Ngày càng có nhiều phụ nữ ở các nước nghèo sử dụng biện pháp tránh thai
Theo một báo cáo được công bố vào hôm thứ hai cho biết ngày càng có nhiều phụ nữ và trẻ em gái ở các nước nghèo đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, minh chứng cho sự tiến bộ trong nỗ lực liên quan đến phụ nữ trong kế hoạch hóa gia đình. Số lượng phụ nữ và trẻ em gái sử dụng biện pháp tránh thai tại 69 quốc gia nghèo nhất thế giới đã vượt qua con số 317 triệu vào năm 2018, chiếm hơn 46 triệu người dùng so với năm 2012, báo cáo của Kế hoạch hóa gia đình 2020, một nhóm vận động toàn cầu được Liên Hiệp Quốc ủng hộ hoạt động thúc đẩy kế hoách hóa gia đình dựa trên quyền con người. Tiếp cận với biện pháp tránh thai hiện đại đã giúp ngăn ngừa hơn 119 triệu ca mang thai ngoài ý muốn và ngăn chặn 20 triệu trường hợp phá thai không an toàn từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2018, mặc dù dân số tiếp tục tăng cao trên khắp châu Phi và các nước thu nhập thấp khác."Cách tốt nhất để vượt qua thách thức gia tăng dân số nhanh chóng này là tăng cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái để quyết định có bao nhiêu trẻ em mà họ muốn có", Beth Schlachter, giám đốc điều hành Kế hoạch hóa gia đình năm 2020, nói với hãng tin AP. Sự kết hợp các biện pháp tránh thai đã được cải thiện đáng kể ở 20 nước được khảo sát, "có nghĩa là ngày càng có nhiều phụ nữ có thể tìm thấy phương pháp có tác dụng trong ngắn hạn, tác dụng dài hạn, khẩn cấp hoặc vĩnh viễn phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ". Nhưng ngay cả khi hàng triệu phụ nữ nghèo sử dụng biện pháp tránh thai, thì vẫn có hàng triệu người muốn trì hoãn hoặc ngừa thai vẫn không thể tiếp cận được, thường là do thiếu thông tin, báo cáo cho biết, trích dẫn các tác dụng phụ về sức khỏe và sự không chấp nhận của xã hội như là các rào cản. Theo kế hoạch hóa gia đình năm 2020, đã phát triển từ một hội nghị thượng đỉnh về kế hoạch hóa gia đình được tổ chức tại London vào năm 2012, các nhà tài trợ đã cam kết chi hàng chục triệu đô la để mang các biện pháp tránh thai đến cho 120 triệu phụ nữ và trẻ em gái ở các nước đang phát triển vào năm 2020. Nhiều quốc gia trong số 69 quốc gia được khảo sát trong báo cáo này ở vùng cận Sahara châu Phi, đang chứng kiến sự bùng nổ dân số ngay cả khi nhiều nơi khác trên thế giới có tỷ lệ sinh giảm. Hơn một nửa sự gia tăng dân số toàn cầu từ nay đến năm 2050 sẽ diễn ra ở châu Phi, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc. Theo báo cáo mới, việc sử dụng biện pháp tránh thai đang gia tăng nhanh nhất ở châu Phi, mặc dù tỷ lệ sinh của khu vực vẫn còn cao.
Nhân viên y tế Sylvia Marettah Katende trưng bày các sản phẩm và thông tin về sức khỏe sinh sản tại triển lãm kế hoạch hóa gia đìnhở Kampala, Uganda, ngày 26 tháng 9 năm 2017.
Báo cáo dân số toàn cầu gần đây nhất của Liên Hiệp quốc ước tính tỷ lệ sinh của châu Phi là 5,1 lần sinh trên mỗi phụ nữ.Bởi vì dân số ngày càng tăng của khu vực không làm gia tăng đáng kể trong thu nhập gia đình và sự phát triển của cơ sở hạ tầng công cộng, do đó có những lo ngại rằng sự bùng nổ dân số có thể làm tăng mức nghèo đói cho nhiều người châu Phi.Trong những năm qua, các phương tiện kế hoạch hóa gia đình thường rất khó bán ở vùng cận Sahara ở châu Phi, và vấn đề trở nên gây tranh cãi khi một số nhà lãnh đạo châu Phi thách thức quan điểm cho rằng gia tăng dân số là một vấn đề xấu đối với lục địa nghèo nhất thế giới.Tổng thống Uganda Yoweri Museveni khẳng định châu Phi cần nhiều người hơn, và đã than vãn những gì ông gọi là "tiếng kêu chói tai của các tổ chức phi chính phủ về kiểm soát dân số." Vào tháng hai, Tổng thống John Magufuli của Tanzania khuyến khích đa thê, trích dẫn rằng ở quốc gia này phụ nữ nhiều hơn nam giới là 10 triệu người và tư vấn cho nam giới kết hôn "hai hoặc nhiều vợ" để giảm số lượng phụ nữ độc thân.
|