Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 2 8 2
Số người đang truy cập
3 7 3
 Tư vấn sức khỏe
Hỏi-đáp bệnh chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền (Tháng 9-10/2017)

1. Nguyễn Quỳnh H., 37 tuổi, Hà Tĩnh, 09124….

Hỏi: Kính thưa các bác sỹ, mới đây trong mùa mưa bão, tôi đã lội nước nhiều do bị ngập lụt khi trời mưa to, ở kẽ chân, kẻ tay tôi xuất hiện nhiều mụn nước, rất ngứa, khi ngứa có gãi nhiều nên có hiện tượng viêm xước da, dịch vàng và chảy dịch. Tôi xin hỏi bác sỹ đây có phải bệnh nước ăn chân do nấm và tôi lại đang mang thai chưa dám sử dụng các loại thuốc kể cả thuốc bôi ngoài. Xin hỏi quý bác sỹ, liệu tôi có nên dùng các loại thuốc chống nấm để điều trị viêm da kẻ tay chân do nước ăn này không? Xin cảm ơn quý bác sỹ!

Trả lời: Xin cảm ơn câu hỏi của bạn liên quan đến bệnh nấm ở kẻ, bàn ngón chân tay thường gặp trong các vùng lầy lội mà người dân trong vùng đó phơi nhiễm/ tiếp xúc trong một thời gian dài. Tác nhân gây bệnh thường do loài vi nấm Trichophyton mentagrophytesTrichophyton rubrum gây ra. Bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi, nam và nữ giới đều có thể bị nếu thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là các nhân viên làm trong môi trường ẩm ướt hoặc mang giày ẩm ướt, tất bít kín ra mồ hôi như các nhân viên, công nhân trong các xí nghiệp chế biến hải sản, công nhân rửa chai, lọ, công nhân lao động hầm mỏ, công nhân khai thác thủy lợi, hoặc trong các môi trường có ẩm ướt, …Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể có các hình ảnh lâm sàng đa dạng với các vùng trắng khác thường so với vùng da xung quanh và có thể có các vết nứt da có ứa màu đi kèm, xung quanh có các vết xước trầy do ngứa gãi mà ra, các vết này có khắp bàn chân hay bàn tay (tùy thuộc vào chi nào tiếp xúc nhiều hơn).


Hình 1

Một trong những loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh là thuốc chống nấm Trichophyton mentagrophytesTrichophyton rubrum là ketoconazole với nhiều biệt dược khác nhau và các chế phẩm viên hay bôi ngoài khác nhau.

Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú nên bạn yên tâm dùng điều trị tốt mà không lo lắng về tác dụng ngoại ý coh thai phụ. Tuy nhiên, để thuốc đạt hiệu quả chữa trị cao, trước khi bôi, anh chị nên vệ sinh sạch chỗ da bị nhiễm bệnh, sau đó dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm thuốc rồi bôi lên vùng có nhiễm trùng - ngày bôi 2-3 lần. Nếu không điều trị bệnh có thể lan tỏa ra xung quanh, đồng thời có thể bội nhiễm thêm vi khuẩn rất nguy hiểm trong trường hợp bạn có bệnh lý nền như suy giảm miễn dịch, suy thận, đái tháo đường, ung thư, cấy ghép cơ quan đang dùng thuốc chống thải ghép cơ quan tạng,….


Hình 2

Trong quá trình dùng thuốc, bạn không nên để thuốc vây dính vào mắt và có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau rát, lột da, có thể tăng sắc tố sau bôi thuốc như các tác dụng ngoại ý hay gặp nhưng chỉ là thoáng qua. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được lạm dụng thuốc bôi và uống kéo dài, bôi số lượng lớn thuốc hay bôi nhiều lần trong ngày hơn so với hướng dẫn dùng thuốc theo quy định của điều trị (có thể tham khảo thêm trên trang tin (http://www.drugs.com), nhưng cần dùng thuốc liên tục không ngắt quãng cho đến khi làn da lành hẳn. Để đề phòng bệnh nước ăn chân, điều quan trọng nhất là bạn cần giữ cho bàn chân luôn khô ráo, nếu sau khi tiếp xúc với nguồn nước không an toàn, hay sau khi đi ngoài trời mưa về, khi phải ngâm chân trong nước lâu như lũ lụt vừa qua, cần cởi bỏ giày dép ra ngay, rửa chân bằng nước sạch và lau khô ngay hai chân, bàn chân. Khi phải lội dưới nước lâu, cần đi giày, ủng để bảo vệ bàn chân. Khi bị bệnh phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời biến chứng và không lây lan.

Thân chúc bạn khỏe!


2. Nguyễn Thị Lê G., 47 tuổi, Tây Ninh, loaloa@ ….

Hỏi: Xin các bác sỹ cho em biết tương tác giữa các thuốc điều trị tăng huyết áp (vì em dang bị tăng huyết áp đã điều trị 4 năm nay rồi) và tương tác các thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng (vì nhà em bán thuốc tây) để em có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc đúng chỉ định, an toàn. Em chân thành cảm ơn các bác sỹ của Viện!

Trả lời: Liên quan đến các câu hỏi của bạn, bao gồm 2 vấn đề cần giải thích, chúng tôi xin phúc đáp rằng: Đối với các thuốc điều trị tăng huyết áp thường gặp có thể xảy ra một số cặp tương tác thuốc như sau:

a.Nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs) làm giảm hiệu quả hạ huyết áp đối với nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc chẹn bêta, ức chế men chuyển (ƯCMC) nhưng không ảnh hưởng đến đối kháng can xi và nhóm chẹn anpha;

b.Nhóm thuốc steroid có tương tác ảnh hưởng đến thuốc lợi tiểu;

c.Nhóm thuốc kháng histamin H2 như cimetidin và ranitidin làm tăng hiệu quả hạ huyết áp của nhóm thuốc chẹn bêta và đối kháng can xi do chuyển hoá qua gan.Thuốc kháng acid làm giảm hiệu quả nhóm thuốc chẹn bê ta;

d.Rifampin và Phenobarbital làm giảm hiệu quả nhóm thuốc chẹn bê ta và đối kháng canxi;

e.Các thuốc không kê toa (OTC) như giảm sổ mũi, thuốc trị cảm thông thường và trị hen suyễn có chứa các chất tăng hoạt giao cảm nên có thể gây tăng huyết áp, nhưng có thể dùng an toàn với liều giới hạn ở người cao huyết áp có sử dụng đầy đủ thuốc hạ huyết áp. Cromolynsodium, ipratropium, corticosteroides qua đường hít cũng an toàn.

Liên quan đến tương tác giữa thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng với các thuốc chuyển hóa trên hệ thống Cytochrome P450s (CYPs) và đặc tính tiêng với các biến thể của CYP: Một nghiên cứu ở châu Phi cho thấy cytochrome P450 (CYP) của enzyme được biết như một yếu tố quyết định quan trọng trong hiệu quả của liệu pháp. Kết quả, các nghiên cứu tương tác thuốc-CYP dẫn đến cải thiện phát sinh và xuất hiện các tác dụng ngoại ý và dùng thuốc an toàn hiệu quả hơn, cũng như mang lại nhiều loại thuốc hiện đại và chương trình phát triển thuốc mới. Tuy nhiên, có một ít dữ liệu chung về tương tác của các CYPs với thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng, hầu hết các thuốc đó được khám phát cách nay một thời gian dài và bệnh nhân sử dụng nó có một số tác dụng ngoại ý. Ngoài ra, dữ liệu động học enzyme (enzyme kinetic profiles) của các biến thể CYP trên quần thể châu Phi và tầm quan trọng trong chuyển hóa thuốc vẫn còn hiểu biết rất ít. Do vậy, trong nghiên cứu này, hiệu ứng ức chế của 29 loại thuốc chống ký sinh trùng quan trọng trên lâm sàng phần lớn chuyển hóa dựa trên CYPs đã được nghiên cứu trên in vitro và có sử dụng các thửnghiệm có sắc ký lỏng cao áp (HPLC) cùng với microsome ở gan người.


Hình 3

Các nghiên cứu cũng liên quan đến các phương pháp mới fluorescence-based high throughput screening (HTS) với thử nghiệm ức chế và trên hệ thống CYPs ở người trong các saccharomyces cerevisiae. Ngoài ra, hiệu ứng quy nạp của các loại thuốc chống ký sinh trùng trên hệ thống CYPs 1A1 và 1A2 được nghiên cứu trên in vitro sử dụng các tế bào u gan (HepG2) như một mô hình nghiên cứu.

Tiềm năng của các alen đặc hiệu của người châu Phi CYP2D6*17 để nghiên cứu kiểu hình và sử dụng các thuốc CYP2D6 trên lâm sàng ở quần thể người châu Phi điều tra với CYP2D6.17, có biểu hiện không đòng nhất trên saccharomyces cerevisiae, thông qua nghiên cứu dữ liệu động lực enzyme liên quan đến thuốc đầu dò CYP2D6 và khả năng của nó để làm sạch thuốc CYP2D6 trên in vitro. Để nghiên cứu hiệu quả của troa đổi amino acid trên CYP2D6.17 về cấu trúc của enzyme, các mô hình đồng phân được xây dựng sử dụng cấu trúc tinh thể CYP2C5 như một mẫu nền (khuôn).

Kết quả từ các nghiên cứu HTS có sử dụng CYPs tái tổ hợp được so sánh với các thành phần khác dựa trên thử nghiệm HPLC có sử dụng microsome ở gan người và dữ liệu ức chế hợp lệ từ kỹ thuật fluorescence với CYPs tái tổ hợp. Phần lớn các thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng không biểu hiện một nguy cơ nào có ý nghĩa trên lâm sàng dựa trên tương tác với thuốc CYPs mặc dù một số trong chúng có thể đưa ra kết quả không mong đợi về tương tác với thuốc CYPs 1A1, 1A2 và 2D6. Ức chế tiềm năng của CYP1A2 gồm có artemisinin, niclosamide, thiabendazole, primaquine và dihydroartemisinin. Trong số các chát ức chế CYP1A2, thuốc thiabendazole, artemisinin và primaquine có thể làm tăng tương tác thuốc có ý nghĩa trên lâm sàng vì chúng được tiên đoán gây ra 98, 76 và 67% ức chế CYP1A2 lần lượt trên in vivo.

Thuốc quinine, albendazole và primaquine sinh ra các hoạt tính và mức độ mRNA của CYP1A1 và CYP1A2 bởi quinin và albendazole tương tự nhau trên trên in vivo. Trong khi cycloguanil, quinine, amodiaquine, desethylamodiaquine và proguanil là các chất ức chế tiềm năng của CYP2D6 trên in vitro, chất ức chế không có ý nghĩa trên in vivo. Đối với các nhà lâm sàng, kiến thức về tương tác giữa các thuốc chống ký sinh trùng với CYP sẽ rất hữu ích trong thiết kế các thử nghiệm can thiệp trên tương tác thuốc-CYP khi chúng sử dụng trên lâm sàng. CYP2D6.17 cho thấy một khả năng làm sạch giảm cơ chất CYP2D6 so với CYP2D6.1 (wildtype) có sự kéo dài làm giảm lệ thuộc vào thuốc.


Hình 4

Điều này cho thấy cần có giảm liều của một số chất nền CYP2D6 trên quần thể dân châu Phi, đặc biệt đối với các thuốc có chỉ định điều trị hẹp. Kết quả mô hình đồng nhất chỉ ra sự sắp xếp tồn lưu ở vị trí có hoạt tính trong CYP2D6.17 là khác với các vị tí khác trên CYP2D6.1 và có thể giải thích khả năng giảm lệ thuộc cơ chất của CYP2D6.17 để làm sạch cơ chất CYP2D6.

Ngoài ra, các tương tác giữa sinh lý của vật chủ mắc bệnh lên hiệu lực điều trị của thuốc ký sinh trùng cũng được ghi nhận: Các thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng phải thực hiện thông qua vật chủ và vì vậy các vật chủ có quá trình sinh hóa và sinh lý bên trong vật chủ, phần nào ảnh hưởng lên thuốc. Thường hiệu lực của một thuốc chống ký sinh trùng sẽ lệ thuộc vào nộng độ độc có mặt bên trong ký sinh trùng để đủ thời gian dẫn đến tổn thương trên ký sinh trùng không thể phục hồi. Vì nhiều thuốc có phần nào đó hấp thu và chuyển vận vào vị trí của ký sinh trùng thông quia hệ thống tuần hoàn trong vùng dưới đường cong trong huyết tương (AUC) có thể phản ảnh tính khả dụng của thuốc đối với hiệu lực trên ký sinh trùng.

Một số yếu tố sinh lý học của vật chủ ảnh hưởng lên AUC. Nhiều thuốc chống giun sán dùng đường uống như là các chất đặc. Một số hấp thu xảy ra trong ruột của các động vật ăn cỏ, nhưng nhiều hợp chất heterocyclic compounds như các thuốc nhóm benzimidazole đòi hỏi độ pH thấp trong dạ dày và quá trình hòa tan của chúng. Một số tình trạng bệnh, gồm cả bệnh ký sinh trùng trong đường tiêu hóa, có thể gây ra độ pH tăng lên. Điều này có thể đảo ngược giảm tính hòa tan và hấp thụ với tỷ lệ bài tiết nhanh hơn, đặc biệt khi đi kèm theo tiêu chảy và có giảm AUC.

Một khi các thuốc điều trị giun sán được hấp thu, sau khi dùng đường uongs hay đường toàn thân, chúng thường chuyển đến gan nhanh chóng. Gan và mô cơ mỡ có thể dự trữ thuốc, ly giải thuốc theo thời gian để tạo ra một hiệu ứng duy trì như đã xảy ra với ivermectin, hay nó có thể chuyển hóa nhanh. Một số thuốc giun sán như febantel, có thể cần chuyển hóa để thành dạng có hoạt tính. Tuy nhiên, thường ở gan có liên quan đến quá trình oxy hóa hay giảm sau khi kết nối với sulfate, glucuronide hay glutathione để phân rã thuốc nhiều hơn, để tăng trọng lượng phân tử của nó, bất hoạt nó và hỗ trợ bài tiết thuốc ra.


Hình 5

Tỷ lệ chuyển hóa được tìm thấy thay đổi đáng kể giữa các loài và do vậy tỷ lệ liều khác nhau và điều trị khác nhau thường đòi hỏi để đạt được đầy đủ hoạt tính chống lại ký sinh trùng. Với các loài như nai hươu, gia súc và có thể là dê chuyển hóa một số thuốc giun sán nhanh hơn ở cừu. Một số khả năng có thể thú vị là sự thay đổi trong hấp thu chuyển hóa của các thuốc chống giun sán thông qua vật chủ có thể cho phép cải thiện hiệu lực thuốc và hoạt tính chống lại ký sinh trùng không cần thiết phải gia tăng liều.

Dược động học và tích tụ thuốc chống giun sán bên trong đích của cơ thể ký sinh trùng ở các động vật nhai lại (Lifschitz A và cộng sự, 2001) cho biết rằng các thuốc chống ký sinh trùng đòi hỏi nồng độ có hiệu quả phải đạt được tại vị trí đích của ký sinh trùng trong vài giai đoạn để đảm bảo hiệu lực thuốc đầy đủ. Tiến trình hấp thụ, phân bố, chuyển hóa và đào thải (pha dược động học) trực tiếp ảnh hưởng đến nồng độ thuốc nhận được tại vị trí tác động và đưa đến kết quả của dược lý học.

Hy vọng trên đây là các thông tin liên quan đến tương tác thuốc mà chị yêu cầu đã được giải đáp thảo đáng.


3. Huỳnh Khánh H., 47 tuổi, TP.
Nha Trang, tỉnh KH, muni20015@....

Hỏi: Bác sỹ ơi, cho tôi hỏi răng tôi bị bệnh cường giáp đã 4 năm nay đang điều trị theo hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa nội tiết. Tôi muốn hỏi về chế độ ăn uống kiêng kị cho người bệnh cường giáp như thế nào là hợp lý. Mong bác sỹ chỉ dẫn giúp. Thành thật cảm ơn!

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tổng hợp các khuyến cáo của các nhà khoa học chuyên về dinh dưỡng chữa bệnh và các nhà nội tiết học. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm các triệu chứng và hạn chế phần nào những biểu hiện khó chịu do bệnh cường giáp gây ra. Dưới đây là một số thực phẩm người mắc bệnh cường giáp nên và không nên sử dụng.


Hình 6

* Những thực phẩm không nên dùng nếu bạn bị cường giáp

-Thực phẩm giàu i ốt như: muối i-ốt, rong biển, tảo bẹ và một số loại hải sản vì các thực phẩm này làm tăng hoạt động của tuyến giáp, làm tăng tình trạng cường giáp;

-Cà phế: Caffein là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, làm bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Do đó người bị cường giáp không nên dùng;

-Sữa tươi nguyên kem: Sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp vì sữa nguyên kem lượng chất béo nhiều hơn, trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp thường không tốt như người bình thường. Nếu tiêu thụ sữa nên chọn loại sữa đã được tách kem;

-Bột: Bột chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormon trong máu. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể khôi phục lại mức độ hormon khỏe mạnh trong cơ thể, bao gồm cả hormon ở tuyến giáp. Nên bệnh cường giáp thì hạn chế ăn mì ống, bánh mì;

-Đường: Ăn nhiều đường có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc chứng cường giáp. Do đó nên tránh các thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, thạch;

-Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao. Người bị cường giáp ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường;

-Dầu thực vật hydro hóa: Loại dầu này thường được sử dụng để chế biến, sản xuất các loại thực phẩm. Loại dầu này giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể, có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cường giáp. Do đó, người bị cường giáp nên hạn chế các loại bánh quy giòn, bơ thực vật;

-Đồ uống chứa cồn: Người bị cường giáp nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa cồn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.


Hình 7

Những thực phẩm giúp làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh cường giáp

-Gạo lứt, lúa mạch, bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt;

-Các loại quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tăng cường hệ miễn dịch. Người bị cường giáp nên thường xuyên sử dụng các loại hoa quả này;

-Rau họ cải: Bông cải xanh, xúp lơ, cải xoăn, bắp cải có chữa goitrogen có thể làm giảm việc sản xuất horomon của tuyến giáp. Người bị cường giáp có thể ăn các loại rau này mỗi ngày;

-Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3 như: cá hồi, nấm, quả óc chó, dầu oliu, dầu hạt lanh. Thực phẩm này giúp cung cấp lượng axit béo cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân cường giáp. Ngoài ra các thực phẩm giàu vitamin D ngăn ngừa loãng xương;

-Đạm từ thực vật như: đạm đậu nành và các loại đậu đã được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Người bị cường giáp thường dễ bị giảm cân, do đó cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Protein từ các loại đậu an toàn và tốt cho người bị cường giáp;

-Nếu bệnh nhân cường giáp không có các dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng sau khi sử dụng các chế phẩm từ sữa như sữa chu, pho mai thì hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm này, vì các chế phẩm từ sữa giàu can xi, hạn chế bệnh loãng xương vốn thường gặp ở bệnh nhân cường giáp.

Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh cường giáp, hy vọng với những tư vấn này bệnh nhân cường giáp có thể giảm nhẹ và cải thiện được đáng kể tình trạng khó chịu của bệnh cường giáp.


4. Lê Đình Ng., 27 tuổi, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, 0914….

Hỏi: Kính thưa các thày cô ở Viện Sốt rét, cho em hỏi về các loại sán lá ký sinh tùng ở tại các cơ quan trong cơ thể người vì em đọc thấy lúc sán lá gan lớn, lúc sán lá gan nhỏ, lúc sán lá ruột lớn, lúc sán lá ruột nhỏ, …em kính nhờ thầy cô giải đáp thắc mắc cho em. Em rất cảm ơn

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp về phân loại sán lá (trematodes) kí sinh trên cơ thẻ người hiện nay theo từng vị trí ký sinh của chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chỉ gặp một số loài trong số các loài sán lá dưới đây chứ không phải tất cả loài đã được ghi nhận đầy đủ, có thể chưa có nghiên cứu điều tra đầy đủ về các loài sán lá ở Việt Nam:

-Sán lá ở trong máu (blood fluke) gồm: Schistosoma haematobium, Schistosoma mansoni, Schistosoma japonicum, Schistosoma mekongi, Schistosoma intercalatum;

-Sán lá ở gan mật (hepatobiliary fluke) gồm Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, Clonorchis sinensis, Opisthorchis felineus, Opisthorchis viverrini, Dicrocoelium dendriticum, Dicrocoelium hospes.

-Sán lá ở tụy (pancreatic flukes) gồm: Eurytrema pancreaticum, Eurytrema coelomaticum, Eurytrema ovis.

-Sán lá ở phổi (lung flukes) gồm Paragonimus westermani, Paragonimus heterotremus, Paragonimus kellicoti, Paragonimus mexicana, Paragonimus skrjabin, Paragonimus miyazakii, Paragonimus compactus, Paragonimushueit’ungensis.

-Sán lá ở ruột (intestinal flukes) gồm: Fasciolopsis. buski, Metagonimus yokogawai, Echinostoma ilocanum, Watsonius watsoni, Heterophyes heterophyes, Gastrodiscoides hominis.

Hy vọng với phần phân loại sán lá ở trên đã giải đáp thắc mắc của bạn đầy đủ. Thân chúc mạnh khỏe!


Hình 8


5. Nguyễn Thị Kha H., 36 tuổi, Vạn Ninh, Khánh Hòa

Hỏi: Kính chào các bác sỹ, em đang công tác ở lĩnh vực thú y, đang làm luận văn thạc sỹ về thú y, từ trước đến nay em cũng có tham gia nhiều nghiên cứu nhưng số mẫu trâu, bò, dê, heo, chuột và cá chỉ mang tính ước đoán là 25-30 mẫu mà thôi, tuy nhiên như thế không có công thức tính toán một cách khao học các mẫu này để thuyết phục hội đồng bảo vệ đề cương. Em đang làm về giun sán trên chó cảnh và chó nuôi. Em muốn các thầy cô giúp em có công thức tính cỡ mâu để lấy mẫu cho nghiên cứu một cách khoa học. Em chân thành cảm ơn rất nhiều và mong nhận được sự phúc đáp sớm của thầy cô.

Trả lời: Phải nói rằng đây là một câu hỏi tham vấn rất thú vị mà trước đây chúng tooii cũng muốn tìm hiểu về cách tính cỡ mẫu của các động vật/ nhóm động vật trong nghiên cứu cùng với các điều tra bệnh lý ký sinh trùng ngõ cụt ký sinh hay các bệnh ký trùng truyền từ động vật lây sang người. Có hai cách tính cỡ mẫu số động vật hiện đang áp dụng trong nghiên cứu. Công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu ở động vật có thể áp dụng như sau: Đối với các nghiên cứu trên động vật thì có hai phương pháp tính cỡ mẫu. Phương pháp thường được sử dung nhất giống như trước đây dã đề cập trong tính toán cỡ mẫu cho thử nghiệm giả thuyết. Trong khi các nổ lực nên làm để tính toán cỡ mẫu theo phương pháp, đôi khi không thể nhận được thông tin liên quan đến điều kiện tiên quyết để tính cỡ mẫu dựa vào phân tích lực mẫu (power analysis) giống độ sai lệch chuẩn, cỡ hiệu quả. Ngoài ra, một phương pháp thứ hai có thể sử dụng gọi là phương pháp cân bằng nguồn (“resource equation method”).


Hình 8

Trong phương pháp này một giá trị E được tính dựa trên quyết định cỡ mẫu. Giá trị nếu E nằm ttrong khoảng 10-20 đối với cỡ mẫu tối ưu. Nếu một giá trị E nhỏ hơn 10 thì cần có mẫu động vật lớn hơn đưa vào nghiên cứu. Nếu nó lớn hơn 20 thì cỡ mẫu nên giảm xuống.

E = Tổng số động vật – Tổng số nhóm

Đề xuất trong một nghiên cứu động vật, một nhà nghiên cứu thành lập 4 nhóm động vật có 8 con vật và mỗi nhóm có sự can thiệp khác nhau, khi đó tổng số động vật sẽ là 32 (4 × 8). Do đó, E là E = 32 - 4 = 28

Giá trị này lớn hơn 20 nên số động vật nghiên cứu nên giảm trong mỗi nhóm. Vìthế, nếu các nhà nghiên cứu lấy 5 con chuột trong mỗi nhóm thì khi đó E = 20 - 4 = 16

E là 16 thì nằm trong khoảng 10-20, nên 5 con chuột trong mỗi nhóm cho 4 nhóm có thể được coi là cỡ mẫu phù hợp. Đây là một phương pháp thô và nên dùng chỉ khi tính toán cỡ mẫu không thể làm bằng phương pháp phân tích lực được giải thích ở trên trong thử nghiệm giả thuyết.

Bạn có thểm tham khảo thêm trong các tài liệu dưới đây:

How to calculate sample size in animal studies? - NCBI - NIH

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3826013/

by J Charan - ‎2013 - ‎Cited by 135 - ‎Related articles

Calculation of sample size is o­ne of the important component of design of any research including animal studies. If a researcher select less number of animals it ...

Sample Size Determination - Guidelines for the Care and Use of ...

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK43321/

Jump to CALCULATING SAMPLE SIZE FOR REPEAT STUDIES - Estimates of required sample size ... a single animal, also called a paired study.

How can I calculate the sample size in an animal trial? - ResearchGate

https://www.researchgate.net/.../How_can_I_calculate_the_sample_size_in_an_animal...

How to calculate sample size in animal studies? .... Usually we have two ways for calculating sample size; o­ne robust power analysis that depends o­n a host of ...

How to calculate sample size in animal studies? Charan J, Kantharia ND

www.jpharmacol.com/article.asp?issn=0976-500X;year=2013;volume=4;...

by J Charan - ‎2013 - ‎Cited by 135 - ‎Related articles

Oct 10, 2013 - Calculation of sample size is o­ne of the important component of design of any research including animal studies. If a researcher select less ...

[PDF]How to calculate the sample size for animal studies - CiteSeerX

citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.669.2205&rep=rep1...

by H Shah - ‎Cited by 16 - ‎Related articles

Mar 23, 2011 - researchers who are not from statistical background. Calculation of sample size depends o­n the type of study. Mainly animal studies are of two ...

Sample Size Calculation - Laboratory Animal Services Centre

Chúng tôi, một lần nữa rất cảm ơn bạn một lần nữa cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi để chúng tôi có cơ hội chia sẻ cùng các đồng nghiệp khác.


6. Nguyễn Thị Hồng G., 27 tuổi, Kiến Xương, hoahongcogai@ ….

Hỏi: Xin các bác sỹ và dược sỹ của viện cho tôi hỏi làm thế nào để xử lý an toàn thuốc hết hạn, thuốc điều trị đang dùng nhưng đến hạn hết chưa dùng hết. Chân thành cảm ơn!

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ một bài viết của đồng nghiệp về vấn đề này như sau: Thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tật, nhưng khi không còn cần thiết, chúng ta phải biết cách loại bỏ đúng nhằm giảm thiểu nguy cơ gây hại cho môi trường hoặc ngộ độc do nhầm lẫn hay cố ý lạm dụng. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp xử lý các loại thuốc hết hạn, thuốc điều trị không sử dụng hết một cách an toàn.


Hình 9

Những trường hợp thương tâm

Trước đây, Trung tâm Kiểm soát nhiễm độc Mỹ đã báo cáo một số trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc của người lớn. Điển hình là một bé trai 2 tuổi đã được tìm thấy bên cạnh lọ thuốc giảm đau gây nghiện opioid-methadone đang mở. Bé đã được cấp cứu và cho phép xuất viện, nhưng sau đó lại trong tình trạng ngừng thở, không có nhịp tim và có dấu hiệu nôn mửa. Trường hợp khác là bé gái 2 tuổi về nhà với các triệu chứng mệt mỏi, tiếp theo là đau bụng. Bố mẹ nghi ngờ con ăn phải thứ gì đó ở bên ngoài nên đưa bé đi cấp cứu. Khi tình trạng đã ổn định, con được đưa về nhà chăm sóc. Song, sáng hôm sau, bé đột nhiên mất ý thức. Mặc dù được cấp cứu tại bệnh viện sau đó nhưng bé vẫn không qua khỏi. Kết quả xét nghiệm mẫu máu được lấy vào khoảng thời gian tử vong dương tính với oxycodone - một thuốc giảm đau opioid tương tự methadone.

Cũng trong báo cáo nói trên là trường hợp một bé gái 4 tuổi được ông bà nội phát hiện tử vong trong nhà. Trong quá trình khám nghiệm tử thi, một miếng dán fentanyl (thuốc giảm đau mạnh) được tìm thấy trong đường tiêu hóa của trẻ. Rõ ràng, bé có thể đã tìm thấy miếng dán này bị vứt trong thùng rác và nuốt phải, gây quá liều fentanyl và tử vong. Thông thường, với các thuốc không dùng đến do còn thừa khi điều trị hay thuốc hết hạn, với người cẩn thận thì cất trong tủ thuốc gia đình, có thể là tủ được thiết kế đặc biệt không cho trẻ mở được hoặc bỏ nguyên vẹn vào thùng rác, còn đa số là để lăn lóc ở một nơi nào đó trong nhà. Việc làm này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bao gồm: (i) Gây hại sức khỏe các thành viên trong gia đình: Một nghiên cứu xem xét các trường hợp trẻ em vô tình tiếp xúc với thuốc của người thân cho thấy có tới 45% trường hợp liên quan đến các loại thuốc chứa trong hộp đựng chống trẻ em. Trong đó, đã có 255.732 trường hợp sử dụng thuốc không hợp lệ được báo cáo tới Trung tâm Kiểm soát nhiễm độc Mỹ. Khoảng 9% trong số những trường hợp này (23.783) liên quan đến ngộ độc do phơi nhiễm với thuốc của người khác. 5.000 trường hợp phơi nhiễm tình cờ liên quan đến trẻ em dưới 6 tuổi ; (ii) Ảnh hưởng đến vật nuôi và môi trường: Việc bỏ thuốc đi không đúng cách cùng với rác sinh hoạt gây hại cho con người, động vật hoang dã vô tình hay cố ý nuốt phải. Xối vào nhà vệ sinh (thuốc kháng sinh, hormon…) gây ô nhiễm nước mặt ao hồ, sông suối, nước sinh hoạt.


Hình 10

Cách đơn giản và an toàn nhất để xử lý những loại thuốc hết hạn hoặc không cần dùng đến là mang thuốc tới các nhà thuốc, quầy thuốc bệnh viện hoặc những cơ sở có chương trình thu gom thuốc, rác thải y tế. Tại đây, họ sẽ có cách xử lý thích hợp với những loại rác thải đặc biệt này. Trường hợp ở những cơ sở gần gia đình không có chương trình thu gom thuốc để xử lý, chúng ta có thể tham vấn bác sĩ, dược sĩ và các nhân viên y tế về cách tốt nhất để loại bỏ thuốc không dùng đến. Ngoài ra, có một số phương pháp dưới đây để lựa chọn:

(i) Làm theo hướng dẫn: Người dùng thuốc có thể làm theo hướng dẫn xử lý cụ thể ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tờ thông tin cho bệnh nhân đi kèm với thuốc. Không xả thuốc xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh trừ khi có thông tin hướng dẫn làm như vậy;

(ii) Bỏ vào thùng rác gia đình: Hầu hết các loại thuốc có thể được bỏ đi trong thùng rác thải sinh hoạt của gia đình. Nhưng cần tuân theo các bước: Trộn thuốc (chú ý không nghiền nhỏ viên nén và viên nang) với một số loại rác bẩn như bã cà phê, mùn cưa, đất, giấy vụn - hỗn hợp này không còn hấp dẫn đối với trẻ nhỏ và vật nuôi nếu không may bị tìm thấy. Cho hỗn hợp vào một chiếc hộp nhựa hoặc túi ziplock bịt kín, sau đó bỏ vào thùng rác;

(iii) Xối bỏ xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh: Một số thuốc có dược tính mạnh, chỉ cần một liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây khó thở, ngừng tim và tử vong (như các thuốc nhóm giảm đau gây nghiện opioid hay một số thuốc hướng thần…). Do đó, để loại bỏ cần xối xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh khi không còn cần dùng đến và không thể gửi tới cơ sở có chức năng thu gom, xử lý. Chúng ta có thể tham khảo danh sách các loại thuốc được đề nghị xử hủy bằng cách xối vào nhà vệ sinh do FDA phê duyệt;


Hình 10

(iv) Với các sản phẩm xông hít: Các sản phẩm này thường được dùng cho người bị hen hoặc các vấn đề về hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần có cách xử lý đặc biệt hơn. Vì những ống hít này có chứa chlorofluorocarbons - một chất đẩy gây thủng tầng ozone bảo vệ trái đất.Mặc dù CFC đang được thay thế bằng các loại chất đẩy khác thân thiện hơn với môi trường nhưng tốt nhất không nên đốt những ống thuốc này mà cần đọc các hướng dẫn xử lý ghi trên nhãn thuốc.

Hy vọng với phần phúc đáp ở trên sẽ làm bạn hiểu phần nào về vai trò của hủy thuốc và bỏ thuốc khi dùng không hết nhưng đã bị quá hạn sủ dụng.


7. Trần Văn T., 42 tuổi, Nghệ An., hoanghuy@

Hỏi: Bác sỹ ơi, làm thế nào để chúng ta giữ gìn để thể thủy tinh không bị đục vì em thấy bố em đã thay hai lần thủy tin thể rồi, nếu chẳng may bị hư thì làm thế nào thay nữa?

Trả lời: Phúc đáp câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trích dẫn một bài viết của thấy thuốc chuyên khoa viết về cách làm thế nào để bảo vệ cho thủy tinh thể không bị đục. Thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2004 cho thấy, đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta trong hơn 30 năm qua, chiếm 71,3% tổng số người mù. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt nằm ở phía bên trong mắt, 2 mặt lồi, trong suốt, trung bình ở người trưởng thành dày 4 mm và rộng 9 mm. Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính hội tụ, điều tiết để tập trung các tia sáng đi vào võng mạc tạo hình ảnh sắc nét rõ ràng, như thấu kính của máy ảnh tập trung hình ảnh vào phim.


Hình 11

Về các yếu tố nguy cơ, đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì.

Các loại đục thủy tinh thể:Ở người trẻ tuổi, bệnh đục thủy tinh thể có thể đã hiện diện do bẩm sinh hoặc do chấn thương hoặc đục thủy tinh thể thứ phát sau bệnh viêm màng bồ đào, glôcôm. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tiếp xúc dưới tia cực tím kéo dài, hút thuốc lá, sử dụng các loại thuốc steroid trong thời gian dài và mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, lịch sử gia đình đục thủy tinh thể. Một số dấu hiệu nhận biết sớm về đục thủy tinh thể :

-Thị lực giảm: Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thể thủy tinh. Trẻ nhỏ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt;

-Lóa mắt: Đục thể thủy tinh bắt đầu thường gây lóa mắt với ánh sáng, nhìn mờ hơn nơi râm mát và ban đêm, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thủy tinh dưới bao sau;

-Giả cận thị: Mắt bị đục thể thuỷ tinh ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên;

-Lác mắt: Một số trường hợp do đục thể thuỷ tinh, mắt đó bị nhược thị và lác ;

-Thường xuyên thay đổi kính đeo mắt: Do thủy tinh thể đục làm thay đổi chiết xuất ;

-Nhìn đôi, nhìn thấy nhiều vật cùng một lúc, nhìn như qua sương mù... tất cả những khó chịu đó được giải thích là do thể thuỷ tinh bị đục đã làm tán xạ các tia sáng đi qua nó.

Bệnh đục thủy tinh thể được điều trị bằng phẫu thuật cho kết quả tốt nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ. Điều quan trọng là phải biết phòng ngừa đục thủy tinh thể từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định được. Khám mắt thường xuyên có thể giúp phát hiện đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở các giai đoạn sớm nhất.


Hình 13

Điều trị và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Thực hiện đúng chế độ ăn kiêng nếu bị đái tháo đường, kiểm soát tốt đường huyết. Điều trị sớm các bệnh tại mắt như glôcôm, viêm màng bồ đào. Chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn giàu chất chống ôxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh.

Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamin C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp “dọn dẹp” tốt các gốc tự do - một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh. Không ăn tảo, thực vật biển, sò ốc, sản phẩm từ sữa ít béo, chocolate, vì đây là những nguồn chứa vanadium vốn độc hại cho mắt.

Hạn chế các yếu tố nguy cơ khác: Ánh sáng tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đeo kính râm chặn tia cực tím khi đang ở ngoài trời. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.

Với các thông tin trên bạn có thể có được các thông tin sẽ giúp bạn làm thế nào giữ cho thủy tinh thể luôn luôn tình trạng tốt.


8. Văn Thế D., 65 tuổi, TT Bình Định., chăn nuôi

Hỏi: Bác sỹ Xin cho tôi hỏi triệu chứng hay dấu hiệu nào báo hiệu chúng ta đang có thể mắc bệnh đau tim? Xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời: Cảm ơn anh chị đã gởi đến câu hỏi khi tín nhiệm trang website của Viện chúng tôi. Chúng tôi xin phúc đáp câu hỏi này theo ý kiến của các chuyên gia tim mạch: Trong một cơn đau tim không phải lúc nào cũng có cơn đau thắt ngực xảy ra. Những người bị cơn đau tim im lặng thường có ít triệu chứng nên khó nhận biết và dễ bị bỏ qua. Người càng lớn tuổi, tần suất có một số cơn đau tim im lặng càng lớn.


Hình 12

Thông thường khi bạn bị đau tim sẽ gặp phải các triệu chứng rầm rộ và mang tính cấp cứu. Trong các triệu chứng đó thì cơn đau thắt ngực hay gặp nhất, có diễn biến nghiêm trọng và thường rất rõ ràng. Hầu hết mọi người đều biết đau thắt ngực bên trái có liên quan với cơn đau tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, nhưng ngược lại ít người biết rằng trong một cơn nhồi máu cơ tim không phải lúc nào cũng có cơn đau thắt ngực xảy ra.

Cơn đau tim im lặng”

Không phải ai cũng có biểu hiện ôm chặt lấy ngực và ngã xuống sàn nhà như bạn đã từng thấy trên truyền hình, đó là triệu chứng điển hình của một cơn đau tim hay nhồi máu cơ tim. Đôi khi các triệu chứng gặp phải là hoàn toàn không liên quan đến ngực, vì vậy có thể bỏ sót và mất cảnh giác sự xuất hiện của một cơn đau tim. Đặc biệt, hiện tượng vừa nêu hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, với khởi phát cơn đau tim có ít triệu chứng hoặc không có triệu chứng nào cả.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 20-60% của tất cả cơn đau tim xảy ra ở những người trên 45 tuổi là hoàn toàn không được công nhận và được coi là “cơn đau tim im lặng”. Người càng lớn tuổi, tần suất có một số cơn đau tim im lặng càng lớn. Triệu chứng gì xảy ra trong một cơn đau tim im lặng? Những người bị cơn đau tim im lặng thường có các triệu chứng ít đặc hiệu hoặc triệu chứng không điển hình nên khó nhận biết. Bệnh nhân có thể cảm thấy đang phải chịu đựng do căng cơ ngực, căng cơ vùng lưng, như bị cảm cúm hoặc khó tiêu. Cơn đau do thương tổn tim có thể không định vị ở trong ngực, nhưng thay vào đó bệnh nhân có thể cảm nhận đau ở phần trên lưng, cánh tay hoặc vùng hàm mặt. Những người khác sẽ đơn giản chỉ cảm thấy một sự mệt mỏi kéo dài không thể giải thích và đôi khi đó là triệu chứng duy nhất của một cơn đau tim. Những triệu chứng ít điển hình này có thể hoàn toàn bị bỏ qua bởi bệnh nhân và đôi khi cả ở cơ sở khám chữa bệnh. Dấu hiệu điển hình của cơn đau tim

Đau thắt ngực: Cơn đau thường xuất hiện ở gần phần trung tâm của ngực và kéo dài hơn một vài phút. Một số người cảm thấy chỉ là một sự khó chịu, trong khi những người khác sẽ cảm thấy một cảm giác bó chặt, đau thắt trong ngực, hoặc một cảm giác đè ép trong ngực. Đau có thể lan ra các khu vực khác như sau ngực, một hoặc cả hai cánh tay, vùng thượng vị hoặc vùng cổ và hàm.

Khó thở: Đôi khi đây có thể là triệu chứng duy nhất mà bạn gặp khi bị một cơn đau tim.

Các triệu chứng khác: Một số người sẽ toát mồ hôi lạnh hoặc có cảm giác buồn nôn và nôn, và có thể đây là triệu chứng duy nhất. Phụ nữ khác với nam giới, thường có các triệu chứng khác ngoài đau ngực, đặc biệt là các triệu chứng đau lưng, buồn nôn và nôn, thở dốc hoặc đau ở hàm.


Hình 13

Các yếu tố nguy cơ của một cơn đau tim im lặng: Bạn được coi là có nguy cơ cao bị đau tim nếu bạn có ít nhất hai trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Một số yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim, bao gồm: tăng huyết áp, tiền sử gia đình bị bệnh tim, béo phì, ít hoạt động, tiền sử hút thuốc, tăng mức cholesterol LDL, mức cholesterol HDL thấp, bệnh đái tháo đường týp 2 hay tăng triglyceride máu. Những người có nguy cơ cao nhất bị cơn đau tim im lặng bao gồm phụ nữ và những người trên 65 tuổi.

Xử lý cơn đau tim? Khi phát hiện có cơn đau tim im lặng thì việc điều trị tương tự như cơn đau tim thực thụ?

+ Can thiệp mạch vành nếu tắc: Nếu bạn nghi có cơn đau tim im lặng, bạn cần gặp sớm bác sĩ tim mạch. Để chẩn đoán xác định bác sĩ sẽ chỉ định làm nghiệm pháp gắng sức: bạn được đề nghị chạy trên máy thảm lăn hoặc đạp xe gắng sức tại chỗ, đồng thời đo điện tâm đồ để theo dõi và khảo sát bệnh lý mạch vành của tim. Nếu thấy có ghi nhận bất thường trên test gắng sức tim, bạn có thể được đề nghị chụp mạch vành để phát hiện cụ thể nơi tắc nghẽn của mạch vành. Trường hợp tắc mạch vành sẽ tiến hành phẫu thuật nong mạch vành hoặc đặt stent mạch vành để giúp tái lưu thông máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trở lại bình thường.

+ Dùng thuốc: Có thể sử dụng liều 81mg aspirin mỗi ngày. Aspirin hoạt động như một thuốc chống huyết khối để giúp bạn khỏi bị một cơn đau tim khác. Thuốc chẹn beta có thể được chỉ định để làm giảm nhịp tim, giúp tim làm việc không quá sức và huyết áp giảm xuống. Thuốc ức chế men chuyển ACE có tác dụng giãn mạch máu làm huyết áp giảm xuống và tim sẽ không phải làm việc quá sức. Thuốc hạ cholesterol máu, nhất là thuốc statin thường được sử dụng, để làm giảm mức cholesterol toàn phần và LDL.

+ Thay đổi lối sống: Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu thừa cân. Kiểm soát huyết áp và đường huyết theo chỉ định của bác sĩ. Những người bị đái tháo đường nên có mức HbA1C dưới 6,5%. Lời khuyên của thầy thuốc rằng mỗi năm nên kiểm tra định kỳ điện tâm đồ 1 lần. Nếu điện tâm đồ cho thấy có bằng chứng bất thường của sóng Q, có thể bạn đã bị một số tổn thương cơ tim trước đó và có thể bạn đã có một cơn đau tim im lặng mà không được phát hiện.


9. Bùi Thúy H., 17 tuổi, TT La Dạ, ….0126345….

Hỏi: Kính thưa các bác sỹ ở Viện Sốt rét-Ký sinh trùng Bình Định, chị gái em gần đây thường hay bị ngất và sau đó tỉnh dậy không biết gì cả và vẫn làm việc trở lại bình thường. Em xin hỏi bác ngất như vậy là do nguyên nhân gì và cách điều trị như thế nào? Em xin các bác trả lời em sớm.

Trả lời:Liên quan đến các câu hỏi của bạn chúng tôi xin phúc đáp như sau:

Các bệnh lý có thể gây ngất (hay ngất xỉu) là: do rối loạn vận mạch, hạ huyết áp tư thế, ngất do tim mạch Ngất do tim là nguyên nhân có thể xảy ra trên cơ sở cơ học như hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, các tổn thương bẩm sinh kết hợp với tăng áp lực phổi. Các cơn thường xảy ra trong hoặc sau gắng sức thường gặp hơn. Ngất do tim là do rối loạn tính tự động (hội chứng nút xoang bệnh lý), các rối loạn dẫn truyền (blốc nhĩ thất) hoặc rối loạn nhịp nhanh... Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào việc chẩn đoán nguyên nhân gây ngất. Tuy nhiên, cần phân biệt ngất với cơn động kinh, cơn thiếu máu não thoáng qua, cơn chóng mặt hạ đường huyết, ngất do sợ hãi, ngấy do sốc và stress tâm lý quá nhạy cảm.


Hình 14

Thực chất ngất xỉu là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nếu lượng máu não hay oxy trong máu giảm đáng kể, não bộ sẽ điều chỉnh ‘tắt” tạm thời hoạt động của một số cơ quan, để tập trung hỗ trợ cho các vị trí quan trọng nhất hoạt động. Khi bị ngã xuống đất do ngất xỉu, trái tim cũng không cần phải làm việc quá gắng sức để bơm máu lên não. Lúc này, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mất ý thức tạm thời và người bệnh tự tỉnh lại sau khoảng vài giây tới vài phút.


Hình 15

Các dấu hiệu đi kèm khi hiện tượng ngất xỉu xảy ra

Bất ngờ bị ngã và dần rơi vào trạng thái mất ý thức tạm thời là những triệu chứng mà gần như ai cũng gặp phải khi ngất xỉu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn phát hiện sớm trước khi cơn ngất xỉu xảy ra:

-Cảm giác nặng nề ở chân

-Mờ mắt, lâng lâng, không tỉnh táo hoàn toàn

-Cơ thể nóng bừng, vã mồi hôi, buồn nôn, nôn mửa

-Chóng mặt, choáng váng

-Buồn ngủ, ngáp ngủ liên tục

Sau khi ngất xỉu bạn thường sẽ cảm thấy không tỉnh táo, mệt mỏi trong khoảng từ 20 – 30 phút và không thể nhớ điều gì xảy ra ngay trước khi bị ngất.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngất xỉu

Hầu hết trường hợp ngất xỉu xảy ra đều là do các nguyên nhân khiến huyết áp của cơ thể giảm thấp hoặc/và làm nhịp tim thay đổi bất thường như:

-Chứng huyết áp thấp, tụt huyết áp đột ngột, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngất xỉu.

-Bệnh lý về tim mạch: Bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng tâm thất…

-Tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, thuốc điều trị trầm cảm…

-Mắc bệnh tiểu đường, parkinson, rối loạn hệ thần kinh thực vật

Ngất xỉu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng nó thường được kích hoạt bởi một số yếu tố nhất định như: Đứng lên ngồi xuống đột ngột, thay đổi nhiệt độ, nhìn thấy một cảnh tượng khó chịu, sợ hãi, bị đau bất ngờ, ho, hắt xì, cười…


Hình 16

Nếu gặp một người bị ngất xỉu thì cách tốt nhất nhằm giúp họ mau chóng tỉnh lại là đặt họ nằm xuống, sau đó nâng chân lên cao để máu có thể tới não dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn có thể để người đó ở tư thế ngồi, hai tay ôm chân và đầu cúi về hai đầu gối.

Nới lỏng thắt lưng, quần áo và thông báo những người xung quan tản ra để người bệnh dễ thở hơn. Thông thường người bị ngất xỉu sẽ tỉnh lại sau khoảng 20 giây, khi tỉnh lại không nên để người bệnh ngồi hay đứng dậy ngay, mà nên cho họ nằm hay ngồi thêm khoảng 10-15 phút nữa. Khi đứng lên cần thực hiện các động tác rất từ từ.

Bạn nên gọi cấp cứu trong các trường hợp người bệnh như sau:

-Không thấy họ thở;

-Ngất xỉu khiến người bệnh ngã bất ngờ dẫn tới các chấn thương do va đập;

-Ngất xỉu trên 1 phút vẫn chưa tỉnh lại;

-Tim đập loạn nhịp;

-Bị đau ngực, khó nói, khó nhìn trước khi ngất xỉu;

-Mang thai hay mắc bệnh tiểu đường;

-Đã trên 50 tuổi và chưa bị ngất xỉu bao giờ.

Phòng chống ngăn ngừa hiện tượng ngất xỉu xảy ra?

Nếu trước đây từng bị ngất xỉu một vài lần, bạn nên ghi lại thành một cuốn nhật ký theo dõi những biểu hiện đã xảy ra và những yếu tố gây kích hoạt tình trạng này, chẳng hạn như thường bị ngất khi thay đổi tư thế đột ngột, đang ngồi điều hòa sau đó ra ngoài, khi bị đói… Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp bác sĩ có thể sớm chẩn đoán bệnh, đồng thời giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để phòng ngừa hiện tượng ngất xỉu xảy ra.

Chóng mắt, choáng váng, tê ngứa hay mệt mỏi bất thường… có thể là những dấu hiệu đầu tiên trước khi ngất. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu này thì hãy nằm xuống hoặc ngồi xuống, ôm lấy chân và gập đầu về hai đầu gối. Trong nhiều trường hợp điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa cơn ngất hoặc tránh được những chấn thương nếu ngất làm bạn té ngã.


Hình 17

Điều trị ngất xỉu như thế nào?

Nếu ngất xỉu chỉ xuất hiện một lần, không tái phát trở lại thì không đáng lo ngại và không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn cần thăm khám nhằm xác định chính xác nguyên nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, bởi vì việc điều trị ngất xỉu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như:

-Ngất do các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, parkinson… cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tăng cường, ổn định chức năng tim mạch, thần kinh, kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, đây là các bệnh lý mạn tính do vậy người bệnh sẽ phải duy trì dùng thuốc lâu dài.

-Ngất do tác dụng phụ của thuốc thì có thể trao đổi với bác sĩ, dược sĩ để đổi sang loại thuốc khác.

-Ngất do huyết áp thấp, tụt huyết áp, bạn nên sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não và cân bằng chức năng điều hòa huyết áp của cơ thể ổn định. Điều này không chỉ giúp bạn giảm nhanh các dấu hiệu đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mà còn giúp phòng tránh tình trạng ngất xỉu tái diễn nhiều lần.

Do vậy, để tìm ra đúng nguyên nhân dẫn đén ngất của chị bạn, chúng tôi khuyên bạn nên đưa cô ấy đi khám, xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, tim mạch, ….có thể bác sĩ sẽ cho siêu âm tim và một số thăm dò chuyên khoa khác để tìm nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị cụ thể được và phòng bệnh hợp lý được.

Thân chúc bạn khỏe!

Ngày 13/11/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích