Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 4 8 8 8
Số người đang truy cập
3 1 3
 Hoạt động hợp tác
Tích cực hưởng ứng và tham gia vào các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét

Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030, bên cạnh sự đầu tư của Đảng bộ và chính quyền các cấp, trong nhiều năm qua Bộ Y tế cũng dành một nguồn lực to lớn cho công tác phòng chống sốt rét tại Quảng Trị thông qua các Dự án mục tiêu y tế quốc gia trước đây nay là Mục tiêu Y tế - Dân số, Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống sốt rét, Dự án Việt- Mỹ, Dự án Việt - Nhật.

Kết quả là mỗi năm hàng trăm ngàn người dân sống trong các vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi (phun tồn lưu trong nhà và tẩm màn bằng hóa chất), hàng ngàn liều thuốc được cấp miễn phí bao gồm cả bệnh nhân sốt rét và cấp thuốc tự điều trị khi đi rừng, ngũ rẫy, giao lưu biên giới. Do đó, so với năm 2011 năm 2016 số ca sốt rét trong toàn tỉnh giảm tới 93,6% (1121/71), không có tử vong do sốt rét, khống chế không để sốt rét lây lan ra cộng đồng góp phần vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là nhân dân các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở Việt Nam là đảm bảo tất cả người dân đều được tiếp cận với chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và hiệu quả tại các cơ sở y tế; những người có nguy cơ mắc sốt rét được bảo vệ bằng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh phù hợp và có hiệu quả; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng trong phòng chống sốt rét; tăng cường hệ thống giám sát dịch tể và đảm bảo đủ khả năng phòng chống dịch bệnh thông qua điều tra và xử lý các ổ bênh/ổ dịch kịp thời không cho lây lan ra cộng đồng. 


Một buổi văn nghệ truyền thông phòng chống sốt rét tại xã Banang- huyện Đakrông tháng 8 năm 2017

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tình hình sốt rét tại Quảng Trị năm 2017 gia tăng gần 255% so với năm 2016 (251/71), và điều cần quan tâm là số ca nhiễm sốt rét không chỉ xảy ra tại các xã thuộc vùng sốt rét lưu hành cũ, vùng biên giới trước đây như các xã Xy, Thanh, Ba Tầng ở vùng Lìa (Hướng Hóa) mà diễn biến còn cho thấy số ca nhiễm lây lan ra các xã vùng phía Bắc của huyện, một số xã như Ta long, Ba nang, Đakrông (huyện Đakrông), một số ca nhiễm ở các nơi khác mang về địa phương như Triệu Trạch (Triệu Phong), Cam Hiếu (Cam Lộ) và nhiều nơi khác mà trước đây không ghi nhận được ca bệnh sốt rét. Nguyên nhân của tình hình nêu trên, bên cạnh các diễn biến bất thường của thời tiết làm cho các trung gian truyền bệnh chính như An dirus, An. minimus có điều kiện phát triển mạnh đốt người, thay đổi tập tính bằng cách trú đậu ngoài nhà làm cho các biện pháp phòng chống côn trùng gặp nhiều khó khăn, mùa truyền bệnh cũng dần thay đổi nên các can thiệp đề ra không còn phù hợp về mặt thời gian, người dân còn phó mặc việc phun, tẩm cho cán bộ y tế như không dọn dẹp nhà cửa gọn gàng trước mỗi lần triển khai chiến dịch, màn tẩm hóa chất đem phơi nắng hay giặt sớm ngay sau đó làm giảm tác dụng của hóa chất trong việc xua đuổi muỗi, người dân khi đi vào vùng biên giới khai thác lâm thổ sản, làm nương bên kia biên giới không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như mang theo màn, ngũ màn, mặc áo quần dài tay, dùng kem xua muỗi là những yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng ca bệnh và là nguồn lây nhiễm ra cộng đồng do đến cơ sở y tế muộn; đối tượng là quần thể người đồng bằng, thị xã, thành phố khi vào vùng sốt rét trong mùa cao điểm sốt rét khi bị nhiễm bệnh, đặc biệt là nhiễm lần đầu các triệu chứng giống cúm nên lầm tưởng, tự đi mua thuốc hoặc khám tại các cơ sở y tế tư nhân nhưng không khai thác kỹ các yếu tố tiền sử vào vùng sốt rét lưu hành về mặt thời gian và dịch tể làm cho nguy cơ tử vong ở nhóm đối tượng này cao. Ngoài ra, năm 2017 tại Hướng Hóa lần đầu tiên xuất hiện ký sinh trùng P.falciparum chậm đáp ứng với liệu pháp kết hợp Artemisinine (ACTs) gây ra mối quan ngại lớn.

Tại Hội thảo quốc gia với chủ đề “Tăng cường đầu tư, giữ vững thành quả hướng tới loại trừ sốt rét” nhân ngày thế giới phòng chống sốt rét do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tổ chức vào ngày 24 tháng 4 năm 2018 tại Hà Nội, Bộ Y tế cho biết để kiểm soát tiến tới loại trừ sốt rét, các địa phương cần tiếp tục triển khai và đa dạng hóa các loại hình truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng dân tộc với các thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu để cộng đồng chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương. Các địa phương phải đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng dân di biến động, đặc biệt đối với người dân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, người trở về từ các nước có sốt rét lưu hành; tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống sốt rét, nhất là tại các địa phương có sốt rét lưu hành. Bên cạnh đó, trong điều trị bệnh nhân sốt rét, các cơ sở y tế phải sử dụng đúng thuốc, đủ liều theo quy định của Bộ Y tế.

Sốt rét là một căn bệnh lâu đời, hiện chưa có vaccine nhưng có thể phòng ngừa và điều trị khỏi. Chính vì vậy, để làm giảm số ca mắc việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất thông qua nhiều phương pháp khác nhau như diệt muỗi bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh như làm rèm ở các khoảng không gian còn trống để ngăn muỗi bay vào nhà đốt người. Đối với các vùng có bệnh sốt rét lưu hành, người dân cần mặc quần dài, áo tay dài khi đi làm nương, làm rừng, bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, dùng hương muỗi, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, khơi thông các vũng nước đọng, ngủ màn thường xuyên và đúng cách khi ở nhà cũng như khi đi rừng, ngũ rẫy, giao lưu qua biên giới; màn phải được tẩm hóa chất và phun hóa chất tồn lưu diệt muỗi lên tường nhà ở những nơi có tỷ lệ ngủ màn còn thấp. Khi bị sốt hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị.


Lễ phát động hưởng ứng ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4 /2018 với thông điệp
“Sẵn sàng đánh bại sốt rét” tại huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị

Để công tác phòng chống và loại trừ sốt rét đi vào chiều sâu và mang tính bền vững, thiết nghĩ bên cạnh sự đầu tư và nỗ lực của ngành y tế thì cũng cần lắm sự chung sức, đồng lòng và sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân.

Ngày 26/06/2018
Ths.Bs.Lê Thạnh
Trung tâm y tế dự phòng Quảng Trị
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích