Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 6 8 8 0
Số người đang truy cập
2 9 5
 Tư vấn sức khỏe
Để bảo đảm mẹ tròn con vuông khi sản phụ sinh đẻ, cần có đánh giá nhanh tình hình và tiên lượng
Yếu tố tiên lượng khi sinh đẻ của sản phụ

Khi sản phụ mang thai đến các cơ sở y tế từ tuyến xã, phường thị trấn trở lên sinh đẻ. Để bảo đảm mẹ tròn con vuông, việc đánh giá nhanh tình hình và các yếu tố tiên lượng cho sự sinh nở rất quan trọng nhằm dự báo trước thông qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám, theo dõi và chăm sóc sản phụ một cách đầy đủ. Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề này.

Cần đánh giá nhanh tình hình của sản phụ

Khi sản phụ vào khoa sinh, phòng đẻ; có 3 vấn đề cần phải có sự đánh giá nhanh, xác định có hay không có; nếu trường hợp có, phải chuyển sản phụ lên tuyến trên hoặc xử trí phù hợp ngay trong điều kiện thực tế tại cơ sở y tế tùy theo từng trường hợp như: Sản phụ có toàn trạng xấu với các biểu hiện như hôn mê, ngất xỉu, rối loạn tri giác, co giật; da xanh và tím tái, vã nhiều mồ hôi, niêm mạc nhợt nhạt, mạch trên 100 lần mỗi phút, huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg; khó thở, ngưng thở. Sản phụ có bệnh kèm theo thai kỳ gồm bệnh ảnh hưởng đến hình thể, vóc dáng do di chứng bại liệt, chấn thương cụt tay chân, gù vẹo cột sống...; bệnh nội khoa đã biết và đang điều trị như bệnh tim có suy tim, bệnh phổi có suy hô hấp, bệnh mãn tính gây rối loạn chức năng các cơ quan, viêm gan diễn tiến, suy thận, rối loạn đông máu, tiểu cầu thấp, tiểu đường thai kỳ...; đối với các bệnh mới lây nhiễm cần cách ly thì phải chuyển đến cơ sở có phòng hoặc khoa cách ly. Sản phụ có sự bất thường khẩn cấp cho sự chuyển dạ với biểu hiện có cơn co tử cung cường tính, bụng co cứng như gỗ, đau bụng nhiều; có cơn co tử cung nhiều, gây đau ở sản phụ có vết mổ cũ; không nghe được tim thai hoặc tim thai dưới 100 nhịp mỗi phút hoặc trên 160 nhịp mỗi phút; ra máu ở âm đạo đỏ tươi hoặc ra máu nhiều; ra nước ối nhiều, có sa dây rốn; đầu thai nhi thập thò ở âm hộ, có nguy cơ bị đẻ rơi. Lưu ý việc quyết định xử trí can thiệp tại cơ sở y tế hay phải chuyển lên tuyến trên tùy theo danh mục kỹ thuật của cơ sở y tế được cấp có thẩm quyền quy định và tình trạng của sản phụ khi đến cơ sở y tế để sinh đẻ.

Yếu tố tiên lượng cho việc sinh đẻ

Để tiên lượng cho việc sinh đẻ của sản phụ bảo đảm an toàn, cần căn cứ vào các yếu tố như: cơn co tử cung và độ xóa mở cổ tử cung, tình trạng thai nhi và tiến triển của ngôi thai, sự tương xứng của thai nhi và khung chậu.

Cơn co tử cung là động lực chính của sự chuyển dạ; đặc tính của cơn co tử cung là xảy ra tự nhiên, tăng dần về tần số và cường độ, có thể làm tăng giảm bằng thuốc và không thể chấm dứt được; nếu cơn co tử cung nhịp nhàng, đều đặn và phù hợp với độ xóa, mở của cổ tử cung là tiên lượng tốt; trong thời gian 10 phút giai đoạn tiềm tàng có khoảng 2 đến 3 cơn co, giai đoạn cổ tử cung mở 5 đến 6 cm có khoảng 3 đến 5 cơn co, giai đoạn cổ tử cung mở hết và rặn đẻ có khoảng 4 đến 6 cơn co; nếu cơn co tử cung không đồng bộ, cường tính về tần số trên mức trung bình đã nêu hoặc trên 6 cơn co trong thời gian 10 phút bất kể độ mở cổ tử cung hay cơn co quá mạnh sẽ dễ gây suy thai hoặc nhau bong non, vỡ tử cung, trường hợp này cần được xử trí ngay; khi cơn co tử cung quá yếu cũng là tiên lượng không tốt cho sự chuyển dạ vì chuyển dạ kéo dài dễ gây suy thai, chảy máu sau sinh do đờ tử cung, nhiễm trùng hậu sản. Độ xóa mở cổ tử cung cũng cần được quan tâm; cổ tử cung theo hướng trung gian, trùng trục với âm đạo là thuận lợi, nếu chúc về sau là không thuận lợi; mật độ cổ tử cung mềm là thuận lợi, nếu nề chắc sẽ khó xóa mở cổ tử cung; mức độ xóa mở cổ tử cung là sự hòa nhập của cổ tử cung vào đoạn dưới và càng xóa mở nhanh thì càng thuận lợi cho việc sinh đẻ.

Tình trạng thai nhi và tiến triển của ngôi thai có tiên lượng theo từng trường hợp. Đa thai là yếu tố nguy cơ của sự chuyển dạ kéo dài, chảy máu sau sinh, bị sang chấn cho thai nhi và người mẹ khi thực hiện các thủ thuật. Ngôi thai với ngôi chỏm, ngôi mông thai nhỏ; ngôi mặt cằm trước có thể theo dõi chuyển dạ sinh thường bằng đường âm đạo. Nếu kiểu thế thai nhi ngang, sau có nguy cơ chuyển dạ kéo dài, có thể gây chảy máu sau sinh và có nhiều khả năng phải hỗ trợ sinh đẻ bằng dụng cụ. Khi có thai to trên 3.500 gam là nguy cơ của việc sinh đẻ khó, gây chuyển dạ kéo dài, cơn co tử cung cường tính, thai suy, dọa vỡ tử cung, nhau bong non, phải hỗ trợ sinh đẻ bằng dụng cụ và thường bị chảy máu sau sinh. Trường hợp tim thai với nhịp đều, dao động bình thường có tiên lượng tốt; cần theo dõi nhịp tim thai bằng máy monitor sản khoa; các biến đổi nhịp tim thai theo cơn co tử cung như nhịp phẳng, DIP I; DIP II; DIP III hay có biến đổi đều là các dấu hiệu cần theo dõi chặt chẽ trong lúc chuyển dạ để phát hiện thai suy.

Sự tương xứng giữa thai nhi và khung chậu của sản phụ là yếu tố cần được xác định. Đánh giá khung chậu của sản phụ trên lâm sàng căn cứ vào các eo của khung chậu. Nếu eo trên đụng mỏm nhô là khung chậu hẹp hoặc giới hạn trên lâm sàng. Nếu eo giữa có 2 gai hông nhọn, gần nhau và vách chậu hội tụ là có giới hạn trên lâm sàng. Nếu eo dưới có góc vòm vệ nhọn là khung chậu có giới hạn ở eo dưới. Để chẩn đoán độ lọt của thai nhi có giá trị ứng dụng trên lâm sàng thường sử dụng các phương pháp như: Khám ngoài là phương pháp tính số khoát ngón tay giữa xương vệ và mỏm vai hay ôm được đầu thai. Khám trong bằng phương pháp Farabeuf là dùng 2 ngón tay khám tỳ dưới xương vệ hướng về phía xương cùng S2, nếu chạm phần xương thấp nhất của đầu thai là đầu thai đã lọt; phần thấp nhất của xương đầu thai nhi đi qua thấp hơn 2 gai hông là đầu thai đã lọt; xác định đầu thai nhi lọt thấp với phương pháp thước thợ là dùng 2 ngón tay khám tỳ dưới xương vệ, hướng vuông góc với xương vệ về phía ngôi thai, nếu chạm xương đầu thai thì đầu thai nhi lọt thấp. Các dấu hiệu bất tương xứng của đầu thai nhi và khung chậu của sản phụ được sắp xếp theo thứ tự giá trị tăng dần gồm: Đầu chưa lọt. Bướu huyết thanh càng to càng bất tương xứng. Lọt không cân xứng khi chỉ sờ được 1 trong 2 bướu đỉnh, đường liên thóp không ở giữa ống đẻ mà lệch 1 bên khi dùng tay rà trên da đầu thai theo đường liên thóp. Chồng xương sọ nếu không thể đẩy phần xương chồng lên về vị trí bình thường giữa 2 xương đỉnh thì dấu hiệu bất tương xứng đầu thai nhi và khung chậu sản phụ rõ. Các dấu hiệu bất tương xứng đầu thai nhi và khung chậu chỉ được xác định khi có cơn co đủ theo độ mở cổ tử cung.

Cần lưu ý tất cả các yếu tố nêu trên phải được ghi nhận đầy đủ trên biều đồ chuyển dạ, vì vậy việc biết vẽ và diễn giải tốt một biểu đồ chuyển dạ hết sức quan trọng tại các cơ sở y tế khi sản phụ đến sinh đẻ. Khi không có các dấu hiệu khẩn cấp, không có bất tương xứng giữa đầu thai nhi và khung chậu của sản phụ thì có thể theo dõi sinh thường bằng đường âm đạo tại tất cả các tuyến y tế cơ sở.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để ngăn ngừa các tai biến sản khoa xảy ra tại các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở y tế ở tuyến đầu. Khi sản phụ đến sinh con, cơ sở y tế cần đánh giá nhanh thực trạng tình hình để có hướng xử trí ngay từ lúc đầu, phải phát hiện những nguy cơ và các yếu tố tiên lượng nhằm can thiệp phù hợp thại chỗ hay chuyển lên tuyến trên. Tất cả mọi tiên lượng đều nên thông báo, giải thích cho sản phụ và người nhà hiểu rõ để cùng hỗ trợ, bảo đảm cho sản phụ sinh đẻ được mẹ tròn con vuông và tránh những thắc mắc khi có vấn đề xấu xảy ra.

Ngày 05/01/2019
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích