Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 2 8 2 5
Số người đang truy cập
6 8 6
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Cập nhật về ngoại ký sinh trùng Demodex spp. ở người

Về phân loại khoa học, Demodex spp. thuộc giới Animalia, ngành Arthropoda, lớp Arachnida, phân lớp Acari, bộTrombidiformes, họ Demodicidae (Nicolet, 1855) và giống Demodex (Owen, 1843) và gồm các loài Demodex aries, Demodex aurati, Demodex brevis, Demodex bovis, Demodex canis, Demodex caprae, Demodex caballi, Demodex cati, Demodex cornei, Demodex criceti, Demodex equi, Demodex folliculorum, Demodex gapperi, Demodex gatoi, Demodex injai, Demodex ovis, Demodex phyloides, Demodex zalophi.

Đây là một loại ký sinh trùng hay động vật chân khớp có kích thước nhỏ nhất sống trong hay gần các nanglông, tóc của các động vật có vú. Hơn 100 loài Demodex được biết đến nay. Hai loài sống trên người được xác định là Demodex folliculorumDemodex brevis và cả hai loài này đều ưa thích vùng mi mắt. Demodex canis sống ở các chó nhà. Nhiễm trùng Demodex spp. thường không có triệu chứng mặc dù một số ca có biểu hiện bệnh lý da.

Về lịch sử phát hiện cho thấy cả D. folliculorumD. brevis có thể tìm thấy trên người. D. folliculorum lần đầu tiên tìm thấy và mô tả bởi Simon năm 1842 và loài D. brevis được xác định riêng biệt vào năm 1963 bởi Akbulatova. Trong khi loài D. folliculorum tìm thấy trên nang chân tóc, thì loài D. brevis lại sống trên các tuyến bả gắn liền với nang lông. Cả hai loài thường tìm thấy trên mặt, gần mũi, mi mắt và lông mi và lông mày, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ phần nào trên cơ thể. Ký sinh trùng Demodex spp. trưởng thành có kích thước chỉ dài 0,3-0,4 mm, với D. brevis hơi ngắn hơn D. folliculorum.


Hình 1

Mỗi con có một nửa cơ thể trong suốt, cơ thể thuôn dài, bao gồm hai đoạn liên kết với nhau. 8 đôi chân có các khớp, ngắn gắn liền với phần đầu tiên của cơ thể. Cwo thể được bao phủ bởi lớp vảy để bám chặt cơ thể chúng vào trong nang lông, tóc và phần miệng trông giống như ghim kim băng để ăn các tế bào da và chất dầu trên da hay các chất tuyến bả tích tụ trong các nang lông. Các Demodex spp. có thể rời khỏi nang lông và bò chậm trên da mặt với tốc độ 8-16 mm/giờ và bò đi rất xa, đặc biệt vào ban đêm vì chúng cố gắng tránh ánh sáng. Con cái có thể đẻ đến 25 trứng trong một nang lông. Demodex spp. Ban ngày Demodex spp. nằm sâu vào trong nang lông, tránh ánh sáng, chúng đi ra ngoài vào ban đêm để ăn và đẻ trứng cũng như thăm các con khác.

Con cái D. folliculorum lớn hơn và tròn hơn con đực. Cả con đực và con cái Demodex spp. có một lổ sinh dục mở ra và sự thụ tinh diễn ra bên trong. Giao phối giữa chúng xảy ra trong các lỗ nang lông đang mở và đẻ trứng bên trong các nang lông, tuyến bả. Ấu trùng 6 chân đẻ ra sau 3-4 ngày và ấu trùng phát triển thành con trưởng thành mất khoảng 7 ngày. Tổng thời gian sống của Demodex spp. chỉ vài tuần, khi chết chúng sẽ phân hủy bên trong nang lông hay tuyến bả. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh trứng cá trên da có thể do xác Demodex spp. phân hủy sau khi chết, có thể do vi khuẩn Bacillus oleronius tìm thấy trên cơ thể của bệnh nhân.


Hình 2

Viêm da do Demodex spp. là bệnh gây nên bởi một loại động vật chân khớp, ký sinh tạm thời ở nang lông, gần nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở người và súc vật. Demodex spp. thuộc họ ve mạt, là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp, có gần 100 loài Demodex spp. được biết đến.

Có 2 loài Demodex spp. thường gặp ký sinh trên da người: Loại dài (Demodex folliculorum) thường ký sinh ở nang lông, tóc, được Berger mô tả đầu tiên vào năm 1841 và loại ngắn (Demodex brevis), thường ký sinh ở tuyến bã được Akbulatova tìm thấy trên da người năm 1963. Chu kỳ sống của Demodex spp. có năm giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành. Mất khoảng 3-4 ngày từ giai đoạn trứng đến tiền nhộng, khoảng 7 ngày từ nhộng phát triển thành con trưởng thành. Demodex spp. thường sống thành đôi, vòng đời trong khoảng thời gian 18-24 ngày trên vật chủ của nó. Con cái đẻ 20-24 trứng trong nang tóc. D. folliculorum cái ngắn hơn và tròn hơn con đực. Cả hai đều có bộ phận sinh dục ngoài.

Sau khi giao cấu ở trên bề mặt của da, chúng đi sâu vào bên trong da và đẻ trứng ở nang lông hoặc tuyến bã, mang theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải, chết ở trong da ngay sau khi đẻ trứng. Sau khi chết, xác của chúng hóa lỏng và phân hủy trong da, và gây ra phản ứng dị ứng ở một số bộ phận của các mô da, đốm đỏ (mụn trứng cá) xảy ra. Viêm dị ứng da tại chỗ, ban đỏ, sẩn và mụn mủ là phản ứng bởi hệ thống miễn dịch.


Hình 3

Phần lớn các ca bệnh có nhiễm Demodex spp. không thể nhìn thấy nếu không có triệu chứng gì, nhưng một số ca (thường liên quan đến hệ thống miễn dịch suy giảm do bệnh tật hoặc do sang chấn), quần thể Demodex spp, tăng sinh lên đáng kể, dẫn đến một tình trạng gọi là bệng do Demodex spp. (demodicosis) đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa, viêm và các rối loạn da khác. Viêm mí mắt có thể do Demodex spp. cũng được báo cáo thường xuyên trên y văn. Các bằng chứng về mối liên quan giữa nhiễm trùng Demodex spp. với bệnh trứng cá đỏ (acne vulgaris) cùng tồn tại cho thấy Demodex spp. có thể đóng vai trò thức đẩy bệnh trứng cá.

Ngoài hai loài nói trên gây bệnh ở người, một loài khác là D. canis sống chủ yếu ở chó nuôi nhưng có thể gây bệnh cho người, khi đó gọi là bệnh truyền từ động vật sang người (zoonosis demodicosis). Mặc dù phần lớn các nhiễm trùng là cộng sinh, nên không biểu hiện lâm sàng và chúng có thể phát triển thành một tình trạng nặng hơn.Nhiễm trùng Demodex spp. có thể dẫn đến rụng tóc nghiêm trọng ở người.


Hình 4

Một số nghiên cứu đã cho thấy quần thể Demodex spp. trong các nang lông có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng hói đầu ở nam giới. Từ số liệu thống kê trên 99 cá nhân, có 87,3% bệnh nhân mắc chứng rụng tóc, hói đầu có nhiễm trùng Demodex spp. 12% bệnh nhân hói đầu và rụng tóc âm tính với Demodex spp. Nhóm chứng có tóc đầy đủ, không hói cho thấy qua xét nghiệm thì có 13,6% ca nhóm chứng có nhiễm trùng Demodex spp. và 86,4% không nhiễm Demodex spp. Số liệu này cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa rụng tóc với nhiễm trùng Demodex spp. trong nang lông, tuyến bã.

Về dịch tễ học, viêm da do Demodex spp. thường hay gặp ở da mặt, ở lứa tuổi trung niên, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì chúng nhanh chóng tăng sinh số lượng gây nên tình trạng viêm. Ứớc tính rằng khoảng 1/3 trẻ em và thanh niên trẻ tuổi, 1/2 của người lớn và 2/3 của người cao tuổi mang Demodex spp. Tỷ lệ trẻ em thấp hơn có thể là do trẻ em sản xuất bã nhờn ít hơn so với người lớn tuổi, hiếm khi tìm thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Về đường lây, Demodex spp. lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào da, hoặc đồ dùng chung. Một số yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng Demodex spp. là da tiết bã nhờn nhiều, da mặt bẩn, thương tích xây sát, môi trường độ ẩm, mỹ phẩm kích ứng, hiệu ứng thuốc bôi. Demodex spp. có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lông và tuyến bã, nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này có điều kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh sản và là nơi có nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển. D. folliculorum cũng có thể sống ở chân lông mi và có thể đó là lý do gây ra viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt.


Hình 5

Chân tóc cũng thường bị nhiễm trùng với biểu hiện ngứa. Miệng của những con ký sinh trùng này giống như chiếc kim sắc, nó có thể đốt trực tiếp vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. Demodex spp. ăn những tế bào chết, hormone và chất dầu có trong chất bã. Có thể di chuyển chậm với vận tốc 8-16 cm trong một giờ. Chúng thích môi trường ẩm ướt, ấm và thường hoạt động nhiều nhất trong bóng tối. Demodex spp. sống bên trong các tuyến bã nhờn và nang lông, hút chất dinh dưỡng và làm hư hại tế bào. Sau khi giao phối chúng đào hang vào da, đẻ trứng, gây nên nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da. Trong suốt giai đoạn của chu kỳ cuộc sống của chúng, những con ve phá hủy da bài tiết chất thải, đẻ trứng và chết. Sau khi chết, xác chết của chúng trở thành chất lỏng và phân hủy bên trong da gây ra phản ứng dị ứng.

Về cơ chế sinh bệnh viêm nhiễm trên da, nang lông, tuyến bả do Demodex spp. từ tắc nghẽn nang lông và tuyến bã, dẫn đến giảm bài tiết chất bã ra ngoài, tạo vẩy da. Vai trò của vi khuẩn, phản ứng của cơ thể tạo u, hạt với vật thể lạ là chất chitin có trong xương của Demodex spp. Sau khi chết xác của Demodex spp. hoá lỏng lắng đọng trong da, phản ứng miên dịch của cơ thể.Demodexspp. có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lông và tuyến bã, nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này có điều kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh sản và là nơi có nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển.

Viêm da do Demodex spp. thường đi khám với triệu chứng không đặc hiệu như ngứa mặt kèm theo đỏ da , vẩy da, mụn mủ ở nang lông, viêm da quanh miệng, viêm bờ mi, viêm da dầu hoặc giống trứng cá.

Đa số bệnh nhân bị bỏ sót, không được chẩn đoán viêm da do Demodex thường chẩn đoán nhầm với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng. Mặt khác, vị trí tổn thương hay gặp ở vùng mặt khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ cuộc sống. Các loại tổn thương do Demodex spp. gây ra: Đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông my, rụng tóc, viêm bờ mi, ngứa (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương. Viêm da do Demodex spp. ở vị thành niên thường xuyên chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá vị thành niên.

Viêm da do Demodex spp. nhiều lần và nghiêm trọng thường để lại da mặt thô ráp và xấu xí. Thông thường, các lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn, mụn trứng cá có thể phát triển, sau một thời gian, da mặt có thể trở thành màu đỏ, các mao mạch nổi dày lên 2 bên cánh mũi. Cảm giác kiến bò trên da mặt: thường xuất hiện trên trán, mũi, má, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm.

Thường là giai đọan khi chúng giao phối. Nhiều người không nhận thức được rõ thời gian, bởi vì nó bắt đầu một cách từ từ và trở thành một phản ứng tự động. Bạn có thể quan sát thấy nhiều vết trầy xước trên khuôn mặt của bệnh nhân mà họ không nhận ra. Ngứa trên da đầu là nguyên nhân gây ra trầy xước da đầu, như chí và gàu (nên được loại trừ để xác định điều trị cho thích hợp).


Hình 6

Về mặt lâm sàng, Demodex spp. có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên sẽ gây bệnh khi chúng tập trung với số lượng lớn trên vảy da, nang lông hoặc khi miễn dịch của cơ thể suy giảm. Bệnh viêm da do Demodex spp. có 3 thể bệnh chính:

-Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất): thương tổn là đám da đỏ, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, bệnh nhân có cảm giác kiến bò trên da;

-Viêm da Demodex spp. dạng trứng cá;

-Trứng cá đỏ thể u hạt (thể này ít gặp, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch).

Đa số bệnh nhân bị bỏ sót, không được chẩn đoán viêm da do Demodex thường chẩn đoán nhầm với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng. Mặt khác, vị trí tổn thương hay gặp ở vùng mặt khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ cuộc sống. Các loại tổn thương do Demodex spp. gây ra các đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông my, rụng tóc, viêm bờ mi, ngứa (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương. Viêm da do Demodex spp. ở vị thành niên thường xuyên chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá vị thành niên. Viêm da do Demodex spp. nhiều lần và nghiêm trọng thường để lại da mặt thô ráp và xấu xí.


Hình 7

Thông thường, các lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn, mụn trứng cá có thể phát triển, sau một thời gian, da mặt có thể trở thành màu đỏ, các mao mạch nổi dày lên 2 bên cánh mũi. Cảm giác kiến bò trên da mặt: thường xuất hiện trên trán, mũi, má, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm.

Thường là giai đọan khi chúng giao phối. Nhiều người không nhận thức được rõ thời gian, bởi vì nó bắt đầu một cách từ từ và trở thành một phản ứng tự động. Bạn có thể quan sát thấy nhiều vết trầy xước trên khuôn mặt của bệnh nhân mà họ không nhận ra. Ngứa trên da đầu là nguyên nhân gây ra trầy xước da đầu, như chí và gàu (nên được loại trừ để xác định điều trị cho thích hợp). Rụng tóc xảy ra trên một số trường hợp, rụng tóc sớm có thể liên quan với các hoạt động Demodex tại các lỗ chân lông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.T. Rufli & Y. Mumcuoglu (1981). The hair follicle mites Demodex folliculorum and Demodex brevis: Biology and medical importance: A review. Dermatologica 162(1):1-11.

2.Aisha Rush (2000). Demodex folliculorum. Animal Diversity Web. University of Michigan.

3.Debora MacKenzie (2012). Rosacea may be caused by mite faeces in your pores. New Scientist.

4.New Study Shows Role for Bacteria in Development of Rosacea Symptoms, National Rosacea Society press release, 3 May 2004

5.H. G. Sengbusch & J. W. Hauswirth (1986). Prevalence of hair follicle mites, Demodex folliculorum and D. brevis (Acari: Demodicidae), in a selected human population in western New York, USA. Journal of Medical Entomology 23(4):384-388.

6.Zhao YE, Hu L, Wu LP, Ma JX (2012). A meta-analysis of association between acne vulgaris and Demodex infestation. Zhejiang Univ Sci B 13(3):192-202.

7.G. M. Urquhart (1996). Veterinary Parasitology (2nd ed.). Blackwell Publishing. ISBN 0-632-04051-3.

 

Ngày 08/04/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích