Bệnh sốt rét trong các tài liệu cổ xưa
Từ xa xưa thuật ngữ “bệnh sốt rét” đã được tìm thấy trong các tài liệu viết tay từ thời La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ và Ai Cập cổ đại và sau này cũng được tìm thấy trong nhiều vở kịch của thi hào WilliamShakespeare. Một trong những bản thảo cổ xưa nhất, đã được viết vào khoảng vài nghìn năm trước bằng kiểu chữ “hình nêm” (cuneiform) trên các tấm đất sét, đã cho rằng bệnh sốt rét do thần Nergal gây ra, đây là vị thần huỷ diệt và bệnh dịch của Babylon, có hình dạng là một con côn trùng giống loài muỗi, có hai cánh. Một vài thế kỷ sau đó, những người bản địa đãkhuyên người Philistines tới định cư ở vùng Canaan, trên bờ đông của vùng Địa Trung Hải, thuộc cai quản của thần Beelzebub, vua của các loài côn trùng. Những lời đồn đại về sự xấu xa của vị thần này ngày càng lan rộng qua nhiều thời kỳ cho tới khi những người Do thái đầu tiên đã gọi vị thần này bằng cái tên “Hoàng tử của Quỷ Dữ” Mối liên hệ giữ bệnh sốt rét và các đầm lầy thậm chí đã được mô tả từ xa xưa và người ta tin rằng những linh hồn ác quỷ hoặc các vị thần sốt rét sống trong các đầm lầy. Niềm tin này dường như chính là nguồn gốc của truyền thuyết Hy Lạp về vị thần Hercules và rắn chín đầu Hydra. Trong cuốn bách khoa về y khoa “The Canon of Medicine”, xuất hiện khoảng 4.700 năm trước, từ “Nei Ching” trong tiếng Trung Quốc rõ ràng đã nói về các cơn sốt bộc phát có sự lặp đi lặp lại có liên quan đến triệu chứng lách to và dường như sự xuất hiện của bệnh này có tính lan truyền như bệnh dịch, làm liên tưởng đếnkhả năng nhiễm sốt rét P. vivax và P. malariae. Các văn tự của người Sumer và Ai Cập có niên đại từ 3.500 đến 4000 năm trước cũng nhắc đến các cơn sốt và lách to, cũng là manh mối cho thấy bệnh sốt rét. Các bản ghi chép của người Sumer rõ ràng đã thường xuyên nhắc đến các cơn sốt lây lan như dịch bệnh và gây tử vong, có thể là do P. falciparum. Hình 1
Kinh Vệ Đà (3.500 đến 2.800 năm trước) và Brahman (2.800 đến 1.900 năm trước) từ vùng Bắc Ấn Độ (thung lũng sông Ấn)nhiều lần nhắc đến các cơn sốt na ná với bệnh sốt rét. Các cuốn Kinh này cũng nhắc đến và coi các đợt sốt mùa thu là “Vua của các bệnh tật”. Bộ kinh Atharva Veda đã mô tả chi tiết về sự việc rằng các cơn sốt trở nên cực kỳ phổ biến sau các cơn mưa lớn (mahavarsha) hoặc khi có rất nhiều cỏ cây mọc um tùm (mujavanta). Những người Hindu cổ xưa cũng nhận thức được sự nguy hiểm tiềm ẩn của những con muỗi. Vào năm 800 trước công nguyên nhà hiền triết Dhanvantari đã viết, “Vết cắn của chúng đau như vết rắn cắn, và gây ra các bệnh tật…[Vết thương muỗi đốt] như là vết bỏng do thứ nước độc ăn da hoặc lửa gây ra, có màu đỏ, vàng, trắng, và hồng, đi kèm với sốt, đau tay chân, sợ hãi, đau đớn, nôn mửa, tiêu chảy, khát nước, sốt nóng, chóng mặt, ngáp, run rẩy, nấc, nóng như lửa đốt, lạnh tột cùng…” Charaka Samhita, một trong những văn tự cổ Ấn Độ nói về hệ thống y học Ayurvedic đã được viết khoảng năm 300 trước công nguyên, và Susruta Samhita, viết vào khoảng năm 100 trước công nguyên, đã nhắc đến các bệnh mà sốt là triệu chứng chính. Charaka Samhita đã phân loại sốt thành năm danh mục khác nhau, đó là sốt liên tục (samatah), sốt từng cơn (satatah), sốt tái phát hàng ngày (anyedyuskah), sốt cách nhật (trtiyakah) và sốt cứ hết ba ngày lại tái phát (caturthakah) và Susruta Samhita thậm chí đã liên hệ các cơn sốt này với vết đốt của côn trùng. Bệnh sốt rét đã xuất hiện trong các văn bản của Hy Lạp từ khoảng năm 500 trước công nguyên. Hippocrates, người được coi là “Ông tổ của ngành Y học” và có thể là nhà nghiên cứu sốt rét đầu tiên, đã mô tả những cơn sốt khác nhau của con người trong khoảng năm 400 trước công nguyên. Các bài viết của Hippocrates đã phân biệt sốt do sốt rét không liên tục so với sốt liên tục của các bệnh truyền nhiễm khác, và cũng chỉ rõ là sốt hàng ngày, sốt cách ngày, và sốt cách 3 ngày. Các bài viết của Hippocrates là tài liệu đầu tiên nêu ra sự thay đổi trong lá lách do sốt rét và cũng cho rằng ra nguyên ngân mắc sốt rét là uống nước tù (đọng). “Những người uống nước [nước tù đọng] luôn luôn có lá lách cứng, to và dạ dày nóng, mỏng, cứng, trong khi vai, xương đòn, và mặt của họ bị gầy mòn và hốc hác; tôi cho rằng bắp thịt của họ được cơ thể đem đi nuôi lá lách…” Hippocrates cũng chỉ ra sự liên quan của sốt với thời điểm trong một năm và với nơi bệnh nhân sinh sống. Hiện tượng bệnh sốt rét tái phát cũng là một hiện tượng đã được người xưa ghi chép lại và lần đầu tiên ghi nhận bởi Nhà thơ người La Mã Horace (8 tháng 12, 65 TCN –27 tháng 11, 8 TCN) trong bài thơ thứ ba của ông. Một số nhà văn La Mã cũng cho rằng sốt rét có liên quan đến các đầm lầy. Trong thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, Marcus Terentius Varro, học giả người La Mã được Hoàng đế La Mã Caesar phong là giám đốc thư viện hoàng gia, đã nêu trong cuốn sách về nông nghiệp của mình, De Rerum Rusticarum rằng thứ đầm lầy sản sinh ra “tiểu động vật không xác định không thể nhìn thấy bằng mắt thường và chúng ta thở qua mũi và miệng vào cơ thể, nơi chúng gây ra những căn bệnh trầm trọng”. Đến thời đại của Pericles, có vô số những y văn nói về bệnh sốt rét và hiện tượng giảm dân số nông thôn do nó gây ra. Khoảng năm 30 sau công nguyên, Celsus đã mô tả hai loại sốt cách nhật và đồng ý với quan điểm của Varro. 150 năm sau đó, Galen, một nhà vật lý học nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng tại Rome, đã nhận ra sự xuất hiện của những cơn sốt này trong mùa hè và chứng vàng da ở những người nhiễm bệnh. Nhưng ông tin rằng sốt rét là do một rối loạn trong bốn loại dịch của cơ thể. Theo ông, sốt cách nhật là hậu quả của việc mất cân bằng mật vàng (yellow bile)1; sốt cách ba ngày là do thừa mật đen (black bile), và sốt tái phát hàng ngày là do thừa đờm và sự bất thường trong máu là nguyên nhân gây nên sốt liên tục. Galen cho rằng cần phải lấy lại được sự cân bằng dịch thông thường thông qua chảy máu, tẩy ruột, hoặc tốt hơn là, bằng cả hai cách trên. Những nguyên lý này vẫn được chấp nhận không hoài nghi trong tận 1500 năm tiếp theo. Dante [1265-1321] đã viết về bệnh sốt rét như sau: “Khi một người bắt đầu run rẩy vì cơn sốt cách 3 ngày sắp đến,/ khi móng tay đã tím nhợt/ và run khắp người, …. (tác phẩm Hoả ngục) Ông đã chết vì bệnh sốt rét. Nghệ sĩ Albrecht Dürer, người đã mắc sốt rét vào năm 1520 trongmột chuyến đi đến tỉnh Zeeland tại Hà Lan, đã tìm kiếm lời khuyêny tế bằng cách gửi cho bác sĩ của mình bản vẽ với nửa trên của cơ thể, với một ngón tay trỏ chỉ vào một điểm vàng trên lá lách, ám chỉ rằng ông cảm thấy đau ở vùng đó. William Shakespeare (1564–1616) đã dùng từ ague (từ tiếng Anh cho bệnh sốt rét) trong tám vở kịch của mình. Ví dụ, trong vở Giông tố (The Tempest) (Hồi II, Cảnh II), nô lệ Caliban đã nguyền rủa Prosper, chủ nhân của mình: “tất cả bệnh tật mà mặt trời hút lên/ Từ các loại đầm lầy,đổ lên đầu Prosper và khiến hắn ta / Dần dần bị nhiễm bệnh!” Sau đó, Caliban trở nên kinh hãi với sự biểu hiện bệnh của Stephano, người đã nhầm lẫn sự run rẩy và mê sảng của anh ta là sự tấn công của bệnh sốt rét, đã cố chữa các triệu chứng bằng rượu: “… (anh ấy) đã bị, tôi cho đó là, sốt rét … anh ấy đang run rẩyvà nói năng không còn tỉnh táo. Anh ấy nên nếm chai rượu của tôi: nếu anh ta chưa từng say trước đây nó sẽ gần như tiêu diệt căn bệnh đó… Mở miệng anh ra: thứ này sẽ giúp anh hết run… nếu tất cả rượu trong chai này của tôi giúp anh hồi phục, tôi sẽ giúp anh ta khỏi bệnh. Chú thích
1: Theo y học thời trung cổ, 4 chất dịch chính trong cơ thể là máu (blood), đờm (phlegm), mật vàng (yellow bile) và mật đen (black bile) Tài liệu tham khảo
1.http://www.k-state.edu/parasitology/classes/625protozoa34.html 2.http://stevenlehrer.com/explorers/images/explor1.pdf 3.http://bmj.bmjjournals.com/cgi/content/full/319/7225/1642 4.http://history.amedd.army.mil/booksdocs/wwii/Malaria/chapterI.htm 5.http://www.malariavaccine.org/files/FS_Malaria-Military_9-15-04.pdf 6.http://www.va.gov/OAA/pocketcard/vietnam_summary.asp 7.http://www.telegraph.co.uk/news/main.jhtml?xml=/news/2003/11/16/wsino116.xml 8.http://www.newadvent.org/cathen/11355a.htm 9.http://library.thinkquest.org/04oct/01041/campaign.html 10.http://homepages.rootsweb.com/~cousin/html/p208.htm 11.http://history.boisestate.edu/hy309/Germany/10.html 12.http://www.libertyindia.org/pdfs/malaria_climatechange2002.pdf 13.http://www.abc.net.au/worldtoday/content/2005/s1421899.htm
|