Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 6 1 3 2
Số người đang truy cập
4 5 7
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Sổ giun cho chó, mèo là đồng thời kiểm soát tốt bệnh giun đũa trên chó, mèo và con người!

Chó cảnh hay thú cảnh nói chung là những con vật hay vật chủ lý tưởng để giun sán và các ký sinh trùng khác ký sinh. Các động vật mà thường liếm, đánh hơi, phần dơ bẩn, kêu khục khục, kêu gọp gọp và có thể nuốt trọn bất cứ thứ gì đi qua, gồm cả các rác, cặn bả mà chúng tóm lấy được. Tất cả những vật chúng dùng miệng để đưa vào đều có thể là các “vị khách không mời mà đến”.

Điều đó có thể dẫn đến chó của bạn nhiễm ký sinh trùng và thầy thuốc thú y của bạn sẽ nhận ra và nghi ngờ nhiễm giun khi chúng có các biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa, ho hoặc nhai hay liếm dưới đuôi, khó thở và sụt cân. Các triệu chứng và thái độ điều trị lệ thuộc vào loại giun sán và vị trí ký sinh bên trong cơ thể chó của bạn.

Xác định giun sán trên thú cảnh

Hầu hết giun sán nhiễm vào chó gồm giun tròn, sán dây, giun móc và giun tóc, chúng chủ yếu sống trong ruột non và đây cũng là nơi đầu tiên bác sỹ thú y của bạn quan tâm khám xét. Nếu đã đến thời điểm chó của bạn được kiểm tra sức khỏe hàng năm hoặc bạn và bác sỹ thú y của bạn nghi ngờ chó bạn nhiễm giun thì cần cung cấp mẫu phân tươi cho vào túi nhựa sạch và mang đến nơi xét nghiệm. Nếu bạn không làm thế thì có thể kiểm tra lúc nào cũng có thể với các mẫu phân cần soi tươi dưới kính hiển vi để kiểm tra loại giun nào đang nhiễm.


Hình 1

Một số triệu chứng chứng nhiễm giun

Một số loại giun không gây ra bất kỳ một triệu chứng nào khi nhiễm vào cơ thể chó mèo cho đến giai đoạn muộn như trên một con cái mang thai hay thời điểm có các sang chấn môi trường, giun phát triển lên nhiều và tái hoạt động. Các nhiễm trùng như thế có thể dẫn đến chu trình nhiễm trùng khác. Một số triệu chứng thường gặp khi nhiễm giun:

·Thiếu máu (da và vùng lợi răng tái nhợt);

·Nôn mửa;

·Sụt cân;

·Bụng phệ (pot-belly) thường gặp trên các chó con;

·Đại tiện phân máu, tiêu chảy;

·Bộ lông khô và cụt;

·Thể trạng xấu và yếu;

·Đuôi cụp, đầu hay hút vào các tấm thảm trải;

·Có thể nhìn thấy giun hoặc đốt sán ra theo phân, nôn mửa hay quanh hậu môn khô tưa.


Hình 2

Một số hướng dẫn sổ giun theo Foster và Smith (2013)

Trong bảng hướng dẫn này, các tác giả khuyên các chủ nuôi chó có các chó con và chó trưởng thành nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc thú y.

Chó con*

-Bắt đầu điều trị cho chó vào thời điểm 2 tuần; lặp lại liều khi chó được 4, 6, 8 tuần tuổi và rồi dùng mỗi tháng để ngăn chặn giun tim cũng như một số giun đường ruột;

-Có thể áp dụng liệu pháp chế phẩm phối hợp để điều trị giun tim và giun sán khác một năm một lần nhằm làm giảm nhiễm ký sinh trùng;

-Nếu không áp dụng liệu pháp đó, thì sổ giun ở thời điểm 2, 4, 6 và 8 tuần tuổi và tiếp đó dùng hàng tháng cho đến khi 6 tháng tuổi.

Chó mẹ

Điều trị đồng thời với khoảng thời gian với chó con

Chó trưởng thành

-Nếu dự phòng mỗi năm một lần để các loại ký sinh trùng giảm đi bằng các chế phẩm thuốc phối hợp, nên kiểm tra phân chúng một một năm 1-2 lần và điều trị bằng các thuốc thích hợp;

-Nếu không áp dụng liệu pháp phối hợp dự phòng một lần một năm thì nên kiểm tra phân 2-4 lần mỗi năm và điều trị thích hợp;

-Cần giám sát và loại trừ ký sinh trùng trong môi trường ô nhiễm mà các thú cưng thường ở đó.

Các sản phẩm thuốc để sổ giun cho chó có thể tìm thấy trên trang Non-prescription WormersPrescription Wormers. Điều trị sổ giun cho chó và mèo như sau:

-Các thuốc sổ giun được dùng để loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi đường ruột của thú cưng. Không có loại thuốc nào mà cùng lúc và dùng liều duy nhất có thể loại bỏ tất cả ký sinh trùng, song nhiều sản phẩm sổ giun có hiệu quả tẩy hơn 1 loại giun. Hầu hết các sản phẩm sổ giun hiện có hiệu quả trên các giun tròn như giun móc, giun tóc và không có hiệu quả chống lại các loại sán;

-Một vài loại thuốc điều trị giun tim có thêm thành phần nên sẽ làm cho chúng tăng thêm hiệu quả chống lại giun đường ruột cũng như giun tim. Các thuốc sổ giun có sẵn dạng viên nén, viên nang, viên nhai, dung dịch và thuốc dùng ngoài đường tiêu hóa.


Hình 3

5. Nên sổ giun cho chó và mèo của bạn khi nào?

Các chó con và mèo con được sinh ra đã nhiễm giun nên sổ giun càng sớm càng tốt. Nếu đợi đến khi chóe và mèo còn được 6-8 tuần tuổi thì lượng giun trong cơ thể chúng sẽ lan rộng nhiễm vào các cơ quan khác trong chó, mèo, đào thải một lượng lớn trứng giun ra môi trường, ô nhiễm vào đất và có thể gây tái nhiễm lại coh chúng nhiều lần.

Hội ký sinh trùng trên thú cảnh (The Companion Animal Parasite Council) là một tổ chức độc lập gồm các nhà ký sịnh trùng, các nhà thú y, các nhà nhi khoa và dại diện từ Trung tâm Phòng chống bệnh tật Mỹ (US.CDC) cho các lời khuyến cáo:

-Đối với cho con:sổ giun mỗi 2 tuần từ 2 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi và sau đó số giun hàng tháng đến khi chúng được 6 tháng tuổi;

-Đối với mèo con:Sổ giun mỗi 2 tuần một lần cho mèo từ 6 tuần tuổi đến 3 tháng và sau đó số giun hàng tháng đến khi chúng được 6 tháng tuổi;

-Đối với các chó con và mèo con được nhận nuôi:Cần sổ giun ngay ít nhất 2 lần điều trị cách nhau 2 tuần;

-Chó và mèo trưởng thành: Sổ giun mỗi 3 tháng.

Các thú cưng đang mang thai có thể sổ giun trong lúc đang có thai và đang nuôi con của chúng. Điều này sẽ làm giảm số lượng giun dịch chuyển từ mẹ sang con của chúng. Tiếc thay, thuốc sổ giun không giết sạch giun móc vẫn còn đóng kén, ẩn chứa trong mô cơ của con mẹ.

Các chó con và mèo con bắt đầu dùng thuốc điều trị giun tim, kể cả sổ giun đường ruột không cần sổ giun mỗi 2 tuần. Không có thuốc điều trị giun tim nào có hiệu quả trên cả sán dây.

Tại sao chó con và mèo con nên sổ giun mỗi 2 tuần?

Một số giun tròn sẽ trưởng thành và trứng của chúng sẽ đi ra phân nhiễm vào trong môi trường nếu chó con và mèo con được sổ giun mỗi 3 tuần. Hội Ký sinh trùng thú cảnh khuyến khích chiến lược sổ giun này.

Đối với các nơi ở của trẻ em, cá nhân suy giảm miễn dịch hay người già nên được sổ giun để ngăn ngừa nhiễm bệnh xảy ra đối với các căn bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người. Các nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người xảy ra trên thú cưng và có thể lân truyền sang người. Các giun tròn và giun móc có thể gây nên hàng ngàn ca nhiễm ở người tại Mỹ mỗi năm. Các nhiễm trùng này có thể dẫn đến mù lòa, bệnh nặng và tử vong.


Hình 4

Các thú cưng được sổ giun đối với các loại sán dây trong suốt đời sống của chúng. Khi giun sống trong ruột của chúng cũng như sán dây thì hệ thống miễn dịch của thú cưng không coi dó là vật lạ nên không tạo ra kháng thể chống lại chúng. Do vậy, các thú cưng phát triển dần dàn nhưng không có bảo vệ chống lại tình trạng tái nhiễm sán dây. Sán dây lây lan qua bọ chét và các bọ chét này có thể kiểm soát bằng các chế phẩm Frontline Plus, Flea5X Plus for Dogs, Flea5X Plus for Cat và Advantage II.

Giun tròn và giun móc khác với sán dây vì chúng di chuyển khắp cơ thể thú cưng. Trong quá trình di chuyển, giun tròn và các móc của giun móc sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể có thể loại bỏ tự nhiên các loài ký sinh trùng này. Nếu hệ miễn dịch của chúng không phát huy vai trò tốt thì chúng cần phải sổ giun trong suốt giai đoạn trưởng thành.

Kiểm soát giun trên các môi trường của thú cưng

Phối hợp các biện pháp sổ giun với làm sạch phân chó để các thú cưng không bị tái nhiễm trở lại bởi các phân ô nhiễm còn sống sót trên nền nhà. Các giun tròn và giun tóc vẫn còn trong đất đến vài năm và không còn nhạy với các biện pháp khử trùng thường dùng như acide boric, chất tẩy trùng. Tuy nhiên, nhiệt độ trên 100°F hay 37,780C sẽ giết chết giun, vì thế nếu có nước sôi, hơi nước nóng hay các ngọn lửa bỏng có thể giết chết chúng. Ngay sau khi dọn dẹp sạch phân sẽ làm giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.

Hội đồng ký sinh trùng các con vật cảnh (Companion Animal Parasite Council) triển khai một chiến lược sổ giun, trong đó đòi hỏi sổ diun các thú cưng trước khi chúng trưởng thành và đẻ trứng gây nhiễm trong đất. Sổ giun có chiến lược sẽ làm giảm khả năng ô nhiễm giun và trứng giun trong môi trường và khuyên các con thú cưng trưởng thành nhận cần sổ giun mỗi 3 tháng.


Hình 5

Lịch trình sổ giun cho chó con, mèo con và chó mèo trưởng thành

Ký sinh trùng không giết chết các chó con hay mèo con của bạn, chúng chỉ sử dụng như một môi trường làm các bữa ăn cho chúng mà thôi. Mục tiêu của chúng ta là làm thế nào ngăn ngừa điều đó xảy ra. Các ký sinh trùng trong ruột mãi mãi không đi ra khỏi trừ khi bạn phòng chống được can thiệp và sổ giun đúng lịch trình với các thuốc thích hợp. Cần lưu ý các giun móc và giun tròn là các loại ký sinh trùng tìm thấy phổ biến ở các các chó con và mèo con.

Các giun tròn cạnh tranh thức ăn với các con thú cưng của bạn, trong khi đó giun móc sống nhừ hút máu nên sẽ dẫn đến thiếu máu. Rụng lông, xơ lông, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, tắc ruột và thiếu máu là các vấn đề hay gặp khi con vật cưng của bạn nhiễm giun. Đó là lý do tại sao chúng ta phải sổ giun cho chó mèo và không nên đợi cho đến khi chắc chắn chó mèo của bạn bị nhiễm ký sinh trùng thì mới can thiệp thì đã muộn và đặc biệt đã gây nhiều tác hại đến cơ quan trong cơ thể.

Hướng dẫn chiến lược sổ giun cho thú cưng

Sổ giun theo kế hoạc cho chó và mèo là một khuyến cáo thực hành từ Hội các nhà ký sinh trùng thú y Mỹ (American Association of Veterinary Parasitologists_AAVP) và Trung tâm Phòng chống bệnh tật Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention_CDC).

Số giun cho chó con và mèo con

Các giun trong cơ thể chó con và mèo con tương đối phổ biến. Điều này như một quy luật trong giai đoạn phát triển của các thú cưng.

·Sổ giun cho chó con và mèo con tại thời điểm chúng được 2, 4, 6, và 8 tuần tuổi (2 tháng), rồi sau đó lặp lại ở thời điểm 12 tuần (3 tháng) và 16 tuần (4 tháng) tuổi;

·Sổ giun trở lại khi chúng được 6 tháng tuổi và mỗi một năm;

·Rồi thì sổ giun khi chúng trưởng thành.

Sổ giun cho chó và mèo trưởng thành

Đây là một khuyến cáo có tính khoa học và chuẩn hóa. Nếu chó hay mèo của bạn là một động vật săn mồi lớn thì chúng nên cần sổ giun thường xuyên hơn và bạn cần đánh giá nguy cơ cho sức khỏe của thú cưng.

·Nhìn chung sổ giun cho chó và mèo là 2 lần mỗi năm trong đời của chúng. Do chó ăn bát cứ thứ gì đưa vào miệng của chúng nên cần sổ giun 2 lần mỗi năm để loại bỏ ký sinh trùng mà chúng vô tính đưa vào cơ thể.

·Mèo là các động vật rất hạn hữu trong nhóm các động vật: Cần sổ giun một lần một năm.

·Mèo dùng để đi săn mồi cũng cần sổ giun 3 lần mỗi năm.


Hình 6

Đối với các động vật mắc phải gần đây

Không quan tâm đến tiền sử hay tuổi của chúng, cứ giả dụ là chúng có nhiễm ký sinh trùng!

  • Sổ giun ngay và lặp lại trong vòng 2 tuần;
  • Rồi tiếp đó sổ giun theo quy trình và lịch trình như một con trưởng thành ở trên.

Điều trị giun nhiễm trên các chó, mèo

Thuốc sổ giun cho chó và mèo gồm:

·Đối với giun tròn và giun móc.

·Đối với giun tròn, giun tóc, giun móc và sán dây.

·Đối với sán dây, giun tròn và giun móc

Sổ giun cho mèo

- Mèo con: khởi đầu điều trị ở tuần thứ 6, lặp lại mỗi tháng đến khi chúng được 6 tháng tuổi, sau đó khuyến cáo sổ giun mỗi 3 tháng;

- Mèo trưởng thành: Điều trị nên tiến hành mỗi 3 tháng. Nếu sản phẩm phối hợp điều trị ký sinh trùng đường ruột nên có xét nghiệm phân thực hiện mỗi năm và điều trị bằng thuốc thích hợp. Nếu không có dùng chế phẩm thuốc phối hợp, cần xét nghiệm phân 2-4 lần mỗi năm và điều trị thuốc thích hợp.

Sổ giun cho chó

- Chó con: khởi đầu điều trị ở tuần thứ 2, lặp lại ở thời điểm 2, 4, 6 và 8 tuần tuổi và mỗi tháng đến khi chúng được 6 tháng tuổi;

- Chó trưởng thành: Điều trị nên tiến hành mỗi tháng. Nếu có sản phẩm phối hợp điều trị ký sinh trùng đường ruột nên có xét nghiệm phân thực hiện mỗi năm và điều trị bằng thuốc thích hợp. Nếu không có dùng chế phẩm thuốc phối hợp, cần xét nghiệm phân 2-4 lần mỗi năm và điều trị thuốc thích hợp. Cần có giám sát và loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi môi trường.


Hình 7

Tại sao sổ giun cho chó con và mèo con là quan trọng?

Toxocara spp. có mặt trên các chó con từ 2 tuần tuổi và trên mèo con từ 6 tuần tuổi. Hầu hết các con vật còn nhỏ này nhiễm Toxocara spp. Gây re các bệnh lý nghiêm trọng. Toxocara spp. cũng có thể gây bệnh ở người nếu ăn phải qua con đường ăn uống. Điều này đặc biệt cho trẻ em vì chúng có thể dẫn đến mù.

Điều quan trọng là cần phải sổ giun thường xuyên và theo đúng định kỳ, một lượng giun lớn trong có thể có thể tích tụ nhanh chóng và dẫn đến các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho chó và mèo. Một số loại giun khi nhiễm vào chó hoặc mèo nếu không điều trị có thể dẫn đến chết chó con. Các con vật còn nhỏ dễ nhạy cảm nhiễm một lượng giun lớn vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển và vì thế chúng dễ phơi nhiễm và cao hơn so với các con trưởng thành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thú cưng càng lớn thì không bị mà cần phải xét nghiệm và kiểm tra giun ở các vật nuôi và có chế độ điều trị đúng.

Một số giun dễ dàng xác định trong phân hoặc chất nôn mà không cần đến các công cụ xét nghiệm đặc biệt nào như phải xét nghiệm mẫu phân tươi dưới kính hiển vi.

Lịch trình sổ giun và tiêm chủng vaccine cho chó

Sau đây là một số hướng dẫn chung để tiêm phòng vaccien và sổ giun cho chó con và chó lớn của bạn, đặc biệt là các chó mới:

Phòng bệnh giun sán ở chó, mèo

Điều quan trọng nhất điều trị giun trong đường ruột là ngăn ngừa nó. Bạn có thể áp dụn các bước sau đơn giản để phòng bệnh cho chó mèo nhiễm ký sinh trùng đường ruột:

·Tuân thủ lịch tiêm chủng vaccine, sổ giun và kiểm tra sức khỏe thú y quy định tại bệnh viện thú y;

·Giữ sạch sẽ những nơi chó con hoặc cohs trưởng thành đến và dạo chơi, kể cả vùng có củi chó và nơi chúng ngủ;

·Sử dụng các biên pháp kiểm soát bọ chét và ve chó;

·Loại bỏ phân chó khỏi sân vườn thường xuyên;

·Không cho chó ăn các thịt có nguồn gốc còn sống, dính rác hay các thực phẩm ô nhiễm.

Giới thiệu thuốc sổ giun sán chó mèo Sanpet


Hình 8

Thuốc Sanpet có công thức mỗi viên chứa thành phần praziquatel 25 mg và pyrantel pamoate 100 mg. Thuốc sổ hay tẩy giun, sán chó mèo Sanpet® có tác dụng:

-Tẩy sạch các loại sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh ở chó, mèo và động vật ăn thịt;

-Sán dây: sán hạt dưa (Echinococcus granulosus), Dipylidium cananium, Taenia pisiformis, T. ovis, T. hydatigena;

-Giun tròn: Giun đũa chó mèo Toxacara canis, Toxacara leonina), giun tóc (Trichuris vulpis), giun móc (Ancylostoma canium, A. braziliense, Unicaria stenocephala).

Liều dùng & cách sử dụng:

-Cho chó, mèo uống trước khi ăn, cho uống trực tiếp hoặc trộn với thức ăn.

-Liều trung bình: 1 viên cho 1 con có trọng lượng 5 kg;

-Chó, mèo con: tẩy vào thời điểm 4, 6, 8 và 12 tuần tuổi, sau đó cứ mỗi 3 tháng tẩy 1 lần;

-Chó, mèo trưởng thành: 1 năm tẩy giun 2 lần;

-Chó, mèo cái: tẩy trước khi giao phối. Hoặc tẩy giun 10 ngày trước khi đẻ và 4 tuần sau khi đẻ.

Nhiễm giun ở cơ tim và làm thế nào bảo vệ sức khỏe chó

Giun ở tim (heartworms) là một loại giun khác của chó có thể gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây chết cho chó. Các loại giun này ký sinh và gây bệnh ở tim, phổi và mạch máu. Muỗi mang trứng giun của một con chó này sang ô nhiễm cho một con chó khác. Khi đó, các thầy thuốc thú y sẽ xét nghiệm máu và nói cho bạn biết chó của mình có nhiễm hay không!

Có nhiều cách an toàn để sổ giun cho chó và điều quan trọng là càng sổ giun sớm chứng nào thì sức khỏe của chó bạn sẽ tốt hơn chừng nấy. Thầy thuốc thú y của bạn sẽ cho chỉ định thuốc bằng đường uống, nhiều loại thuốc có phổ rộng sổ giun tròn cho chó vì chúng cùng lúc điều trị nhiều loại ký sinh trùng đang còn sống trong ruột chó.

Vật nuôi hay vật cưng là một “thành viên” đặc biệt cho bất kỳ hộ gia đình nào. Tuy nhiên, có những chi phí liên quan đến chăm sóc cho một vật nuôi là cần thiết nhằm bảo đảm sức khỏe cho chó, mèo và gián tiếp bảo vệ sức khỏe cho con người. Khi nói đến nhiễm ký sinh trùng ở thú cưng, không thể quên được các bệnh tương đối đặc biệt như Befall, heartworm, Toxocara spp. vì chúng khá phổ biến. Nhiễm trùng Heartworms, một trong các ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong vật nuôi, đặc biệt là tiềm ẩn mầm bệnh nguy hiểm bởi đa số thường thấy không có triệu chứng hay dấu chứng cho đến khi các động vật bị nhiễm biểu hiện bệnh nặng.


Hình 10

Trong thực tế, theo Hiệp hội Heartworm Mỹ, hầu hết các con chó thấy không có dấu hiệu về thể chất của các hội chứng nhiễm trùng cho đến khi bệnh đã tiến triển đến mức mà điều trị không còn khả thi. Nói cách khác, khi các dấu hiệu của heartworm trở thành có thể nhìn thấy, nó thường là quá muộn để điều trị con chó. Do đó, cách tốt nhất để chẩn đoán heartworms ở chó là thông qua một xét nghiệm máu được thực hiện bởi bác sĩ thú y của bạn. Nếu xét nghiệm dương tính thì nên đặt kế hoạch điều trị sớm vì bệnh nhanh chóng ảnh hưởng đến cơ tim. Điều trị là một quá trình dài và có thể gây nguy hiểm cho con chó của bạn, nên công tác phòng chống rất quan trọng.

Heartworms là con giun tròn ký sinh sống chủ yếu trong cơ tim của con chó, mặc dù có một tỷ lệ ngày càng tăng của heartworms được tìm thấy trong các động vật khác như mèo, chó sói, cáo, chồn. Một con giun có thể giết chết con chó của bạn và một heartworm có thể sống đến 7 năm và sản sinh hàng triệu ấu trùngtrong cuộc đời chúng. Ấu trùng có mối nguy hiểm cho chó vì chúng sống sâu trong hệ tuần hoàn, đưa máu và theo dòng máu đến tim thú cưng, khi đủ số lượng lớn, chúng có thể làm tắc nghẽn mạch và làm giảm lưu thông tuần hoàn, gây ra nhiều vấn đề.

Các dấu hiệu do Heartworm phá hoại khác nhau tùy thuộc ấu trùng và vị trí ký sinh và đặc biệt có thể dẫn đến thương tổn cơ quan trọng yếu như tim, phổi, gan và thận. Các dấu hiệu rõ ràng nhất của nhiễm trùng Heartworm là ho khan, khó thở, suy nhược, …do Heartworms làm giảm lưu thông và ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho cơ thể. Bác sĩ thú y có thể khám và nghe thấy bất thường ở cơ quan tim và phổi với các âm thanh và nhịp đập bất thường, hoặc triệu chứng suy tim sung huyết. Bụng và chân có thể sưng lên từ tích tụ dịch, thiếu máu, suy dưỡng. Chó bị nhiễm giun có thể chết đột ngột trong thời gian tập thể dục hoặc sự phấn khích từ suy tim sung huyết.

Vì giun khá phổ biến trên các thú cưng và đặc biệt là các chó con, do vậy các thầy thuốc thú y khuyên sổ giun cho chúng lần đầu tiên khi chúng được 2-3 tuần tuổi. Giun có thể đi qua từ chó mẹ đến chó con trước khi sinh hoặc sớm hơn sau đó là thông qua sữa mẹ. Lần đầu tiên sẽ giết chết giun tại thời điểm đó, lần thứ 2 sẽ giết chết các trứng đẻ ra sau đó vài tuần. Bác sỹ thú ý cũng có thể chỉ định thêm thuốc bổ máu cho chó của bạn vì một số giun móc hút máu từ thành ruột và gây nên tình trạng thiếu máu. Điều trị chó trưởng thành cũng cùng loại thuốc như khi dùng trên các chó con nhưng có thể dùng nhiều thuốc hơn.

Nếu có của bạn mắc giun tim (Heartworms) bác sỹ thú y sẽ xét nghiêm máu, chụp x-quang và có thể làm thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá tổng thể tình hình sức khỏe nghiêm trọng khác. Các xét nghiệm có thể đắt tiền nhưng cần thiết. Có thể điều trị can thiệp bằng các loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm. Một tháng sau đó, điều trị giun tim bắt đầu, đây là các loại thuốc mạnh chỉ định bởi các bác sỹ thú ý. Cụ thể là chó của bạn sẽ được tiêm một loạt 3 mũi trong thời gian 2 tháng. Tuy nhiên, không phải là kết thúc điều trị mà bạn cần giữ coh chó của bạn nằm yên tĩnh và nghỉ ngơi vài tháng sau khi tiêm thuốc.

Khi giun chết, chúng sẽ phân hóa thành nhiều mảnh, các khoanh này có thể đóng tắc trong mạch máu ở phổi và tim. Nếu điều đó xảy ra, cơ hội làm bơm máu cho tim sẽ khó khăn hơn và chó có thể chết. Do vậy, thầy thuốc thú y của bạn sẽ chỉ cho bạn mẹo vặt làm thế nào chó nghỉ yên và cuộc điều trị là an toàn nhất.


Hình 11

Sáu tháng sau khi điều trị giun tim, bác sỹ thú y sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra hiệu quả khỏi bệnh. Nếu còn thì cần phải điều trị thêm liều khác.

Dự phòng là cách tốt nhất để bảo vệ chó của bạn khỏi nhiễm giun, gòm cả phòng chống chấy, rận, bọ chét và muỗi, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. Một số bước sau đây có thể cho kết quả hiệu quả:

·Đảm bảo sao cho chó cưng của bạn được kiểm tra sức khỏe tránh nhiễm các loại giun ít nhất 1 lần mỗi năm (2-4 lần đối với chó con);

·Giữ cho chó không bị nhiễm rận, chấy. Bạn có thể mua thuốc để trị bệnh chấy, rận cho chó. Đặc biệt lưu ý chó có thể nhiễm chấy rận theo đường miệng;

·Xin ý kiến các nhà thú y để mua thuốc phòng bệnh giun cho chó, có thể cho chúng 1 tháng một lần. Không bao giờ bỏ liều và lưu ý cần hỏi bác sỹ về các mũi tiêm thuốc cho chó mỗi 6 tháng tiêm một lần;

·Rửa sạch tay của bạn thường xuyên sau khi chăm sóc thú cưng hay động vật nuôi nào khác, hoặc sau khi dọn chất thải của chúng.

Sổ giun cho trẻ em và người lớn: Lịch trình sổ giun?

Một số loại ký sinh trùng có thể ký sinh và gây bệnh ỏ người gồm giun tròn, giun tóc, giun móc, giun kim và cần lưu ý đường vào của từng loại ký sinh trùng trong chúng. Thế giới vẫn đầy các loại ký sinh trùng nên có nhiều cơ hội nhiễm phải khi bạn có cơ hội phơi nhiễm.

Chẳng hạn ,chỉ cần một cái liếm môi với vật cưng của bạn hay đi chân trần hoặc bơi lội trong một môi trường ô nhiễm giun sán chưa được xử lý, hoặc sau khi phơi nhiễm đã không rửa sạch bàn tay đầy đủ trước khi ăn hay chế biết thực phẩm sau khi làm vườn, ăn nguồn rau không rửa sạch, hay uống nguồn nước, sữa hay dung dịch hoa quả chưa xử lý, hay ăn nguồn thịt chưa được nấu chín hay các trẻ em trong gia đình có phơi nhiễm với trứng, ấu trùng và giun sán trưởng thành.


Hình 12

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) báo cáo về tình trạng trẻ em trên toàn cầu vào năm 1998 có 1,5 tỷ người nhiễm giun tròn, một tỷ người nhiễm giun tóc, hơn 1.3 tỷ nhiễm giun móc trong ruột. Do đó, bức tranh nhiễm này rất rõ ràng và cơ hội để các loài ký sinh trùng này vào trong cơ thể sẽ rất cao. Nhiễm trùng giun sán có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tác động trên sức khỏe và khả năng nhận thức khi đi học.

Một báo cáo khác của UNICEF nói rằng các nhà nghiên cứu cho thấy việc sổ giun thường xuyên có thể làm tăng khả năng tập trung và cải thiện khả năng học tập của trẻ em đáng kể. Cuối cùng, tỷ lệ phát triển và cân nặng của trẻ khi được sổ giun có vẻ cao hơn so với nhóm không được sổ giun. Do đó, việc sổ giun thường xuyên là giải pháp tốt nhất cho cải thiện bệnh tật ở trẻ em.

Giờ đây một câu hỏi thích đáng được đặt ra là tính thường xuyên của sổ giun cho bạn và các thành viên trong gia đình của bạn?

Đặc biệt, bạn nên có kiến thức về sổ giun khi các trẻ đi học hay các trẻ em còn trong giai đoạn còn bú, mút tay. Một nghiên cứu toàn diện trên Internet với câu hỏi răng chúng ta nên sổ giun như thế nào bao nhiều lần là hợp lý (“How often should you deworm?”) có thể không đưa bạn đến câu trả lời thấu đáo về lịch trình sổ giun và khoảng cách hai lần sổ giun (deworming interval or schedule) ở người.

Tuy nhiên, việc sổ giun ở các nước đến nay áp dụng thường là 2 lần mỗi năm và tại Việt Nam có khuyến cáo sổ giun cho trẻ là vào ngày 06/01 và ngày 01/6 hàng năm, có nghĩa là mỗi năm sổ giun 2 lần cách nhau chừng 6 tháng. Một số vùng quốc gia và lãnh thổ có thể áp dụng sổ giun mỗi 4-6 tháng, nghĩa là 2-3 lần mỗi năm tùy thuộc mức độ và tỷ lệ nhiễm giun khi điều tra.

Ngày 09/08/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích