Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 5 4 0 5
Số người đang truy cập
4 0 2
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Phần 2. Cập nhật về bệnh sán máng với các bệnh lý nội khoa và ung thư

Bệnh sán máng (còn gọi là Bilharziosis hay bệnh sốt do ốc), đây là một bệnh do nhiễm ký sinh trùng, gây ra bởi một số loài sán thuộc giống Schistosoma. Mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh này rất thấp, song bệnh sán máng thường diễn tiến mạn tính, và có thể gây tổn thương nhiều cơ quan phủ tạng cơ thể, trên trẻ em chúng gây chậm phát triển và trì trệ về tinh thần, nhận thức.

Điều trị & Thái độ xử trí ca bệnh

Bệnh sán máng được điều trị một cách dễ dàng bằng thuốc praziquantel (PZQ) đường uống, liều duy nhất và có thể dùng hàng năm. Như các bệnh do ký sinh trùng quan trọng khác, hiện có nhiều nghiên cứu mở rộng và đang tiếp tục về vaccine phòng bệnh sán máng.

TCYTTG đã đưa ra một hướng dẫncho điều trị cộng đồng về bệnh sán máng dựa trên các tác động của bệnh trên trẻ em tại các làng có bệnh lưu hành.

-Khi một thôn, làng có báo cáo trên 50% trẻ em có máu trong nước tiểu, thì mọi người trong thôn, làng nên nhận liều điều trị;

-Khi 20-50% số trẻ em có tiểu máu, chỉ có trẻ em lứa tuổi đi học mới được điều trị;

-Khi < 20% số trẻ có triệu chứng, thì điều trị hàng loạt không nên đặt ra.

Quỹ Bill and Melinda Gates Foundation gần đây đã tài trợ một chương trình hoạt động nghien cứu về sán máng - Schistosomiasis Consortium for Operational Research and Evaluation (SCORE) để trả lwoif cho các câu hỏi về chiến lược làm thế nào để loại bỏ sán máng. Tập trung của SCORE là phát triển các công cụ và đánh giá chiến lược sử dụng thuốc hàng loạt như thế nào.


Hình 1

-Antimony đã được sử dụng trước đây để điều trị bệnh sán máng. Nếu liều thấp, các cầu nối metalloid gây độc với nguyên tử sulfur trong enzyme được sử dụng bởi ký sinh trùng rồi giết chúng mà không hề gây tổn hại con vật chủ. Hiện nay thuốc này không còn khuyến cáo dùng để ddieuf trị nữa và thuốc Praziquantel đã được sử dụng phạm vi toàn cầu, ngoài ra tại Mỹ còn dùng loại thuốc thứ 2 để điều trị sán Schistosoma mansoniOxamniquine. Thuốc Oxamniquine được cho dùng với liều 15-40 mg/kg có hoạt tính chống lại chỉ với S. mansoni, với tỷ lệ sạch trứng > 80%) và tỷ lệ giảm trứng > 95%, thường có mức độ hiệu lực cao hơn thuốc PZQ một ít. Mặc dù thuốc an toàn, song oxamniquine có thể có tác dụng phụ khó chịu ở một vài cá nhân, như là chóng mặt nghiêm trọng, ngủ gà, động kinh. Thuốc thường dùng ở Brazil và không có trên thị trường châu Phi bởi vì ưu thế của thuốc PZQ trên thị trường rất lớn.


Hình 2

-Metrifonate là một thuốc không đắt tiền, hoạt tính tác dụng chống lại chỉ S. haematobium, thuốc có sẵn nhưng từ lâu đã không còn sử dụng để điều trị bệnh sán máng. Do vậy, hiện chỉ có một loại thuốc duy nhất dùng điều trị cho bệnh này là PZQ. Thuốc lựa chọn thay thế duy nhất làoxamniquine, hoạt tính chống lại chỉ S. mansoni. Vì vậy, xuất hiện kháng thuốc là một điều khủng khiếp trong thời gian đến, không chỉ cho công tác phòng chống bệnh mà còn giảm hiệu lực điều trị trong thực hành lâm sàng.

-Mirazid, một thuốc có nguồn gốc từ Ai Cập được nghiên cứu điều trị bằng đường uống cho bệnh này đến năm 2005. Hiệu lực của thuốc Praziquantel được chứng minh cap gấp 8 lần so với Mirazid và do vậy chúng được khuyến cáo như một thuốc điều trị và phòng chống bệnh sán máng. Các thử nghiệm đã chỉ ra dầu cây thầu dầu (castor oil) như một chế phẩm chống lại sự xâm nhập của sán vào da để ngăn ngừa sán máng và hiệu quả của thuốc Praziquantel lệ thuộc vào con đường cho thuốc.


Thuốc Praziquantel và tình hình kháng thuốc do sán máng

Praziquantel (PZQ) là thuốc thông dụng nhất trong điều trị bệnh sán máng ở người, vì hoạt tính tác dụng của chúng chống lại được tất cả chủng sán máng (Schistosoma mansoni, S. haematobium, S. japonicum, S. intercalatumS. mekongi). Trên thực địa, đặc biệt điều trị tại cộng đồng, với liều dùng 40 mg/kg liều duy nhất; liều cao hoặc liều chia đôi sẽ dẫn đến sự phối hợp hoặc chấp nhận của cộng đồng thấp hơn.

Đối với bệnh nhân nhập viện điều trị, đặc biệt nhiễmS. japonicumS. mekongi và nhiễm nặng với các chủng khác, liều khuyến cáo là 30 mg/kg, dùng 3 lần mỗi ngày, trong 2 ngày liên tiếp. Thuốc dùng an toàn, tác dụng phụ không đáng kể; trong nhiễm nặng S. mansoni, đau bụng co thắt cấp tính và tiêu chảy ra máu là thường xuyên chứ không phải thoáng qua. Tỷ lệ sạch trứng với liều 40 mg/kg thường khoảng 70-90%; tỷ lệ giảm trứng trên 90%.

Trong những vùng lưu hành, tái nhiễm là quy luật không phải ngoại lệ, đặc biệt ở trẻ em là những đối tượngphơi nhiễm với nguồn bệnh nặng nhất, thường nhạy cảm hơn người lớn. Tuy nhiên, khi cường độ nhiễm và thời gian nhiễm giảm thì điều trị sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh tật và diễn tiến bệnh ít phức tạp hơn.

Một vài loại và biệt dược thuốc gốc của PZQ có sẵn trên thị trường. Mặc dù không có chỉ định và lưu ý về mặt thuốc kém chất lượng, một vài sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng; người ta khuyên nên lựa chọn các sản phẩm nổi tiếng hoặc hoặc công ty bán sỉ dược phẩm có quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự cạnh tranh mang tầm cỡ quốc tế đã khiến cho giá thuốc dao động cao. Do đó, TCYTTG gần đây đã kêu gọi một nổ lực nhằm đem lại thuốc chất lượng đến tất cả hệ thống y tế cơ sở.


Hình 4

Tại một số quốc gia có lưu hành bệnh này, thuốc không chỉ có mặt khắp nơi để điều trị mà còn dùng để phòng bệnh một cách rộng rãi và không tuân thủ nghiêm ngặt gì. Điều trị dựa vào cộng đồng sau khi đã sàng lọc bệnh nhân thông qua việc điều trị hàng loạt một cách bừa bãi hoặc điều trị nhóm đặc biệt hiện nay là vấn đề chiến lược chính ở Ai Cập, Trung Quốc, Brazil, Philippine và một số quốc gia khác. Chẳng hạn, tất cả trẻ em lứa tuổi học đường và hàng triệu người lớn được sàng lọc và nếu cần thiết có thể điều trị định kỳ mỗi 6-12 tháng ở Ai Cập. Trong những vùng lưu hành bệnh cao, hiện tại cho điều trị hàng loạt một cách bừa bãi toàn dân. Một trong những vấn đề liên quan đến điều này sẽ dẫn đến gây áp lực thuốc cao, hệ thống giám sát thuốc của quốc gia đã thiết lập, trong đó các mẫu phân từ những bệnh nhân thất bại điều trị rõ ràng sẽ được gửi đến trung tâm nghiên cứu vùng để đối chiếu và thực hiện test in vivoin vitro.

Các chuyên gia về điều trị bệnh ký sinh trùng lưu ý về tỷ lệ sạch trứng và giảm trứng trong thử nghiệm lâm sàng với bất kỳ thuốc nào điều trị sán máng hiếm khi đạt đến 100%, thậm chí ở những vùng mà tái nhiễm đã được loại trừ. Ngoài ra, tỷ lệ chữa khỏi đã được báo cáo thường vượt quá con số thật. Nhiều trường hợp nhiễm trùng nhẹ (với trị số epg dưới ngưỡng phát hiện của các kỹ thuật xét nghiệm phân) mà lại tồn tại sau điều trị không phát hiện được bởi các phương pháp chẩn đoán thông thường nhưng đòi hỏi xét nghiệm lại hoặc các xét nghiệm có độ nhạy cao.


Hình 5.
Con đường xâm nhập vào cơ thể và gây thương tổn của sán máng

Do đó, liều khuyến cáo điều trị sán máng nên được cân nhắc dưới liều điều trị khỏi. Theo các số liệu này, thuốc rất an toàn trong cả quần thể sán máng, một vài ký sinh trùng đơn độc dung nạp với thuốc ở một vài mức độ khác nhau, ít nhất là ở liều thông thường.

Không giống như sán lá khác, các phương pháp đếm trứng ký sinh trùng rất mạnh đã có sẵn cho bệnh sán máng, như làKato-Katz để đếm trứng trong phân và nước tiểu. Ngoài ra, việc phát hiện và định lượng kháng nguyên lưu hành trong máu và nước tiểu đã bổ sung cho các công cụ khác để đánh giá hiệu lực thuốc. Mặt khác, lượng trứng thay đổi theo từng ngày và nồng độ kháng nguyên là thay đổi đáng kể; chẳng hạn, hệ số coefficient của sự thay đổi EPGs trong 7 ngày xét nghiệm phân liên tục thay đổi từ 28- 245% và sự liên quan giữa số lượng sán trong máu và đếm trứng in phân và nước tiểu chỉ là gián tiếp và thống kê tính toán sẽ phức tạp hơn trong đánh giá.

Sán máng kháng thuốc Oxamniquine được báo cáo không rõ ràng cả trên in vivoin vitro . Về mặt dịch tễ học, hiện tượng này vẫn đứng vị trí quan trọng rải rác ở một số vùng tại Brazil. Có lẽ, các dòng kháng bất lợi với ký sinh trùng sống sót và /hoặc sinh sản thêm sán; cũng như vậy, quá trình đột biến có thể thật sự xảy ra do phơi nhiễm giữa sán máng với thuốc oxamniquine.

Tập hợp các yếu tố này lại thì chúng ta giải thích được quá trình tự giới hạn ngay cả dưới điều kiện áp lực thuốc. Vì sử dụng oxamniquine lượng lớn sau thời gian có hiện tượng nên đã được thay thế bằng PZQ ở Brazil và kháng oxamniquine ở đó lại không được xem là vấn đề cần quan tâm.

Những báo cáo gần đây có thể liên đới đến khả năng phát triển kháng thuốc PZQ đã khiến người ta lo lắng nhiều, đặc biệt từ khi thuốc này là tâm điểm chính trong chiến lược phòng chống nhằm mục đích giảm tỷ lệ bệnh tật thông qua việc điều trị dựa vào cộng đồng. Báo cáo nghiên cứu thực địa đầu tiên là một nghiên cứu tập trung vùng dịch, cường độ nhiễm cao và mới ở phía bắc Senegal. Trong một cộng đồng với tỷ lệ lưu hành bệnh và cường độ nhiễm cao đáng kể, tỷ lệ sạch trứng chỉ 18% sau khi dùng PZQ, thấp hơn nhiều so với báo cáo trước (ngay cả vùng có cường độ nhiễm tương đương).


Tuy nhiên, tỷ lệ giảm trứng vẫn > 80%. Nhiễm trùng ban đầu nặng, lan truyền cao, ký sinh trùng tiềm tàng và miễn dịch sơ khởi làm cho chúng ta giải thích tốt nhất cho những tỷ lệ sạch trứng thấp. Tuy nhiên, khả năng kháng hoặc dung nạp thuốc không thể loại trừ. Một giả thuyết khác là trong những vùng lưu hành như thế, một quần thể ký sinh trùng dòng hóa vô tính (clonal parasite population) thì có thể bật mạnh từ những con sán dung nạp.

Vấn đề được khảo sát thêm qua một loạt nghiêm cứu thực địa một cách hệ thống, kết quảđược tóm tắt một cách hệ thống như sau:

-Tỷ lệ sạch trứng thấp khi dùng PZQ ở liều 40 mg/kg (18-36%) trên thực địa được xác định trong 4 nghiên cứu hồi cứu, bao gồm các lứa tuổi, cường độ nhiễm, mùa truyền bệnh, thời gian điều tra khác nhau và đo nồng độ kháng nguyên lưu hành;

-Tỷ lệ sạch trứng vẫn thấp khi liều thuốc tăng lên hai liều liên tiếp 30 mg/kg khoảng cách liều là 16 giờ. Song tỷ lệ sạch trứng đối với thuốc Oxamniquine liều 20 mg/kg liều đơn lại bình thường (84%);

-Tỷ lệ sạch trứng với thuốc PZQ liều 40 mg/kg tăng đến khi điều trị lặp lại 2-4 tháng và cũng bình thường ở trẻ em từ các vùng lưu hành bệnh nhưng sống ở đô thị (nơi không có lan truyền);

-Hiệu lực PZQ có thể liên quan đến tuổi và cường độ nhiễm trước điều trịnhưng không liên quan đến các yếu tố vật chủ;

-Áp dụng một phương pháp đếm trứngsán có độ chính xác cao cho thấy tỷ lệ sạch trứng thấp có thể giải thích bởi cường độ nhiễm cao ban đầu, ngay cả nếu trên 95% số sán bị diệt.

Qua các nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận rằng không có bằng chứng thực địa nào tin chắc làm giảm độ nhạy cảm thuốc của S. mansoni với PZQ và tỷ lệ chữa khỏi thấp có thể giải thích do tình hình dịch tễ học đặc biệt. May thay, không có thử nghiệm in vitro nào có sẵn để xác định kháng thuốc PZQ. Thực tế, một vấn đề chính trong phát triển một thử nghiệm kháng thuốc như thế làhoàn toàn cần thiết đúng đắn thiếu dòng sán đối chiếu là kháng. Một vài nghiên cứu in vivo thực nghiệm gần đây tiến hành để làm sáng tỏ vấn đề ở Senegal. Nói một cách tóm tắt, các nghiên cứu này như sau:


Hình 7

Có thể lựa chọn từ một tập hợp dòng S. mansoni trong nhiều năm ở phòng thí nghiệm cho một quần thể sán, mà hầu hết chúng không nhạy với thuốc PZQ. Tuy nhiên, người ta được các kết quả này có thể giải thích bởi protocol thực nghiệm trên những con chuột được điều trị sau 35 ngày nhiễm. Dòng sán với thời gian trưởng thành chậm hơn sẽ không nhạy với PZQ ở thời điểm đó và sẽ được lựa chọndưới áp lực thuốc như một dòng kháng;

Trong cùng một đề cương nghiên cứu, 1 dòng Senegalese hoang dại dường như ít nhạy với PZQ. Đáng lưu ý, nghiên cứu này sẽ không chắc chắn với tỷ lệ giảm trứng cao khi thử trên thực địa, cho thấy giảm nhạy ở hầu hết các sán. Mặt khác, kết quả này có thể là do người tạo ra điều trị sớm trên các con chuột bị nhiễm. Những nghiên cứu tiếp theo điều trị sau 60 ngày cho nhiễm thực nghiệm cho thấy tăng đáng kể hiệu lực;

Tại la bô khác, các sán phân lập từ bệnh nhân Senegal đã được điều trị vài lần trước đó nhưng vẫn đào thải trứng không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào giảm nhạy với PZQ.

Những quan sát tiếp theo ở thực địa tỷ lệ chữa khỏi thấp khi điều trị bằng PZQ rõ ràng có thể giải thích theo thống kê bởi lượng sán ban đầu cao và nhiễm thể chưa trưởng thành nặng (thì khi dùng PZQ không có hiệu quả), trong phối hợp với các giới hạn vốn có trong hệ thống chẩn đoán. Về mặt sinh học, giả thuyết này hỗ trợ bởi mức độ kháng nguyên lưu hành cao và kết quả điều trị lặp lại. Kết quả “bình thường” với thuốc Oxamniquine có thể giải thích theo thống kê bằng một hiệu lực diệt sán máng mạnh vốn có của chúng. Những kết quả thực nghiệm trên chuột hoàn toàn trái ngược; chỉ có những phương pháp như thế mới không thể chối cải được về giảm độ nhạy trong những dòng sán thuộc các vùng địa lý khác nhau.

Mặc dù khác nhau về mặt địa lý trong nhạy cảm thuốc, song không thể làm rõ với thuốc PZQ, người ta biết rất rõ làhycanthone và Oxamniquine đã dẫn đến liều khuyến cao đặc hiệu cho từng vùng. Vì lý do nào đó, các nghiên cứu này dẫn đến kết luận rằng chỉ có một sự giảm nhạy có thể phát hiện đáng tin cậy là bằng các kỹ thuật nghiên cứu thực địa, xác định kháng thuốc tại la bô vẫn là hứa hẹn do thiếu thiết bị và tiêu chuẩn hóa để đánh giá. Những nổ lực trên thế giới ít ra đã thiết lập một vài protocol và phối hợp thu thập dữ liệu và thiết bị nhằm đầu tư cho nghiên cứu là hướng đang mở ra.



Hình 8

Cập nhật thông tin về sán máng kháng thuốc praziquantel

Di truyền về kháng thuốc của sán máng với Oxamniquine được biết thấu đáo, nhưng điều này lại chưa rõ ràng đối với trường hợp sán máng với PZQ. Ngược với sự phát triển và hình thành cơ chế kháng thuốc cổ điển ở giun sán, thì điều này lại lan rộng dần dần trong cả quần thể như hậu quả tất yếu của sự lựa chọn kiểu hình kháng thuốc ở tần số thấp, kháng với thuốc hycanthone-oxamniquine xuất hiện quy mô toàn cầu lần đầu tiên như thế hệ cha truyền con nối của các KST đã phơi nhiễm với thuốc.

Hướng đề nghị cho rằng kháng thuốc gây ra hơn là lựa chọn từ các thể đã tồn tại từ trước, thử nghiệm sinh sản chéo đã làm rõ về kháng thuốc oxamniquin được kiểm chứng bởi một gen lặn nhiễm sắc thể thường. Kháng oxamniquin không dễ dàng lan rộng trong cộng đồng nhưng có xu hướng duy trì trên một số cá thể có giới hạn. Theo Cioli và cộng sự, điều này có thể do các bất lợi của lựa chọn kháng thuốc do sán máng trong khi không có áp lực thuốc, thực tế kháng là do tự nó hơn là do lựa chọn.

Một số ít biết về nền tảng di truyền và sinh hóa của kháng với PZQ. Gần đây, sự phân định về di truyền được làm rõ giữa dòng KST sán máng S. mansoni trong labô được lựa chọn cho kháng với PZQ và dòng nhạy của thế hệ cha mẹ.

Mặc dù các tác giả này không phát hiện bất kỳ một sự tái sắp xếp bộ gen chính nào trên những dòng KST này, giải mã mRNA một đoạn của subunit 1 của enzyme cytochrome oxidase trải rộng ra gấp 5-10 lần trên những dòng kháng so với dòng nhạy.

Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để kiểm tra có hay không một hiện tượng tương tự cũng hiện diện trong những dòng này tại thực địa mà nghi ngờ là kháng thuốc PZQ và những gen kháng cũng biểu hiện khác biệt trên những dòng kháng của sán máng S. mansoni.


Hình 9

Di truyền về kháng thuốc ở sán máng

-Di truyền về kháng thuốc của sán máng với oxamniquine được biết thấu đáo, nhưng điều này lại chưa rõ ràng đối với trường hợp sán máng với PZQ;

-Ngược với sự phát triển và hình thành cơ chế kháng thuốc cổ điển ở giun sán, thì điều này lại lan rộng dần dần trong cả quần thể như hậu quả tất yếu của sự lựa chọn kiểu hình kháng thuốc ở tần số thấp, kháng với thuốc hycanthon-oxamniquin xuất hiện quy mô toàn cầu lần đầu tiên như thế hệ cha truyền con nối của các KST đã phơi nhiễm với thuốc;

-Hướng đề nghị cho rằng kháng thuốc gây ra hơn là lựa chọn từ các thể đã tồn tại từ trước, thử nghiệm sinh sản chéo đã làm rõ về kháng thuốc oxamniquine được kiểm chứng bởi một gen lặn nhiễm sắc thể thường. Kháng oxamniquine không dễ dàng lan rộng trong cộng đồng nhưng có xu hướng duy trì trên một số cá thể có giới hạn. Theo Cioli và cs, điều này có thể do các bất lợi của lựa chọn kháng thuốc do sán máng trong khi không có áp lực thuốc, thực tế kháng là do tự nó hơn là do lựa chọn;

-Một số ít biết về nền tảng di truyền và sinh hóa của kháng với PZQ. Gần đây, sự phân định về di truyền được làm rõ giữa dòng KST sán máng S. mansoni trong la-bo được lựa chọn cho kháng với PZQ và dòng nhạy của thế hệ cha mẹ. Mặc dù các tác giả này không phát hiện bất kỳ một sự tái sắp xếp bộ gen chính nào trên những dòng KST này, giải mã mRNA một đoạn của subunit1 của enzyme cytochrome oxidase trải rộng ra gấp 5-10 lần trên những dòng kháng so với dòng nhạy.

-Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để kiểm tra có hay không một hiện tượng tương tự cũng hiện diện trong những dòng này tại thực địa mà nghi ngờ là kháng thuốc PZQ và những gen kháng cũng biểu hiện khác biệt trên những dòng kháng của sán máng S. mansoni.

Việc tiên lượng của bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân, tuổi tác, tình trạng tái nhiễm nếu có, bội nhiễm, xơ gan và bệnh nền cũng như các biến chứng đang có trên bệnh nhân.

Phòng bệnh và kiểm soát bệnh sán máng

Phòng chống bệnh sán máng dựa trên điều trị quy mô lớn (large-scale treatment) trên các nhóm quần thể nguy cơ, tiếp cận nguồn nước an toàn, cải thiện vệ sinh, giáo dục vệ sinh và phòng chống ốc.

Chiến lược của TCYTTG đối với phòng chống sán máng tập trung làm giảm bệnh thông qua điều trị nhóm đích, định kỳ bằng thuốc PZQ thông qua chiến lược điều trị quy mô rộng (hóa dự phòng) trên các quần thể bị ảnh hưởng. Nó liên quan đến điều trị thường quy đến tất cả các nhóm nguy cơ. Tại một số quốc gia mà ở đó lan truyền thấp, có thể gián đoán lan truyền bệnh nên nhắm đến. Các nhóm đích để điều trị là:

-Các trẻ em tuổi đi học tại các vùng bệnh lưu hành;

-Các người lớn được coi là nguy cơ tại các vùng bệnh lưu hành và những người đang làm trong nghề nghiệp liên quan đến tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm như ngư dân, nông dân, công nhân thủy lợi và phụ nữ làm việc có tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm mầm bệnh;

-Toàn bộ cộng đồng đang sống trong vùng bệnh lưu hành cao.

Tỷ lệ/ tần suất điều trị được xác định bởi tỷ lệ nhiễm trên các trẻ em tuổi đi học. Tại các vùng lan truyền cao, việc điều trị có thể phải lặp lại mỗi năm trong một số năm. Giám sát là cần thiết để xác định tác động của việc can thiệp phòng chống.

Mục đích là làm giảm tỷ lệ mắc và lan truyền bệnh: điều trị định kỳ nhóm quần thể có nguy cơ sẽ chữa các triệu chứng nhẹ và ngăn ngừa người nhiễm khỏi phát triển thành bệnh nặng hơn và không còn tiến triển thành thể bệnh mạn tính ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, một hạn chế quan trọng đối với phòng chống bệnh sán máng là hạn hữu sự sẵn có của thuốc đặc hiệu PZQ. Các dữ liệu năm 2016 chỉ ra có 35,6% số người đòi hỏi điều trị trên toàn cầu, với 53,7% số trẻ em lứa tuổi đi học cần hóa dự phòng cho sán máng.

Praziquantel là thuốc khuyến cáo điều trị chống lại các thể bệnh sán máng. Thuốc điều trị, đặc hiệu, an toàn và chi phí thấp. Ngay cả khi tái nhiễm xảy ra sau điều trị, nguy cơ tiến triển thành bệnh nặng giảm đi và cũng cần điều trị lặp lại trên các trẻ nhỏ.

Phòng chống sán máng đã thiết lập thành công hơn 40 năm qua tại một số quốc gia, gồm Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập, đảo quốc ở tây nam Ấn Độ Mauritius, Iran, Oman, Jordan và Saudi Arabia. Có bằng chứng lan truyền bệnh sán máng bị gián đoạn ở Morocco. Tại Burkina Faso, Ghana, Niger, Rwanda, Sierra Leone, Tanzania và Yemen, có thể vẫn phải can thiệp điều trị sán máng quy mô và tầm quốc gia trong vài năm. Một đánh giá tình trạng bệnh lan truyền đang tiến hành ở một số quốc gia.

Hơn 10 năm qua, có nhiều chiến dịch điều trị triển khai tại một số quốc gia châu Phi vì ở đó con người đang có nguy cơ mắc.

Loại trừ hoặc tránh phơi nhiễm với các ốc nước ngọt

Phòng bệnh tốt nhất là dựa vào việc loại bỏ các ốc nước ngọt trú tại nước ngọt, là các ổ chứa tự nhiên của bệnh sán máng. Acrolein, sulfate đồng, niclosamide có thể dùng để loại trừ được điều này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy quần thể ốc có thể phòng chống được nhờ vào sự tồn tại và tăng các quần thể tôm cũng như can thiệp vào môi trường sinh thái, tuy nhiên cũng nên cẩn thận khi can thiệp đến môi trường.

Năm 1989, Aklilu LemmaLegesse Wolde-Yohannes nhận một giải thưởng Right Livelihood Award về nghiên cứu cây Sarcoca, như thể một biện pháp phòng bệnh sán máng này nhờ vào khâu chống ốc nước ngọt. Đồng thời, tiến sĩ Chidzere của Zimbabwe nghiên cứu về Gopo Berry tương tự trong những năm 1980 và tìm thấy chúng có khả năng dùng để phòng chống các ốc nhiễm bệnh. Năm 1989, ông đưa liên quan của mình trình bày với một công ty hóa chất lớn đã xem thường chất thay thế Gopo Berry trong phòng chống ốc. Nghe đâu, Gopo Berries xuất xứ từ vùng khí hậu nhiệt đới nóng của đất nước Ethiopia cho kết quả tốt nhất.



Hình 11.
Phòng chống sán máng có thể cắt đứt một trong các khâu lan truyền bệnh

Các nghiên cứu sau đó tiến hành từ năm 1993-1995 bởi Mạng lưới nghiên cứu Danish Research Network về sức khỏe thế giới.

Dự phòng nhờ vào các thiết kế chiến lược

Nhiều năm qua kể từ năm 1950, các kỹ sư công chính đã xây dựng một con đập lớn và phục vụ cho vấn đề tưới tiêu, đã lãng quên các sự kiện mà chúng đã gây tăng vấn đề lớn về ô nhiễm nước từ bệnh sán máng. Các vấn đề chi tiết liên quan đến các dự án này cũng đã mô tả chi tiết bởi Liên Hiệp Quốc từ những năm 1950 sau đó đã khắc phuc làm giảm vấn đề bệnh tật này.

Thiết kế các hệ thống tưới tiêu thông minh sẽ làm khó cho các ốc nước ngotju có khả năng định vị và trú ngụ trong nước, vì thế sẽ làm giảm tiếp xúc hoặc giảm phơi nhiễm với quần thể dân sống quanh đó. Thông tin này trích từ các trường hợp kinh điển của Relevance paradox vì hướng dẫn để làm thế nào thiết kế các biện pháp này nhằm làm giảm lan rộng bệnh đã được đăng tải nhiều năm trước đây.

Kinh nghiệm điều trị sán máng tại Ai Cập

Bệnh sán máng lưu hành ở Ai Cập, và được làm trầm trọng hơn bởi sự các dự án xây dựng đạp thủy điện hoặc tưới tiêu dọc theo con sông Nile. Từ những năm 1950 đến đầu những năm 1980, các làng nhiễm bệnh đã được điều trị bằng các thuốc điều trị ký sinh trùng lặp đi lặp lại. Và được biết chiến dịch điều trị này thường đi cùng với quản lý viêm gan siêu vi C, Ai Cập là quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C cao nhất thế giới và tỷ lệ nhiễm này khác nhau giữa các vùng trong quốc gia và liên quan chặt với bệnh sán máng.

Ngoài ra, các báo cáo về thử nghiệm lâm sàng và thực nghiệm từ Ai Cập, lưu hành bệnh do sử dụng thuốc rộng rãi có thểquyết định cho sự xuất hiện kháng Praziquantel. Một hệ thống giám sát toàn quốc được bắt đầu để phát hiện và điều tra những ca mà PZQ không điều trị khỏi, ngay cả sau khi điều trị lặp lại. Từ nhiều ca, đến một số đông trong một vùng địa lý, ký sinh trùng đựoc phân lập cho thấy có sự giảm nhạy ở chuột và trên in vitro so với những dòng sán đối chiếu ở người Ai Cập. Một mặt, thiếu các phương pháp chẩn hóa, đặc biệt là in vitro, chưa cho phép xác định và kết luận. Tuy nhiên, thì ít nhất các chủng giảm nhạy (và có thể là luôn luôn) có mặt và nổi lên dưới áp lực thuốc thì không thể loại trừ.

Ứng phó của Tổ chức Y tế thế giới

Việc ứng phó và can thiệp của TCYTTG lên bệnh sán máng như một phần công việc tiếp cận lồng ghép vào phòng chống các bệnh nhiệt đới vị lãng quên (Neglected Tropical Diseases_NTDs). Mặc dù đã có hệ thống y tế rộng khắp, song các bệnh NTDs vẫn còn tồn tại ở các vùng có điều kiện đói nghèo và nhiều căn bệnh nhiệt đới vẫn còn chống lắp.TCYTTG đã phối hợp chiến lược hóa dự phòng trong sự tư vấn của các trung tâm phối hợp và các đối tác từ các viện nghiên cứu hàn lâm, các tổ chức cá nhân, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan phát triển quốc tế và tổ chức Liên Hiệp quốc khác (Academic and research institutions, the private sector, non-governmental organizations, international development agencies, and other United Nations organizations).

TCYTTG phát triển xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật và công cụ để các chương trình phòng chống Quốc gia sử dụng hiệu quả.

Làm việc với các đối tác và cá nhân, TCYTTG đã ủng hộ để gia tăng tiếp cận nguồn thuốc đặc hiệu praziquantel và các nguồn lực khác tiến hành. Một số lượng quan trọng về thuốc praziquantel để điều trị hơn 100 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mỗi năm đã được các đối tác tư nhân và đối tác phát triển đảm bảo.


Hình 12

Thể sán máng trên đường tiết niệu có liên quan đến tăng nguy cơ cao ung thư bàng quang trên người trưởng thành. Sán máng là nguyên nhân thứ 2 về bệnh ký sinh trùng gây suy giảm nền kinh tế xã hội đứng sau sốt rét. Bệnh rất hay gặp ở châu Á, châu Phi và khu vực Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng có tồn tại nhiều ốc nước ngọt - điều kiện và vật chủ trung gian gây bệnh sán máng. Bệnh sán máng tác động đến nhiều người tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt trẻ em hay mắc phải do bơi lội hoặc chơi đùa trong các vùng nước nhiễm mầm bệnh.

Sở dĩ sán máng còn được biết là bệnh bilharziosis tại nhiều quốc gia, sau khi tác giả Theodor Bilharz phát hiện và mô tả nguyên nhân gây bệnh sán máng tại đường tiết niệu vào năm 1851 và bác sĩ đầu tiên mô tả toàn bộ chu kỳ sinh bệnh của sán máng là tác giả Pirajá da Silva vào năm 1908.


Tài liệu tham khảo

1.Stothard JR, Stanton MC, Bustinduy AL, Sousa-Figueiredo JC, Van Dam GJ, Betson M, Waterhouse D, Ward S, Allan F, Hassan AA, Al-Helal MA, Memish ZA, Rollinson D. Diagnostics for schistosomiasis in Africa and Arabia: a review of present options in control and future needs for elimination. Parasitology. 2014 Dec;141(14):1947-61.

2.Wu W, Wang W, Huang YX. New insight into praziquantel against various developmental stages of schistosomes. Parasitol Res. 2011 Dec;109(6):1501-7.

3.Nash TE, Cheever AW, Ottesen EA, Cook JA. Schistosome infections in humans: perspectives and recent findings. NIH conference. Ann Intern Med. 1982 Nov;97(5):740-54.

4.Bevilacqua N, Pane S, Vairo F, Nicastri E, Paglia MG, Ame SM, Schepisi MS, Kitua A, Mangi S, Racalbuto V, Meschi S, Ippolito G. Accuracy of indirect haemagglutination and western blot assays for the detection of anti-Schistosoma antibodies in non-severe febrile patients in two Tanzanian hospitals. Scand J Infect Dis. 2012 Jun;44(6):453-8.

5.Gavilanes F, Fernandes CJ, Souza R. Pulmonary arterial hypertension in schistosomiasis. Curr Opin Pulm Med. 2016 Sep;22(5):408-14.

6.El-Garem AA. Schistosomiasis. Digestion. 1998 Aug;59(5):589-605. Review.

7.King CH, Galvani AP. Underestimation of the global burden of schistosomiasis. Lancet. 2018 Jan 27;391(10118):307-308.

8.Gryseels B. Schistosomiasis. Infect Dis Clin North Am. 2012 Jun;26(2):383-97.

9.Gryseels B, Polman K, Clerinx J, Kestens L. Human schistosomiasis. Lancet. 2006 Sep 23;368(9541):1106-18.

10.Siqueira LDP, Fontes DAF, Aguilera CSB, Timóteo TRR, Ângelos MA, Silva LCPBB, de Melo CG, Rolim LA, da Silva RMF, Neto PJR. Schistosomiasis: Drugs used and treatment strategies. Acta Trop. 2017 Dec;176:179-187.

11.Webbe G, James C, Nelson GS, Sturrock RF. The effect of praziquantel o­n Schistosoma haematobium, S. japonicum and S. mansoni in primates. Arzneimittelforschung. 1981;31(3a):542-4.

12.Utzinger J, Chollet J, You J, Mei J, Tanner M, Xiao S. Effect of combined treatment with praziquantel and artemether o­n Schistosoma japonicum and Schistosoma mansoni in experimentally infected animals. Acta Trop. 2001 Sep 1;80(1):9-18.

13.Feldmeier H, Büttner DW. Immunodiagnosis of Schistosomiasis haematobium and schistosomiasis mansoni in man. Application of crude extracts from adult worms and cercariae in the IHA and the ELISA. Zentralbl Bakteriol Mikrobiol Hyg A. 1983 Sep;255(2-3):413-21.

14.Wirth HP, Casanova C, Meyenberger C, Hammer B, Ammann R, Blum HE. Hepatosplenic schistosomiasis: case report and clinical review. Schweiz Med Wochenschr. 1993 Oct 23;123(42):1991-5.

15.Ndeffo Mbah ML, Skrip L, Greenhalgh S, Hotez P, Galvani AP. Impact of Schistosoma mansoni o­n malaria transmission in Sub-Saharan Africa. PLoS Negl Trop Dis. 2014 Oct 16;8(10):e3234.

16.Drudge-Coates L, Turner B. Schistosomiasis-an endemic parasitic waterborne disease. Br J Nurs. 2013 May 9-22;22(9):S10, S12-4.

17.Pavlin BI, Kozarsky P, Cetron MS. Acute pulmonary schistosomiasis in travelers: case report and review of the literature. Travel Med Infect Dis. 2012 Sep;10(5-6):209-19.

18.Lengeler C, Makwala J, Ngimbi D, Utzinger J. Simple school questionnaires can map both Schistosoma mansoni and Schistosoma haematobium in the Democratic Republic of Congo. Acta Trop. 2000 Jan 5;74(1):77-87.

19.Vercruysse J, Shaw DJ, De Bont J. Index of potential contamination for schistosomiasis. Trends Parasitol. 2001 Jun;17(6):256-61.

20.Mwanakasale V, Vounatsou P, Sukwa TY, Ziba M, Ernest A, Tanner M. Interactions between Schistosoma haematobium and human immunodeficiency virus type 1: the effects of coinfection o­n treatment outcomes in rural Zambia. Am J Trop Med Hyg. 2003 Oct;69(4):420-8.

21.Warren KS. Schistosomiasis: host-pathogen biology. Rev Infect Dis. 1982 Jul-Aug;4(4):771-5. Review.

22.Xu XL, Zhu R, Zhang LJ, Guo JG. Parasitological characteristics, epidemiological and clinical features, and current control approaches for three major kinds of human schistosomiasis. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2013 Jun;25(3):302-6.

23.Raglio A, Russo V, Swierczynski G, Sonzogni A, Goglio A, Garcia LS. Acute Schistosoma mansoni infection with progression to chronic lesion in Italian travelers returning from Cameroon, West Africa: a diagnostic and prevention problem. J Travel Med. 2002 Mar-Apr;9(2):100-2.

24.van der Werf MJ, de Vlas SJ, Landouré A, Bosompem KM, Habbema JD. Measuring schistosomiasis case management of the health services in Ghana and Mali. Trop Med Int Health. 2004 Jan;9(1):149-57.

25.Ripert C. Schistosomiasis: diagnosis and treatment. Presse Med. 2000 Sep 30;29(28):1583-5.

26.Cheever AW. Schistosoma japonicum: the pathology of experimental infection. Exp Parasitol. 1985 Feb;59(1):1-11.

27.Chan MS, Guyatt HL, Bundy DA, Medley GF. Dynamic models of schistosomiasis morbidity. Am J Trop Med Hyg. 1996 Jul;55(1):52-62.

28.Liang YS, Dai JR, Ning A, Yu DB, Xu XJ, Zhu YC, Coles GC. Susceptibility of Schistosoma japonicum to praziquantel in China. Trop Med Int Health. 2001 Sep;6(9):707-14.

29.Dabo A, Doucoure B, Koita O, Diallo M, Kouriba B, Klinkert MQ, Doumbia S, Doumbo O. Reinfection with Schistosoma haematobium and mansoni despite repeated praziquantel office treatment in Niger, Mali. Med Trop (Mars). 2000;60(4):351-5.

30.Jenkins-Holick DS, Kaul TL. Schistosomiasis. Urol Nurs. 2013 Jul-Aug;33(4):163-70.

31.Meurs L, Mbow M, Vereecken K, Menten J, Mboup S, Polman K. Epidemiology of mixed Schistosoma mansoni and Schistosoma haematobium infections in northern Senegal. Int J Parasitol. 2012;42(3):305-11.

32.King CH. Acute and chronic schistosomiasis. Hosp Pract (Off Ed). 1991 Mar 15;26(3):117-30.

33.Richter J. Evolution of schistosomiasis-induced pathology after therapy and interruption of exposure to schistosomes: a review of ultrasonographic studies. Acta Trop. 2000 Oct 23;77(1):111-31.

34.Garba A, Barkiré N, Djibo A, Lamine MS, Sofo B, Gouvras AN, Bosqué-Oliva E, Webster JP, Stothard JR, Utzinger J, Fenwick A. Schistosomiasis in infants and preschool-aged children: Infection in a single Schistosoma haematobium and a mixed S. haematobium-S. mansoni foci of Niger. Acta Trop. 2010 Sep;115(3):212-9.

35.Keiser J, N'Guessan NA, Adoubryn KD, Silué KD, Vounatsou P, Hatz C, Utzinger J, N'Goran EK. Efficacy and safety of mefloquine, artesunate, mefloquine-artesunate, and praziquantel against Schistosoma haematobium: randomized, exploratory open-label trial. Clin Infect Dis. 2010 May 1;50(9):1205-13. doi: 10.1086/651682.

36.Norden AP, Strand M. Schistosoma mansoni, S. haematobium, and S. japonicum: identification of genus- and species-specific antigenic egg glycoproteins. Exp Parasitol. 1984 Dec;58(3):333-44.

37.Botros S, Pica-Mattoccia L, William S, El-Lakkani N, Cioli D. Effect of praziquantel o­n the immature stages of Schistosoma haematobium. Int J Parasitol. 2005 Nov;35(13):1453-7.

38.Agbor VN, Njim T, Mbolingong FN. Bladder outlet obstruction; a rare complication of the neglected schistosome, Schistosoma haematobium: two case reports and public health challenges. BMC Res Notes. 2016 Nov 22;9(1):493.

39.Granier H, Potard M, Diraison P, Nicolas X, Laborde JP, Talarmin F. Acute encephalitis concurrent with primary infection by Schistosoma mansoni. Med Trop (Mars). 2003;63(1):60-3.

40.Lengeler C, Utzinger J, Tanner M. Questionnaires for rapid screening of schistosomiasis in sub-Saharan Africa. Bull World Health Organ. 2002;80(3):235-42.

41.Neghina R, Neghina AM, Merkler C, Marincu I, Moldovan R, Iacobiciu I. Intestinal schistosomiasis, importation of a neglected tropical disease in Romania. Case report of a traveler to endemic regions. Travel Med Infect Dis. 2009 Jan;7(1):49-51.

42.Roca C, Balanzó X, Gascón J, Fernández-Roure JL, Vinuesa T, Valls ME, Sauca G, Corachán M. Comparative, clinico-epidemiologic study of Schistosoma mansoni infections in travellers and immigrants in Spain. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2002 Mar;21(3):219-23.

43.Borrmann S, Szlezák N, Faucher JF, Matsiegui PB, Neubauer R, Binder RK, Lell B, Kremsner PG. Artesunate and praziquantel for the treatment of Schistosoma haematobium infections: a double-blind, randomized, placebo-controlled study. J Infect Dis. 2001 Nov 15;184(10):1363-6.

44.Bierman WF, Wetsteyn JC, van Gool T. Presentation and diagnosis of imported schistosomiasis: relevance of eosinophilia, microscopy for ova, and serology. J Travel Med. 2005 Jan-Feb;12(1):9-13.

45.Schur N, Hürlimann E, Garba A, Traoré MS, Ndir O, Ratard RC, Tchuem Tchuenté LA, Kristensen TK, Utzinger J, Vounatsou P. Geostatistical model-based estimates of Schistosomiasis prevalence among individuals aged ≤ 20 years in West Africa. PLoS Negl Trop Dis. 2011 Jun;5(6):e1194.

46.Kjetland EF, Leutscher PD, Ndhlovu PD. A review of female genital schistosomiasis. Trends Parasitol. 2012 Feb;28(2):58-65.

47.Yapi YG, Briët OJ, Diabate S, Vounatsou P, Akodo E, Tanner M, Teuscher T. Rice irrigation and schistosomiasis in savannah and forest areas of Côte d'Ivoire. Acta Trop. 2005 Feb;93(2):201-11.

48.Knight M, Simpson AJ, Bickle Q, Hagan P, Moloney A, Wilkins A, Smithers SR. Adult schistosome cDNA libraries as a source of antigens for the study of experimental and human schistosomiasis. Mol Biochem Parasitol. 1986 Feb;18(2):235-53.

49.Grandière-Pérez L, Ansart S, Paris L, Faussart A, Jaureguiberry S, Grivois JP, Klement E, Bricaire F, Danis M, Caumes E. Efficacy of praziquantel during the incubation and invasive phase of Schistosoma haematobium schistosomiasis in 18 travelers. Am J Trop Med Hyg. 2006 May;74(5):814-8.

50.Barsoum RS. Schistosomal glomerulopathy: selection factors. Nephrol Dial Transplant. 1987;2(6):488-97.

51.Silva IM, Pereira Filho E, Thiengo R, Ribeiro PC, Conceição MJ, Panasco M, Lenzi HL. Schistosomiasis haematobia: histopathological course determined by cystoscopy in a patient in whom praziquantel treatment failed. Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 2008 Nov-Dec;50(6):343-6.

52.Oyinloye B, Adenowo F, Gxaba N, Kappo A. The promise of antimicrobial peptides for treatment of human schistosomiasis. Curr Drug Targets. 2014;15(9):852-9.

53.Ernould JC, Ba K, Sellin B. Increase of intestinal schistosomiasis after praziquantel treatment in a Schistosoma haematobium and Schistosoma mansoni mixed focus. Acta Trop. 1999 Jul 30;73(2):143-52.

54.Grobusch MP, Mühlberger N, Jelinek T, Bisoffi Z, Corachán M, Harms G et al., Imported schistosomiasis in Europe: sentinel surveillance data from TropNetEurop. J Travel Med. 2003 May-Jun;10(3):164-9.

55.Saathoff E, Olsen A, Magnussen P, Kvalsvig JD, Becker W, Appleton CC. Patterns of Schistosoma haematobium infection, impact of praziquantel treatment and re-infection after treatment in a cohort of schoolchildren from rural KwaZulu-Natal/South Africa. BMC Infect Dis. 2004 Oct 7;4:40.

56.Lengeler C, Utzinger J, Tanner M. Screening for schistosomiasis with questionnaires. Trends Parasitol. 2002 Sep;18(9):375-7.

57.Alonso D, Muñoz J, Gascón J, Valls ME, Corachan M. Failure of standard treatment with praziquantel in two returned travelers with Schistosoma haematobium infection. Am J Trop Med Hyg. 2006 Feb;74(2):342-4. Erratum in: Am J Trop Med Hyg. 2006 Apr;74(4):703.

58.De Jonge N, Fillié YE, Hilberath GW, Krijger FW, Lengeler C, de Savigny DH, van Vliet NG, Deelder AM. Presence of the schistosome circulating anodic antigen (CAA) in urine of patients with Schistosoma mansoni or S. haematobium infections. Am J Trop Med Hyg. 1989 Nov;41(5):563-9.

59.Taylor P, Murare HM, Manomano K. Efficacy of low doses of praziquantel for Schistosoma mansoni and S. haematobium. J Trop Med Hyg. 1988 Feb;91(1):13-7.

60.Norden AP, Strand M. Schistosoma mansoni, S. haematobium, and S. japonicum: identification of genus-, species, and gender-specific antigenic worm glycoproteins. Exp Parasitol. 1984 Feb;57(1):110-23.

61.Tsang VC, Hancock K, Kelly MA, Wilson BC, Maddison SE. Schistosoma m ansoni adult microsomal antigens, a serologic reagent. II. Specificity of antibody responses to the S. mansoni microsomal antigen (MAMA). J Immunol. 1983 Mar;130(3):1366-70.

62.Wang W, Dai JR, Li HJ, Shen XH, Liang YS. Is there reduced susceptibility to praziquantel in Schistosoma japonicum? Evidence from China. Parasitology. 2010 Nov;137(13):1905-12.

63.Liang YS, Li HJ, Dai JR, Wang W, Qu GL, Tao YH, Xing YT, Li YZ, Qian K, Wei JY. Studies o­n resistance of Schistosoma to praziquantel XIII resistance of Schistosoma japonicum to praziquantel is experimentally induced in laboratory. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2011 Dec;23(6):605-10.

64.Andrews P. A summary of the efficacy of praziquantel against schistosomes in animal experiments and notes o­n its mode of action. Arzneimittelforschung. 1981;31(3a):538-41.

65.Feldmeier H, Doehring E, Daffala AA, Omer AH, Dietrich M. Efficacy of metrifonate in urinary schistosomiasis: comparison of reduction of Schistosoma haematobium and S. mansoni eggs. Am J Trop Med Hyg. 1982 Nov;31(6):1188-94.

66.Mutapi F. Heterogeneities in anti-schistosome humoral responses following chemotherapy.

67.Trends Parasitol. 2001 Nov;17(11):518-24.

68.Rizzo M, Mansueto P, Cabibi D, Barresi E, Berneis K, Affronti M, Di Lorenzo G, Vigneri S, Rini GB. A case of bowel schistosomiasis not adhering to endoscopic findings. World J Gastroenterol. 2005 Nov 28;11(44):7044-7.

69.Salah F, Demerdash Z, Shaker Z, El Bassiouny A, El Attar G, Ismail S, Badir N, El Din AS, Mansour M. A monoclonal antibody against Schistosoma haematobium soluble egg antigen: efficacy for diagnosis and monitoring of cure of S. haematobium infection. Parasitol Res. 2000 Jan;86(1):74-80.

70.Omer AH. Praziquantel in the treatment of mixed S. haematobium and S. mansoni infections. Arzneimittelforschung. 1981;31(3a):605-8.

71.Morgan JA, Dejong RJ, Snyder SD, Mkoji GM, Loker ES. Schistosoma mansoni and Biomphalaria: past history and future trends. Parasitology. 2001;123 Suppl:S211-28.

72.Al-Waheeb S, Al-Murshed M, Dashti F, Hira PR, Al-Sarraf L. Disseminated peritoneal Schistosoma japonicum: a case report and review of the pathological manifestations of the helminth. Ann Saudi Med. 2009 Mar-Apr;29(2):149-52. Review.

73.Liang YS, Coles GC, Dai JR, Zhu YC, Doenhoff MJ. Adult worm tegumental damage and egg-granulomas in praziquantel-resistant and -susceptible Schistosoma mansoni treated in vivo. J Helminthol. 2002 Dec;76(4):327-33.

74.Lawn SD, Lucas SB, Chiodini PL. Case report: Schistosoma mansoni infection: failure of standard treatment with praziquantel in a returned traveller. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2003 Jan-Feb;97(1):100-1.

75.Vale TC, de Sousa-Pereira SR, Ribas JG, Lambertucci JR. Neuroschistosomiasis mansoni: literature review and guidelines. Neurologist. 2012 Nov;18(6):333-42.

76.Scarlata F, Giordano S, Romano A, Marasa L, Lipani G, Infurnari L, Titone L. Urinary schistosomiasis: remarks o­n a case. Infez Med. 2005 Dec;13(4):259-64.

77.Johansen MV, Bogh HO, Nansen P, Christensen NO. Schistosoma japonicum infection in the pig as a model for human schistosomiasis japonica. Acta Trop. 2000 Sep 18;76(2):85-99.

78.Mahmood A, Yasir M. Combined Schistosoma mansoni and Schistosoma haematobium infection. J Coll Physicians Surg Pak. 2005 Jul;15(7):443-4.

79.Botros SS, Hammam OA, El-Lakkany NM, El-Din SH, Ebeid FA. Schistosoma haematobium (Egyptian strain): rate of development and effect of praziquantel treatment. J Parasitol. 2008 Apr;94(2):386-94.

80.[No authors listed] Praziquantel: a new hope for schistosomiasis. Lancet. 1980 Mar 22;1(8169):635-6.

81.Villaverde Añé B, Santana Añé M, Fernández Abascal H, Ruiz Pérez A, Pérez Avila J, Velázquez Viamonte B. Infection by Schistosoma intercalatum and probable hybridization with Schistosoma haematobium in East Africa. Report of a case. Rev Cubana Med Trop. 1997;49(3):215-7.

82.Fallon PG, Doenhoff MJ. Drug-resistant schistosomiasis: resistance to praziquantel and oxamniquine induced in Schistosoma mansoni in mice is drug specific. Am J Trop Med Hyg. 1994 Jul;51(1):83-8.

83.Halawani AA, Farag HF, Awadalla HN. Studies o­n experimental mixed infection of Schistosoma haematobium and Schistosoma mansoni in the albino mouse. Tropenmed Parasitol. 1977 Dec;28(4):478-80.

84.Tanaka TM, Skubitz AP, Strand M. Schistosoma: a 200-kDa chemotherapeutic target antigen is differentially localized in African vs Oriental species. Exp Parasitol. 1993 May;76(3):293-301.

85.Wegner D, Snellen W. General review of the clinical results obtained with Biltricide in the treatment of human schistosomiasis. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1981 Nov-Dec;74(6):583-9.

86.Bouwhuis JW, van der Ven AJ, Gijtenbeek JM, Wesseling P, Sauerwein RW, Beckers PJ.

87.Neuroschistosomiasis; an unexpected finding in a Dutch woman. Ned Tijdschr Geneeskd. 2009;153:A196.

88.Feldmeier H, Chitsulo L. Therapeutic and operational profiles of metrifonate and praziquantel in Schistosoma haematobium infection. Arzneimittelforschung. 1999 Jul;49(7):557-65. Review.

89.Andrade ZA, Cox TM, Cheever AM. Regression of hepatic lesions after treatment of Schistosoma mansoni or Schistosoma japonicum infection in mice: a comparative study.

90.Am J Trop Med Hyg. 1993 Jul;49(1):1-9.

91.Khalil SB, Mansour NS. Worm development in hamsters infected with unisex and cross-mated Schistosoma mansoni and Schistosoma haematobium. J Parasitol. 1995 Feb;81(1):8-11.

92.Nyame AK, Debose-Boyd R, Long TD, Tsang VC, Cummings RD. Expression of Lex antigen in Schistosoma japonicum and S.haematobium and immune responses to Lex in infected animals: lack of Lex expression in other trematodes and nematodes. Glycobiology. 1998 Jun;8(6):615-24.

93.Rollinson D, Knopp S, Levitz S, Stothard JR, Tchuem Tchuenté LA, Garba A, Mohammed KA, Schur N, Person B, Colley DG, Utzinger J. Time to set the agenda for schistosomiasis elimination. Acta Trop. 2013 Nov;128(2):423-40.

94.Pica-Mattoccia L, Cioli D. Sex- and stage-related sensitivity of Schistosoma mansoni to in vivo and in vitro praziquantel treatment. Int J Parasitol. 2004 Mar 29;34(4):527-33.

95.Midzi N, Sangweme D, Zinyowera S, Mapingure MP, Brouwer KC, Kumar N, Mutapi F, Woelk G, Mduluza T. Efficacy and side effects of praziquantel treatment against Schistosoma haematobium infection among primary school children in Zimbabwe. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2008 Aug;102(8):759-66.

96.Coltart C, Whitty CJ. Schistosomiasis in non-endemic countries. Clin Med (Lond). 2015 Feb;15(1):67-9.

97.Doehring E. Schistosomiasis in childhood. Eur J Pediatr. 1988 Jan;147(1):2-9. Review.

98.Lingscheid T, Kurth F, Clerinx J, Marocco S, Trevino B, Schunk M, Muñoz J et al.,Schistosomiasis in European Travelers and Migrants: Analysis of 14 Years TropNet Surveillance Data. Am J Trop Med Hyg. 2017 Aug;97(2):567-574.

99.Van Wyk JA. The importance of animals in human schistosomiasis in South Africa.

100.S Afr Med J. 1983 Feb 5;63(6):201-3.

101.Mahmoud AA. Schistosomiasis: clinical features and relevance to hematology.

102.Semin Hematol. 1982 Apr;19(2):132-40.

103.Song L, Li J, Xie S, Qian C, Wang J, Zhang W, Yin X, Hua Z, Yu C. Thioredoxin glutathione reductase as a novel drug target: evidence from Schistosoma japonicum. PLoS o­ne. 2012;7(2):e31456. doi: 10.1371/journal.pone.0031456. Epub 2012 Feb 22.

104.Yosry A. Schistosomiasis and neoplasia. Contrib Microbiol. 2006;13:81-100. Review.

105.Oyaert M, Lagrange W, Smet G, De Feyter K, Laffut W. Unexpected urinary Schistosoma infection in a Belgian travel group returning from Malawi. Acta Clin Belg. 2013 May-Jun;68(3):234-6.

106.Praticò L, Mariani B, Brunetti E, Maserati R, Bruno A, Novati S, Chichino G. Failure of repeated treatment with praziquantel and arthemeter in four patients with acute schistosomiasis. J Travel Med. 2014 Mar-Apr;21(2):133-6.

107.Hawary A, Taylor R, McEwans A, Napier-Hemy R. Change of semen quality after foreign travel: a rare presentation of genital schistosomiasis. Int Urol Nephrol. 2012 Feb;44(1):51-3.

108.Thijs L, Messiaen P, van der Hilst J, Madoe V, Melis C, Van Eyken P, Vanmoerkerke I, Janssens F. Hepatic schistosomiasis with massive splenomegaly: a case report and literature review. Acta Gastroenterol Belg. 2018 Jan-Mar;81(1):93-96.

109.Ayaz MM, Nazir MM, Lashari MH, Akhtar S, Khosa MA, Aziz M, Zahid H, Ali S, Muneeb M, Malik A, Haider S, Zafar Z. Recovery of Schistosoma haematobium ovum from Labeo rohita: first report from Pakistan. Trop Biomed. 2015 Sep;32(3):399-401.

110.Candido RR, Favero V, Duke M, Karl S, Gutiérrez L, Woodward RC, Graeff-Teixeira C, Jones MK, St Pierre TG. The affinity of magnetic microspheres for Schistosoma eggs. Int J Parasitol. 2015 Jan;45(1):43-50.

111.Coyle CM. Schistosomiasis of the nervous system. Handb Clin Neurol. 2013;114:271-81.

112.Moudgil A, Kosut J. Urinary schistosomiasis: an uncommon cause of gross hematuria in the industrialized countries. Pediatr Nephrol. 2007 Aug;22(8):1225-7.

113.Martínez-Calle N, Pascual I, Rubio M, Carias R, Del Pozo JL, Yuste JR. Asymptomatic Schistosoma haematobium infection in a traveler with negative urine microscopy and late seroconversion presumably linked to artemisinin. J Travel Med. 2013 Sep-Oct;20(5):326-8.

114.Thétiot-Laurent SA, Boissier J, Robert A, Meunier B. Schistosomiasis chemotherapy. Angew Chem Int Ed Engl. 2013 Jul 29;52(31):7936-56.

115.Meltzer E, Artom G, Marva E, Assous MV, Rahav G, Schwartzt E. Schistosomiasis among travelers: new aspects of an old disease. Emerg Infect Dis. 2006 Nov;12(11):1696-700.

116.Richter J, Azoulay D, Dong Y, Holtfreter MC, Akpata R, Calderaro J, El-Scheich T, Breuer M, Neumayr A, Hatz C, Kircheis G, Botelho MC, Dietrich CF. Ultrasonography of gallbladder abnormalities due to schistosomiasis. Parasitol Res. 2016 Aug;115(8):2917-24.

117.Strohmayer J, Matthews I, Locke R. Schistosomiasis: Traverers in Africa. J Spec Oper Med. 2016 fall;16(3):47-52.

118.Ferrari TC, Moreira PR. Neuroschistosomiasis: clinical symptoms and pathogenesis. Lancet Neurol. 2011 Sep;10(9):853-64.

119.Striebel HP. 4-Isothiocyanato-4'-nitrodiphenylamine (C 9333-Go/CGP 4540), an anthelminthic with an unusual spectrum of activity against intestinal nematodes, filariae and schistosomes. Experientia. 1976 Apr 15;32(4):457-8.

120.Krautz-Peterson G, Ndegwa D, Vasquez K, Korideck H, Zhang J, Peterson JD, Skelly PJ.

121.Imaging schistosomes in vivo. FASEB J. 2009 Aug;23(8):2673-80.

122.Hinz R, Schwarz NG, Hahn A, Frickmann H. Serological approaches for the diagnosis of schistosomiasis - A review. Mol Cell Probes. 2017 Feb;31:2-21.

123.Grimes JE, Croll D, Harrison WE, Utzinger J, Freeman MC, Templeton MR. The roles of water, sanitation and hygiene in reducing schistosomiasis: a review. Parasit Vectors. 2015 Mar 13;8:156.

124.Butrous G. Saudi Guidelines o­n the Diagnosis and Treatment of Pulmonary Hypertension: Schistosomiasis and pulmonary arterial hypertension. Ann Thorac Med. 2014 Jul;9(Suppl 1):S38-41.

125.Hua H, Yin A, Xu M, Zhou Z, You L, Guo H. Advanced schistosomiasis reappeared after curing seemingly being cured for over 20 years and without known history of reexposure to Schistosoma japonicum. Parasitol Res. 2015 Sep;114(9):3535-8.

126.MacConnachie A. Schistosomiasis. J R Coll Physicians Edinb. 2012 Mar;42(1):47-9.

127.Brown M. Schistosomiasis. Clin Med (Lond). 2011 Oct;11(5):479-82.

128.Knopp S, Becker SL, Ingram KJ, Keiser J, Utzinger J. Diagnosis and treatment of schistosomiasis in children in the era of intensified control. Expert Rev Anti Infect Ther. 2013 Nov;11(11):1237-58.

129.Zhao GH, Li J, Blair D, Li XY, Elsheikha HM, Lin RQ, Zou FC, Zhu XQ. Biotechnological advances in the diagnosis, species differentiation and phylogenetic analysis of Schistosoma spp. Biotechnol Adv. 2012 Nov-Dec;30(6):1381-9.

130.Deluol AM, Savel P, Lancastre F, Cenac J, Piéron R. Comparative value of parasitological and immunological investigations in the diagnosis of chronic schistosomiasis. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1981 May-Jun;74(3):332-41.

131.Van Meensel B, Van Wijngaerden E, Verhaegen J, Peetermans WE, Lontie ML, Ripert C. Laboratory diagnosis of schistosomiasis and Katayama syndrome in returning travellers. Acta Clin Belg. 2014 Aug;69(4):267-72.

132.Ripert C. S. mansoni intestinal schistosomiasis. Presse Med. 2000 Sep 30;29(28):1577-9.

133.Araújo A, Ferreira LF. Paleoparasitology of schistosomiasis. Mem Inst Oswaldo Cruz. 1997 Sep-Oct;92(5):717.

134.Agrawal MC, Rao VG. Some facts o­n South Asian schistosomiasis and need for international collaboration. Acta Trop. 2018 Apr;180:76-80.

135.Segun AO, Alebiosu CO, Agboola AO, Banjo AA. Schistosomiasis: An unusual cause of abdominal pseudotumor. J Natl Med Assoc. 2006 Aug;98(8):1365-8.

136.Kato-Hayashi N, Yasuda M, Yuasa J, Isaka S, Haruki K, Ohmae H, Osada Y, Kanazawa T, Chigusa Y. Use of cell-free circulating schistosome DNA in serum, urine, semen, and saliva to monitor a case of refractory imported schistosomiasis hematobia. J Clin Microbiol. 2013 Oct;51(10):3435-8.

137.Ben-Chetrit E, Lachish T, Mørch K, Atias D, Maguire C, Schwartz E. Schistosomiasis in pregnant travelers: a case series. J Travel Med. 2015 Mar-Apr;22(2):94-8.

138.Barabe P, Guigon B, Capdevielle P, Charles D, Delmarre B. Diagnosis of bilharziasis from Schistosoma mansoni in the early stage: apropos of 77 cases. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1984 Jul-Aug;77(4):491-8.

139.[No authors listed] Screening of compounds for activity against Schistosoma mansoni infestation in mice. Res Program. 1946 Jul-Sep:47-55.

140.Parodi, Proust, Talarmin. Action des désoxybenzoïnes (1183 TH) sur la bilharziose intestinale. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1956 Jul-Aug;49(4):654-7.

141.Camain R. Schistosomiasis of the male and female genitalia due to Schistosoma haematobium; cases observed in French West Africa. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1953;46(3):412-34.

142.Bruaux P, Gillet J. Trial of treatment of human bilharziasis due to Schistosoma mansoni by pararosaniline pamoate. Ann Soc Belg Med Trop (1920). 1961 Oct 31;41:397-401.

143.Gillet J, De Smet RM, Wolfs J, Delperdange G. Treatment of experimental & human bilharziosis due to Schistosoma mansoni with salts of tin. Ann Soc Belg Med Trop (1920). 1957 Dec 31;37(6):835-40.

144.Deng WC, Wang HB, Jing QS, Liu JX, Zhu JJ, Ren GH, Li YS. Discussion o­n clinical pathways of schistosomiasis. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2012 Oct;24(5):601-4.

145.Payet M, Camain R. Acute pneumopathy caused by Schistosoma haematobium. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1952;45(5):680-7.

146.Wang S, Hu W. Development of "-omics" research in Schistosoma spp. and -omics-based new diagnostic tools for schistosomiasis. Front Microbiol. 2014 Jun 26;5:313.

147.DUPONT V, BERNARD E, SOUBRANE J, HALLE B, RICHIR C. Hepatosplenic form of bilharziasis caused by Schistosoma japonicum manifested by severe hematemesis]. Bull Mem Soc Med Hop Paris. 1957 Oct 8-Nov 25;73(27-28):933-41.

148.Payet M, Pene P, Camain R, Ardouin C. Schistosomiasis visceral Schistosoma haematobium. Gaz Med Fr. 1954 Jun;61(12):813-9.

149.HSU JK, LU CP, YANG CC, LU CS, CHIANG HJ. Preliminary trials with F30066 and F30069 in Schistosoma japonicum infections in man. Chin Med J. 1963 Feb;82:92-6.

150.WANG KC. Adult worms of Asiatic Schistosoma in lung of acute schistosomiasis case. Chin Med J. 1962 Jun;81:399-402.

151.Elsdon-Dew R. Is bilharzia a problem? S Afr Med J. 1967 Oct 7;41(38):969-70.

152.BELLON J. Stannous oxide therapy of intestinal schistosomiasis. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1955;48(2):197-201.

153.Blanc F, Nosny Y. Nosography of schistosomiasis. Ann Soc Belges Med Trop Parasitol Mycol. 1967;47(1):17-34.

154.GILLET J. Contribution to the study of urinary bilharziosis in the Belgian Congo. Ann Soc Belg Med Trop (1920). 1950 Jun 30;30(2):195-204.

155.CHOU HC, HUANGFU-MING, CHOU HL. Clinical evaluation of F30066 in the treatment of acute schistosomiasis. Chin Med J. 1963 Apr;82:250-7.

156.GOTHE KM. observations o­n the immunity in schistosama haematobium infections. Z Tropenmed Parasitol. 1963 Dec;14:512-8.

157.Van Beukering JA. Symptoms in haematobium schistosomiasis. Doc Med Geogr Trop. 1955 Mar;7(1):10-5.

158.Loveridge FG, Ross WF, Blair DM. Schistosomiasis; the effect of the disease o­n educational attainment. S Afr Med J. 1948 Apr 10;22(7):260-3.

159.Vercammen-Grandjean PH. Case-finding and control of schistosomiasis. Ann Soc Belg Med Trop (1920). 1954 Jan 28;34(1):135-7.

160.Gadgil RK. Human schistosomiasis in India. Indian J Med Res. 1963 Mar;51:244-51.

161.Bhalerao GC. Schistosomiasis in animals. Abstr Int Congr Trop Med Malar. 1948;56(4th Congr):111.

162.Rudolf W. The fight against schistosomiasis. Med Klin. 1957 Sep 13;52(37):1636 passim.

163.Walt F. The Katayama syndrome. S Afr Med J. 1954 Jan 20;28(5):89-93.

164.Stingl P, Stingl T. Schistosomiasis. MMW Fortschr Med. 2017 Sep;159(16):51-54.

165.Hughes TA. Results of Microscopic Examination of the Stools of Five Hundred East African Natives Not Suffering from Intestinal Diseases. Ind Med Gaz. 1919 Apr;54(4):139-140.

166.Gundamaraju R. Novel antipathy for schistosomiasis-the most lethal ailment of the tropical region. Asian Pac J Trop Biomed. 2014 May;4(Suppl 1):S43-5.

167.Kapoor S.Katayama syndrome in patients with schistosomiasis. Asian Pac J Trop Dumon H, Quilici M. Receptivity of Arvicanthis niloticus to infection by Schistosoma mansoni]. C R Seances Soc Biol Fil. 1976 Oct;170(3):642-5.

168.Campa P, Develoux M, Belkadi G, Magne D, Lame C, Carayon MJ, Girard PM. Chronic Schistosoma mekongi in a traveler--a case report and review of the literature. J Travel Med. 2014 Sep-Oct;21(5):361-3.

169.McManus DP. Schistosomiasis in 2012: current status and key research priorities required for control leading to elimination. Expert Rev Anti Infect Ther. 2012 Nov;10(11):1233-6.

170.Meltzer E, Schwartz E. Schistosomiasis: current epidemiology and management in travelers.

171.Curr Infect Dis Rep. 2013 Jun;15(3):211-5.

172.Rambau PF, Chandika A, Chalya PL, Jackson K. Scrotal Swelling and Testicular Atrophy due to Schistosomiasis in a 9-Year-Old Boy: A Case Report. Case Rep Infect Dis. 2011;2011:787961.

173.Tchuem Tchuenté LA, Rollinson D, Stothard JR, Molyneux D. Moving from control to elimination of schistosomiasis in sub-Saharan Africa: time to change and adapt strategies.

174.Infect Dis Poverty. 2017 Feb 20;6(1):42.

175.Maki J, Mikami M, Maruyama S, Sakagami H, Kuwada M. Discovery of the adult Schistosoma japonicum, a causative agent of Schistosomiasis in the Katayama area of Hiroshima Prefecture. Yakushigaku Zasshi. 2001;36(1):32-5.

176.Brygoo ER, Randriamalala JC. Difference in colorability of Schistosoma mansoni & Schistosoma haematobium eggs during Ziehl staining. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1959 Jan-Feb;52(1):26-7.

177.Watt G, Long G. Case report of a patient having Schistosoma japonicum cerebritis and resolution of CAT brain scan abnormalities without specific antiparasitic therapy. Am J Trop Med Hyg. 1985 Jul;34(4):823-4.

178.Bonn D. Schistosomiasis: a new target for calcium channel blockers. Lancet Infect Dis. 2004 Apr;4(4):190.

179.Akere A, Oluwasola AO, Fakoya TO, Lawan A. Schistosomiasis presenting as colonic polypoid masses in a nigerian patient. Ann Ib Postgrad Med. 2017 Jun;15(1):61-64.

180.Elbaz T, Esmat G. Hepatic and intestinal schistosomiasis: review. J Adv Res. 2013 Sep;4(5):445-52. doi: 10.1016/j.jare.2012.12.001. Epub 2013 Jan 11. Review.

181.Biomed. 2014 Mar;4(3):244. doi: 10.1016/S2221-1691(14)60239-2.

182.Vancauwenberghe T, Oyaert M, Termote JL, Mulkens T, Bellinck P. Ureteral obstruction caused by schistosomiasis. JBR-BTR. 2013 Sep-Oct;96(5):292-4.

183.Elliott DE. Schistosomiasis. Pathophysiology, diagnosis, and treatment. Gastroenterol Clin North Am. 1996 Sep;25(3):599-625. Review.

184.Barros CR, Maia DC, dos Santos JB, Medeiros CC, de Araújo JG. Cutaneous ectopic schistosomiasis: diagnostic challenge. An Bras Dermatol. 2016 Jan-Feb;91(1):109-10.

185.Léger E, Garba A, Hamidou AA, Webster BL, Pennance T, Rollinson D, Webster JP. Introgressed animal Schistosomes Schistosoma curassoni and S. bovis Naturally Infecting Humans. Emerg Infect Dis. 2016 Dec;22(12):2212-2214. doi: 10.3201/eid2212.160644. No abstract available.

186.Abo-Shady AF, Ali MM, Hegazi MM. Filter paper blood specimens in the serological diagnosis of schistosomiasis. J Egypt Soc Parasitol. 1982 Dec;12(2):439-44.

187.Bica I, Hamer DH, Stadecker MJ. Hepatic schistosomiasis. Infect Dis Clin North Am. 2000 Sep;14(3):583-604, viii. Review.

188.Salvana EM, King CH. Schistosomiasis in travelers and immigrants. Curr Infect Dis Rep. 2008 Mar;10(1):42-9.

189.Yang F, Tan XD, Liu B, Yang C, Ni ZL, Gao XD, Wang Y. Meta-analysis of the diagnostic efficiency of the questionnaires screening for schistosomiasis. Parasitol Res. 2015 Sep;114(9):3509-19.

190.Ferreira LG, Oliva G, Andricopulo AD. Target-based molecular modeling strategies for schistosomiasis drug discovery. Future Med Chem. 2015;7(6):753-64. doi: 10.4155/fmc.15.21.

191.Schneider J, Fripp PJ. The diagnosis of bilharziasis. S Afr Med J. 1977 Apr 16;51(16):536-40.

192.Silva-Moraes V, Ferreira JM, Coelho PM, Grenfell RF. Biomarkers for schistosomiasis: towards an integrative view of the search for an effective diagnosis. Acta Trop. 2014 Apr;132:75-9.

193.Barsoum RS, Esmat G, El-Baz T. Human schistosomiasis: clinical perspective: review. J Adv Res. 2013 Sep;4(5):433-44.

194.[No authors listed] Infection with schistosomes (Schistosoma haematobium, Schistosoma mansoni and Schistosoma japonicum). IARC Monogr Eval Carcinog Risks Hum. 1994;61:45-119. Review. No abstract available.

195.Kohno M, Kuwatsuru R, Suzuki K, Nishii N, Hayano T, Mitsuhashi N, Tanabe K. Imaging findings from a case of bilharziasis in a patient with gross hematuria of several years' duration. Radiat Med. 2008 Nov;26(9):553-6.

196.Bergquist R, Tanner M. Controlling schistosomiasis in Southeast Asia: a tale of two countries. Adv Parasitol. 2010;72:109-44.

197.Napon AM, Bandré E, Nikiéma Z, Diallo O, Ouédraogo I, Kaboret SD, Lougué Sorgho LC, Alfidja A, Boyer L. Child abdominal tumour in tropical context: think about schistosomiasis! Afr J Paediatr Surg. 2014 Apr-Jun;11(2):194-5.

198.Mwangi IN, Sanchez MC, Mkoji GM, Agola LE, Runo SM, Cupit PM, Cunningham C. Praziquantel sensitivity of Kenyan Schistosoma mansoni isolates and the generation of a laboratory strain with reduced susceptibility to the drug. Int J Parasitol Drugs Drug Resist. 2014 Sep 26;4(3):296-300. doi: 10.1016/j.ijpddr.2014.09.006. eCollection 2014 Dec.

199.Jauréguiberry S, Perez L, Paris L, Bricaire F, Danis M, Caumes E. Invasive schistosomiases. Presse Med. 2005 Dec 3;34(21):1641-5.

200.Istre GR, Fontaine RE, Tarr J, Hopkins RS. Acute schistosomiasis among Americans rafting the Omo River, Ethiopia. JAMA. 1984 Jan 27;251(4):508-10.

201.Wang P, Wu MC, Chen SJ, Luo GC, Cheng XL, Zhu ZS, Zhao GR. Research development of the pathogenesis pathways for neuroschistosomiasis. Neurosci Bull. 2010 Apr;26(2):168-74.

202.Joshi TN, Yamazaki MK, Zhao H, Becker D. Spinal schistosomiasis: differential diagnosis for acute paraparesis in a U.S. resident. J Spinal Cord Med. 2010;33(3):256-60.

203.Soentjens P, Cnops L, Clerinx J, Van Esbroeck M, Bottieau E. Late seroconversion of acute schistosomiasis. J Travel Med. 2014 May-Jun;21(3):219-20.

204.Beltrame A, Zammarchi L, Zuglian G, Gobbi F, Angheben A, Marchese V, Degani M, Mantella A, Bianchi L, Montagnani C, Galli L, Bassetti M, Bartoloni A, Bisoffi Z. Schistosomiasis Screening of Travelers from Italy with Possible Exposure in Corsica, France. Emerg Infect Dis. 2015 Oct;21(10):1887-9.

205.Rivas P, Aguilar-Durán S, Lago M. Lung nodules, fever, and eosinophilia in a traveler returning from Madagascar. Am J Trop Med Hyg. 2012 Jan;86(1):2-3. doi: 10.4269/ajtmh.2012.11-0452.

206.Mbah AN, Mahmud O, Awofolu OR, Isokpehi RD. Inferences o­n the biochemical and environmental regulation of universal stress proteins from Schistosomiasis parasites. Adv Appl Bioinform Chem. 2013 May 10;6:15-27.

207.Lariviere M, Hocquet P, Michel R. Study of the activity of 1-(p-aminophenoxy)-5-phthalimidopentane (RP-6171) o­n human bilharziasis caused by S. haematobium and S. mansoni. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1960 Nov-Dec;53:996-1010.

208.Walker AR. The health handicap of schistosomiasis to children in Southern Africa. S Afr Med J. 1977 Apr 16;51(16):541-4.

209.Benito N, Arguis P, Muñoz J. A 24-year old man with fever and pulmonary infiltrates. Med Clin (Barc). 2014 Mar 20;142(6):259-64.

210.Onile OS, Calder B, Soares NC, Anumudu CI, Blackburn JM. Quantitative label-free proteomic analysis of human urine to identify novel candidate protein biomarkers for schistosomiasis. PLoS Negl Trop Dis. 2017 Nov 8;11(11):e0006045.

211.Elston DM. What's eating you? Schistosoma haematobium. Cutis. 2004 Apr;73(4):233-4.

212.Mikhail MM, Mansour MM. The relationship between serum carnitine levels and the nutritional status of patients with schistosomiasis. Clin Chim Acta. 1976 Sep 6;71(2):207-14.

213.El Ridi R, Tallima H, Migliardo F. Biochemical and biophysical methodologies open the road for effective schistosomiasis therapy and vaccination. Biochim Biophys Acta. 2017 Jan;1861(1 Pt B):3613-3620.

214.Maluil S, Stevens RA. Clinical Report: Schistosomiasis Exposure in U.S. Service Personnel During Whitewater Rafting o­n the Nile River in Jinja, Uganda. Mil Med. 2016 Nov;181(11):e1495-e1498.

215.Olveda DU, Olveda RM, McManus DP, Cai P, Chau TN, Lam AK, Li Y, Harn DA, Vinluan ML, Ross AG. The chronic enteropathogenic disease schistosomiasis. Int J Infect Dis. 2014 Nov;28:193-203. doi: 10.1016/j.ijid.2014.07.009. Epub 2014 Sep 20. Review.

216.Salanitri J, Stanley P, Hennessy O. Acute pulmonary schistosomiasis. Australas Radiol. 2002 Dec;46(4):435-7.

217.de Almeida LM, de Carvalho LS, Gazolla MC, Silva Pinto PL, da Silva MP, de Moraes J, Da Silva Filho AA. Flavonoids and Sesquiterpene Lactones from Artemisia absinthium and Tanacetum parthenium against Schistosoma mansoni Worms. Evid Based Complement Alternat Med. 2016;2016:9521349. Epub 2016 Nov 17.

218.Schistosomiasis of the spinal cord presenting as progressive myelopathy. Case report.

219.Kamel MH, Murphy M, Kelleher M, Aquilina K, Lim C, Marks C. J Neurosurg Spine. 2005 Jul;3(1):61-3.

220.Goasguen J, Antoine HM, Saliou P, Herbelleau T, Putz DM, Jallon PM, Bacquet C. Cerebral bilharziasis caused by Schistosoma mansoni. Rev Neurol (Paris). 1984;140(4):293-5.

221.Nakamura I, Yagi K, Kumagai T, Ohta N. Positive fecal occult blood test as a diagnostic cue for Schistosoma mansoni infection in a developed country. IDCases. 2017 Oct 20;10:108-109.

222.Kumar V, Gryseels B. Use of praziquantel against schistosomiasis: a review of current status. Int J Antimicrob Agents. 1994;4(4):313-20.

223.Thummar HG, Vithlani HI, Suthar PP, John DR, Thummar N, Chauhan H. A Rare Case of Schistosomiasis (Bilharzia) of the Bladder in a Non-Endemic Area. Pol J Radiol. 2017 Jul 10;82:376-378.

224.Creed TD. Unilateral optic atrophy presumed secondary to schistosomiasis of the optic nerve. J Am Optom Assoc. 1993 Jun;64(6):440-5.

225.Martínez-Calle N, Rubio M, Yuste JR. Response to letter. J Travel Med. 2014 May-Jun;21(3):220-1.

226.El-Garem AA. Schistosomiasis. Digestion. 1998 Aug;59(5):589-605. Review.

227.Graham BB, Kumar R. Schistosomiasis and the pulmonary vasculature (2013 Grover Conference series). Pulm Circ. 2014 Sep;4(3):353-62. doi: 10.1086/675983. Review.

228.Dumon H, Quilici M. Receptivity of Arvicanthis niloticus to infection by Schistosoma mansoni]. C R Seances Soc Biol Fil. 1976 Oct;170(3):642-5.

229.Campa P, Develoux M, Belkadi G, Magne D, Lame C, Carayon MJ, Girard PM. Chronic Schistosoma mekongi in a traveler--a case report and review of the literature. J Travel Med. 2014 Sep-Oct;21(5):361-3.

230.McManus DP. Schistosomiasis in 2012: current status and key research priorities required for control leading to elimination. Expert Rev Anti Infect Ther. 2012 Nov;10(11):1233-6.

231.Meltzer E, Schwartz E. Schistosomiasis: current epidemiology and management in travelers. Curr Infect Dis Rep. 2013 Jun;15(3):211-5.

232.Rambau PF, Chandika A, Chalya PL, Jackson K. Scrotal Swelling and Testicular Atrophy due to Schistosomiasis in a 9-Year-Old Boy: A Case Report. Case Rep Infect Dis. 2011;2011:787961.

233.Tchuem Tchuenté LA, Rollinson D, Stothard JR, Molyneux D. Moving from control to elimination of schistosomiasis in sub-Saharan Africa: time to change and adapt strategies. Infect Dis Poverty. 2017 Feb 20;6(1):42.

234.Maki J, Mikami M, Maruyama S, Sakagami H, Kuwada M. Discovery of the adult Schistosoma japonicum, a causative agent of Schistosomiasis in the Katayama area of Hiroshima Prefecture. Yakushigaku Zasshi. 2001;36(1):32-5.

235.Brygoo ER, Randriamalala JC. Difference in colorability of Schistosoma mansoni & Schistosoma haematobium eggs during Ziehl staining. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1959 Jan-Feb;52(1):26-7.

236.Watt G, Long G. Case report of a patient having Schistosoma japonicum cerebritis and resolution of CAT brain scan abnormalities without specific antiparasitic therapy. Am J Trop Med Hyg. 1985 Jul;34(4):823-4.

237.Bonn D. Schistosomiasis: a new target for calcium channel blockers. Lancet Infect Dis. 2004 Apr;4(4):190.

238.Akere A, Oluwasola AO, Fakoya TO, Lawan A. Schistosomiasis presenting as colonic polypoid masses in a nigerian patient. Ann Ib Postgrad Med. 2017 Jun;15(1):61-64.

239.Elbaz T, Esmat G. Hepatic and intestinal schistosomiasis: review. J Adv Res. 2013 Sep;4(5):445-52. doi: 10.1016/j.jare.2012.12.001. Epub 2013 Jan 11. Review.

240.Battle WS, Nyhus LM, Bombeck CT. Hemofiltration for Schistosomiasis japonicum. IMJ Ill Med J. 1974 Apr;145(4):317-21.

241.Lariviere M, Hocquet P. Treatment of bilharziasis caused by S. haematobium by association of lithium antimonio-thiomalate and 1-(p-aminophenoxy)-5-phthalimidopentane (RP-6171). (Preliminary note)]. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1961 Nov-Dec;54:1314-20.

242.Kingston M, Warren C, Carlin E. Tropical warts. Lancet. 2001 Sep 8;358(9284):808.

243.Jiz MA, Wu H, Olveda R, Jarilla B, Kurtis JD. Development of Paramyosin as a Vaccine Candidate for Schistosomiasis. Front Immunol. 2015 Jul 21;6:347.

244.Gurarie D, King CH. Population biology of Schistosoma mating, aggregation, and transmission breakpoints: more reliable model analysis for the end-game in communities at risk. PLoS o­ne. 2014 Dec 30;9(12):e115875.

245.Adeel AA. Spinal cord schistosomiasis. Sudan J Paediatr. 2015;15(2):23-8. Review.

246.Marill FG. Attempted detection of bilharziasis caused by Schistosoma haematobium by intradermo-reaction in the course of an epidemiological survey in Haute-Volta. Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1960 May-Jun;53:416-20.

247.Haribhai HC, Bhigjee AI, Bill PL, Cosnett JE. Schistosoma in the spinal cord. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 1988 Jan;51(1):158. No abstract available. 

Ngày 16/08/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích