tất cả các khía cạnh kiểm soát và loại trừ sốt rét như một phần của quá trình xây dựng chính sách minh bạch, đáp ứng và đáng tin cậy. Kiểm soát các nhóm dân di biến động (MMPs) bằng định vị toàn cầu (GIS) Làm thế nào để kiểm soát sốt rét ở các nhóm dân di biến động Mặc dù các giải pháp chiến lược toàn cầu của WHOđã được kiểm chứng mang lại thành công trong chương trình phòng chống sốt rét các quốc gia như màn tẩm hóa chất diệt côn trùng (ITNs), màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (LLINs) và phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi trong nhà (IRS); trị liệu phối hợp sốt rét kháng thuốc dựa vào Artemisinine (ACTs), điều trị dự phòng theo thai kỳ ở phụ nữ mang thai (IPTp), điều trị dự phòng cách quãng cho trẻ sơ sinh (IPTi), hóa dự phòng thaeo mùa (SMC) nhưng không phải biện pháp nào cũng có thể ứng dụng vào MMPs, nhất là các quốc gia GMS không chỉ đối mặt với tình hình sốt rét kháng thuốc mà cả muỗi kháng với hóa chất diệt côn trùng. Trong khi nỗ lực loại trừ sốt rét cần tập trung vào tất cả các nhóm có nguy cơ cao, IOM tin rằng tính dễ bị tổn thương của MMP trong khu vực có thể giảm đáng kể thông qua việc tiếp cận, giáo dục, bảo vệ, cung cấp dịch vụ và giám sát tốt hơn thông qua các hệ thống y tế quốc gia và các đối tác thực hiện của họ.Mặc dù IOM đang làm việc với GMS về MMPs, tiếp nhận cộng đồng, địa điểm làm việc, các nhà tuyển trạch và các chính phủ để cải thiện khả năng tiếp cận cho MMPs đối với các dịch vụ chẩn đoán và dự phòng sốt rét nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.Các chính phủ và toàn xã hội cần cân nhắc lại quan điểm chung (rethink a commonly held view) rằng MMP là "vấn đề cần được giải quyết" (a problem that needs to be addressed.). MMPs dễ bị loại khỏi sự bảo vệ chính quyền cũng như y tế vì không rõ hoàn cảnh của họ và không biết nơi nào, khi nào họ đến và làm thế nào tốt nhất để có thể đạt được yêu cầu bảo vệThực tế, MMP là nhóm cộng đồng dễ bị loại khỏi sự bảo vệ chính quyền cũng như y tế vì không rõ hoàn cảnh của họ và không biết nơi nào, khi nào họ đến và làm thế nào tốt nhất để có thể đạt được yêu cầu bảo vệ, vấn đề cần giải quyết là do hệ thống y tế của các qốc gia GMS không thể tiếp cận được với MMPs.WHO công nhận thách thức này từ năm 2008, khi kêu gọi các quốc gia thành viên và các đối tác thực hiện các chính sách và thực hành thân thiện (advance migrant-friendly practices and policies) với dân di biến động để đạt được mức độ bao phủ y tế toàn diện vì dân di biến động lành mạnh là cần thiết cho xã hội lành mạnh (healthy migrants are necessary for healthy societies).IOM cho rằng để giải quyết MMPs, ngay từ bây giờ chúng ta cần nhanh chóng cải thiện các công cụ, phương pháp luận, thực hành đánh giá và biết được động lực di biến động tại địa phương ảnh hưởng thế nào đến lan truyền sốt rét với cộng đồng MMPs.Chúng ta cũng cần liên kết dữ liệu phòng chống sốt rét, điều trị và giám sát và các sáng kiến trên tuyến đường di biến đông và giao lưu biên giới. Hợp tác xuyên biên giới sẽ cho thấy MMP hiện đang bị bỏ qua, cùng với đó cần tăng cường sự tham gia đa ngành chống sốt rét vượt xa đơn phương y tế bao gồm các cơ quan liên quan của khu vực công như các cơ quan nhập cư, các bộ lao động và các cá nhân trong khu vực tư nhân, đặc biệt là các công ty sản xuất lâm nghiệp.Cuối cùng cần khuyến khích và đưa các nhóm dân di biến động vào kế hoạch cung cấp dịch vụ y tế quốc gia, khu vực, tỉnh và tất cả các dịch vụ sốt rét ở cả 6 nước GMS.Những sáng kiến phản ánh cách tiếp cận 4 trụ cột (four-pillar approach) do IOM khuyến cáo chống sốt rét toàn cầu cho MMPs bao gồm giới thiệu các chính sách và khung pháp lý về hòa nhập dân di biến động (the introduction of migrant-Inclusive policies and legal frameworks); xây dựng các hệ thống và chương trình y tế nhạy cảm với dân di biến động(the creation of migrant-sensitive health systems and programmes); thiết lập quan hệ đối tác, mạng lưới và các khuôn khổ đa quốc gia (the establishment of partnerships, networks and multi-country frameworks); giám sát tốt hơn sức khoẻ của dân di biến động (better monitoring of migrants’ health). Các chiến lược sốt rét ở các quốc gia thuộc GMS đều ưu tiên bảo vệ cho các nhóm dân di biến độngCác chuyên gia cho biết sự xuất hiện kháng artemisinin ở GMS sẽ gây hậu quả thảm khốc toàn cầu nếu vấn đề này không được kịp thời ngăn chặn và loại trừ, ý thức được sự nguy hiểm nàyWHO đưa ra “Kế hoạch toàn cầu ngăn chặn kháng artemisinin”(Global plan for artemisinin resistance containment_ GPARC) và “Ứng phó khẩn cấp với kháng artemisinin” (emergency response to artemisinin resistance_ERAR) ở GMS với mục tiêu khác biệt để giải quyết các vấn đề MMPs. Đến nay, dự án ERAR của WHO ở các quốc gia GMS đã hoàn tất việc rà soát thực trạng tình hình sốt rét trên toàn bộ tiểu vùng và mỗi nước thuộc GMS theo đặc điểm tình hình di biến động dân cư, đồng thời xem xét tính đặc thù của mỗi quốc gia và những thách thức chung đối với khu vực.Các đáp ứng và khoảng trống (responses and gaps) hiện nay để ngăn chặn lan truyền sốt rét ở GMS được xác định và các khuyến nghị cho hoạt động trong tương lai được nêu rõ do đó vấn đề đặc biệt này tập trung vào các mô hình lan truyền sốt rét ở mỗi nước GMS cũng như mối quan hệ giữa lan truyền sốt rét và MMPs. “Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu” của WHO giai đoạn 2016-2030 (WHO Global Technical Strategy Malaria 2016-2030) được Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) thông qua vào tháng 5/2015, cung cấp một khuôn khổ toàn diện cho các quốc gia phát triển các chương trình phù hợp để đẩy nhanh việc loại trừ sốt rét thông qua 3 trụ cột và 2 yếu tố hỗ trợphù hợp với “Nghị quyết 2008 của WHA về sức khoẻ người di cư”(2008 World Health Assembly Resolution on Health of Migrants) đã kêu gọi chính phủ các quốc gia và các đối tác chính thúc đẩy “tiếp cận bình đẳng đến việc nâng cao và chăm sóc sức khoẻ cho người di cư”(promote equitable access to health promotion and care for migrants) và“thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương về sức khoẻ của người di cư giữa các quốc gia tham gia vàotoàn bộquá trình di cư" (to promote bilateral and multi-lateral cooperation on migrants’ health among countries involved in the whole migration process) cũng như “Kế hoạch hành động và đầu tư chống sốt rét” (Action and Investment to defeat Malaria (AIM) 2016-2030) giai đoạn 2016-2030 của Đối tác Đẩy lù sốt rét (RBM) từ khi được thông qua vào tháng 5/2015.
|