Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 2 7 3 6
Số người đang truy cập
7 0 5
 Góc thư giản
Tư vấn và chăm sóc phụ nữ trước khi có thai là một yêu cầu cần thiết để mẹ tròn con vuông (ảnh minh họa)
Tư vấn và chăm sóc phụ nữ trước khi có thai

Để có một thế hệ trẻ em được sinh ra bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần một cách bình thường, việc tư vấn và chăm sóc cho người phụ nữ trước khi có thai là một yêu cầu không thể thiếu được trong nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản. Khi chuẩn bị làm mẹ, người phụ nữ cần có sự tư vấn những sự hiểu biết về vấn đề này.

Sức khỏe của người phụ nữ trong thời gian mang thai phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị trước đó. Người phụ nữ trước khi có thai 1 - 2 năm cần nên được tư vấn trước khi có thai và việc thăm khám trước khi có thai sẽ giúp phát hiện những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Qua tư vấn, người phụ nữ sẽ quyết định có mang thai hay không và thời điểm có thai thích hợp.

Mục đích và các nội dung cần được tư vấn

Mục đích của việc tư vấn trước khi người phụ nữ có thai là truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi nhận thức và hành vi, khuyến khích và thúc đẩy những việc cần phải làm cho người phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ để chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi mang thai.

Những nội dung cần tư vấn cho người phụ nữ trước khi có thai phải được tiến hànhtrước khi người phụ nữ muốn có thai dưới sự trợ giúp của các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định các yếu tố di truyền do đột biến nhiễm sắc thể hoặc đột biến đơn gen, di truyền đa yếu tố có thể gây sẩy thai, thai chết lưu và các dị tật bẩm sinh; đặc biệt lưu ý ở các cặp vợ chồng lớn tuổi hoặc quá trẻ tuổi, thừa cân béo phì, những người tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, nhiễm chất độc da cam, sử dụng dược phẩm với các thuốc an thần, thuốc chống co giật, thuốc chống sốt rét...; người mẹ bị nhiễm virút, vi khuẩn, ký sinh trùng... Xem xét tình trạng không tương hợp miễn dịch giữa mẹ và con như yếu tố Rh, nhóm máu ABO... Nếu có vấn đề bất thường thì nên chuyển người phụ nữ đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán xác định và xử trí can thiệp phù hợp.

Đồng thời khuyến khích gia đình nên chủ động đi khám sức khỏe cả người vợ lẫn người chồng để phát hiện các bệnh mạn tính tiềm ẩn nhằm điều trị bệnh kịp thời như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, thalassemia thể bệnh α-thalassemia và β-thalassemia, tiểu đường, viêm gan, viêm thận, lao, động kinh, rối loạn tâm thần, bất thường về cấu trúc hoặc chức năng cơ quan sinh dục...

Ngoài ra cần tư vấn cho người phụ nữ những yếu tố đặc biệt có liên quan tới các tai biến sản khoa với nguy cơ tái phát như trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp, thai chết lưu, đẻ non, băng huyết, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ...; nhiễm bệnh cúm và rubella, việc sử dụng thuốc trong quá khứ, thói quen hàng ngày, nghề nghiệp, môi trường sống và làm việc, bệnh của người thân trong gia đình như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch…; các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt các trường hợp nhiễm chlamydia, toxoplasma, lậu, giang mai, herpes sinh dục, cytomegalovirus (CMV), human papillomavirus (HPV), human immunodeficiency virus (HIV), viêm gan B - hepatitis B virus (HBV)...

Cần lưu ý việc tuyên truyền về vấn đề dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất cho sức khỏe người phụ nữ và sự phát triển của bào thai. Những người phụ nữ thiếu dinh dưỡng có nguy cơ sinh ra những đứa con nhẹ cân và người mẹ sẽ không an toàn trong khi mang thai và trong khi sinh đẻ. Vận động người phụ nữ uống bổ sung chất sắt và acid folic dự phòng thiếu máu; nên dùng acid folic trước khi có thai ít nhất 3 tháng có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh của thai nhi. Tuyên truyền, vận động người phụ nữ sử dụng muối iod trong các bữa ăn hàng ngày. Cũng cần giải thích cho người phụ nữ trước khi có thai hiểu được việc cần thiết phải tẩy giun đường ruột cứ mỗi 6 tháng đến 1 năm 1 lần và thực hiện vệ sinh cá nhân với rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi trường nhằm giảm khả năng tái nhiễm giun đường ruột trở lại.

Nên truyền thông giáo dục sức khỏe về tình dục an toàn và áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV. Hướng dẫn các biện pháp tránh thai khi 2 vợ chồng chưa muốn có con. Giúp người phụ nữ nâng cao sự hiểu biết về hậu quả của việc phá thai, nhất là các trường hợp phá thai không an toàn, đặc biệt là đối với lứa tuổi vị thành niên; hậu quả của các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục; đối với người phụ nữ nhiễm HIV chưa muốn có thai, cần áp dụng biện pháp tránh thai và biện pháp tránh thai tốt nhất là dùng bao cao su; nếu người phụ nữ nhiễm HIV muốn có thai, họ cần phải được tư vấn tại cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS để chọn thời điểm có thai hợp lý nhằm hạn chế tối đa sự lây truyền HIV cho con.

Nội dung chăm sóc sức khỏe trước khi có thai

Để bảo đảm việc dinh dưỡng đầy đủ cho người phụ nữ trước khi có thai, cần thực hiện chế độ ăn hợp lý, đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm gồm các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng nhằm đạt chỉ số khối cơ thể BMI (body mass index) bình thường từ 18,5 - 24 hoặc có cân nặng ít nhất là trên 40 kg. Đồng thời hàng ngày uống bổ sung viên sắt, acid folic 400 mcg ít nhất trong 3 tháng trước khi có thai và viên đa vi chất để đề phòng chống thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vi chất.

Nên sử dụng muối iốt, bột canh iốt trong bữa ăn hàng ngày. Tẩy giun đường ruột bằng thuốc albendazol. Cần tiêm chủng vắcxin phòng uốn ván cho người phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi. Cũng nên tiêm phòng cúm, rubella cho người phụ nữ trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Đồng thời thực hiện chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với các chất độc hại, kể cả thuốc kháng sinh mạnh và các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Cần khám nội khoa định kỳ hàng năm và điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch và các bệnh mãn tính như tiểu đường và một số bệnh khác; phát hiện các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con khỏe mạnh. Nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần và điều trị thích hợp các bệnh lý phụ khoa, viêm nhiễm đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ngoài ra cũng cần trang bị kiến thức làm mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho người phụ nữ mang thai. Khi người phụ nữ muốn có thai, có thể hướng dẫn xác định thời gian có khả năng thụ thai cao nhất theo chu kỳ kinh nguyệt, lập đồ thị biểu diễn nhiệt độ cơ thể, chú ý đến hiện tượng tiết chất nhầy âm đạo. Người chồng nên mặc những quần áo rộng rãi không bị chật và nóng để tinh hoàn sản xuất tinh trùng bình thường.

Ngày 14/11/2017
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích