Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 1 5 0
Số người đang truy cập
5 0 1
 Tư vấn sức khỏe
Siêu âm kỹ càng là một phương pháp xác định tình trạng của thai nhi (ảnh internet)
Thai chết trong tử cung

Theo thông tin trên mạng xã hội, một sản phụ ở quận Long Biên, Hà Nội có thai 7 tuần đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang khám vào đầu tháng 1/2018 vì có biểu hiện ra máu và được chẩn đoán xác định thai lưu 7 tuần.

Sau đó 1 ngày, sản phụ ra viện và đến khám thai tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội được chẩn đoán thai vẫn phát triển, kết luận siêu âm là thai 6 tuần 4 ngày, có tiếng âm vang tim thai 122 lần/phút. Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo xác minh làm rõ ngay vấn đề này và cung cấp thông tin chính xác. Cần biết về trường hợp thai chết trong tử cung hay thai chết lưu để hiểu thêm vấn đề.

Thai chết trong tử cung hay thai chết lưu là trường hợp thai chết và lưu lại trong buồng tử cung của người mẹ, tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào khi chưa có sự chuyển dạ. Việc chẩn đoán căn cứ vào biểu hiện tử cung có thể nhỏ hơn tuổi thai, không nghe thấy tim thai; siêu âm không thấy hoạt động của tim thai, có thể thấy dấu hiệu chồng xương sọ, thai không cử động. Việc xử trí can thiệp được thực hiện tùy theo tuyến y tế.

Nếu phát hiện ở tuyến xã, phường, thị trấn; phải làm công tác tư vấn, giải thích rõ cho sản phụ, người nhà đi theo và chuyển sản phụ lên tuyến trên.

Nếu ở tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố và tỉnh; cần xét nghiệm các yếu tố đông máu, khi sinh sợi huyết dưới 2g/lít phải dự trù máu tươi cùng nhóm để can thiệp, dùng transamine 500mg với 2 ống mỗi ngày; sử dụng kháng sinh bằng đường uống trong 7 ngày, khi có nguy cơ nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh bằng đường tiêm khoảng 5 - 7 ngày; khi thai chết trong tử cung với tuổi thai đến 12 tuần phải thực hiện thủ thuật hút thai, trước khi hút thai phải dùng thuốc giảm đau cho sản phụ và dùng thuốc co tử cung sau khi thực hiện thủ thuật; khi thai chết trong tử cung với tuổi thai trên 12 tuần, gây chuyển dạ bằng thuốc misoprostol 100mcg mỗi 4 - 6 giờ một lần bằng cách ngậm dưới lưỡi hoặc đặt vào âm đạo, thuốc PGE2 dinoprostone như prospres, cerviprime có thể gây chuyển dạ thuận lợi và an toàn hơn; lưu ý kiểm tra lại buồng tử cung nếu còn sót nhau, nếu cần có thể dùng thêm thuốc oxytocin, đồng thời phải tư vấn và hỗ trợ tinh thần cho sản phụ.

Đối với thai chết trong tử cung có vết sẹo mổ cũ, nếu sản phụ có thể sinh được bằng đường âm đạo thì truyền thuốc oxytocin gây co bóp tử cung với 5 đơn vị oxytocin pha vào trong 500 ml dung dịch glucose 5% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm, liều lượng lúc đầu khoảng 5 - 8 giọt mỗi phút cho đến khi xuất hiện cơn co tử cung phù hợp. Cần theo dõi và điều chỉnh số giọt truyền tĩnh mạch để đạt được số cơn co tử cung phù hợp với sự tiến triển của cuộc chuyển dạ. Ngoài ra tùy tình hình của cuộc sinh đẻ chỉ huy, nếu cơn co tử cung nhanh thì cho dịch truyền oxytocin chảy chậm lại hoặc có thể phối hợp với những thuốc giảm cơn co có tác dụng làm mềm cổ tử cung.

Một số trường hợp thai chết trong tử cung ở 3 tháng cuối của thai kỳ không thể áp dụng các phương pháp lấy thai qua đường âm đạo vì có nguy cơ vỡ tử cung, chấn thương đường sinh dục...; nên có chỉ định mổ lấy thai. Lưu ý có chỉ định mổ lấy thai đối với các trường hợp gây chuyển dạ không có kết quả, các trường hợp có chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối có thể có diễn biến phức tạp cần hội chẩn, theo dõi chặt chẽ như: đã mổ lấy thai cũ trên 2 lần, mổ lấy thai cũ dưới 24 tháng tuổi, mổ bảo tồn tử cung trong trường hợp vỡ tử cung, vết mổ ở tử cung do nhân xơ lớn, sẹo mổ của phẫu thuật Strasmann... và các trường hợp nhau tiền đạo.

Với những đặc điểm của triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đối với sản phụ có thai chết trong tử cung hay thai chết lưu và phương pháp xử trí can thiệp đã được nêu ở trên. Việc chẩn đoán xác định bệnh lý sản khoa này cần được cơ sở y tế các tuyến thận trọng, đặc biệt là ở tuyến đầu để tránh nhầm lẫn. Phải thăm khám thật kỹ càng, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng một cách đầy đủ trước khi kết luận vấn đề; những trường hợp khó phải tổ chức hội chẩn chuyên khoa để xem xét đầy đủ, không nên vội vàng để tránh điều đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng.

 

 

 

Ngày 17/01/2018
BS. NGUYỄN VÕ HINH  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích