Khí hậu ấm hơn đe dọa sự lây lan sốt rét ở Ethiopia
Ngày 15/6/2017. AFP-Khí hậu ấm hơn đe dọa sự lây lan sốt rét ở Ethiopia (Warmer climate threatens malaria spread in Ethiopia: study).Theo mộtbài viết trong tạp chí Environmental Research Letters,các nhà nghiên cứu cho biết những vùng lạnh và cao của Ethiopia trước đây đã được bảo vệ tránh khỏi những con muỗi sốt rét ưa thích nhiệt độ đang ngày càng bị phơi nhiễm với bệnh tật khi khí hậu đang nóng lên. Hầu hết người Ethiopia sống ở vùng cao nguyên trong nước từ lâu đã được hưởng lợi từ sự bảo vệ mang tính tự nhiên chống muỗi mang ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum và P. vivax nhưng vùng đệm này đã bị thu hẹp từ năm 1981, khoảng 6 triệu người sống ở những vùng dễ bị tổn thương. Theo nhóm nghiên cứu,nhiệt độ không khí dưới 180C ngăn chặn sự phát triển của P.falciparum, ngưỡng tồn tại của P.vivax là 15 C, nhiệt độ thấp cũng cản trở sự lây lan của muỗi mang ký sinh trùng. Kể từ khi nhiệt độ giảm xuống cùng với độ cao nên nhiều vùng cao nguyên ở Ethiopia từ 1.500-2.500m (4.921-8.192 feet) so với mực nước biển vượt quá khả năng lan truyền bệnh sốt rét.Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao nhiệt độ tăng lên ở vùng cao nguyên Đông Phi hay liệu sự nóng lên toàn cầu có góp phần làm gia tăng sốt rét gần đây trong khu vực hay không.Để tìm hiểu, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Maine và Đại học Columbia ở New York đã biên soạn bộ dữ liệu nhiệt độ quốc gia cho Ethiopia trong giai đoạn 1981-2014, họ phát hiện nhiệt độ tăng ít nhất 0,220C (0,40F) mỗi thập kỷ, nhóm nghiên cứu sau đó đã sử dụng dữ liệu khí hậu mới để xác định độ cao cao nhất, nơi nhiệt độ tối thiểu trung bình không vượt quá ngưỡng của sốt rét là 180C hoặc 150C.Tác giả chính của cuộc nghiên cứu Bradfield Lyon thuộc Đại học Maine cho biết: "Độ cao mà các ngưỡng nhiệt độ đã tăng lên hơn 100 mét (khoảng 328 feet) từ năm 1981. Vùng núi cao nguyên Semien và thung lũng xung quanh Lalibela Ethiopia-Biến đổi khí hậu có thể làm muỗi sốt rét xuất hiện ở độ cao cao hơn làm giảm diện tích các vùng sốt rét an toàn. Ảnh: Gallo Images / Istock Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự biến đổi tự nhiên về khí hậu trong khu vực và tác động của hiện tượng thời tiết El Nino theo mùa, sự gia tăng được quan sát là "nhất quán" (consistent) với sự ấm lên toàn cầu do việc đốt nhiên liệu hóa thạch của nhân loại.Các nhà nghiên cứu cho biết mối quan tâm đặc biệt là những thay đổi xảy ra ở những vùng cao nguyên đông dân nơi độ cao đã từng được xem như là vùng đệm chống lại sự lan truyền bệnh sốt rét.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2015 đã có 212 triệu ca mắc sốt rét trên thế giới và 429.000 trường hợp tử vong, 90% số ca mắc và tử vong sốt rét xảy ra ở châu Phi, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhất.
|