Sử dụng kháng sinh khôn ngoan góp phần chống lại sự gia tăng kháng thuốc
Trong tuần lễ nâng cao nhận thức về thuốc kháng sinh trên thế giới, từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 11 năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và các đối tác sẽ tiếp cận đến công chúng nói chung, các chuyên gia y tế, các chính phủ, nông dân, bác sĩ thú y, ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và những tổ chức khác thông qua một chiến dịch truyền thông xã hội bằng cách sử dụng thiết kế đồ họa thông tin (infographics), câu đố (quizzes) và những câu chuyện thành công nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết hành động đối với tình trạng kháng thuốc kháng sinh và những bước mà chúng ta có thể thực hiện. Hướng về Tuần lễ nâng cao nhận thức về thuốc kháng sinh trên thế giới, Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations -FAO), Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization -WHO) và Tổ chức Thú y thế giới (World Organisation for Animal Health - OIE) cùng nhau kêu gọi sử dụng kháng sinh một cách có trách nhiệm ở người và động vật nhằm làm giảmsự xuất hiện đề kháng với thuốc kháng sinh. Kháng thuốc kháng sinh đang tăng lên mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới và đe doạ đến khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm phổ biến của chúng ta. Nhiễm trùng ảnh hưởng đến mọi người bao gồm viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng huyết và bệnh lậu và cũng như thế ở động vật đang trở nên khó khăn hơn và đôi khi không thể, để điều trị vì thuốc kháng sinh trở nên kém hiệu quả. Thuốc kháng sinh thường được các thầy thuốc và bác sĩ thú y kê đơn quá mức và bị lạm dụng bởi công chúng. Ở nơi đâu mà thuốc có thể được mua để sử dụng cho con người hoặc động vật mà không có đơn thuốc thì sự xuất hiện và lan rộng kháng thuốc sẽ trở nên tồi tệ hơn. Những ví dụ về sử dụng không đúng bao gồm việc sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh và cúm và sử dụng chúng như là các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng ở các trang trại hoặc trong nuôi trồng thủy sản. Để giải quyết những vấn đề này, Các Tổ chức WHO, FAO và OIE đang tìm cách tận dụng chuyên môn của mình và làm việc cùng nhau theo cách tiếp cận 'Một sức khỏe' (One Health) để thúc đẩy thực hành tốt nhất nhằm làm giảm sự xuất hiện và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ở cả người và động vật. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc TCYTTG nói: "Kháng thuốc kháng sinh là một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu mà chúng ta không thể bỏ qua. "Nếu chúng ta không giải quyết mối đe dọa này với hành động mạnh mẽ và phối hợp thì kháng thuốc sẽ đưa chúng ta trở lại một thời kỳ mà khi đó mọi người sợ các nhiễm trùng thông thường và nguy cơ đe dọa tính mạng do tiểu phẫu." "Việc lạm dụng kháng sinh làm mất đi tính hiệu quả của chúng và chúng ta phải giảm lạm dụng chúng trong hệ thống thực phẩm" José Graziano da Silva, Tổng giám đốc FAO cho biết. "Thuốc kháng khuẩn dùng trong thú y là công cụ quan trọng cho sự an toàn và sức khoẻ động vật và sản xuất lương thực an toàn nhưng chúng không phải là công cụ duy nhất". Tiến sĩ Monique Eloit, Tổng Giám đốc OIE nhấn mạnh:"Cũng giống như y học về con người, y học về thú y đã tiến triển rất nhiều nhờ có thuốc kháng sinh. Bảo tồn tính hiệu quả và sự sẵn có của thuốc kháng sinh thông qua sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm gắn liền với thực hành phòng ngừa và chăn nuôi tốt và do đó đây là điều thiết yếu giúp giữ gìn sự an toàn và sức khỏe động vật “..
|