Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 8 3 3 2
Số người đang truy cập
4 0 0
 Tư vấn sức khỏe
Phần 1. Y học thường thức về bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người

Với số liệu báo cáo gần đây từ các tổ chức nghiên cứu bệnh lây truyền giữa động vật và người coh thấy có sự gia tăng số ca lây truyền từ động vật sang người được nhận ra trong thời gian gần đây. Một số yếu tố tiềm ẩn có thể góp phần vào sự xuất hiện các bệnh như thế gồm sự phát triển dân số, quần thể dân di biến động, di chuyển của quân đội, hay do các thảm họa từ con người và thiên nhiên gây nên, sự di chuyển dân cư đến các trung tâm độ thị lớn và không cung cấp đủ nguồn nước và lương thực.

Sự khai hoang trồng trọt và canh tác và sử dụng nhiều nguồn đất mới dẫn đến dân định cư tại các vùng mà động vật và ký sinh trùng đã được cô lập và cách ly khỏi con người trước đó. Ngoài ra, sự thay đổi chổ ở và các sang chấn của quần thể động vật hoang dại cũng như sự ấm lên của biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến các vụ dịch bệnh (Hoberg và cs., 2008) do động vật hoang dại gây nên ở người và một nguồn nhiễm quan trọng vào trong các vật nuôi cũng như mang các nguồn tác nhân bệnh mới đến với con người và tạo ra sự phơi nhiễm rõ ràng hơn ở các vật chủ là người. Việc sử dụng một số nguồn thức ăn từ các động vật hoang dại đã dẫn đến một số căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở người như SARS và HIV.

Hàng trăm bệnh nhiễm trùng được phân loại như các bệnh lây truyền từ động vật sang người (zoonotic diseases) vì chúng gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng từ động vật sang người. Các căn bệnh này gồm nhiều bệnh truyền nhiễm cổ điển như dại và ricketsia (Rocky Mountain Spotted Fever), cũng như hầu hết các bệnh nhiễm trùng đang nổi mới như HIV, Lyme, SARS, Ehrlichiosis và Nipah virus. Bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người có thể là các tác nhân quan trọng, với hậu quả sinh ra rất nghiêm trọng, trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch do nhiễm trùng như HIV/AIDS, hoặc do thuốc ức chế miễn dịch, các kháng thể đơn dòng với yếu tố hoại tử mô (TNFα).

Một số bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người như Cryptosporidiosis, Toxoplasmosis và Leishmaniasis đã trở thành các tác nhân gây bệnh nghiêm trọng vì có khả năng gây bệnh trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV. Phần lớn các bệnh KST cổ điển do giun tròn, sán lá, sán dây và đơn bào là các căn bệnh truyền từ động vật sang người.


Hình 1

Sự giao lưu và du lịch trên toàn thế giới cũng như các trào lưu du lịch khám phá dẫn đến tăng tình trạng phơi nhiễm với các nhóm tác nhân bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người mới ngoại lai. Tính chất các vật cưng đưa từ nước ngoài về đã dẫn đến nhiễm một số bệnh nhiễm trùng như lây truyền “Monkeypox” có liên quan đến các chó sóc thường nhiễm trùng do phơi nhiễm các động vật gặm nhấm ngoại lai trong khi các con đó nuôi ở nhà thì không có vấn đề. Sự tiến bộ trong phát triển và nghiên cứu y học như cấy truyền tiết túc “xenotranplantation” hoặc sử dụng các tế bào động vật khác nhau cho mục đích sản xuất các chế phẩm điều trị làm phát sinh tiềm năng xuất hiện các nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người mới.


Hình 2

Cả việc cấy ghép cơ quan hoặc truyền máu cũng có liên quan đến lan truyền một số bệnh nhiễm trùng từ động vật sang người như Leishmania sp. và Trypanosoma cruzi do nhiễm trùng sẵn có ở nhứng người cho máu. Vấn đề này đã đăng tải một loạt ấn bản trên các tạp chí ký sinh trùng quốc tế (International Journal for Parasitology) gồm cả các bệnh lây truyền từ động vật sang người đang nổi do ký sinh trùng.

Tác giả Chomel và cộng sự (2008) đã chỉ ra trên một bài báo về các bệnh lây truyền từ động vật sang người do ký sinh trùng, các bệnh nhiễm trùng đang nổi và phần lớn các bệnh nhiễm trùng này bắt nguồn từ động vật hoang dại.

Trong khi các đơn bào thường bị quy kết gây nên các nhiễm trùng ký sinh trùng đang nổi, thì có một vài ví dụ cụ thể về nhiễm trùng động vật đa bào cũng được xem là các bệnh đang nổi hoặc tái nổi. Sự tương tác giữa các quần thể hoang dại với người thường đưa đến quá trình này trong nhiễm trùng loài Echinococus multilocularis tại châu Âu như là một kết cục của phòng chống bệnh dại trên các quần thể cáo, dẫn đến tăng các động vật này ở các trung tâm đô thị. Quần thể cáo cũng có thể đóng vai trò trong việc làm tăng phơi nhiễm Toxocara canis và các ký sinh trùng khác.


Hình 3

Phòng chống các căn bệnh lây truyền từ động vật sang người này là rất phức tạp và đòi hỏi một tiếp cận can thiệp lồng ghép có sự hiểu biết về nghiên cứu dịch tễ học với các biến số thay đổi ảnh hưởng lên sự xuất hiện lan truyền bệnh. Chẳng hạn, chọn lọc các chó nhiễm không làm giảm đi nguy cơ nhiễm trùng ở người với Leishmania sp. nhưng sẽ giúp cho chiến lược phòng chống tối ưu hơn.

Nhóm tác giả Hunfeld, Hildebrandt và Gray (2008) cung cấp một cái nhìn đầy đủ về cây phả hệ và chu kỳ sinh học của Babesia sp. Các bệnh nhiễm trùng có nguồn gốc lây truyền từ ve Ixodid dẫn đến tan máu, tan hồng cầu dẫn đến thiếu máu, tăng bilirubine niệu, hemoglobin niệu và một số đặc điểm khác. Hiện nay có hơn 100 loài Babesia sp. được ghi nhận, nhiễm trên nhiều loài động vật có vú và một số loài chim (Gray và Weiss, 2008), trong số này thì phức hợp loài Babesia microti, Babesia divergens, Babesia bovis, Babesia canis, Babesia duncani, Babesia enatorum Babesia sp. KO1 có liên quan đến bệnh lý ở người. Truyền máu được coi là nguồn nhiễm đang gia tăng và trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch biểu hiện nhiễm trùng mạn tính không thể phân loại theo cổ điển được. Tăng các ổ chứa hoang dại và mở rộng môi trường đô thị trong các vùng không phát triển dẫn đến tăng gánh nặng bệnh tật và các loài mới Babesia có điều kiện nhiễm trùng ở người that can infect humans.


Hình 4

Tác giả Fayer và Xiao (2008) cho thấy các loài và kiểu gen Cryptosporidium sp. và Giardia sp. vì chúng có liên quan đến tiềm năng lây nhiễm các đơn bào từ động vật sang người. Các nang trứng Cryptosporidium thường tìm thấy trong các nguồn nước và các nghiên cứu phân tử đã được ứng dụng để làm rõ các loài này, có thể số loài lên đến 18 loài Cryptosporidium sp. đã được ghi nhận đến nay. Các kiểu gen thích nghi với vật chủ của các loài Cryptosporidium sp. khác nhau đã được mô tả và nêu ra các dặc tính. Tron số này, loài Cryptosporidium parvum có lượng vật chủ rất lớn và các nghiên cứu phân tử chỉ ra sự lan truyền bệnh từ động vật sang người là chắc chắn.

Ngược lại, nghiên cứu trên Giardia sp. đã cho biết lây truyền bệnh từ động vật sang người là không phải lúc nào cũng xảy ra như các báo cáo từng mô tả trước đây. Tất cả chỉ ra các công cụ nghiên cứu về dịch tễ học phân tử đã làm rõlây truyền trên các động vật chân khớp cũng như lây truyền các bệnh nhiễm trùng do KST này. Về dịch tễ học của nhiễm trùng đơn bào Toxoplasma gondii trên động vật và người tại Mỹ. Đã 100 năm kể từ khi khám phá ra tác nhân gây bệnh này có liên quan đến các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người có mặt khắp nơi lây qua con đường thịt ô nhiễm, các nang trùng có chứa thể bradyzoites và thông qua nhiễm trùng thực phẩm và nguồn nước bởi các nang trứng thải ra qua phân mèo. Tổng thể cho thấy có một sự giảm tỷ lệ huyết thanh dương tính nhiễm trùng loài này tại Mỹ trong 20 năm qua, hầu hết có liên quan đến thay đổi chế độ và quy trình chế biến và tiêu thụ thịt.

Toxoplasma gondii có thể phân chia thành 3 dòng chính, types I, II và III nhưng nó đã trở thành các bằng chứng trong những năm gần đây xuất hiện các thể không điển hình và kiểu gen mới này có thể liên quan đến đặc điểm lâm sàng không thường thấy trước đây (Darde và cs., 2007). Bệnh ở con người và vật nuôi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên quần thể động vật hoang dại. Một ví dụ rõ ràng nhất là vụ dịch nhiễm đơn bào T. gondii trên các con rái cá ở biển phía nam do nguồn nước ngọt ở các trung tâm đô thị chảy ra biển (Miller và cs., 2004).


Hình 5

Một mối liên quan phức tạp giữa con người, vật nuôi và động vật hoang dại cũng như sự thay đổi sâu sắc trong môi trường do can thiệp của con người, điều đó sẽ làm thay đổi bức tranh dịch tễ học các bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người, từ đó góp phần làm tăng xuất hiện các bệnh nhiễm trùng giữa động vật và con người như thế. Các chiến lược phòng chống cho các căn bệnh đang nổi này đòi hỏi phải sử dụng các công cụ phân tử và điều tra dịch tễ học cổ điển để xác định vấn đề, đề xuất chiến lược quản lý để đạt được hiệu quả cao trong kiểm soát các bệnh nhiễm trùng.

Một số bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người thường gặp bao gồm:

1.Bệnh giun xoắn ( chi tiết bênh giun xoắn theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1220&ID=11384)

2.Bệnh giun đũa chó/mèo do Toxocara spp. (chi tiết bệnh giun đũa chó/mèo do Toxocara spp. theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1220&ID=11385

3.Bệnh sán lá phổi, Bệnh sán lá ruột (chi tiết bệnh sán lá ruột và sán lá phổi theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1220&ID=11388

4.Bệnh sán dây (chi tiết bệnh sán dây  theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1220&ID=11387

5.Bệnh viêm ruột do Giardia spp.: Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (giardia) thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. (chi tiết bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (giardia) theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1220&ID=11386)

Ngày 17/07/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích