Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 5 4 6 5
Số người đang truy cập
4 1 3
 Chuyên đề Dịch tễ học
Trong khi vấn đề sốt rét kháng thuốc chưa được giải quyết thì tình hình sốt rét tại các quốc gia trên thế giới diễn biến phức tạp

Tình hình sốt rét tại Nam Sudan diễn biến phức tạp như chiến tranh; Shopee khởi động Chiến dịch đánh bại bệnh sốt rét M2030 giai đoạn 2; Bệnh sốt rét xuất hiện từ thời Đế chế La Mã; Nghiên cứu phương thức mới tiêu diệt mầm bệnh sốt rét trong gan; Thuốc chống sốt rét biến máu người thành độc tố với muỗi: Ivermectine; Chính thức lưu hành vaccine sốt rét, tiêm cho trẻ em châu Phi đầu tiên

Tình hình sốt rét tại Nam Sudan diễn biến phức tạp như chiến tranh

Vào thời điểm được đưa vào một phòng khám tại khu vực hẻo lánh phía Đông Bắc Nam Sudan, cậu bé Nyachoat hai tuổi lên cơn co giật vì căn bệnh sốt rét tấn công não bộ.Sau khi được cho uống thuốc, cậu bé thiếp vào giấc ngủ nhanh chóng, người không mặc quần áo và sốt cao, tay đang chọc ống kim truyền nước. Người mẹ lo lắng ngồi canh giường. Nyachoat có thể được cứu, song những bệnh nhân khác lại không may mắn như vậy.

Ở Nam Sudan, đối với người dân sống trong bóng tối xung đột, bên cạnh nỗi kinh hoàng về chiến tranh, bạo lực sắc tộc, hãm hiếp, đói khát và mất nhà cửa, thì nỗi lo sợ do bị cô lập khỏi dịch vụ y tế cũng đang bủa vây.Theo Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC-International Committee of the Red Cross)-đơn vị hỗ trợ phòng khám nhỏ mà cậu bé Nyachoat đang nhận chữa trị tại vùng quê hẻo lánh Udier, 70% bệnh nhân qua đời do mắc bệnh sốt rét, tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp trong khi các bệnh này có thể dễ dàng được chữa trị.“Nếu như mắc các bệnh nặng hơn thì chúng tôi không còn chỗ nào để đi”, mẹ của Nyachoat ngậm ngùi chia sẻ.


Theo một nghiên cứu của Viện Y tế Nhiệt đới London (LSHTM) công bố năm ngoái, có gần 400.000 người chết trong 6 năm nội chiến tại Nam Sudan. Một nửa trong số đó tử vong vì bạo lực xung đột, trong khi nửa còn lại qua đời vì nhiễm các bệnh dịch và không thể tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế do chiến tranh.Tại làng Udier, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em là rất cao. Mỗi ngày, một nhóm nhỏ bệnh nhân ngồi bên ngoài phòng khám, dưới những tán cây khô hạn chờ đợi để được giúp đỡ. Một số bệnh nhân ở gần đó trong khi có những người phải đi bộ một hoặc hai ngày mới đến được phòng khám.Nhân viên ICRC Irene Oyenya cho biết khu vực khu vực thượng lưu sông Nin đặc biệt bị ảnh hưởng. “Có những tổ chức hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế ưu tiên, song trong thời chiến, gần như các tổ chức đều phải sơ tán và rời khỏi đất nước”, bà Oyenya cho biết.


ICRC theo thông lệ hai lần một tuần đưa thức ăn và dược phẩm y tế vào cứu trợ. Bên cạnh khu đất trống đáp máy bay là một tòa nhà xập xệ mái đỏ. Đó là trường học trong làng Udier, song trong nhiều ngày nay không hề thấy bóng dáng của giáo viên.


Shopee khởi động Chiến dịch đánh bại bệnh sốt rét M2030 giai đoạn 2

Shopee, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á và Đài Loan, đang bước sang giai đoạn thứ hai trong chương trình hợp tác cùng M2030.Dự án được khởi xướng bởi Liên minh các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương chống bệnh sốt rét (APLMA), với sự đồng hành của Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, lao và sốt rét.

Đây là dự án nhằm mục tiêu kết nối các công ty và cộng đồng trong khu vực cùng nhau thực hiện sứ mệnh đẩy lùi căn bệnh sốt rét ở các tiểu vùng khu vực sông Mê Kông và Indonesia cho đến năm 2030.Theo đó, Shopee sẽ mở bán bộ sưu tập M2030. Trong thời gian từ ngày 24-4 đến ngày 26-4-2019, với mỗi đô-la (khoảng 23.000 VNĐ, Shopee sẽ thay bạn đóng góp 1 đô-la (khoảng 23.000 VNĐ) vào Quỹ Phòng chống sốt rét châu Á.Cũng trong khuôn khổ hoạt động lần này, Shopee mang đến cho người dùng trò chơi tương tác mới mang tên cao thủ diệt muỗi, nhằm kết nối và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh sốt rét trong khu vực.


Bệnh sốt rét xuất hiện từ thời Đế chế La Mã

Kết quả được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Current Biology ngày 6/12, sau quá trình phân tích ADN những chiếc răng có niên đại 2.000 năm. Kết luận nói trên của các nhà khoa học được đưa ra sau khi họ tiến hành phân tích ADN ty thể được lấy từ những chiếc răng của 58 người lớn và 10 trẻ em tại 3 nghĩa trang thuộc giai đoạn Đế chế La Mã ở Ý. Hai trong số những người lớn ở các nghĩa trang này, vốn có niên đại từ thế kỷ thứ nhất và thứ ba, được cho là đã mắc căn bệnh sốt rét, căn cứ vào ADN của họ.Nhà nghiên cứu Stephanie Marciniak thuộc Đại học Pennsylvania nói rằng dữ liệu của ông và các đồng nghiệp cho thấy những đối tượng nghiên cứu từng bị mắc những cơn sốt giống như sốt rét dưới thời La Mã và Hy Lạp cổ đại. Loại ký sinh trùng gây bệnh này nhiều khả năng là ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hiện nay, vốn lây nhiễm vào cơ thể người trong những môi trường sinh học và văn hóa khác nhau.


Ông Hendrik Poinar, Giám đốc Trung tâm ADN Cổ đại thuộc Đại học McMaster ở Canada và cũng là tác giả của nghiên cứu trên, nhận định bệnh sốt rét có thể là một nguồn bệnh chủ yếu trong lịch sử đã gây nên sự chết chóc lan tràn trong thời kỳ La Mã cổ đại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa biết nhiều về bệnh sốt rét dưới thời Đế chế La Mã, chẳng hạn như không rõ liệu bệnh này là tự phát tại chỗ hay du nhập từ bên ngoài. Bằng chứng ADN đầu tiên về bệnh sốt rét dưới thời La Mã cổ đại đã từng được phát hiện trong xương của một đứa trẻ ước tính có niên đại 1.500 năm. 

Nghiên cứu phương thức mới tiêu diệt mầm bệnh sốt rét trong gan

Nhằm tìm ra phương cách hữu hiệu loại trừ căn bệnh sốt rét nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, các nhà khoa học quốc tế đã thử nghiệm cách tiếp cận mới, tiêu diệt các ký sinh trùng sốt rét ngay từ giai đoạn ủ bệnh, khi các KSTSR này mới chỉ ký sinh trong gan. Đây là phương thức mà cho đến nay chỉ rất ít nhà khoa học nghiên cứu. 


Thuốc chống sốt rét biến máu người thành độc tố với muỗi: Ivermectine

Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại thuốc uống có khả năng biến máu người trở thành độc tố đối với muỗi và thậm chí có khả năng giết chết muỗi. Đây được xem là một phát minh đột phá trong phòng tránh sốt rét, căn bệnh mỗi năm cướp đi sinh mạng khoảng nửa triệu người trên thế giới.Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược nhiệt đới Liverpool (Anh) công bố đã thử nghiệm thành công Ivermectin, loại thuốc uống không chỉ có khả năng làm cho muỗi tránh xa mà còn biến máu người thành độc tố đối với loại côn trùng gây bệnh này.


Trước đó, các nhà khoa học đã thử nghiệm loại thuốc này trên 139 tình nguyện viên tại Kenya, nơi mà mỗi năm có 6 triệu ca mắc sốt xuất huyết mới.Kết quả cho thấy sau khi uống Ivermectin, độc tố đối với muỗi sẽ lưu trong máu của các tình nguyện viên trong 28 ngày.Ngoài ra, các nhà khoa học đã nhốt muỗi vào lồng cùng một lượng máu lấy từ những tình nguyện viên đã uống Ivermectin. Kết quả cũng cho thấy 97% số muỗi đã chết trong vòng hai tuần sau khi hút số máu thử nghiệm này.Theo Tạp chí Y học danh tiếng Lancet Infectious Diseases, Ivermectin thuộc nhóm thuốc chống giun sán. Đây là nhóm những loại thuốc hoạt động theo phương thức làm tê liệt và sau đó tiêu diệt vật ký sinh.

Các nhà khoa học hy vọng rằng loại thuốc mới này sẽ giúp châu Phi, đặc biệt các quốc gia khu vực phía Nam sa mạc Sahara, đẩy lùi bệnh sốt rét vì đây chính là nơi chiếm tới 90% bệnh nhân sốt rét và 92% ca tử vong do bệnh này trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các căn bệnh lan truyền từ muỗi hàng năm làm khoảng 750.000 người chết trên toàn thế giới, trong đó đa số là trẻ em. Trong số này, khoảng 430,000 người tử vong vì những triệu chứng liên quan đến sốt rét.

Bà Elizabeth Winzeler, Giáo sư Dược thuộc Đại học Y San Diego thuộc trường Đại học California (Mỹ), khẳng định thông thường các nhà khoa học chỉ tập trung nghiên cứu các loại thuốc có thể chữa bệnh sốt rét bởi rất khó nghiên cứu ký sinh trùng sốt rét khi chúng mới chỉ ở trong giai đoạn đầu ủ bệnh


Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã lấy ký sinh trùng trên hàng trăm nghìn con muỗi - vật chủ mang ký sinh trùng sốt rét truyền cho người. Mỗi ký sinh trùng được lấy ra đều được để riêng trong mỗi ống nghiệm và được sử dụng các hợp chất hóa học khác nhau nhằm tiêu diệt các ký sinh trùng này khi chúng mới ở trong gan. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khoảng 500.000 cuộc thử nghiệm kiểu này. Sau khoảng 6 năm nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện 631 hợp chất hứa hẹn trở thành nền tảng để sản xuất các loại thuốc mới có thể ngăn chặn bệnh sốt rét. Nhằm đẩy nhanh nỗ lực này, các nhà khoa học đã công bố công trình nghiên cứu của mình trên tạp chí chuyên ngành Science số ra ngày 6/12 để cộng đồng khoa học có thể cùng nghiên cứu hướng phát triển, sớm tìm ra loại thuốc mới an toàn cho người dùng và ngăn chặn hiệu quả KSTSR bị giải phóng khỏi gan, thâm nhập vào mạch máu.

Bệnh sốt rét do các ký sinh trùng Plasmodium spp. gây ra. Muỗi cái Anopheles bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium khi đốt sẽ truyền bệnh cho người. Sau đó, các ký sinh trùng này sẽ cư trú và sinh sôi, phát triển tại gan. Đến một lượng nhất định, tế bào gan sẽ vỡ ra và giải phóng những KSTSR thế hệ mới vào máu. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng, sốt, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, run và đổ mồ hôi. Nếu không được chữa trị trong trường hợp mắc ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, thường xuất hiện ở châu Phi, người bệnh sẽ bị thiếu máu, suy gan, suy thận, khó thở và có thể dẫn đến tử vong. 


Trong báo cáo hồi tháng trước, Tổ chức Y tế thế giớinhận định việc phòng, chống căn bệnh sốt rét trên phạm vi toàn cầu không đạt nhiều tiến triển. Thậm chí số bệnh nhân sốt rét trong năm 2017 còn tăng tới thêm 2 triệu ca so với năm 2016 lên 219 triệu người. Số trường hợp tử vong là 435.000, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Phi. Bất chấp hàng tỷ USD đã được chi ra, song thế giới vẫn chưa tìm thấy phương thức thực sự hiệu quả để chống lại căn bệnh này. Theo kế hoạch, vaccine phòng chống sốt rét cho trẻ em - mang tên RTS,S - sẽ được phân phát tại 3 nước châu Phi trong năm 2019, dù loại vaccine này chỉ có thể giảm được 40% nguy cơ mắc sốt rét sau 4 liều.

Chính thức lưu hành vaccine sốt rét, tiêm cho trẻ em châu Phi đầu tiên

Ngày 23/4, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) công bố lưu hành vaccine sốt rét và triển khai trước ở Malawi, Kennya, Ghana.  Trong đó, Malawi là quốc gia đầu tiên tại châu Phi bắt đầu tiến hành đợt tiêm chủng thử nghiệm này. Loại vaccine hoạt động theo cơ chế chủ động kích hoạt hệ miễn dịch có tên Mosquirix được hy vọng sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh truyền nhiễm hằng năm lấy đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người tại “Lục địa Đen”.

TCYTTG cho biết theo kế hoạch, khoảng 360.000 trẻ em tại 3 quốc gia nói trên sẽ được tiêm chủng trong chiến dịch tiêm thử nghiệm dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2022. Đây cũng được xem là đợt tiêm chủng vaccine phòng bệnh sốt rét lớn nhất trên thế giới từ trước tới nay.Được đặt tên thương mại Mosquirix, vaccine phòng chống sốt rét thế hệ mới này do hãng dược phẩm nổi tiếng của Anh GlaxoSmithKline hợp tác với Path Malaria Vaccine Initiative- một tổ chức phi chính phủ chuyên về phòng chống sốt rét- phát triển. GlaxoSmithKline đã dành 30 năm để nghiên cứu loại vaccine này với tổng chi phí lên tới 1 tỷ USD.Mosquirix hoạt động theo cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét ngay tại thời điểm chúng bắt đầu xâm nhập vào hệ tuần hoàn của con người.


Kết quả thử nghiệm ban đầu đối với 15.000 người tình nguyện tại 7 quốc gia cho thấy Mosquirix đã làm giảm khả năng xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét tới trên 40%.Vaccine được tiêm 4 mũi. 3 mũi đầu tiêm cho trẻ từ 5 đến 9 tháng tuổi. Mũi thứ 4 được tiêm lúc trẻ lên 2 tuổi. TCYTTG cho biết, mặc dù Mosquirix chưa thể ngăn ngừa hoàn toàn sự xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét nhưng đây là loại vaccine được đánh giá là tiên tiến và có hiệu quả cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Cũng theo tổ chức này, hằng năm, châu Phi phải chi hơn 12 tỷ USD để chữa trị sốt rét, tương đương khoảng 40% chi tiêu y tế của một quốc gia.Mỗi năm có khoảng từ 300-500 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh sốt rét và có khoảng 1 triệu người tử vong vì bệnh này.Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tới 70% số ca sốt rét trên toàn cầu. Cứ mỗi 2 phút lại có một trẻ em tử vong vì căn bệnh này.

Tỷ phú Bill Gates cảnh báo thế giới không nên lơ là trong phòng chống bệnh sốt rét

Tỷ phú Mỹ Bill Gates đã đưa ra cảnh báo trên trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về phòng chống bệnh sốt rét 2018 diễn ra tại London, Anh, ngày 18/4. Bệnh sốt rét đang có chiều hướng gia tăng trở lại và căn bệnh này sẽ còn tiếp tục cướp đi thêm nhiều sinh mạng trên toàn thế giới nếu chính phủ các nước không tiếp tục chú trọng tới các chương trình phòng ngừa căn bệnh này. Người đồng sáng lập Microsoft đã đưa ra cảnh báo sau khi các số liệu công bố cho thấy số trường hợp tử vong do bệnh sốt rét - căn bệnh do ký sinh trùng gây ra, lây nhiễm qua muỗi và có thể phòng ngừa được - trong năm 2016 tăng trở lại sau khi liên tục giảm từ năm 2000.


Theo Bill Gates, đổi mới các phương pháp phòng chống bệnh là yếu tố cơ bản để duy trì kết quả tích cực của phòng ngừa trong xóa sổ căn bệnh này, đối phó với khả năng thích nghi và kháng thuốc của ký sinh trùng gây bệnh. Ông nhấn mạnh các nước cần duy trì cam kết, không ngừng phát triển các phương pháp PCSR để ngăn ngừa căn bệnh lây truyền trên diện rộng, đe dọa cướp đi sinh mạng của nhiều người. Bên cạnh những cảnh báo nêu trên, Bill Gates ghi nhận những tiến bộ trong PCSR của thế giới, nổi bật nhất với thành tích khoảng 7 triệu người đã cứu sống và một số nước hoàn toàn xóa sổ bệnh sốt rét. Ông nhấn mạnh tiến bộ phòng chống bệnh sốt rét là một trong những thành công ấn tượng nhất của ngành y tế.


Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2016, trên toàn thế giới có 445.000 người chết vì bệnh sốt rét, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ. Cũng trong năm 2016, toàn thế giới có 216 triệu ca nhiễm bệnh và 90% trong số đó tập trung tại châu Phi. Ước tính, căn bệnh này mỗi năm tiêu tốn của các nước châu Phi hơn 12 tỷ USD và "ngốn" 40% chi phí y tế của một quốc gia. Trước cảnh báo trên, tại hội nghị này, các nhà tài trợ đã cam kết quên góp 2,7 tỷ bảng Anh (tương đương 3,8 tỷ USD) đầu tư cho các dự án nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu, phát triển các loại dược phẩm phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét.

Trí tuệ nhận tạo giúp phát hiện chất trong kem đánh răng có thể chữa bệnh sốt rét

Robot trí tuệ nhân tạo đã trở thành người hùng lớn sau khi giúp các nhà khoa học tại Anh tìm ra một chất có trong kem đánh răng thông thường có thể chữa được bệnh sốt rét. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports ngày 18/1. Các nhà khoa học tại Đại học Cambridge của Anh đã sử dụng "người máy khoa học" có tên Eve và phát hiện ra rằng chất triclosan có trong thành phần của nhiều loại kem đánh răng có thể giúp chống lại các chủng ký sinh trùng sốt rét vốn đã kháng thuốc. Với sự hỗ trợ của Eve, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất triclosan ức chế hoạt tính của một loại en-zim được gọi là DHFR có trong ký sinh trùng sốt rét, do đó ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng trong máu. Nhóm nhà khoa học trên phát hiện rằng chất triclosan có thể nhằm vào và tác động đến en-zim DHFR, thậm chí trong cả các chủng KSTSR có thể kháng lại thuốc chống sốt rét.


Người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên Elizabeth Bilsland hy vọng rằng với việc phát hiện chức năng mới của chất triclosan, các nhà khoa học có thể phát triển một loại thuốc chống sốt rét mới. Sốt rét là một dạng bệnh lý nguy hiểm do KSTSR có tên Plasmodiumspp. gây nên, bệnh có khả năng lây từ người qua người thông qua các vết chích của muỗi Anophen. Các triệu chứng của sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại KSTSR người bệnh nhiễm phải, sức khỏe và tình trạng nhiễm của người bệnh.

Robot Eve do một nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học ở thành phố Manchester phát triển. Trí tuệ nhân tạo và cơ chế hoạt động của Eve giúp nó tự tiến hành các nghiên cứu khoa học nhằm đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu thuốc.

Phát minh mới về loại thuốc phát huy tác dụng lâu dài

Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã điều chế ra loại thuốc mới mà sau khi uống, có thể bám trụ trong dạ dày và dần phát tán thuốc trong thời gian 2 tuần.Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí "Science Translational Medicine" ngày 16/11, các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã điều chế ra loại thuốc mới mà sau khi uống, có thể bám trụ trong dạ dày và dần phát tán thuốc trong thời gian 2 tuần.Đây có thể là "vũ khí" mạnh mới trong cuộc chiến chống các căn bệnh sốt rét, AIDS/HIV và các bệnh khác mà việc điều trị thành công phụ thuộc vào việc thường xuyên sử dụng thuốc.



Loại thuốc hoạt động lâu dài mới này có hình ngôi sao gồm 6 cánh có thể cuộn vào trong thành viên "con nhộng". Các liều thuốc được đưa vào trong các cánh này và mỗi cánh được gắn vào phần giữa ngôi sao bằng một móc nối. Sau khi được nuốt, phần vỏ ngoài của viên thuốc tan ra do tác dụng của axít trong dạ dày, giúp các cánh của viên thuốc mở ra. Một khi lưu trú được trong dạ dày, chúng có kích cỡ vừa đủ để chống đỡ lại bất kỳ lực đẩy nào muốn tống chúng xuống đường tiêu hóa, mà không gây tắc nghẽn. Trong các thí nghiệm ở loài lợn, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sau khi thuốc phát tán ra trong vòng 2 tuần, các móc nối các cánh với phần giữa ngôi sao bị phân hủy, giúp các cánh rời ra và đi xuống đường tiêu hóa. Theo Giáo sư Robert Langer, thuộc MIT, cho đến nay, các loại thuốc uống chỉ phát huy tác dụng trong một thời gian giới hạn vì chúng trôi nhanh trong cơ thể và được đặt vào môi trường khắc nghiệt ở dạ dày và đường ruột.

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ viên thuốc hoạt động lâu dài này có thể áp dụng trong điều trị nhiều căn bệnh khác như bệnh Alzheimer và các bệnh về thần kinh tới điều trị AIDS/HIV và lao. Loại thuốc này sẽ được đưa ra thử nghiệm ở người vào năm tới.

Sáu quốc gia châu Phi có thể "xóa sổ" bệnh sốt rét vào năm 2020

Tổ chức Y tế Thế giới công bố báo cáo cho thấy 6 quốc gia châu Phi gồm Algeria, Botswana, Cape Verde, Comoros, Nam Phi và Swaziland. có thể "xóa sổ" bệnh sốt rét vào năm 2020.Nhân Ngày Sốt rét thế giới (25/4), TCYTTG công bố báo cáo cho thấy 21 quốc gia có thể đạt mục tiêu "xóa sổ" bệnh sốt rét vào năm 2020, đặc biệt là 6 quốc gia châu Phi- nơi căn bệnh này từng hoành hành mạnh nhất.

Nếu việc xóa bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét tại ít nhất 10 quốc gia vào cuối thập kỷ này là một trong số các mục tiêu trong chương trình phòng chống sốt rét giai đoạn 2016-2030 của TCYTTG, thì tại Nam Phi, việc xóa sổ căn bệnh này hiện trở thành một mục tiêu y tế công cộng.Hồi năm 2000, nước này ghi nhận 64.000 ca bệnh sốt rét, nhưng tới năm 2014 chỉ còn khoảng 11.700 trường hợp với hầu hết các ca được chẩn đoán nhiễm bệnh đến từ các vùng tiếp giáp Swaziland, Zimbabwe và Mozambique. Báo cáo của TCYTTG bày tỏ tin tưởng rằng thông qua hành động có mục tiêu cụ thể kết hợp với việc hợp tác xuyên biên giới, Nam Phi nhiều khả năng sẽ đẩy lùi hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2020.

Bên cạnh Nam Phi và 5 quốc gia châu Phi nói trên, báo cáo của TCYTTG cũng liệt kê các quốc gia có triển vọng đạt mục tiêu này, gồm Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, 8 quốc gia Mỹ Latinh (Costa Rica, Belize, El Salvador, Mexico, Argentina, Paraguay, Ecuador và Suriname), Saudi Arabia, Iran, Oman, Sri Lanka, Bhutan, Đông Timor và Nepal.

Trước đó, một báo cáo khác do TCYTTG công bố hồi đầu tháng này cho thấy năm 2015, châu Âu, Trung Á và khu vực Caucasus đã xóa sổ hoàn toàn bệnh sốt rét. 9/10 người mắc sốt rét trong năm ngoái chủ yếu đến từ khu vực Namsa mạc Sahara ở châu Phi. Cũng theo báo cáo này, hồi năm 2014 có khoảng 214 triệu người trên thế giới mắc sốt rét và 438 ca trong số đó đã tử vong.


Sốt rét là một chứng bệnh do KSTSR Plasmodium gây nên. Bệnh do muỗi Anophen truyền từ người bệnh sang người lành. Biểu hiện của bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại ký sinh trùng mắc phải, tình trạng miễn nhiễm của cơ thể người bệnh hoặc cơ địa của người đó (thai nghén, suy dinh dưỡng…). Biểu hiện của bệnh gồm đau đầu, sốt, run, đau khớp, thiếu máu tán huyết, vàng da, tổn thương võng mạc và nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh bị co giật hoặc hôn mê.

Ngày 17/07/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích