Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 5 9 8 2
Số người đang truy cập
4 8 4
 Chuyên đề Dịch tễ học
Tình trạng người dân sinh sống bằng nghề đi rừng, làm rẫy ngủ lại dài ngày diễn ra khá phổ biến.(ảnh sưu tầm)
Khó khăn trong phòng chống sốt rét tại Đăk Lắk-Nguy cơ tiềm ẩn “là rừng”

Bệnh sốt rét (SR) là bệnh dịch nguy hiểm là gánh nặng bệnh tật đối với sức khỏe, tính mạng của con người, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa của người dân và của quốc gia. Do vậy, phòng chống bệnh SR phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài không chỉ riêng của ngành Y tế mà cũng là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng. chính quyền địa phương.

Bệnh SR hiện nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), khoảng 40% dân số Thế giới hiện nay đang sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Hàng năm có hơn 1 triệu người chết do sốt rét và khoảng 500 triệu người mắc sốt rét.

Tình hình bệnh sốt rét tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay vẫn còn khá cao và diễn biến phức tạp. Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014 của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, tỉnh Đắk Lắk có 158 xã (85,86%) vẫn thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) với 79,39% dân số thuộc vùng SRLH.

Qua thống kê báo cáo từ các đơn vị, tính đến ngày 29/10/2018 trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận có 456 ca mắc sốt rét với 445 ca có ký sinh trùng sốt rét. Đặc biệt trong các tuần từ ngày 24/9/2018đến 29 /10/2018 ghi nhận số bệnh nhân tăng cao. Tập trung ở các huyện: EaKar (129 ca), Krông Năng (63 ca),EaSoup (45 ca), Buôn Đôn (41 ca). Đối tượng mắc chủ yếu ở nam giới, nhóm tuổi thanh niên, trung niên, đây là các đối tượng thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu giữ các vùng sốt rét lưu hành, nhưng việc bảo vệ cá nhân phòng chống muỗi đốt chưa được chú trọng.


Người dẫn đi rừng chưa ý thức được việc bảo vệ cá nhân

Trước tình hình trên Trung tâm Phòng chống Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng tỉnh đã phối hợp với các huyện: EaKar, Krông Năng triển khai nhiều biện pháp phòng chống như: Giám sát dịch tễ, lấy lam máu xét nghiệm cho tất cả các đối tượng đi rừng ngủ rẫy, có biểu hiện sốt, điều tra véc tơ truyền bệnh và truyền thông trực tiếp về phòng chống sốt rét tại cộng đồng. Kết qua giám sát đã phát hiện 32 bệnh nhân/447 người được xét nghiệm có ký sinh trùng sốt rét và được điều trị tại chỗ cho các bệnh nhận này. Đặc biệt, đã phát hiện được sự có mặt của véc tơ truyền bệnh sốt rét An. dirus là véc tơ chính truyền bệnh sốt rét.


Cán bộ Y tế lấy lam máu xét nghiệm và điều trị tại chỗ cho bệnh nhân có ký sinh trùng Sốt rét

Để thực hiện tốt công tác phòng chống sốt rét và tiêu diệt véc tơ truyền bệnh sốt rét cần phun thuốc vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10 Trung tâm mới được Viện đầu ngành cấp đủ số hóa chất để triển khai phun, tâm tiêu diệt véc tơ truyền bệnh sốt rét, vì vậy bệnh sốt rét đã gia tăng nhanh, nguy có gây bùng phát thành dịch. Khó khăn lớn nhất mà ngành y tế Đắk Lắk hiện nay đang đối mặt trong công tác phòng chống sốt rét đó là tình trạng nhiều người dân đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, tiếp giáp với các tỉnh kháng thuốc sốt rét như Gia Lai, Khánh Hòa, Đắk Nông, mà ngành Y tế không kiểm soát được. Với diễn biến thời tiết bất thường, dự báo thời gian tới bệnh nhân sốt rét tiếp tục gia tăng, nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không có các giải pháp phòng chống hiệu quả.

Ngành Y tế Đắk Lắk khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức trong phòng chống sốt rét. Đối với người thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, giao lưu dân cư với các tỉnh lân cận cần sử dụng màn, võng tẩm hóa chất do ngành Y tế đã cấp để phòng chống sốt rét. Đối với trường hợp bị sốt sau khi đi rừng, ngủ rẫy cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Hơn nữa, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong việc tuyên truyền, quản lý và hộ trợ trong công tác phòng chống sốt rét.

 

Ngày 16/11/2018
Tin, hình: Hoàng Hải Phúc
Giám đốc TTPCSR tỉnh ĐăkLăk
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích