Phần 1: Ancylostoma ceylanicum: Tác nhân ký sinh trùng đang nổi truyền từ động vật sang người đang bị lãng quên
Mặc dù giun Ancylostoma ceylanicum được biết như một loài giun tròng lưu hành rộng rãi trên chó và mèo tại châu Á, song góp phần gây bệnh ở người như một tác nhân giun móc lây truyền từ động vật tiềm tàng vẫn chưa khám phá hết. Kể từ khi phát hiện bởi tác giả Lane năm 1913 như một “ký sinh trùng mới” ở người cách nay gần thế kỷ, giun móc này được xem là loại ký sinh trùng bất thường và hiếm gặp và dường như bỏ qua trong nhiều nghiên cứu ở người.
Tuy nhiên, các điều tra dựa trên sinh học phân tử gần đây tại châu Á chỉ ra rằng A. ceylanicum là loài giun móc phổ biến đứng thứ 2 gây bệnh ở người, gồm 6% và 23% trong tổng số ca nhiễm trùng giun móc mỏ rõ ràng. Trong nhiễm trùng gây nhiễm thực nghiệm, A. ceylanicum gây hình ảnh lâm sàng tương tự như nhiễm giun móc ở người từ trước đây, gồm có triệu chứng ngứa, đau bụng từ vừa đến nặng trong giai đoạn cấp.
Nhiễm trùng A. ceylanicum tự nhiên ở người đã được báo cáo ở hầu hết các vùng địa lý mà trong đó giun móc được biết lưu hành trên chó và mèo, tuy nhiên phần lớn các báo cáo, không có dữ liệu lâm sàng. Các loài giun móc ở người giống nhau nhiều như thế, các con giun A. ceylanicum trưởng thành có thể phân lập trong đoạn hồi tràng gây nhiễm trùng mạn tính và thiếu máu. Ngoài ra, giun móc có thể hoạt động như A. caninum và có thể tìm thấy ở đường tiêu hóa thấp hơn, dẫn đến phù ruột và đau bụng, tiêu chảy và đại tiện phân máu đi kèm theo tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi. Có hay chăng A. ceylanicum có khả năng dẫn đến căn bệnh giun móc cổ điển và đưa đến tỷ lệ mắc bệnh thông qua đáp ứng dị ứng không được kiểm soát trên một số cá nhân vấn còn chưa xác định. Các nghiên cứu trong tương lai phối hợp sử dụng các công cụ chẩn đoán phân tử với các dữ liệu lâm sàng và phân tử sẽ làm rõ vai trò sinh bệnh ở người. Phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người này là cần thiết trong một tiếp cạn lồng ghép đa phương "One Health" ở cộng đồng nơi mà schos và con người có mối quan hệ gần gũi.
Abstracts
Ancylostoma ceylanicum, a re-emerging but neglected parasitic zoonosis
Although Ancylostoma ceylanicum is known to be an endemic and widely distributed hookworm of dogs and cats in Asia, its contribution to human morbidity as a potentially zoonotic hookworm remains largely unexplored. Since its discovery by Lane (1913) as a 'new parasite' of humans a century ago, the hookworm has been regarded as a 'rare' and 'abnormal' parasite and largely overlooked in surveys of human parasites. Recent molecular-based surveys in Asia, however, have demonstrated that A. ceylanicum is the second most common hookworm species infecting humans, comprising between 6% and 23% of total patent hookworm infections. In experimentally induced infections, A. ceylanicum mimics the clinical picture produced by the anthroponotic hookworms of 'ground itch' and moderate to severe abdominal pain in the acute phase. Natural infections with A. ceylanicum in humans have been reported in almost all geographical areas in which the hookworm is known to be endemic in dogs and cats, however for the majority of reports, no clinical data are available. Much like the anthroponotic hookworm species, patent A. ceylanicum adults can isolate within the jejunum to produce chronic infections that on occasion, may occur in high enough burdens to produce anaemia. In addition, the hookworm can act much like A. caninum and be found lower in the gastrointestinal tract leading to abdominal distension and pain, diarrhoea and occult blood in the faeces accompanied by peripheral eosinophilia. Whether A. ceylanicum is capable of producing both classical hookworm disease and evoking morbidity through an uncontrolled allergic response in some individuals remains unascertained. Future investigations combining the use of molecular diagnostic tools with clinical and pathological data will shed further light on its role as a human pathogen. The control of this zoonosis necessitates an integrated and inter-sectorial "One Health" approach be adopted in communities where large numbers of dogs share a close relationship with humans.
GIỚI THIỆU
A. ceylanicumlà một giun tròn thuộc giống Ancylostoma. Nó là một loại giun móc ký sinh và gây bệnh cho cả người và các động vật có vú khác như chó, mèo, chuột vàng hamster. Nó là loài giun móc duy nhất lây truyền từ động vật sang người mà có thể dẫn đén nhiễm trùng có triệu chứng ở người và phần lớn số ca ở Đông Nam Á.
·Năm 1910: Loài A. braziliense do tác giả Gomes de Faria mô tả đầu tiên;
·Năm 1911: Loài giun móc A. ceylanicum được tác giả Arthur Looss công bố đầu tiên;
·Năm 1911: Đến cuối năm 1911 thì nhiều tác giả cho rằng hai loài này đã được coi là đồng nghĩa vì tính tương đồng rõ ràng của chúng;
·Năm 1913: So sánh các mẫu tiêu bản từ người, chó, mèo và sư tử nhiễm trùng ở Ấn Độ đã đưa đến kết luận rằng chúng giống hệt nhau hoàn toàn;
·Năm 1915: Gomes de Faria đã mô tả cấu trúc giải phẩu và kết luận rằng đây là hai loài riêng biệt;
·Năm 1921: Loài A. ceylanicum mới được chấp nhận như một loài khác biệt;
·Năm 1922: Gordon đã làm một so sánh nhằm mô tả thấu đáo các khía cạnh ở các mẫu bệnh phẩm thu thập ở Brazil, Nam Phi và Ấn Độ và ông ta đã không tìm ra điểm khác biệt nào. Các nhà ký sinh trùng khác cũng tin chắc hai tên loài trên là đồng nghĩa;
·Năm 1951: Biocca đã làm rõ qua các nghiên cứu chi tiết phức tạp hơn đối với các loài giun móc khác nhau trong bộ sưu tập tại Đại học Y học nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn và Đại học Y khoa nhiệt đới Liverpool cùng với bộ sưu tập cá nhân. Cuối cùng ông ta xác định ra các điểm riêng biệt giữa hai loài và phân loại chúng là hai loài khác nhau và cuối cùng đã được chấp nhận.
CẤU TRÚC VÀ HÌNH THÁI HỌC
Giun móc trưởng thành màu trắng và có chiều dài khoảng 6-10 mm, nhìn chung chúng có cơ thẻ chắc khỏe hơn giun A. braziliense. Phần đầu có xu hướng gập lưng, điều này cho thấy cơ thể có đặc điểm dạng móc hay hình dáng chữ “J”, do vậy tên thường gọi của chúng là giun móc. Con cái có phần cuối đuôi hơi hẹp lại, trong khi con đực có đoạn cuối có nhiều lông tơ nhờ vào túi sinh dục của chúng. Các loài giun móc không dễ dàng gì để phân biệt từ hình dáng bên ngoài đại thể.
Hình 1a. Đại diện cho giai đoạn trứng có 4 tế bào thu thập trong mẫu phân (55,9×36,6 μm). Hình 1b. Ấu trùng filariform (750×25 μm), một trong số nhiều ấu trùng được phục hồi sau khi nuôi cấu theo phương pháp Harada-Mori trên mẫu phân. Hình 1c. Phần trước của giun trưởng thành Ancylostoma ceylanicum tiếp sau bộ phận vỏ ngoài (asterisk) và lớp nhỏ bên trong (dấu số lượng) răng trên mặt cắt của khoang miệng. Hình 1d. Phần sau của giun đực trưởng thành Ancylostoma ceylanicum thấy mặt giữa bên (asterisk) và mặt sau bên (dấu số lượng) rãnh của túi sinh dục chạy song song.
Đặc điểm chính để chẩn đoán là biểu hiện cái miệng của chúng. Không như các loài giun móc khác, A. ceylanicum có một cái miệng phẳng với một đuôi lưng sắc nhọn trông giống như một cái răng và đạn bụng ít sắc bén hơn.
Hình 1a. giun tròn nhỏ (mũi tên) trong hỗng tràng qua hình ảnh nội soi. 1b. Giun hút máu với đầu cắm bám vào niêm mạc ruột non (mũi tên) qua hình ảnh nội soi bóng đôi. 1c. Mỗi con cái (ở trên) và con đực (ở dưới) trưởng thành thu thập được trong phân sau khi dùng pyrantel pamoate điều trị. Hình 1c. Giun móc A. ceylenicum ở chó có thể truyền sang người qua môi trường trung gian đào thải của phân của chúng và lây nhiễm.
BỘ GEN & TIẾN HÓA
Dữ liệu thô về bộ gen của A. ceylanicum đã được phân tích và giải trình tự. Nó gồm 313Mb, ước tính đã giải trình tự được 95% bộ gen, với dữ liệu transcriptomic thông qua nhiễm trùng cho thấy trình diện của 30.738 gen mã hóa protein dự đoán. Các gen này bao gồm gen mã hóa cho 3 họ gen điều hòa ngược lên trong giai đoạn nhiễm trùng thành công: protein tiết liên quan đến hoạt hóa (Activation-associated Secreted Protein Related_ASPRs), protein L4 tiết (Secreted L 4 Proteins_SL4Ps) và protein clade V tiết (Secreted Clade V proteins_SCVPs). Các gen của A. ceylanicum cũng gồm các đích tiên đoán cho thuốc và vacine.
Tác giả XianliShi và cộng sự (2018) thực hiện một nghiên cứu phân tích so sánh bộ gen ty thể của loài Ancylostoma ceylanicum với các loài Ancylostoma spp. khác. A. ceylanicum có thể sống trong ruột non của các giống chó, mèo và cả người, chúng có thể dẫn đến các mối đe dọa tiềm tàng cho sức khỏe y tế công cộng. Nghiên cứu này lần đầu tiên khuếch đại toàn bộ bộ gen ty thể của A. ceylanicum từ chó và so sánh với 3 loài khác gồm Ancylostoma tubaeforme, Ancylostoma duodenale và Ancylostoma caninum. Giải trình tự bộ gen ty thể của A. ceylanicum. Kết quả cho thấy bộ gen ty thể hoàn chỉnh của A. ceylanicum có độ dài 13.660bp, gồm 12 gen mã hóa protein, 2 rRNA gene và 22 tRNAgene và 3 vùng không mã hóa (vùng giàu AT, SNCR và LNCR).
Hình 3. Họ hàng thân thuộc về mặt tiến hóa của A. ceylanicum với các loài khác. Sự phát sinh giống loài bắt nguồn từ tác giả Megen và Kiontke. N. americanus và H. contortus là hai ký sinh trùng thuộc giống strongylid và có quan hệ thân thuộc với A. ceylanicum. C. elegans, C. briggsae và P. pacificus sống tự do, không ký sinh. Các giun tròn này thuộc các nhóm khác nhau (clades) trong ngành được mã hóa theo màu: Đen, A. ceylanicum và họ hàng gần, clade V; Xanh lá cây, ký sinh trùng thực vật, clade IV; Hồng, nhóm giun đũa và các ký sinh trùng động vật hình sợi chỉ, clade III; Cam, giun xoắn - một loại ký sinh trùng động vật từ clade I. Về bên phải là số lượng của các orthologous gene đối với A. ceylanicum hay C. elegans và các loài khác. Danh sách tự so sánh (bôi đậm) được xác định orthologs bên trong một bộ gen. A. ceylanicum và C. elegans có orthology giống nhau với nhiều loài giun tròn khác.
mtDNA ty thể của nó là ngắn nhất, sai số giữa A và T ở thành phần base và cao hơn ba loài Ancylostomaspp. khác ở thành phần tổng AT. Gen nad5 và nad6 của chúng được dùng TTG và ATT như các codon ban đầu, trong khi đó ba loài Ancylostoma khác sử dụng bộ ba ATT và GTG hay ATG. Cả 22 gen tRNA khác nhau về chiều dài trong số 4 loài Ancylostomaspp., nhưng anticodon của chúng là giống nhau. Trong số 12 gen mã hóa protein, thì gen cox1 có thành phần AT thấp nhất và tối thiểu ở tỷ lệ Ka/Ks trong khi gen nad2 lại đối ngược lại.
Cây phát sinh loài cho thấy trong một giống của Ancylostoma, loài A. ceylanicum xảy ra trên một nhánh ngoài với ba loài Ancylostoma spp. khác và A. caninumA. tubaeforme có mối quan hệ phát sinh loài gần hơn so với giun móc A. duodenale. Nghiên cứu trên không chỉ làm tăng thêm dữ liệu bộ gen ty thể của họ giun tròn Ancylostomatidae mà còn cung cấp các dữ liệu mới về nghiên cứu phát sinh loài hơn nữa trong số các giun tròn thuộc họ Ancylostomatidae.
CHU KỲ SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
Ấu trùng giai đoạn nhiễm nhanh chóng thực hiện chu trình lột xác hông qua hai cách hoặc là lệ thuộc vào vật chủ nuốt phải hoặc là lệ thuộc đào hầm vào trong da vật chủ. Nếu đường tiêu hóa, chúng đi qua thành dạ dày vào ruột và tấn công vào niêm mạc ruột. Nếu đào hầm xuyên qua da, chúng sẽ xâm nhập vào các mạch máu nhỏ dưới da, sau đó đến phổi và đến ruột thông qua con đường khí quản, thực quản và dạ dày. Trong các trường hợp như thế, các ấu trùng sẽ phát triển thành ấu trùng giai đoạn 3 trong thành ruột. Ấu trùng giai đoạn 4 xuất hiện 47 giờ sau khi nhiễm qua đường tiêu hóa. Giun còn non giai đoạn 5 xuất hiện sau 6 ngày sau nhiễm. Chúng hoàn chỉnh về mặt giới tính và sau hai tuần sau nhiễm.
Hình 2. Chu kỳ sinh học của giun móc ở người nói chung
Không giống như giun móc Necator americanus và Ancylostoma duodenale, loài A. ceylanicum có thể nhiễm trùng hoàn chỉnh vào trong cơ thể vật chủ và các động vật có vú khác (như chó, mèo, chuột vàng hamsters). Vì nó đầu tiên có thể nhiễm trên các động vật có vú, ngoại trừ con người và nhiễm trùng trên người chỉ được coi là nhiễm trùng cơ hội khi các vật chủ là động vạt nói trên sống gần và tiếp xúc gần với con người, khi đó nhiễm trùng A. ceylanicum gọi là bệnh giun móc truyền từ động vật lây sang người (zoonotic hookworm).
Đặc điểm giống nhau này làm cho A. ceylanicum trở thành loài giun móc duy nhất có điểm đặc trưng đó, kể từ khi nghiên cứu trong phòng xét nghiệm với chuột hamster nhiễm, không giống như các chủng của N. americanus hay A. duodenale, nên có thể dùng chúng để làm test chẩn đoán, đích nghiên cứu thuốc và vaccine phòng bệnh ở người.
SINH BỆNH HỌC
A. ceylanicum dính cơ thể nó vào các giường mao mạch trong ruột non của một vật chủ, ở đó chúng ăn máu và gây thiếu máu. Thiếu máu trên chuột hamsters hầu hết rất nặng trong vòng 13-60 ngày kể từ khi nhiễm và đi kèm sụt cân nặng.
Gây nhiễm thực nghiệm trên chuột hamster cho thấy tăng kháng thể, ức hế đáp ứng miễn dịch tễ bào ngoại vi, điều này biểu hiện qua sự giảm chỉ số bạch cầu chung, bạch cầu hạt và giảm bạch cầu lympho.
Các tác động nghiêm trọng xảy ra thường trên các các cơ địa phụ nữ giai đoạn sinh đẻ và trẻ em nhỏ với biểu hiện mất máu đường tiêu hóa mạn tính và dẫn đến thiếu máu thiếu sắt và giảm albumin máu. Hậu quả lâm dài bao gồm suy giảm thể chất, chậm phát triển trí não, nhận thức trên trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong trên trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như các trẻ em nhỏ sinh ra từ các bà mẹ trẻ đó, cuối cùng giảm năng lực sức khỏe trên các đối tượng như thế.
DỊCH TỄ HỌC
Giun móc Ancylostoma ceylanicum là loại giun móc chiếm ưu thế nhiễm trùng trên các con chó và mèo tại châu Á. Loài A. ceylanicum là loài phổ biến đứng thứ 2 nhễm trùng trên người tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Giun móc có khả năng dẫn đến thiếu máu cũng như dẫn đến một số bất thường trên cơ thể con người. Nhiễm trùng A. ceylanicum được tìm thấy tại Campuchia, Malaysia, Solomon, Úc, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Phi, Madagascar, Indonesia, đảo Fiji và Đài Loan.
Các dữ liệu về nó đóng góp vào cơ cấu bệnh tật ở người. Tiếp cận Một Sức khỏe “One Health” đòi hỏi cần phải phòng chống bệnh lây trueyenf từ động vật sang người này. Hiện nay, sự phân bố của loài giun móc này đang được các nhà khoa học tiếp tục điều tra, nghiên cứu và cung cấp thêm dữ liệu để có bức
Phân bố dịch tễ học loài giun móc Ancylostoma ceylenicum trên toàn cầu
PHÁT HIỆN, CHẨN ĐOÁN
Nhiễm trùng có thể phát hiện trên các mẫu phân của vật chủ. Các trứng có thể phân tích về mặt vi thể. Tuy nhiên, có có ranh giới rõ ràng để phân biệt giữa các loài giun móc khác nhau do giống nhau về mặt vật lý và các loài thường dễ nhầm lẫn với các loài khác.
Kỹ thuật Kato-Katz và sinh học phân tử như PCR có thể dùng để phân biệt các loài giun móc nhưng không phải luôn luôn hiệu quả ở tất cả các ca. Giải trình tự gen ribosomal RNA (rRNA) thường đáng tin cậy nhưng mất nhiều thời gian và chi phí cao. Phản ứng PCR loại phối hợp với giải pháp đường nóng chảy có độ nhạy cao có thể áp dụng để phân biệt loài A. ceylanicum với các loài khác.
Hình A. Trứng giun móc trong giai đoạn phân đoạn sớm tìm thấy trong phân sau khi nuôi cấy formalin-ethyl Mori. Hình C. Giun móc trong hỗng tràng qua nội soi ống mềm. Hình D: Lấy giun móc ra với mặt bên có răng ở mặt bên (lt) và răng giữa lớn và răng bên nhỏ. Hình F. Túi sinh dục đóng chặt với nhau, mặc dù tách biệt khỏi rãnh bên ngoài.
ĐIỀU TRỊ
Ivermectin có hiệu quả ca với nhiễm trùng loài giun móc này, ngay cả ở liều thấp 100μg/kg và thuốc pyrantel pamoate cũng có hiệu quả ở liều 25-50 mg/kg.
Mang giày và sử dụng các biện pháp bảo vệ khác để tránh phơi nhiễm đất, cát nhiễm mầm bệnh giun móc lây truyền từ động vật lây sang người. Các du khách đến các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt có nguy cơ phơi nhiễm với nguồn bệnh thì được khuyên mang giày và sử dụng công cụ bảo hộ lao dộng để ngăn chặn tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất, cát.
Chăm sóc thú y cho chó, mèo bao gồm sổ giun thường xuyên và định kỳ sẽ làm giảm ô nhiễm ngoài môi trường với trứng giun móc và ấu trùng giun móc. Loại bỏ phân động vật ngăn ngừa trứng khỏi đẻ và ô nhiễm vào trong môi trường đất. Điều này giúp kiểm soát nhiễm trùng loại giun tròn quan trọng này.
Yoshikawa M, Ouji Y, Hirai N, Nakamura-Uchiyama F, Yamada M, Arizono N, Akamatsu N, Yoh T, Kaya D, Nakatani T, Kikuchi E, Katanami Y, Satoh K, Maki R, Miyazato Y, Oba Y, Kasahara K, Mikasa K.
Trop Med Health. 2018 Mar 13;46:6. doi: 10.1186/s41182-018-0087-8. eCollection 2018.
O'Connell EM, Mitchell T, Papaiakovou M, Pilotte N, Lee D, Weinberg M, Sakulrak P, Tongsukh D, Oduro-Boateng G, Harrison S, Williams SA, Stauffer WM, Nutman TB.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích