Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 8 7 9
Số người đang truy cập
4 9 8
 Tư vấn sức khỏe
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét thực quản trào ngược là gì?

Lê Thị Bích T., 27 tuổi, TT Sông Cầu, tỉnh Phú Yên: Hỏi:Xin hỏi các bác sỹ cho em biết hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét thực quản trào ngược là gì? Cách điều trị như thế nào và chế độ ăn ra sao? Xin cảm ơn các bác sỹ rất nhiều!

Trả lời:Hàng ngày, trong thực hành lâm sàng nội khoa và tiêu hóa các thầy thuốc đã gặp khá nhiều bệnh nhân có cơn đau khó chịu vùng thượng vị-mũi ức hoặc đau sau xương ức có thể nhầm với các cơn đau thắt ngực dữ dội và vô cùng khó chịu. Đó có thể là cơn đau của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể nhận biết bệnh viêm thực quản trào ngược hay hội chứng trào ngược dạ dày thực quản?

Viêm thực quản trào ngược và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (gastroesopheal reflux disease_GERD) là tình trạng viêm loét thực quản do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản diễn ra thường xuyên hay từng đợt. Viêm thực quản trào ngược có mức độ viêm phụ thuộc vào thời gian và tần suất tiếp xúc giữa các chất trào ngược với niêm mạc thực quản cũng như vùng niêm mạc đang còn nguyên vẹn hay loét. Bệnh có thể dẫn đến khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.


Hình 1

Về nguyên nhân của GERD là do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu tố tấn công. Các yếu tố bảo vệ gồm có hàng rào chống trào ngược, quá trình làm sạch lòng thực quản và sức đề kháng của lớp biểu mô thực quản. Các yếu tố tấn công gồm có: rối loạn cơ thắt dưới, rối loạn co bóp thực quản thoát vị hoành trượt (một phần dạ dày chui lên lồng ngực chậm làm rỗng dạ dày, tăng áp lực trong ổ bụng. Các nguyên nhân thuận lợi hay làm dễ dẫn đến GERD là do chế độ ăn nhiều chất béo, kẹo chocolate, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, người béo phì. Do sử dụng một số thuốc như thuốc điều trị hen phế quản, thuốc hạ huyết áp loại chẹn kênh canxi.


Hình 2

Về biểu hiện triệu chứng của GERD gồm các triệu chứng:

-Tại thực quản:Có 2 triệu chứng điển hình là ợ nóng hay nóng rát sau xương ức và ợ thớ. Ngoài ra còn một số triệu chứng có thể gặp như đau vùng thượng vị, buồn nôn, đắng miệng, chua miệng, hôi miệng, cảm giác vướng cổ, nuốt khó, nuốt đau;

-Ngoài thực quản: Các triệu chứng như ho mạn tính, viêm thanh quản, hen phế quản, mòn răng. Một số triệu chứng có thể liên quan khác như viêm họng, viêm xoang, xơ hóa phổi vô căn và viêm tai giữa;

-Cơn đau ngực không do tim: đau âm ỉ dai dẳng vùng ngực bên trái có thể có lúc đau trội lên nhưng không có cơn đau dữ dội kèm theo khó thở;

-Các biến chứng của GERD gồm có loét thực quản từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng, barrett thực quản (dị sản và loạn sản đoạn nối giữa thực quản và dạ dày) từ mức độ nhẹ tới mức độ nặng và cuối cùng là ung thư thực quản.

Các triệu chứng của bệnh sẽ đánh giá mức độ bệnh như: triệu chứng nóng rát giữa ngực, sau xương ức mấy ngày trong tuần? Bạn có triệu chứng ợ hơi, ợ chua hoặc thức ăn từ dạ dày lên cổ họng, đau vùng bụng, buồn nôn, khó ngủ vào ban đêm.

Các phương pháp thăm dò cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh lý GERD như chụp thực quản có thuốc cản quang, đo độ pH trong thực quản, chụp nhấp nháy phóng xạ và nội soi thực quản để đánh giá có loét hay không và mức độ loét và biến chứng barrett thực quản, ung thư thực quản. Song, có tới 60% bệnh nhân bị GERD không có loét thực quản đi kèm, nên nếu soi thực quản mà không có loét cũng không loại trừ bệnh GERD hay được gọi là viêm trào ngược dạ dày thực quản không có loét. Việc chỉ định nội soi cho những bệnh nhân sau khi đã điều trị thử bằng thuốc ức chế bài tiết acid trong 4 tuần mà không đỡ, bệnh nhân có các triệu chứng cảnh báo như tuổi trên 45, gầy sút, thiếu máu, nuốt đau và nuốt khó tăng dần. Nhận biết bệnh GERD với một số các bệnh như loét thực quản do thuốc và do các nguyên nhân khác, ung thư thực quản co thắt thực quản, loét dạ dày-hành tá tràng, ung thư dạ dày, bệnh lý tuyến giáp.


Hình 3

Việc điều trị GERD có thể điều trị thử bằng các thuốc ức chế tiết acid. Nguyên tắc điều trị tăng cường yếu tố bảo vệ, giảm hoặc loại bỏ yếu tố tấn công. Có 3 phương pháp điều trị gồm nội khoa, nội soi và ngoại khoa. Bên cạnh đó, cần thay đổi lối sống (không hút thuốc lá, không rượu bia, tránh ăn nhiều chocolate, ăn hạt tiêu, ớt, không ăn quá no, sau ăn không nằm ngay, kê cao giường khi ngủ, không mặc quần áo quá chật). Tránh hoặc hạn chế dùng một số thuốc như hen phế quản, thuốc ngủ, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc giảm đau. Trong điều trị nội khoa, thuốc được lựa chọn đầu tiên là các thuốc ức chế bơm photon, thời gian điều trị 4-8 tuần phụ thuộc vào tổn thương loét thực quản và đáp ứng điều trị của bệnh nhân; Thuốc trung hòa acid, trung hòa muối mật, thuốc hỗ trợ nhu động, thuốc có tác dụng làm rỗng dạ dày nhanh hơn và giúp co thắt thực quản dưới tăng co thắt.

Điều trị nội soi có thể áp dụng cắt tổ chức ung thư sớm thực quản qua nội soi, cắt lọc dưới niêm mạc, cắt hớt niêm mạc hoặc bằng đốt sóng cao tần, nong hoặc đặt stent thực quản khi có hẹp thực quản.

Điều trị ngoại khoa gồm tạo hình môn vị, thủ thuật Nissen, thủ thuật Hill, thủ thuật Belsey. Mổ khi có loạn sản độ cao và ung thư thực quản.

Nhìn chung, bệnh lý GERD hiện là một bệnh lý phổ biến, ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân và thường hay tái phát. Bệnh có biểu hiện các triệu chứng tại thực quản và ngoài thực quản. Để chẩn đoán bệnh, cần hỏi kỹ bệnh nhân hoặc có thể điều trị thử bằng thuốc ức chế bài tiết acid. Khi có chỉ định cần nội soi thực quản để phát hiện loét và các biến chứng ở thực quản. Khi có biến chứng cần được điều trị và theo dõi định kỳ để phát hiện ung thư sớm thực quản.

Ngày 16/08/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích