TRANG CHỦ | Thứ 7, ngày 23/11/2024 |
|
|||||||||||||||
|
-Con đường tác động về mặt sinh hóa học khác nhau trong cơ thể con người, do đó độc tính trực tiếp lên ký sinh trùng, giai đoạn trứng, ấu trùng cũng khác nhau tùy mức độ. Cơ chế tác động khác nhau theo loại thuốc; -Mebendazole hoặc albendazole được xem là thuốc lựa chọn khuyên dùng điều trị cho bệnh giun kim; -Liều thứ 2 được chỉ định sau liều đầu khoảng 2 tuần giúp ngăn ngừa tái nhiễm giun kim; -Điều trị giun kim chui vào âm đạo âm hộ hiện vẫn còn đang tranh luận. Vấn đề này rất quan trọng và được xem là bệnh giun kim lạc chỗ (ectopic enterobiasis) vì nếu có sự tái hiện của giun kim nằm trong âm đạo âm hộ của những đứa trẻ em gái coi như là một ổ chứa tiềm tàng để giun kim không bao giờ chấm dứt. Có những trường hợp phải dùng đến nhiều liều mebendazole vẫn thất bại vì ổ chứa không bị điều trị triệt căn. Biện pháp phòng bệnh -Phát hiện bệnh và điều trị kịp thời; -Rửa hậu môn cho trẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm; -Không nên để trẻ mặc quần thủng đáy (hở đủng) hoặc không mặc quần, không để trẻ chơi lê la ở nền đất bẩn; giữ tay sạch, cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện -Tất cả các vật dụng như giường, chiếu, áo gối thường xuyên đưa đi phơi nắng (nếu có thể); -Cải tạo tập quán vệ sinh tốt tại nhà, vườn trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, và nơi sống tập thể (công nông lâm trường, xí nghiệp có khu nội trú). Dưới đây là một số phương thức để phòng bệnh và loại bỏ giun kim mà có thể áp dụng đồng thời cả trong trường học mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở có trẻ em, ….Và có thể sử dụng các hình ảnh này trong truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) hoặc truyền thông nguy cơ (TTNC).
Chẩn đoán giun kim: -Một phương pháp chẩn đoán giun kim dễ dàng là sử dụng test dán. Dùng một miếng dán sạch cellophane tape và bao phủ quanh ngón tay của bạn với phần băng dính lộ ra ngoài. Ngay sau khi trẻ thức dậy, ấn mạnh vùng dính lên vùng da xung quanh hậu môn. Trứng sẽ dính vào miếng dán (nếu có); -Giữ miếng dán và lấy nó ra ngay sau đó đặt chúng vào trong túi nhựa có khóa. Cần lưu ý là miếng dán này là chất liệu nhiễm trùng có thể lây nhiễm cho người khác; -Đảm bảo khâu làm test và đầu đủ trước khi cho trẻ đi vệ sinh và đại tiện hay tắm. Một số thầy thuốc khuyên xét nghiệm như thế này 3 buổi sáng liên tiếp, nhưng cơ hội một test dương tính là sẽ đủ chẩn đoán.
Thăm khám bác sỹ: -Ngay cả khi đã nhìn thấy trứng trên miếng dính, bạn cũng nên dẫn trẻ hoặc bệnh nhân nhiễm đến gặp bác sỹ; -Một bác sỹ có thể xác định nhiễm giun kim khi bạn mang các mẫu bệnh phẩm đó đến để xác định nhiễm trùng giun kim; -Bác sỹ có thể miếng dán có chứa trứng giun kim lên và soi dưới kính hiển vi để xác định lại. Điều trị giun kim: -Nhiễm trùng giun kim có thể điều trị bằng hai liều thuốc. Liều đầu tiên được chỉ định khi phát hiện giun kim. Liều thứ hai lặp lại sau 2 tuần kể từ liều đầu; -Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả giun trưởng thành và giảm gián tiếp đẻ trứng trong khi tiếp xúc với liều đầu tiên nên sẽ bị giết sạch vì thuốc không có hiệu quả trên trứng giun kim; -Mọi người trong nhà có người nhiễm giun kim đó cũng nên điều trị đồng thời; -Thuốc thông dụng để điều trị là mebendazole, pyrantel pamoate và albendazole; -Thuốc pyrantel pamoate sẵn có trên các quầy dưới dạng thuốc không cần kê đơn (over-the-counter medication). Các thuốc khác cần phải có đơn bác sỹ; -Cần sự tư vấn của bác sỹ nên dùng loại thuốc nào để đảm bảo kết quả điều trị.
Sử dụng một số phương pháp thay thế -Cần hiểu biết một số giưới hạn của chế phẩm hay phương thuốc thiên nhiên: Điều quan trọng là phải chú ý đến các phương thuốc thay thế này không được xác định bởi các bằng chứng khoa học mà đó chỉ là các lưu truyền có tính giai thoại mà thôi hoặc dựa trên các kinh nghiệm mang tính cá nhân và truyền miệng; -Không có các nghiên cứu khoa học để chứng minh chúng có hiệu quả và cũng không có cách nào để biết rằng các liệu pháp điều trị thay thế này có ích cho tất cả ca bệnh nhiễm giun kim. Do vậy, bạn cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi thực hiện; -Nếu bạn muốn thử các liệu pháp thay thế cần phải cho bác sỹ bạn biết. Các phương pháp điều trị thay thế này có thể phối hợp với các thuốc điều trị mà bác sỹ đã kê đơn và không được bỏ thuốc. * Dùng tỏi: -Tỏi được xem là liệu thuốc tốt gia đình để giúp loại bỏ giun kim; -Ăn nhiều tỏi tươi và tỏi có thể giúp giảm và giết các giun kim khi có nhu động ruột; -Bạn cũng có thể dùng tỏi dán vào vùng da quanh rìa hậu môn; -Tỏi có thể giết chết trứng và dầu tỏi sẽ giúp giảm ngứa.
Thử nghệ: -Nghệ đã cho thấy qua các nghiên cứu trong la-bô đã giết chết ký sinh trùng, mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn liệu nó có giết chết ký sinh trùng trên cơ thể người; -Tuy nhiên, các thực phẩm gia vị như nghệ được coi là có hiệu quả chữa khỏi giun kim. Ăn 300mg nghệ ở dạng viên nang 3 lần/ ngày; -Bạn cũng có thể uống trà với nghệ. Ngâm 1 muỗng nghệ vào trong một tách nước nóng trong 5-10 phút. Uống 2-4 cốc; -Đừng uống nghệ nếu bạn đang dùng chất chống đông máu vì nghệ làm tăng nguy cơ chảy máu.
Uống trà ngãi đắng: -Thảo dược ngãi đắng là một thảo dược cổ truyền đã từng được sử dụng giúp tống xuất giun ra khỏi đường tiêu hóa; -Thêm 3-4 giọt cồn có chứa ngãi đắng vào trong cốc nước ấm; -Cho con trẻ của bạn uống 1 cốc mỗi ngày và người lớn 2 cốc mỗi ngày; -Hãy cần sự tư vấn của bác sỹ của bạn trước khi dùng ngải đắng; -Đừng dùng loại thảo được này nếu bạn đang dùng thuốc chống động kinh; -Nếu bạn dị ứng với cỏ phấn hương, bạn cũng có thể dị ứng với ngãi đắng này. Ngăn ngừa tái nhiễm -Mọi người trong gia đình cần phải rửa tay sạch thường xuyên; -Bạn nên rửa sạch tay sau khi bạn dán giấy dính để xét nghiệm và tiếp xúc với các trẻ bị nhiễm giun kim; -Rửa sạch tay của bạn trước khi bạn ăn hay sau đút tay vào miệng. Đảm bảo rửa sạch tay của bạn đầy đủ với xà phòng; -Bắt đầu làm ướt tay của bạn, bôi bọt xà phòng trên tay của bạn. Bảo đảm làm sao cho xà phòng nằm giữa các ngón tay và các móng tay; -Sử dụng một bàn chải mềm đánh các móng tay vì trứng giun có thể ẩn bên dưới móng tay, đặc biệt khi bệnh nhân thường gãi lúc ngứa hậu môn; -Sau khi rửa xong, cần rửa sạch bằng nước ấm. Sau đó làm khô tay toàn bộ; -Cắt ngắn móng tay để ngăn chặn và làm giảm kích ứng ngứa và giảm khả năng lây lan giun kim ra xung quanh.
Tắm rửa buổi sáng: -Khi bạn hay con của bạn nhiễm giun kim, bạn nên tắm sau khi thức dậy vào buổi sáng; -Giun kim đẻ trứng vào ban đêm, vì thế vùng hậu môn sẽ có hàng ngàn trứng trên các vùng rìa quanh hậu môn. Các trứng này có thể lan rộng đến các vùng khác hoặc chúng có thể đẻ trứng -Ngay sau khi bạn hoặc trẻ thức dậy, lấy bỏ các quần áo nhiễm và đi tắm; -Tắm bằng vòi sen thay vì tắm trong bồn tắm. Tắm trong bồn tắm có thể dẫn đến nguy cơ các trứng vây nhiễm vào lại trong nước và rồi lại dính vào cơ thể hoặc đi vào đường miệng, điều đó sẽ đưa đến tái nhiễm trên bệnh nhân.
Giữ cho đồ lót luôn sạch: -Vì giun kim đẻ trứng trên vùng hậu môn, nên bạn cần đảm bảo rằng bệnh nhân thay quần lót mỗi ngày; -Đừng để các quần lót bẩn vào trong cùng lần giặt với các quần áo khác, điều này sẽ làm giảm nguy cơ lan rộng giun kim và trứng giun kim; -Giặt sạch quần áo, tấm drag trải giường, khăn tắm trong nước nóng; -Nếu bạn không muốn giặt chúng mỗi ngày thì cần đưa chúng vào trong một túi nhựa đến khi cần giặt và cột lại. Giặt kỹ càng chúng 2 lần là ít nhất; -Đảm bảo không một ai dùng lại khăn tắm trong thời gian này để giúp làm giảm nguy cơ lan rộng trứng giun kim; -Cần dùng các loại bao tay sử dụng một lần khi tiếp xúc hay phơi nhiễm với các vật dụng có tiềm năng nhiễm bệnh; -Không nên cầm nắm bất cứ vật dụng nhiễm bẩn nào mà không rửa sạch tay. Điều này có thể làm cho trứng di chuyển và lan rộng và có thể dẫn đến tái nhiễm liên tục. \ Cần hiểu biết về giun kim Làm cách nào nhiễm phải giun kim: -Giun kim nhiễm qua con đường ăn thực phẩm, tiếp xúc với bất kỳ vật dụng hay người nhiễm nào có trứng giun kim và rồi đưa tay đút vào miệng; -Một khi trứng đi vào ruột, chúng trưởng thành và nở ra trong ruột. Giun cái tồn tại trong ruột của bạn và di chuyển đến gần hậu môn và ra gần da; -Giun kim trưởng thành màu trắng và nhỏ như sợi chỉ. Chúng thường di chuyển ra ngoài hậu môn và đẻ trứng ở đó. Chỉ mất khoảng vài giờ là nở và có khả năng gây nhiễm; -Trứng giun kim có thể sống sót đến 2 tuần trên quần áp, giường chiếu, thực phẩm và các bề mặt vật dụng khác; -Trứng giun kim có thể sống trên lông thú đến 2 tuần nhưng chỉ gây nhiễm trên người mà thôi.
Xác định yếu tố nguy cơ: -Các trẻ em dưới 18 tuổi là có nguy cơ nhiễm giun kim cao nhất. Ước tính có 10-40% số trẻ có nhiễm giun kim một lần trở lên; -Trẻ em nhỏ có nguy cơ cao nhất và đi theo đó là các chủ hộ gia đình và các thành viên cũng như người chăm sóc trẻ; -Trẻ em có thể thường không biết lan rộng giun kim trong nhà của chúng. Nếu các trẻ của họ mắc giun kim; -Bạn có thể điều trị cho mọi thành viên trong gia đình của bạn vì nguy cơ lan rộng nhiễm trùng giun kim trong nhà rất phổ biến mà họ hoàn toàn không biết đến; -Trẻ em cũng có thể nhiễm giun kim trong môi trường trường học và trung tâm nuôi dạy trẻ. Từ đó, có thể lây lan nhanh chóng.
Nhận ra triệu chứng nhiễm giun kim: -Tiếc thay, hầu như nhiễm trùng giun kim không có triệu chứng, vì thế một người nhiễm giun kim khộng biết mình đã bị nhiễm nếu khi nhiễm không biểu hiện triệu chứng gì; -Cần biết các triệu chứng chính của nhiễm giun kim là ngứa quanh hậu môn. Điều này đặc biệt xảy ra vào ban đêm khi con cái đẻ trứng và trứng vươn vải. Ngứa có thể trầm trọng và trẻ của bạn có thể không thoải mái; -Các triệu chứng khác có thể gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và mất ngủ; -Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu bệnh nhân cố gãi để giảm ngứa và tạo nên các vết thương hở trên da; -Bạn có thể chẩn đoán nhiễm trùng giun kim ở nhà bằng cách sử dụng băng dính, nhưng bạn cũng nên dắt trẻ đến khám và nhờ sợ tư vấn của bác sỹ.
1.Huỳnh Hồng Quang (2008). Bệnh giun kim dễ phát hiện nhưng không dễ điều trị.http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/ 2.Viện sốt rét-KST-CT TƯ (2006). Dự án Quốc gia Phòng chống giun sán, Tài liệu tập huấn các bệnh giun sán thường gặp ở người Việt Nam, Hà Nội, 2006. 3.Số liệu thống kê theo các báo cáo toàn quốc hàng năm của quốc gia; 4.Số liệu trích ra từ các luận văn luận án, đề tài nghiên cứu và hoạt động điều tra ký sinh trùngđường ruột hàng năm 5.Arca MJ, Gates RL et al., (2004). Clinical manifestations of appendiceal pinworms in children: an institutional experience and a review of the literature. Pediatr Surg Int.;20(5):372-5. 6.American Academy of Pediatrics (2003). Pinworm Infection. Report of the committee on infectious disease; 486-7. 7.Kucik CJ, MartinGL et al., (2004). Common Intestinal Parasites. Am Fam Physician. 69(5):11621-8. 8.Song HJ, Cho CH, Kim JS, et al., (2003). Prevalence and risk factors for enterobiasis among preschool children in a metropolitan city in Korea. Parasitol Res. 91(1):46-50. 9.Yazgan, S., U. CetinkayaI, Sahin (2015). The Investigation of prevalence of Enterobius vermicularis in primary school age children and its relation to various symptoms. Turkiye Parazitol Derg, 39, 2, 98-102. 10.Boas, H. Tapia, G. Rasmussen, T. Ronningen, K. S. (2014). Enterobius vermicularis and allergic conditions in Norwegian children. Epidemiol Infect, 142, 10, 2114-20. 11.Boas, H. Tapia, G. Sodahl, J. A. Rasmussen, T. Ronningen (2012). Enterobius vermicularis and risk factors in healthy Norwegian children. Pediatr Infect Dis J, 31, 9, 927-30. 12.Celiksoz, A. Acioz, M. Degerli, S. Alim, A. Aygan, C. (2005). Egg positive rate of Enterobius vermicularis and Taenia spp. by cellophane tape method in primary school children in Sivas, Turkey. Korean J Parasitol, 43, 2:61-4. 13.D. Cazorla, M. Acosta, E. García, M. Garvett, A. Ruiz (2002). Enterobius vermicularis infection in preschool and schoolchildren of six rural communities from a semiarid region of Venezuela. Helminthologia, 43, (2), p.81-85. 14.Eleni Efraimidou, Anthia Gatopoulou, Charilaos Stamos (2008). Enterobius vermicularis infection of the appendix as a cause of acute appendicitis in a Greek adolescent: A case report. Cases Journal, 1, p 376. 15.Falebita O.A; Khalid M.S, Cassidy O (2004). Retrospective review of pediatric appendectomy in a general surgical unit. National Institute of Health Sciences Research Bulletin, 3, 3:40-43. 16.Gonçalves, Ml; Araújo A; Ferreira Lf (2003). Human intestinal parasites in the past: new findings and a review". Mem Inst Oswaldo Cruz, Vol. 98, p.103-118. 17.Hong, S. H., Y. I. Jeong, J. H. Lee, S. H. Cho (2012). Prevalence of Enterobius vermicularis among preschool children in Muan-gun, Jeollanam-do, Korea. Korean Journal Parasitol, 50, (3), p. 259-62. 18.J Sadraei, J Jabaraei; F Ghaffarifar; Ah Dalimi (2007). Vitamin B12 and serum mineral levels in children with Enterobius vermicularis infection. Iranian Journal of Parasitology, 2(1):35-38. 19.Kim, Bong Jin, Bo Young Lee, H. K. Chung, Y. S. Lee (2003). Egg positive rate of Enterobius vermicularis of primary school children in Geoje island. The Korean Journal of Parasitology, Vol 41, (1):75-77. 20.Murray, Al (2006). Microbiology and Immunology. University of South Carolina School of Medicine (3rd ed):646-660. 21.Nithikathkul, C., B. Changsap, S. Wannapinyosheep (2001). The prevalence of Enterobius vermicularis among primary school students in Samut Prakan province, Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 2, 133-7. 22.Norhayati, M., M. I. Hayati, P. Oothuman, O. Azizi (1994). Enterobius vermicularis infection among children aged 1-8 years in a rural area in Malaysia. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 25, 3, 494-7. 23.Park, J. H., E. T. Han, W. H. Kim, E. H. Shin (2005). A survey of Enterobius vermicularis infection among children on western and southern coastal islands of the Republic of Korea". Korean J Parasitol, 43, 4, 129-34. 24.Rim, H. J., J. Y. Chai, D. Y. Min, S. Y. Cho (2003). Prevalence of intestinal parasite infections on a national scale among primary schoolchildren in Laos. Parasitol Res, 91, 4:267-72 25.Sodergren, M. H., P. Jethwa, S. WilkinsonR. Kerwat (2009). Presenting features of Enterobius vermicularis in the vermiform appendix. Scand J Gastroenterol, 44, 4, 457-61. 26.Tandan, T., A. J. Pollard, D. M. MoneyD. W. Scheifele (2002). Pelvic inflammatory disease associated with Enterobius vermicularis". Arch Dis Child, 86, 6:439-40. 27.Tukaew, A., T. Chaisalee, S. Nithiuthai, S. Thiamtip (2002). Enterobius vermicularis infection among pre-school children in Karen hilltribe villages in Chiang Mai, Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 3,70-1. 28.WHO (2002). Prevention and control of schistosomiasis and soil transmitted helminthiasis- Report of a WHO Expert Committee. Technical Report Series, Geneva No 912. 29.Young, C., I. Tataryn, K. T. Kowalewska-GrochowskaB (2010). Enterobius vermicularis infection of the fallopian tube in an infertile female. Pathol Res Pract, 206, 6:405-7. 30.Zahariou, A., M. KaramoutiP. Papaioannou (2007). Enterobius vermicularis in the male urinary tract: a case report. J Med Case Rep, 1, 137.
|
|
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng |
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích |