Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo liệu pháp ba thuốc để đẩy nhanh việc loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết trên toàn cầu
Bệnh giun chỉ bạch huyếtBệnh giun chỉ bạch huyết là do nhiễm ký sinh trùng sống trong hệ bạch huyết. Các giai đoạn ấu trùng của ký sinh trùng (ấu trùng giun chỉ) lưu thông trong máu và được truyền từ người sang người bởi muỗi. Biểu hiện bệnh sau khi nhiễm trùng cần thời gian và có thể dẫn đến hệ thống bạch huyết thay đổi, gây ra sự lớn bất thường của các bộ phận cơ thể và dẫn đến tàn tật trầm trọng và kỳ thị xã hội của những người bị ảnh hưởng. Ký sinh trùng được truyền qua 4 loại muỗi chính: Culex, Mansonia, Anopheles và Aedes. Ngày 3 tháng 11 năm 2017, tin từ Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đang đề xuất một liệu pháp điều trị ba thuốc thay thế để đẩy nhanh việc loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết - một căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) gây ra khuyết tật và biến dạng. Thuốc điều trị được gọi là IDA, liên quan đến sự kết hợp của ivermectin, diethylcarbamazine citrate và albendazole. Thuốc hiện đang được khuyến nghị sử dụng hàng năm tại các nơi mà việc sử dụng nó sẽ có tác động lớn nhất. Tiến sĩ Soumya Swaminathan, Tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ có tham gia trong nghiên cứu tại Ấn Độ cho biết phác đồ mới này sẽ giúp cải thiện tác động của chương trình và dẫn tới việc loại trừ hoàn toàn giun chỉ bạch huyết ở nhiều vùng nơi mà hàng triệu người có nguy cơ mắc bệnh này”. Bằng chứng từ những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc bổ sung thuốc ivermectin vào loại thuốc kết hợp của [diethylcarbamazine citrate + albendazole] được khuyến cáo gần đây làm sạch khỏi máu các ấu trùng giun chỉhiệu quả hơn so với phác đồ 2 thuốc và an toàn như nhau. Các nghiên cứu cộng đồng cỡ mẫu lớn, ngẫu nhiên được tiến hành ở bốn quốc gia cho thấy IDA an toàn như phác đồ 2 thuốc khi sử dụng trong điều trị thuốc hàng loạt (MDA). Các chi tiết cụ thể của các khuyến nghị mới được công bố trong hướng dẫn mới của TCYTTG. Có tới 24 quốc gia đang sử dụng [diethylcarbamazine citrate + albendazole] có thể hưởng lợi từ IDA và việc sử dụng nó sẽ đặc biệt hữu ích cho các quốc gia lưu hành chưa bắt đầu MDA ở tất cả các huyện lưu hành. Tiến bộTiến bộ đáng kể hướng tới việc loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết trên toàn cầu như là một vấn đề sức khoẻ cộng cộng đã được thực hiện với các phác đồ hiện có. Trong số 72 quốc gia lưu hành bệnh giun chỉ bạch huyết, có 20 quốc gia đã có thể giảm được mức độ nhiễm bệnh dưới ngưỡng loại trừ và dừng MDA. Hơn nữa, TCYTTG đã xác nhận 10 quốc gia đạt được việc loại trừ căn bệnh này đã loại bỏ như một vấn đề sức khoẻ công cộng. Ít nhất 856 triệu người đang sống ở những khu vực mà việc nhiễm giun chỉ bạch huyết vẫn còn lan truyền; có tới 514 triệu người sống trong những khu vực có thể hưởng lợi từ IDA, tạo ra một lựa chọn nhanh chóng và rẻ tiền để đẩy nhanh việc loại trừ. Cần tuân thủHiệu quả của MDA ở các cộng đồng có nguy cơ phụ thuộc vào tất cả cá nhân đủ tiêu chuẩn sử dụng thuốc. Tiến sĩ Jonathan King, nhà khoa học phụ trách việc loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết ở Khoa kiểm soát các bệnh nhiệt đới bị lãng quên của TCYTTG nói: "Có một phác đồ phối hợp hiệu quả hơn nghĩa là chúng ta cần vượt qua sự tuân thủ kém. "Những gì được đòi hỏi bây giờ là các phương pháp truyền thông và phân phối trên diện rộng để tối đa hóa sự tham gia của cộng đồng trong các chiến dịch MDA. Các chương trình quốc gia sẽ phải đánh giá lại hiệu quả của các chiến lược hiện tại và thu hút các cộng đồng có nguy cơ. "
|