Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 8 6 4 7
Số người đang truy cập
2 9 0
 Tư vấn sức khỏe
Một số dịch sinh học và hiện tượng tràn dịch

Sinh hóa một số dịch sinh học

Nước bọt

Nước bọt xuất phát từ ba đôi tuyến tiết ra gồm tuyến mang tai, tuyến hàm dưới và tuyến dưới lưỡi. Đây là một dịch không màu, chứa rất ít chất hoà tan. Ở người trưởng thành, bình thường lượng nước bọt trong 24 giờ là 0,8-1 lít. Nước bọt chứa 99,5% nước, chất hữu cơ và muối vô cơ và một số men như amylase, mantase và lysozym.

Dịch vị

Dịch vị do các tuyến ống ở dạ dày tiết ra, lượng dịch vị/ 24 giờ khoảng là 1-2,5 lít, dịch vị không màu có hai chất hoạt động chính là acid chlorhydric và pepsin. Acid chlorhydric trong dịch vị ở dưới 2 dạng (dạng tự do và dạng kết hợp protein). Vì có acid chlorhydric tự do nên độ pH dịch vị có tính acid (pH =1,5-2,5).


Hình 1

Các tế bào chính của tuyến dạ dày tiết ra một men thuỷ phân protein là pepsinogen không hoạt động. Nhờ acid chlorhydric, pepsinogen được biến thành dạng hoạt động pepsin để tiêu hoá thức ăn. Một số đặc tính của dịch vị:

-Thể tích: khi nhịn đói thể tích bình thường khoảng 50 ml/giờ, nếu nhiều hơn 250 ml/ giờ thì hay gặp trong ca hẹp môn vị, tăng tiết dịch dạ dày;

-Mùi: dịch dạ dày thường có mùi hơi hăng, nếu mùi hôi và chua là nghi ngờ hẹp môn vị, mùi nồng nặc như phân nghĩ đến tắc ruột non hay dò dạ dày - ruột; mùi amoniac nghĩ đến tăng ure máu, không mùi là vô toan dạ dày;

-Màu sắc: dịch vị nếu đỏ như máu là do chấn thương, do thủ thuật xâm lấn, do xuất huyết, do ung thư dạ dày, dãn tĩnh mạch thực quản vỡ; màu bả cà phê do sự biến đổi của mật, chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm sinh hoá. Khi pha thêm nước vào dịch đã hút ra thì màu xanh lá cây trở nên rõ rệt, nó là sự trào ngược của thành phần ruột non vào dạ dày;

-Độ nhầy: bình thường chất nhầy thường có độ nhớt, nếu tăng nhầy do nuốt nước bọt, đàm nhớt vùng hầu mũi, viêm dạ dày, ứ đọng ở dạ dày;

-Acid chlohydrid bình thường 2mmol/giờ ở nam và 1 mmol/giờ ở nữ, độ pHkhoảng 1,61. Trong loét tá tràng, sự thải acid cơ bản tăng gấp 2 lần hay hơn nữ và đỉnh cao của sự thải acid tăng rất cao, khoảng 25 mmol/giờ; trong hội chứng Zollinger-Ellison thì thể tích acid cơ bản (basal acid output_BAO) là 15 mmol/giờ, lượng acid đỉnh (peak acid output_PAO) bằng với thể tích acid cơ bản;

-Thử nghiệm kiểm tra việc cắt bỏ dây thần kinh X hoàn toàn: sau thử nghiệm Hollander, nếu thể tích PAO > thể tích BAO thì nghi ngờ cắt thần kinh X không hoàn toàn. Nếu PAO = BAO thì nghi ngờ cắt thần kinh X hoàn toàn;

-Vô toan có thể thật hay giả: Nếu acid HCl vẫn được tiết ra nhưng lại bị trung hoà bởi nước bọt, chất nhầy hay dịch ruột trào ngược, nên khi tiêm histamin thì acid dạ dày lại xuất hiện (gọi là vô toan giả). Ngược lại, nếu không có tăng tính acid sau khi tiêm histamin hay pentagastrin (gọi là vô toan thật). Các nguyên nhân gây vô toan có thể do thiếu máu ác tính, thoái hoá cột sống, viêm dạ dày, ung thư dạ dày, cắt bỏ dạ dày, nhiễm trùng mạn tính, viêm phần phụ, viêm ruột thừa, lao, viêm khớp dạng thấp, bệnh Pellagra, cường giáp, sau xạ trị, tuổi cao, phụ nữ đang mang thai.


Hình 2

Dịch vị là dịch tiêu hóa của dạ dày do các tuyến niêm mạc dạ dày bài tiết. Tùy thành phần dịch tiết, có thể chia các tuyến này ra làm 2 nhóm: Tuyến ở vùng tâm vị và môn vị: bài tiết chất nhầy và tuyến ở vùng thân là tuyến tiêu hóa chính của dạ dày, gồm 3 loại tế bào, trong đó, tế bào chính bài tiết ra các enzym, tế bào viền bài tiết acid HCl và yếu tố nội và tế bào cổ tuyến bài tiết chất nhầy. Ngoài ra, toàn bộ niêm mạc dạ dày đều bài tiết HCO3- và một ít chất nhầy.


Hình 3

Nhóm enzym tiêu hoá trong dịch vị bao gồm:

-Pepsin là enzym tiêu hóa protid được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen, trong môi trường pH < 5,1, pepsinogen được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, có tác dụng cắt các liên kết peptid (- CO - NH -) mà phần (- NH -) thuộc về các acid amin có nhân thơm (tyrosin, phenylalanin). Vì vậy, nó chỉ thủy phân protid thành từng chuỗi polypeptid dài ngắn khác nhau (chuỗi dài gọi là proteose và chuỗi ngắn gọi là pepton);

-Lipase là enzym tiêu hóa lipid hoạt động trong môi trường acid, có tác dụng thủy phân các triglycerid đã được nhũ tương hóa sẵn trong thức ăn (triglycerid trong sữa, lòng đỏ trứng) thành glycerol và acid béo;

-Chymosin là enzym tiêu hóa sữa, có vai trò quan trọng ở những trẻ còn bú mẹ. Nó có tác dụng phân giải một loại protein đặc biệt trong sữa là caseinogen thành casein làm sữa đông vón lại, casein sẽ được giữ lại trong dạ dày để pepsin tiêu hóa còn các phần khác trong sữa gọi là nhũ thanh được đưa nhanh xuống ruột, nhờ vậy mà dạ dày trẻ tuy nhỏ nhưng trong một lần bú nó có thể thu nhận một lượng sữa lớn hơn thể tích dạ dày rất nhiều;

-Acid HCl không phải là enzym tiêu hóa nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa vì nó có các tác dụng sau:

+Làm tăng hoạt tính của pepsin thông qua các cơ chế: Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, tạo môi trường pH thích hợp cho pepsin hoạt động, phá vỡ mô liên kết bọc quanh các khối cơ để pepsin phân giải phần protid của khối cơ. Sự phối hợp giữa acid HCl và pepsin có tác dụng tiêu hóa protid rất mạnh, sát khuẩn tiêu diệt các vi khuẩn từ ngoài đi vào dạ dày theo thức ăn để tránh nhiễm trùng qua đường tiêu hóa, thủy phân cellulose của rau non, góp phần vào cơ chế đóng mở tâm vị và môn vị. Tuy nhiên, acid HCl là con dao 2 lưỡi, khi sự bài tiết của nó tăng lên hoặc trong trường hợp sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm thì acid HCl sẽ phối hợp với pepsin phá hủy niêm mạc dạ dày gây ra loét dạ dày.

+Acid HCl được bài tiết bởi tế bào viền theo cơ chế: Tế bào viền bài tiết acid HCl dưới dạng H+ và Cl-. H+ được vận chuyển tích cực từ trong tế bào viền đi vào dịch vị để trao đổi với K+ từ dịch vị đi vào dưới tác dụng của enzym H+-K+ATPase (enzym này còn được gọi là bơm proton). Vì vậy, một trong những nguyên tắc điều trị loét dạ dày là dùng các loại thuốc ức chế enzym H+-K+ATPase để làm giảm sự bài tiết acid HCl của tế bào viền, các thuốc này được gọi là thuốc ức chế bơm proton.

Gần đây, người ta đã dùng dịch vị phân tích một số chất sinh loét đường tiêu hoá, phát hiện sự có mặt của Helicobater pylori, một số chỉ điểm ung thư đường tiêu hoá.


Hình 4

Đặc biệt với công nghệ hiện đại áp dụng trong lĩnh vực y học trong 5 năm trở lại đây với kỹ thuật sinh học phân tử (kháng thể đơn dòng, kỹ thuật lai, vật dò đặc hiệu với cấu trúc di truyền cho vi khuẩn, virus với độ nhạy và độ đặc hiệu cao đã chẩn đoán gần chính xác tuyệt đối 100% các tác nhân gây bệnh có mặt trong dạ dày).

Một số điểm cần lưu ý khi xét nghiệm với bệnh phẩm dịch vị:

-Trước khi thao tác lấy dịch vị của bệnh nhân, cần khuyên bệnh nhân nhịn đói tối thiểu 8 giờ/ qua đêm để kết quả xét nghiệm được chính xác;

-Lọ hay tube đựng dịch vị tuyệt đối trung tính, đã được khử trùng đúng tiêu chuẩn;

-Tránh dùng thuốc hay các thực phẩm có tính tăng tiết hay ức chế tiết dịch vị;

-Giải thích bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật vì ảnh hưởng tâm lý bệnh nhân, sẽ gây lẫn một số dịch vào trong dạ dày, kết quả giả tạo;

-Phải hỏi rõ bệnh nhân về buổi sáng hôm lấy dịch vị xem có đờm nhớt nuốt vào, thuốc dùng, thức ăn có màu không?

-Sự tồn tại của chất xơ không kém phần quan trọng khi chúng ta nghiên cứu về dịch vị vì nó là một bộ phận hoá học thay đổi theo từng loại thực phẩm (cellulose, hemicellulose, pectine, lignin). Khi có chất xơ trong ruột nhất thiết nghĩ đến 3 tính chất là hấp thu nước, làm loãng chất độc tan trong nước, kích thích nhu động ruột;

-Khi làm xét nghiệm lưu ý rằng bệnh đi kèm để tránh biện luận kết quả không trung thực;

-Lấy dịch vị có thể kết hợp hay không cùng lúc nội soi đường tiêu hoá nhằm khảo sát trọn vẹn ống tiêu hoá, nhất là sử dụng ống soi mềm trong chẩn đoán bệnh lý dạ dày ở trẻ em.


Hình 5

Dịch ruột

Dịch ruột do các tế bào ở niêm mạc ruột non tiết ra được phân bố khắp ruột non và lan xuống ruột già. Nhờ một số men tiêu hoá chính, dịch này giúp cho cơ thể chúng ta phát huy chức năng tiêu hóa một cách hoàn hảo.

Lượng dịch ruột 24 giờ từ 1-3 lít, chứa nhiều ion Na+, Cl- và HCO3- và một số men như enterokinase, men xúc tác chuyển hoá glucid (mantase, lactase), men thuỷ phân các chuỗi peptid (peptidase), men thuỷ phân acid nucleic (nucletidase).

Dịch tuỵ

Tuỵ là một tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết, tuỵ ngoại tiết mỗi ngày bài tiết 1.000-1.500 ml dịch tuỵ và đổ vào ống tuỵ qua ống mật sau đó vào tá tràng, dịch tuỵ gồm 98% là nước, 2% còn lại là protein, chủ yếu là enzym. Một phần rất ít là chất vô cơ và điện giải, nó đảm trách chức năng quan trọng, song khi nó bị tổn thương thì các men trong tổ chức tuỵ cũng bung ra và phá huỷ toàn bộ tổ chức xung quanh. Do vậy việc chẩn đoán sớm bệnh lý/ hay tổn thưong tuỵ đồng thời điều trị tốt giai đoạn đầu là quan trọng.

Tuỵ có thể tổn thương do chấn thương, do viêm tuỵ tiên phát, do sỏi đầu tuỵ ống mật chủ, sỏi bóng Vater, do nghiện rượu, do thiểu dưỡng, bệnh nhầy nhớt, nhưng dù thế nào đi nữa phải chú ý rằng tổn thương tuỵ là phá huỷ rất mạnh các tổ chức quanh nó. Các enzym tuyến tuỵ chia làm 2 nhóm:

-Enym dạng hoạt động như alpha amylase, lipase, nuclease;

-Enym dạng tiền enzym, không hoạt động gọi là zymogen (gồm có trypsinogen, chymotrypsinogen, proelastase, procarboxypeptidase).

Ở người, amylase có dưới dạng zymogen nằm ở tuyến tuỵ và tuyến mang tai. Nó được bài tiết vào nước bọt và dịch tuỵ, do trọng lượng của amylase nhỏ nên nó được bài tiết qua nước tiểu và khi xét nghiệm nước tiểu tìm amylase, nên lấy ở những thời điểm nhất định (1 giờ, 2 giời và 24 giờ) để có thể xác định hoạt độ enzym trên lưu lượng nước tiểu được bài xuất. Amylase ® thuỷ phân liên kết a 1-4 glucosidase ở phần trong của chuỗi tinh bột, giải phóng các osid: tinh bột®dextrin®maltose

Lipase được bài tiết bởi tuyến tuỵ,một phần nhỏ bởi phần dạ dày. Lipase thuỷ phân các ester của glycerol và giải phóng acid béo. Hoạt độ của lipase huyết tương hoặc huyết thanh được đo bằng cách định lượng acid béo mà nó được giải phóng từ dầu ô liu chuẩn.

Dịch não tuỷ

Dịch não tuỷ là dịch ở trong các khoang dưới màng nhận bao bọc xung quanh não tuỷ, ở trong ống nội tuỷ, não thất giúp bảo vệ cho não tuỷ tránh khỏi sự thay đổi áp lực và sang chấn. Dịch não tuỷ bình thường là một dung dịch trong, không màu, thể tích khoảng 120 ml, tỷ trọng khoảng 1,008, pH = 7,3-7,4.

Trong một số trường hợp bệnh lý như viêm màng não có mủ, dịch não tuỷ hơi đục do có mủ và bạch cầu.

Thành phần hoá học của dịch não tuỷ khác với thành phần hoá học của máu. Dịch não tuỷ chứa ít protein, không có fibrinogen,nên dịch não tuỷ không bị đông. Trong một số trường hợp bệnh lý protein, nhất là gamma globulin tăng (viêm màng não cấp tính hoặc giang mai thần kinh gây liệt toàn thân). Nồng độ glucose khoảng 0,55 g/L, tăng trong bệnh đái đường, giảm trong viêm màng não mủ, viêm màng não do lao.

Nồng độ ure trong dịch não tuỷ và máu bằng nhau. Nếu bệnh lý thì ure máu và dịch não tuỷ tăng song song.

Hiện tựợng tràn dịch

Tràn dịch là những dịch bệnh lý tiết ra trong một số bệnh. Những tràn dịch thường gặp là tràn dịch màng phổi, tràn dịch ngoại tâm mạc, tràn dịch màng bụng.Nguyên nhân gây tràn dịch thấm trong khoang màng.

Bảng 1. Hiện tượng tràn dịch và các bệnh lý liên quan

TT

Tình trạng

Bệnh lý liên quan

1

Tăng áp suất thuỷ tĩnh

trong mao mạch

màng phổi

Suy tim

Viêm màng ngoài tim co thắt

Tràn dịch màng tim.

Bệnh cơ tim

Ngẽn mạch phổi lớn

2

Giảm áp suất keo

huyết tương trong mao mạch màng phổi.

Xơ gan, Hội chứng thận hư

Thiếu dinh dưỡng

Viêm ruột gây mất nhiều protein

3

Lan truyền từ phúc mạc

Nguyên nhân gây ra bụng báng

Thẩm tách phúc mạc

4

Tăng tính thấm

mao mạch

Nghẽn mạch phổi

Chứng phù niêm

Tuỳ theo thành phần hoá học của dịch rút ra, người ta chia dịch màng phổi thành 2 loại là dịch thấm và dịch tiết:

-Dịch thấm là dịch gian bào thấm vào một khoang nào đó, hàm lượng protein thấp (1-20 g/L) không có fibrinogen và phản ứng Rivalta (-);

-Dịch tiết là dịch các tế bào bị viêm tiết ra, hàm lượng protein cao (> 20 g/L), có thể có fibrinogen nên có thể đông được, phản ứng Rivalta (+).


Hình 6a.
Mô tả giải phẩu khoang MP


Hình 6b.
X-quang tràn dịch MP

Khi lấy dịch màng phổi, để nghiên cứu một cách đầy đủ các thông số sinh hoá, chỉ số tế bào, chỉ số về đại thể, vi thể của dịch bệnh phẩm, chúng ta cần phải phân biệt từng tính chất.

Bảng 2. Một số điểm khác nhau giữa dịch thấm và dịch tiết


Thông số đánh giá

Dịch thấm

Dịch tiết

Quan sát cơ bản

- Màu

- Độ trong

- Độ keo

- Đông

 

Trắng, hay vàng lợt

Trong suốt

Loãng

Không đông

 

Vàng chanh, đỏ, trắng Vẫn đục

đục, mũ

đặc, đông

Sinh hoá

- Protein

- Tỷ lệ protein dịch/ huyết thanh

- Phản ứng Rivalta

- Glucose

- Amylase

- LDH

- Tỷ lệ LDHdịch/huýết thanh

- Fibrinogen

- Tỷ trọng

- pH

- Tỷ lệ A/G

 

< 30g/l

< 0,5

(-)

0,5-0,8g/l

< 500 IU Somogyi

< 200 IU Wroblewski

< 0,6

< 1 g/L

< 1,015

6,8-7,6

< 1,5

 

> 30g/l

> 0,5

(+)

< 0,3-0,5g/l

> 500 IU Somogyi

> 200 IU Wroblewski

>0,6

> 1 g/L

> 1,018

< 6,8 (khi tạo mủ)

> 1,5

Tế bào

- Số lượng

- Loại tế bào

- Hồng cầu

- Bạch cầu

<200 TB/ ml dịch

Ít

Đa số tế bào nội bì

0-10.000 con/ mm3

< 1.000 con/ mm3

(đa số là đơn nhân

hay bạch cầu lympho)

>500 TB/ ml dịch

Nhiều

Đa số tế bào viêm

> 10.000 con/ mm3

> 1000 con/ mm3

(đa số là đơn nhân

hay bạch cầu lympho)

Cấy vi khuẩn

Không mọc vi khuẩn

Vi trùng lao (+)

hay không mọc

Về bệnh nguyên, bảng dưới đây sẽ phân tích loại dịch (màng bụng hay màng phổi), triệu chứng liên quan và bệnh lý liên quan đến dịch sinh học.

Bảng 3. Loại dịch sinh học và các bệnh lý liên quan gây ra có thể

Loại dịch

Triệu chứng/ hội chứng

Bệnh lý liên quan

- Dịch màng bụng

 

 

 

- Dịch màng phổi

- Báng bụng, xơ gan, suy tim, hội chứng Budd-Chiari, viêm màng ngoài tim co thắt mãn tính.

- Suy tim, xơ gan, thận hư

- Lao;

- Ung thư phúc mạc;

- Hội chứng Demons-Meigs;

- Viêm tuỵ hoại tử;

- Lupus toàn thể;

- Viêm phúc mạc;

- Sốt xuất huyết;

- Chấn thưong;

- Ung thư màng phổi;

- Viêm tuỵ cấp;

- Viêm đa khớp thấp.

Theo tác giả chuyên ngành lao và các bệnh phổi cho thấy tính chất của dịch màng phổi trong viêm màng phổi do lao thường biểu hiện:

Bảng 4. Tính chất sinh hóa của viêm màng phổi do vi khuẩn lao

Màu sắc

Protein

> 30 g/L

Rivalta (+)

Tế bào lympho

Vi khuẩn lao (+)

Vàng chanh

Hồng, đỏ

Đục

88%

7,5%

4,5%

67,5%

98,8%

99%

2,6%

Các tính chất sinh hóa của dịch màng phổi khi hút ra nên chẩn đoán phân biệt với các tác nhân khác không phải là lao như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm và do ung thư.

Cần lưu ý, hiện nay phần lớn các dịch sinh học như dịch tụy, dịch mật, dịch ruột không còn áp dụng trong chẩn đoán nữa vì dã có một số thử nghiệm cận lâm sàng thông qua bệnh phẩm máu để sàng lọc, chẩn đoán chính xác hơn và ít xâm lấn hơn ₪.

 

Ngày 27/04/2018
TS.BS.Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích