Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 0 9 0 2
Số người đang truy cập
4 8 2
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Hành trình khám phá khoa học về lĩnh vực sốt rét (Phần 3)

Năm 1881, khi nghe về phát hiện “Bacillus malariae” của Klebs và Tommasi-Crudeli, ông đã cố gắng một lần nữa nhưng chưa thể phân lập được vi khuẩn từ máu của bệnh nhân sốt rét. Sau khi chuyển đến Hồng Kông vào tháng 12.1883, ông biết được khám phá của Laveran vào năm 1884 và ngay lập tức bắt tay vào việc xác định KSTSR của chính mình, nhưng lại thất bại. Sau khi trở về Scotland vào năm 1889, ông gia nhập Hiệp hội Bệnh viện Seamen ở London vào năm 1890, nơi ông có thể lấy các mẫu máu của các thủy thủ từ khắp nơi trên thế giới. Cuối cùng ông cũng đã có thể xác định KSTSR của Laveran và ông đã nghiên cứu các quan sát của Golgi, Laveran và những người khác. Sau đó, ông hài lòng khẳng định rằng thực sự có một số loài KSTSR có thể lây nhiễm cho con người, mỗi loài có hình dạng riêng và tạo ra các triệu chứng và dấu hiệu riêng.

Điều đặc biệt hấp dẫn đối với Manson là "exflagellation_thoát roi", hình thành bởi thể hình trứng của các phần phụ rất nhỏ hình roi được báo cáo lần đầu tiên bởi Laveran. Manson không đồng ý với lý thuyết “death spasm_co thắt gây tử vong”. Đối với ông, giai đoạn thoát roi điển hình cho giai đoạn khác trong sự phát triển của KSTSR. Ông giải thích: “Vì thể hình roi chỉ xuất hiện khi máu của bệnh nhân sốt rét ra ngoài cơ thể, nên mục đích của chúng phải là tiếp tục cuộc sống của KSTSR ở thế giới bên ngoài”. Logic này đã kích thích ông tìm kiếm một hình dạng ngoài cơ thể của giun chỉ ở bệnh phù chân voi và đã trực tiếp dẫn đến việc phát hiện ra muỗi là véc-tơ truyền bệnh. Ngoài ra, bác sĩ người Mỹ, Theobald Smith và nhà dịch tễ học F. L. Kilborne đã chứng minh vào năm 1893 rằng bệnh sốt gia súc ở Texas do KST gây ra thông qua giai đoạn phát triển ở bọ ve trên gia súc và truyền bệnh và năm 1894, David Bruce, cán bộ y tế người Anh, đã xác định Trypanosome là sinh vật gây bệnh và loài ruồi Tsetse là vector truyền bệnh cho bệnh truyền nhiễm ở động vật châu Phi, gọi là bệnh “Nagana”.

Lập luận bằng cách tương tự với những phát hiện của Smith, Kilborne và Bruce, Manson đã đưa ra giả thuyết về cơ chế lây truyền bệnh sốt rét. Theo lược đồ schema của ông, khi một con muỗi đốt người mắc bệnh sốt rét, thể hình roi của KSTSR Plasmodiumkết thúc trong dạ dày của muỗi. Từ đó, nó di chuyển đến các mô - nơi nó phát triển thành thể có khả năng lây nhiễm cho người khác. Nhưng Manson đã mắc sai lầm khi đưa ra giả thuyết làm thế nào KSTSR truyền từ muỗi sang trở lại người vì các nhà côn trùng học vào thời điểm đó tin rằng loài côn trùng này đã chết sau khi đẻ trứng trong nước.




Hình
11. Một số tài liệu cổ được ghi chép quá trình nghiên cứu của sốt rét

Theo giả thuyết của Manson, các KSTSR đã ra khỏi cơ thể của con muỗi đã chết và được truyền qua nạn nhân tiếp theo do nguồn nước ô nhiễm. Vì vậy, anh ta đã hoàn thành gọn gàng một mảnh ghép khác, nhưng vẫn buộc phải quay trở lại với quan niệm Hippocrates cũ cho rằng bệnh sốt rét là do uống phải nước tù đọng. Lý thuyết mới về sự lây truyền bệnh sốt rét này đã nhanh chóng được công bố. Để được chấp nhận, Manson háo hức nhận lời mời thuyết trình và thảo luận về nó. Cơ sở khoa học xem xét lý thuyết này là suy đoán quá mức và Manson đã không thể nắm bắt được những con muỗi mang mầm bệnh sốt rét để giúp anh ta đưa ra lập luận của mình. Ông đã nộp đơn xin một khoản tài trợ khoa học để ông có thể đi nước ngoài đến khu vực có sốt rét lưu hành và thu thập bằng chứng mà ông cần, nhưng không có tiền. Tuy nhiên, Manson là một giáo viên và người nghiên cứu không biết mệt mỏi, danh tiếng của ông là một chuyên gia y học nhiệt đới. Những người trẻ tuổi trở về từ những vùng xa xôi của Đế quốc đã xin lời khuyên của ông về y học và một trong những người này là bác sĩ phẫu thuật Ronald Ross thuộc Dịch vụ Y tế Ấn Độ.

Ronald Ross là một bác sĩ bất đắc dĩ, người đã hy vọng cách mạng hóa toán học, ông sáng tác thơ, nhạc, kịch và tiểu thuyết và tự mình chi tiền xuất bản, nhưng được Manson khuyến khích về nghiên cứu và cuối cùng đã mang đến cho ông giải thưởng Nobel! Ross đã bắt đầu các thí nghiệm khoa học của mình mà không cần đọc nhiều tài liệu chuyên môn đã có vào thời điểm đó, ông đã tự mình biết hầu hết mọi thứ! Những con muỗi mà ôngđã bắt gặp ngay sau khi hạ cánh xuống Ấn Độ đã ám ảnh ông đến hết đời. Trong thời gian làm việc tại nhiều bệnh viện ở Ấn Độ, Ross đã nghiên cứu rất chi tiết về loài côn trùng này và nhận thấy nhiều sự thật về thói quen và môi trường sống của chúng bên cạnh việc tìm ra vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Công việc này đã mở đường cho các nỗ lực phòng chống bệnh sốt rét sau này.

Ross tham gia Dịch vụ Y tế Ấn Độ vào năm 1881 và trong những năm đầu tiên, ông buộc phải tiêu diệt muỗi. Bên ngoài khu nhà gỗ của mình, ông thấy muỗi sinh sản trong một cái thùng, di chuyển theo đàn tấn công vào ông qua cửa sổ đang mở. Ross đã giải quyết vấn đề này bằng cách lật đổ thùng chứa nước. Ông viết rằng: “Khi tôi nói với người phụ tá về điều kỳ diệu này và chỉ ra ngôi nhà lộn xộn này có thể đuổi muỗi bằng cách tương tự (chúng đang sinh sản trong các chậu ngoài vườn, trong các hộp thiếc dưới bàn ăn và thậm chí trong những lọ hoa). Ông đã quan sát như vậy ở nhiều nơi và điều này sau đó giúp ông giải thích rằng bệnh sốt rét không bắt nguồn từ các đầm lầy như người ta vẫn tin, nhưng từ các bình, lọ và các chậu chứa nước khắp mọi nơi!

Năm 1892, Ross biết đến phát hiện của Laveran nhưng không thể nhìn thấy KSTSR thậm chí sau khi trải qua nhiều giờ soi trên kính hiển vi các lam máu. Hoàn toàn bực tức, ông đã mạnh mẽ đặt câu hỏi về những quan sát của Laveran và thậm chí còn tự hỏi liệu có thể người này đã làm sai lệch dữ liệu của ông ta hay không! Khi đến Anh lần thứ hai vào năm 1894, ông nói với các đồng nghiệp của mình về việc ông không nhìn thấy những gì Laveran đã mô tả. Họ đã đưa ông đến gặp TS. Patrick Manson. Ross đã dành nhiều giờ đi theo Manson tại Bệnh viện Seamen và phòng khám tư của Manson. Ở đó, lần đầu tiên Ross có thể xác định vị trí của các KSTSR nhỏ bé dưới kính hiển vi. Manson rất ấn tượng với cậu sinh viên năng nổ, háo hức này và giải thích các ý tưởng của mình cho Ross vào một buổi chiều tháng 11 năm 1894: “Cậu có biết không,” ông nhận xét với Ross khi cả hai đang đi trong bệnh viện, “Tôi đã hình thành một giả thuyết rằng muỗi mang KST sốt rét chỉ khi chúng mang KST giun chỉ.” Cuộc gặp gỡ với TS.Manson đã thay đổi cuộc đời ông mãi mãi. Manson đã hướng dẫn Ross trong suốt quá trình nghiên cứu, đề xuất các bước tiếp cận mới, khuyến khích Ross khi ông ấy trở nên chán nản và giúp đỡ ông bất cứ khi nào cấp trên cản trở ông.

Hai người liên tục trao đổi ý kiến, đầu tiên là trực tiếp và sau đó là qua thư từ.

Manson gợi ý rằng các sợi filament trong hình thể lưỡi liềm thực sự là cơ thể sống và con muỗi hút các hình thể lưỡi liềm có sợi filament vào dạ dày của nó trong khi hút máu củaBNSR. Các sợi filament tiếp tục di chuyển qua dạ dày vào các mô của côn trùng. Sau khi muỗi đẻ trứng, “các bào tử hình roi” nổi lên trong nước, sẵn sàng lây nhiễm cho bất kỳ ai đến uống nước.Các lý thuyết này đã mang lại cho Manson những danh hiệu “pathological Jules Verne” và “Mosquito Manson” đã khiến chàng trai trẻ Ross sự phấn khích. Đột nhiên sự nổi tiếng mà ông đã không có sau nhiều năm viết thơ, viết nhạc, viết kịch, viết tiểu thuyết. Ông phải chứng minh những gì Manson đã trình bày như là đúng tuyệt đối. Ông đã làm điều đó với một sự nhiệt tình gần như điên cuồng.

Theo hướng dẫn của Manson, R. Ross đã bắt được những con muỗi phổ biến và thử cho chúng đốt bệnh nhân sốt rét. Nhưng chúng không đốt bất cứ ai, kể cả R. Ross. R. Ross lý luận rằng các con muỗi bị bắt có lẽ quá sợ hãi để đốt người. Vì vậy, ông đã nuôi những con muỗi mới từ những ấu trùng và vẫn không có may mắn. Ông đã đưa bệnh nhân ra dưới nắng nóng “để họ tỏa mùi cơ thể”, nhưng không có gì xảy ra. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1895, ngày sinh nhật của R. Ross, một cơn mưa lớn làm ướt giường và màn của một bệnh nhân sốt rét, bị đói do ẩm ướt, muỗi đã tấn công bệnh nhân một cách ồ ạt. R. Ross chộp lấy bốn con trong số chúng, lấy máu của chúng trên lam kính và quan sát nó bằng kính hiển vi.

Đúng như Manson đã tiên đoán, có các KSTSR. Để chắc chắn về kết quả, R. Ross đã thử thí nghiệm tương tự với sáu con muỗi nữa vào ngày hôm sau. Ông đã nói với Manson: “Mọi điểm mà ngài dự đoán dường như đều trở thành sự thật. Chắc chắn không có gì trái với lý thuyết. Ký sinh trùng có trong máu của muỗi và hơn thế nữa, chúng dường như có số lượng nhiều hơn trong máu từ ngón tay. Ngoài ra, sự phát triển của các hình thể lưỡi liềm và sự hình thành thể hình roi,dường như thích hợp điều kiện trong dạ dày của muỗi. Đúng vậy, quá trình biến đổi hình lưỡi liềm- hình cầu - hình roi diễn ra bên trong cơ thể muỗi ở mức độ lớn hơn nhiều so với các mẫu máu ngón tay”.

Manson ngay lập tức viết lại với nhiều hướng dẫn hơn. Ông khuyên: “Hãy để muỗi đốt những người mắc bệnh sốt rét và thả những con muỗi đó vào một chai nước và để chúng đẻ trứng và nở ra ấu trùng. Sau đó đưachai nước có muỗi đó cho người khác uống”. Vì vậy, Ross đã cho bốn con muỗi đốt một bệnh nhân tên là Abdul Kadir. Sau đó những con côn trùng này được giữ lại trong một chai nước cho đến khi chúng chết. Sau khi lời hứa về khoản thù lao phù hợp, Lutchman, người phục vụ R. Ross, được thuyết phục uống chai nước này. R. Ross lo lắng chờ đợi trong mười ngày để Lutchman trở nên sốt. Vào ngày thứ mười một, Lutchman kêu đau đầu và được phát hiện có nhiệt độ tăng nhẹ. Rất hào hứng, R. Ross đã đưa đối tượng thử nghiệm của mình nhập viện và sốt ruột ngồi bên anh ta, đo nhiệt độ của anh ta sau mỗi ba mươi phút. Không có KST nào được tìm thấy trong máu của anh ta. Lutchman có lẽ chỉ bị cúm và hồi phục hoàn toàn vài ngày sau đó. Ross lặp lại thí nghiệm với các tình nguyện viên khác và những người đàn ông này hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi uống phải chai nước có muỗi.

Trong khi đó vào năm 1896, Amico Bignami, một nhà khoa học người Ý đã cố gắng chứng minh lý thuyết về muỗi của Manson ở người. Bignami bắt muỗi từ các khu vực có tỷ lệ mắc sốt rét cao và cho chúng đốt những người khỏe mạnh, nhưng ông đã thất bại và điều này đã gây ra một số tai tiếng cho lý thuyết về muỗi.

Những thất bại lặp đi lặp lại trong việc giới thiệu bệnh sốt rét do nguồn nước có muỗi' đã khiến R. Ross đặt câu hỏi về lý thuyết của Manson.Vì vậy, ông bắt đầu xây dựng lý thuyết của riêng mình. R. Ross nhận thấy: “Muỗi cái luôn “tiêm” một lượng nhỏ chất lỏng vào vết đốt của mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu KST xâm nhập vào hệ thống bằng cách này?” Để kiểm tra điều này, Ross cho những con muỗi đã hút máu bệnh nhân sốt rét đốt vào người khỏe mạnh. Không có gì xảy ra. Thí nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần, không gây ra cơn sốt. Vẫn đầy nhiệt huyết, ông đã truyền đạt ý tưởng mới của mình cho Manson.Tuy nhiên, Manson chưa hiểu biết hoàn toàn về hành vi của muỗi. Tin rằng côn trùng này chỉ đốt một lần trong đời, ông tin rằng R. Ross không thể đúng. Ông viết lại: “Theo dõi trùng roi và quên ý tưởng điên rồ này đi”.


Hình 12

Vào tháng 02 năm 1897, R. Ross có thể quan sát số phận thực sự của trùng roi. Trong một lam máu, ông thấy hai KST gần nhau. Loại thứ nhất có hình roi, trong khi loại thứ hai, có hình cầu và không phân đốt, có một hình roi đơnđang ngọ nguậy từ từ bên trong. Nếu Ross bắt đầu sớm hơn một chút, ông có thể quan sát được hình roi này phát ra từ KST thứ nhất xâm nhập vào KST thứ hai và do đó nhận thức được bản chất thực sự của quá trình. Nhưng từ vị trí thuận lợi của mình, ông phỏng đoán rằng hình roi đơn đang ngọ nguậy này đang cố thoát khỏi thể hình cầu hơn là thụ tinh. Khi McCallum ở Baltimore diễn giải chính xác quá trình vài tuần sau đó, Ross vô cùng xấu hổ và “luôn cảm thấy bị hổ thẹn là một nhà khoa học” vì đã diễn giải sai quan sát của chính mình.

Khi các thí nghiệm của ông không mang lại kết quả mong muốn, R. Ross đã tìm thấy nguồn cảm hứng khi đọc lại bài báo gốc của Manson về bệnh giun chỉ, đã nhắc nhở về thực tế là chỉ có một loài muỗi có khả năng mang bệnh giun chỉ. Manson cũng đã gợi ý rằng mỗi dạng Plasmodia sốt rét có thể đòi hỏi một loài muỗi cụ thể. R. Ross chợt nhận ra mình đã sử dụng nhầm loài muỗi. Hầu hết các ca mắc của ông là sốt rét do P. falciparum và ông đã liên tục sử dụng loài muỗi phổ biến trong nhà. Sau khi nghiên cứu thêm, R. Ross đã có thể tìm ra các loài muỗi khác. Ông gọi nó là “muỗi có cánh lốm đốm”, không có ống thở và nằm song song với mặt nước ở dạng ấu trùng. Con trưởng thành đậu với cái đuôi hướng lên trên.

Một bệnh nhân mắc sốt rét tên là Hussein Khan là đối tượng thử nghiệm đầu tiên. Ross đã thả hàng chục con muỗi này vào màn của giường ngủ Hussein Khan và bắt từng con sau khi hút máu no vào một cái chai riêng. Hai con muỗi sau đó đã được kiểm tra ngay lập tức, hai ngày sau các con còn lại được giải phẫu. Nhiều con muỗi đã chết trong đêm và nhanh chóng bị phân hủy. Trong tất cả chúng, R. Ross không tìm thấy gì.

Vào ngày 20 tháng 8 năm 1897, R. Ross mệt mỏi, chán nản đã giải phẫu một trong hai con muỗi còn lại. Ngay khi sắp bỏ cuộc, ông nhận thấy một cấu trúc kỳ lạ trong các tế bào ở dạ dày của chúng: Một tế bào hình tròn gần như hoàn hảo chứa một nhóm các hạt sắc tố đen rất giống với những hạt được tìm thấy ở KSTSR được tìm thấy trong các lam máu. Gần đó là các tế bào hình tròn giống hệt nhau. Ngây ngấtvới niềm vui, R. Ross viết “Các vòng tròn đó trong thành dạ dày của muỗi - các vòng tròn đó với những chấm sắc tố đen, chúng không thể là thứ gì khác ngoài KSTSR đang phát triển ở đó”. Vào ngày 21 tháng 8, ông giải phẫu và kiểm tra con muỗi cuối cùng, và một lần nữa nhìn thấy những vòng tròn chứa đầy sắc tố. Với điều này, ông đã chứng minh rằng KSTSR đã phát triển trong ruột muỗi. Báo cáo của ông“On some peculiar pigmented cells found in two mosquitoes fed o­n malarial blood (Về một số tế bào sắc tố đặc biệt được tìm thấy ở hai con muỗi hút máu trên bệnh nhân sốt rét)” được đăng trên Tạp chí Y học Anh số ra ngày 18 tháng 12 năm 1897.

Ngay sau đó, anh ta được chuyển đến Kherwara ở vùng sa mạc Rajasthan, một nơi hầu như không có ca mắc sốt rét nào. Tuy nhiên, R. Ross đã không phai nhạt, ông biết về các nghiên cứu của Danielewsky về bệnh sốt rét ở chim và đã tự mình xác minh rằng một số loài chim bồ câu mang mầm bệnh. Vào thời điểm đó, nhiều nhà sinh vật học tin rằng muỗi không tấn công các loài chim. Sau các nghiên cứu ở chim bồ câu, chim sẻ và quạ, R. Ross đã xác minh rằng chim thực sự bị muỗi đốt cũng như bởi các loài côn trùng khác.

Ông lại được chuyển đến Calcutta vào tháng 2 năm 1898, nhưng ông không thể kiếm được cáctình nguyện viên để tiếp tục công việc của mình. Vì vậy, R. Ross lại chuyển sang nghiên cứu về bệnh sốt rét ở chim.Ông có một trợ lý tài ba tên là Mohammed Bux, người đã đem về rất nhiều chim sẻ, chiền chiện và quạ còn sống. Cho muỗi chui vào những cái lồng được phủ màn. Gần như ngay lập tức R. Ross có thể chứng minh rằng Plasmodium truyền từ chim sang muỗi, giống như nó đã truyền ở người. Hơn nữa, các tế bào hình tròn, có sắc tố tương tự sẽ hình thành trong thành dạ dày của côn trùng này. Chỉ có một sự khác biệt đã được ghi nhận. Muỗi màu xám thông thường là vật mang mầm bệnh sốt rét ở chim. Loài véc-tơ có cánh nâu lốm đốm gây sốt rét ở người không thể bị nhiễm bệnh do KSTSR ở chim.Nhưng làm thế nào mà KSTSRlây truyền từ muỗi sang chim? Theo lý thuyết của Manson, KSTSR trong nước có muỗi đã chết trong khi đẻ trứng. R. Ross kiểm tra lý thuyết này bằng cách cho những con chim sẻ khỏe mạnh ăn muỗi bị nhiễm bệnh. Kết quả là những con chim vẫn không bị sốt rét.

Câu trả lời thực sự cuối cùng đã xuất hiện khi R. Ross tiếp tục nghiên cứu các con muỗi bị nhiễm bệnh. Khi các tế bào hình tròn trong dạ dày muỗi to ra, các hạt sắc tố phát triển thành các cơ thể hình roi nhỏ. Chẳng mấy chốc, R. Ross phát hiện ra rằng các tế bào hình tròn trong dạ dày của muỗi bị vỡ ra và các roi di chuyển đến ngực của muỗi. Vào ngày 04.7.1898, R. Ross phát hiện ra điểm đến cuối cùng của chúng, kiểm tra phần đầu của muỗi, ông chú ý tuyến nước bọt chứa đầy các roi khiến nó rung lên. Đây là câu trả lời. Sốt rét được truyền lại qua các con chim trong nước bọt của muỗi khi chúng đốt hút máu. R. Ross viết rằng phát hiện đáng chú ý này "đã đưa ông đứng lên". Để xác minh lần cuối, ông cử Mohammed Bux đi bắt một đàn chim sẻ khỏe mạnh. Cho muỗi hút máu những con chim bị mắc bệnh và đốt những con khỏe mạnh này. Trong vài ngày, máu của những con chim bị đốt chứa đầy KSTSR!

Manson nhận được tin tức tại một cuộc họp của về Bệnh nhiệt đới “Tropical Diseases Section:, Hiệp hội Y khoa Anh (British Medical Association). Khi ông đọc báo cáo của R. Ross trước các đại biểu, nó đã tạo ra sự phấn khích tột độ. Manson phát biểu: “Tôi chắc rằng mọi người sẽ đồng ý với tôi. Với thế giới y học, thậm chí có thể nói là nhân loại, vô cùng mắc nợ Bác sĩ Thiếu tá R. Ross vì những gì ông ấy đã làm và tôi chắc chắn mọi người sẽ đồng ý với tôi rằng mọi sự khuyến khích và hỗ trợ nên được dành cho nhà nghiên cứu chăm chỉ, thông minh và thành công để tiếp tục công việc của mình”. Nhưng điều đó đã không xảy ra, R. Ross đã không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào như vậy và bị ghê tởm, ông quyết định từ bỏ mọi công việc về nghiên cứu bệnh sốt rét của mình và quay trở lại Anh.Nhưng mọi thứ đã khác tại Ý, nơi bệnh sốt rét đang mất kiểm soát ở Campagna của La Mã. Vào giữa thế kỷ 19, bất kỳ nhà khoa học nào muốn nghiên cứu về căn bệnh này đều được đảm bảo về sự hỗ trợ tài chính từ các nhà công nghiệp và nông nghiệp người Ý.

Robert Koch, người đã bắt đầu quan tâm đến bệnh sốt rét và vai trò của muỗi trong chuyến thăm đến Ấn Độ năm 1883, đã khơi dậy mối quan tâm của ông về chủ đề này và vào năm 1898, ông đã đến Ý để thử và chứng minh rằng bệnh sốt rét ở người là do muỗi đốt. Nhưng ông cũng không thành công trong nỗ lực của mình, giống như Bignami vì ông không tin rằng một loài muỗi cụ thể là cần thiết để truyền bệnh sốt rét cho người. Koch cũng nghĩ rằng muỗi con thừa hưởng ký sinh trùng từ muỗi mẹ của chúng, có lẽ dựa trên những quan sát của Theobald Smith liên quan đến sự lây truyền ở bọ ve của bệnh sốt gia súc tại Texas.

Vào tháng 9 năm 1898, bác sĩ người Ý Giovanni Battista Grassi báo cáo rằng loài côn trùng này, Anopheles claviger là vật mang mầm bệnh sốt rét ở người. Bằng chứng thu được bằng một thí nghiệm ở người. Đối tượng, ông Abele Sola là bệnh nhân trong sáu năm tại BV Holy Spirit, trên đỉnh một trong những ngọn đồi ở Rome. Sốt rét chưa bao giờ xuất hiện ở xung quanh khu vực này và muỗi Anopheles cũng vậy. Với sự đồng ý của ông Sola, Grassi, Amico Bignami và TS.Giuseppe Bastianelli, bác sĩ bệnh viện đã đưa ông Sola vào căn phòng có muỗi Anopheles mỗi buổi tối trong mười đêm. Vào ngày thứ mười một, bệnh nhân có sốt ớn lạnh. Kiểm tra máu của ông ấy cho thấy một số lượng lớn KST Plasmodia. Grassi viết: “Trường hợp của Sola không gây chú ý đối với chúng tôi, nhưng chắc chắn rằng muỗi có thể mang bệnh sốt rét, đến một nơi không có muỗi trong tự nhiên, đến một nơi chưa từng xảy ra ca bệnh sốt rét nào, đến một người chưa bao giờ mắc bệnh sốt rét – Ông Sola!”.

Việc Grassi lặp lại thí nghiệm thành công trên những bệnh nhân khác bằng cách nào đó đã bị rò rỉ. Các tờ báo đã phẫn nộ và hàm ý rằng Grassi đang gây nguy hiểm một cách tàn nhẫn đến tính mạng của những người thí nghiệm. Anh đã phớt lờ và tiếp tục công việc của mình.Để bác bỏ khẳng định của Robert Koch rằng muỗi Anophele con thừa hưởng bệnh sốt rét từ mẹ của chúng, Grassi đã nuôi muỗi Anopheles từ trứng, như R. Ross đã thực hiện ở tất cả thí nghiệm của ông trước đó. Sau đó, ông để muỗi đốt mình và 6 tình nguyện viên khác. Tất cả vẫn không bị sốt rét.

Chu kỳ hoàn chỉnh của P. falciparum được Grassi, Bignami và Bastianelli quan sát vào năm 1899 và trong cùng năm đó, Bastianelli và Bignami đã đạt được thành tích tương tự với P. vivax. Các nghiên cứu ở Ý về chu kỳ hình thành bào tử của bệnh sốt rét đã được tóm tắt trong một Chuyên khảo cổ điển của Grassi năm 1900.Trong quá trình thí nghiệm của mình, Grassi đã đọc các bài báo của Ronald Ross về bệnh sốt rét ở chim. Nhưng khi ông xuất bản, ông đã thất bại để tạo lòng tin của Ross. Ross đã rất tức giận, hoàn toàn cho rằng Grassi đang cố đánh cắp khám phá của mình, R. Ross đã gửi những lá thư giận dữ đến các tạp chí đã đăng các bài báo của Grassi, khẳng định rằng Grassi là một kẻ lừa đảo, một kẻ lừa đảo rẻ tiền, một kẻ sống nhờ vào ý tưởng của người khác. Grassi trả lời bằng những từ ngữ gay gắt không kém. Bức thư trở nên xấu xa đến mức các biên tập viên tạp chí, sợ bị bôi nhọ, nên đã do dự trong việc công bố các bức thư.

Nhưng Ross và Grassi không ngừng thù hận. Cả hai tranh thủ sự trợ giúp của cơ quan chức năng về y học nhiệt đới. R. Ross có thể nhận được những lá thư từ TS. T. Edmundston Charles, một nhà quan sát người Anh về công việc của người Ý ở Rome. Sử dụng bằng chứng này, R. Ross khẳng định rằng Grassi đã biết về các nghiên cứu về bệnh sốt rét ở chim, mặc dù sau đó Grassi đã phủ nhận nhận thức đó. Khi R. Ross không thể tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách có nội dung về trường hợp của mình chống lại đối thủ người Ý, ông đã tự chi trả cho việc in ấn, mang tác phẩm đến hai nhà xuất bản. Cuộc xung đột gay gắt này kéo dài hơn hai thập kỷ. Nhưng Ủy ban Giải thưởng Nobel (Nobel Prize Committee) đã không gặp khó khăn trong việc quyết định ai xứng đáng được công nhận và Grassi đã bị phớt lờ hoặc bác bỏ tư cách là tác giả của một chú thích quan trọng cho khám phá của R. Ross.

Trong khi đó, Patrick Manson lặp lại thí nghiệm của Grassi trên những người tình nguyện chọn lọc. Năm 1900, Manson sắp xếp cho ba người Trường Y học Nhiệt đới Luân Đôn nghỉ hè gần Ostia ở Roman Campagna. Họ dành cả ngày cho các chuyến tham quan ở các khu vực lân cận, nhưng mỗi đêm họ nằm dưới lều chống muỗi đặc biệt, nơi họ nghỉ ngơi cho đến khi mặt trời mọc. Cả ba đều không mắc bệnh, mặc dù việc truyền bệnh sốt rét vẫn tiếp tục ở mức cao tại các vùng lân cận và nhiều người xung quanh họ mắc bệnh sốt rét. Kết quả này đã được kịch tính hóa bởi số phận của một đội cảnh sát được cử đến từ Rome để truy bắt một tên tội phạm ở Campagna. Mặc dù họ chỉ ở lại Campagna trong một ngày, nhưng tất cả các cảnh sát đều mắc bệnh sốt rét ngay sau khi trở về Rome.

Phần thứ hai của thí nghiệm Manson là đáng sợ nhất, mặc dù nó đã kết thúc một cách vui vẻ. Manson đã bắt những con muỗi còn sống, có KSTSR và cho đốt chính đứa con trai khỏe mạnh của mình, P. Thurburn Manson. Trong mười bốn ngày, cậu sinh viên y khoa trẻ tuổi mắc bệnh sốt rét P. vivax điển hình. Sau đó, George Warren, trợ lý phòng thí nghiệm của Manson, cho một vài con muỗi bị nhiễm bệnh đốt anh ta, nhận xét rằng sẽ “rất đáng tiếc nếu lãng phí chúng”. Anh ta mắc bệnh sốt rét quá nhanh. Cả hai thanh niên đều sống sót sau khi điều trị bằng quinine. Sau khi những kết quả này được báo cáo trên các tờ báo và tạp chí trên toàn thế giới, sự kháng cự cuối cùng đối với lý thuyết muỗi cuối cùng đã sụp đổ. Thí nghiệm này cũng đã chứng minh là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về sự tái phát của bệnh sốt rét do P. vivax. Sau khi điều trị, chàng trai trẻ Manson tiếp tục có sức khỏe tốt cho đến 9 tháng sau anh ta bị tái phát mà chính anh ta đã báo cáo chi tiết vào năm 1901. Một tình nguyện viên khác trong cùng khoảng thời gian, Thiếu tá C. F. Fearnside, người cũng có trải nghiệm bệnh tái phát tương tự, ông đã báo cáo năm 1903.

Vào năm 1900, Battista Grassi, sau khi quan sát thấy sự khác biệt về hình thái giữa nhân của thoa trùng và thể tư dưỡng của tế bào hồng cầu nhỏ nhất, nên đã đưa ra giả thuyết rằng giai đoạn trung gian sẽ xảy ra giữa hai thể và thoa trùng không phát triển trực tiếp các KST trong máu. Năm 1900, Bignami và Bastianelli phát hiện ra rằng chúng không thể gây bệnh cho một người bằng máu chỉ chứa các giao bào. Ba năm sau, vào năm 1903, trong một bài báo đáng nhớ về P. vivax, Fritz Schaudinn đã mô tả chi tiết quá trình xâm nhập của thoa trùng vào hồng cầu. Trong bài báo mà qua ba thập kỷ được xem một tác phẩm kinh điển về bệnh sốt rét, ông coi giả thuyết của Grassi là không chắc có thực.

Năm 1902, Fritz Schaudinntuyên bố rằng thoa trùng P. vivax xâm nhập vào hồng cầu. Các hình vẽ kèm theo của Schaudinn thậm chí còn cho thấy sự xâm nhập của thoa trùng sốt rét vào tế bào hồng cầu. Những nghi ngờ đầu tiên về lý thuyết của Schaudinn đến từ các trung tâm điều trị sốt rét đang điều trị bệnh nhân mắc bệnh giang mai ảnh hưởng hệ thần kinh. Để điều trị bệnh, hầu hết P. vivaxlà do tiêm trực tiếp máu bị nhiễm bệnh hoặc do muỗi đốt đã truyền các thoa trùng.

Yorke và Macfie đã chứng minh vào năm 1924 và Yorke chứng minh vào năm 1925 rằng có sự khác biệt trong đáp ứng với liệu pháp điều trị nhiễm bệnh do truyền máu và do truyền thoa trùng gây ra. Các bệnh nhân do truyền máu được điều trị dứt điểm bằng quinin nhưng nhiễm bệnh do thoa trùng tái phát sau khi dùng liệu pháp tương tự. Năm 1931, James đề xuất rằng các thoa trùng, sau khi được truyền do muỗi, được đưa đến các cơ quan nội tạng nơi chúng xâm nhập vào các tế bào lưới nội mô và trải qua một chu kỳ phát triển với việc sản sinh sau cùng các merozoite ký sinh trong các tế bào hồng cầu. Đề xuất này chủ yếu dựa trên thực tế là các phác đồ điều trị được biết là có hiệu quả điều trị bệnh sốt rét không thể điều trị khỏi bệnh trong thời gian ủ bệnh. Người ta giải thích rằng nếu thoa trùng xâm nhập trực tiếp vào tế bào hồng cầu và trở thành thể tư dưỡng và thể phân liệt, chúng sẽ bị tiêu diệt bởi thuốc và không hoạt động.

Năm 1935, Huff và Bloom đã chứng minh rõ ràng các giai đoạn ngoại hồng cầu là một phần cơ bản trong vòng đời của KSTSR ở chim, P. elongatum. Khi dữ liệu về ký sinh trùng mô cố định từ các loài chim được tích lũy, chủ yếu là nghiên cứu của James và Tate (1937) và các nghiên cứu được thực hiện xuất sắc của Huff và đồng nghiệp của ông (1943 đến 1948), rõ ràng là một chu kỳ như vậy cũng sẽ xảy ra ở sốt rét loài động vật linh trưởng.

Năm 1946, Sapero đưa ra bằng chứng giả định về mối liên hệ giữa các giai đoạn mô cố định và tái phát. Ngài Neil Hamilton Fairley ở Úc năm 1947 cho thấy rằng máu của các tình nguyện viên được tiêm một số lượng lớn thoa trùng P. vivax có khả năng lây nhiễm cho các tình nguyện viên khác chỉ trong 30 phút. Sau đó, máu trở nên “vô trùng” cho đến 7 ngày sau một lần nữa nó lại lây nhiễm cho các tình nguyện viên.

Năm 1948, Coatney và Cooper báo cáo rằng dẫn suất 8-aminoquinoline(pimaquine hay tafenoquine ngày nay) và thuốc hạ đường huyết có hoạt tính chống lại các dạng ngoại hồng cầu của bệnh sốt rét ở người và khỉ. Năm 1947, Garnham phát hiện ra thể phân liệt ngoại hồng cầu của KST liên quan Hepatocystis kochi.và trong năm 1948, Shortt & Garnham(Viện Nghiên cứu Ross của Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn, Anh) và Malamos đã công bố phát hiện mang tính bước ngoặt của họ về cơ thể giống như nang, chứa hàng nghìn merozoite, trong gan của một con khỉ Rhesus - loài khỉ nâu Ấn Độbị đốt 102 ngày trước với 500 con muỗi.Cả Shortt và Garnham là bác sĩ-nhà tự nhiên học và là nhà nghiên cứu động vật nguyên sinh được biết đến có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành động vật nguyên sinh y học.

Henry Edward Shortt(1887-1987) đã làm việc cho Dịch vụ Y tế Ấn Độ trong những năm đầu tiên của mình. Ông có nhiều mối quan tâm khác nhau - từ ký sinh trùng đơn bào, hổ, cá hồi cho đến loài ruồi.SR. Christophers và Shortt đã thực hiện điều tra sốt rét khoa học đầu tiên trong chiến tranh trong giai đoạn 1914-1918, dựa trên các cuộc điều tra về bệnh sốt rét trước đó của Christophers ở Ấn Độ. Sau đó Shortt làm việc tại Dịch vụ Y tế Ấn Độ, đảm nhận Giám đốc Viện Y tế Dự phòng King, Madras từ năm 1935-1939. Tổng Thanh tra Bệnh viện Dân sự và Nhà tù ở Assam trong Thế chiến II và sau đó là Giáo sư chuyên ngành Ký sinh trùng tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn từ năm 1945-1951. Shortt rất hào phóng và quan tâm đến các đồng nghiệp và sinh viên của mình. Vào thời điểm ông thực hiện nghiên cứu nổi tiếng về bệnh sốt rét, ông đã gần nghỉ hưu.

Percy Cyril Claude Garnham (1901-1994) thuộc Dịch vụ Y tế Đông Phi là một người có gu thẩm mỹ, trượt tuyết và chơi đàn Cello. Ông rất thoải mái khi thảo luận về nhà hát, opera và văn học cũng như khi anh ấy giải thích một cách uyên bác về cuộc sống và thời đại của Haemosporidia. Năm 1947, ông trở lại London để làm việc tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, nơi này ông trở thành Trưởng khoa Ký sinh trùng và Giáo sư Động vật nguyên sinh Y học tại Đại học London. Shortt và Garnham được nhận Giải thưởng Quỹ Darling của WHO vào năm 1951. Năm 1970, Garnham được vinh danh với sự bổ nhiệm bất thường và đánh giá cao với tư cách là Viện sĩ Giáo hoàng, Viện Hàn lâm Khoa học, tại Vatican.

Mặc dù tái phát bệnh được biết đến từ thời xưa và Pel năm 1886 và Golgi năm 1893 và Thayer năm 1897 đã đưa ra một số gợi ý về vấn đề này, nơi ẩn náu của ký sinh trùng, trong thời gian dài khi bệnh nhân âm tính về mặt lâm sàng và ký sinh trùng, đã được tranh luận trong nhiều năm. Năm 1926, thậm chí trước khi vòng đời đầy đủ của ký sinh trùng sốt rét được tiết lộ, Marchoux đã đưa ra ba cơ chế có thể giải thích cho sự tái phát: (i) quá trình sinh sản đơn tính của giao bào cái; (ii) sự tồn tại của thể phân liệt với số lượng nhỏ trong máu nơi sự nhân lên của chúng bị ức chế bởi khả năng miễn dịch và khả năng miễn dịch này biến mất; và (iii) tái kích hoạt của cơ thể bao nang trong máu. Lý thuyết về sự sinh sản đơn tính của các giao bào được đưa ra với Bignami và Bastianelli vào năm 1900 và một lần nữa với Gainham vào năm 1930 vì không thể lây nhiễm cho những người có máu chỉ mang giao bào.Lý thuyết thứ hai, nhiễm bệnh giai đoạn máu dai dẳng, được đề xuất bởi Ross và Thompson vào năm 1910 và cũng bởi Corradetti và đúng với P. malariae, có thể tồn tại trong máu ở mức không thể phát hiện được trong nhiều năm.

Năm 1946, Shute, người bịnhiễm bệnh do số lượng lớn muỗi sốt rét vivaxtrong phương pháp điều trị của bệnh neurosyphilis (bệnh giang mai nhiễm hệ thần kinh), nhận thấy rằng, mặc dù những con muỗi mang bệnh hút máu bệnh nhân, nhưng không phải lúc nào bệnh nhân cũng bị nhiễm sốt rét ngay lập tức, mặc dù các triệu chứng sẽ xuất hiện vài tháng sau đó. Ông nghiên cứu điều này là do một “ký sinh trùng đang ngủ”. Năm 1947, Sapero đề xuất rằng có lẽ có mối liên hệ tồn tại giữa giai đoạn mô chưa được phát hiện ở bệnh nhân sốt rét và hiện tượng tái phát.

Trong thí nghiệm của họ, tại phòng thí nghiệm gần St. Albans, Hertfordshire, Shortt và Garnham đã đặt một con khỉ nâu vào một cái lồng có 500 con muỗi mang thoa trùng Plasmodium cynomolgi (các thí nghiệm trước đây đã dùng từ 20 đến 100 con). Dung dịch diệt muỗi được tiêm vào cơ và ngực của con khỉ. Với thí nghiệm táo bạo của mình, họ đã giải quyết được một bí ẩn hàng thế kỷ - nguồn gốc của tái phát bệnh ký sinh trùng sốt rét. P.G. Shute và Sir Gordon Covell, đã đặt việc phát hiện ra giai đoạn gan ngoại hồng cầu (exoerythrocytic_EE) của KST sốt rét ở động vật có vú trong bối cảnh lịch sử như sau: “Cũng giống như tên của R. Ross sẽ mãi mãi gắn liền với phát hiện muỗi truyền bệnh sốt rét, vậy nên tên của Shortt và Garnham được ghi nhớ liên quan đến giai đoạn mô đầu tiên của KSTSR”. Để kiểm tra điều này ở người, một bệnh nhân bị liệt nhẹ được điều trị sốt rét P. vivax được sử dụng. Bệnh nhân và vợ của ông đồng ý các bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết gan, 7 ngày sau khi ông bị muỗi có mầm bệnh đốt. Vào lúc 5 giờ sáng, Tiến sĩ Shortt lấy được mảnh gan, vội vã đến phòng thí nghiệm của ông và làm việc cho đến 11 giờ đêm hôm đó. Giai đoạn mô của P. vivaxđược chứng minh bởi Shortt, Garnham, Covell và Shute vào năm 1948. Sau đó, các dạng tiền hồng cầu tương tự đã được chứng minh cho P. falciparum (Shortt và các cộng sự, 1949; Jeffery và cộng sự, 1952). Các giai đoạn mô của P. ovale (Garnham và cộng sự, 1954) và P. malariae (Bray, 1959) cũng được xác định sau đó.

Việc chứng minh các giai đoạn ngoại hồng cầu của sốt rét ở loài chim và động vật linh trưởng cho biết nơi ẩn náu của KST và mở ra những đề xuất mới để giải thích hiện tượng tái phát của bệnh sốt rét. Với báo cáo về thể phân liệt ngoại hồng cầu trong gan khỉ 3 tháng rưỡi tuổi sau khi Shortt và Garnham tiêm thoa trùng năm 1948, người ta cho rằng có mối quan hệ trực tiếp tồn tại giữa các giai đoạn mô cố định và bệnh tái phát thực sự. Nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, tham gia vào liệu pháp điều trị thử nghiệm bệnh sốt rét, đã dự đoán rằng giai đoạn ngoại hồng cầu của KST là nguyên nhân gây ra bệnh tái phát lâu dài trong Shannon và Earle năm 1945 và Fairleynăm 1947 đã đưara giai đoạn mô dai dẳng không tồn tại và các nhà nghiên cứu này cũng như Huffnăm 1947 đã ủng hộ quan điểm rằng giai đoạn mô dai dẳng là nguồn gốc của KST ở các đợt tái phát điển hình. Khi nghiên cứu của Coatney và Coopernăm 1948cho thấy truyền máu lượng lớn trong quá trình bệnh tiềm tàng, sau khi điều trị đợt đầu, không gây bệnh cho người nhận, mặc dù người hiến máu tái phát bệnh sau đó. Nghiên cứu được kết hợp với việc chứng minh thể phân liệt ngoại hồng cầu sau 3,5tháng rưỡi tiêm thoa trùng, hầu hết các nhà nghiên cứu xem tái phát bệnh đã hoàn tất.

Cơ chế cụ thể đưa ra là các merozoite từ thể phân liệt ngoại hồng cầu trưởng thành xâm nhập vào các tế bào hồng cầu, tạo ra các đặc điểm lâm sàng và KSTSR quen thuộc của bệnh sốt rét. Các merozoite phát ra từ thể phân liệt trưởng thành sẽ xâm chiếm lại các tế bào nhu mô gan trong một chu kỳ liên tiếp ít hay nhiều liên tục cho đến khi khả năng miễn dịch suy yếu cho phép chúng xâm nhập hồng cầu và bắt đầu một chu kỳ máu khác. Khái niệm này của Shortt và Garnham đã được chấp nhận rộng rãi như là lời giải thích hợp lý nhất cho việc xuất hiện các đợt tái phát ở một số loài nhất định gây sốt rét ở người và khỉ nhưng chưa tính đến một số quan sát sau đó.

Năm 1977, Lysenko và cộng sự đưa ra một loạt cơ sở lập luận để giải thích hiện tượng thời gian ủ bệnh lâu và tái phát. Họ đưa ra giả thuyết rằng thời gian phát triển tiền hồng cầu của là một đặc điểm nhiều hình thái được kiểm soát bởi một số vị trí gien và các thoa trùng được chia thành hai nhóm kiểu hình phức tạp, chẳng hạn thể phát triển chậm và thể phát triển nhanh được Ungureanu và cộng sự nghiên cứu năm 1976. Giai đoạn mô tiềm ẩn được phát hiện bởi Krotoski và cộng sự trong gan của một con khỉ bị mắc bệnh nặng năm 1980.


Hình 13

Năm 1981, Krotoski và cộng sự đã mô tả thể tiền hồng cầu 48 giờ bằng cách sử dụng phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp (indirect fluorescent antibody_IFA). Việc sử dụng thường xuyên kỹ thuật này để kiểm tra gan của khỉ bị mắc bệnh nặng cuối cùng dẫn đến việc phát hiện ra giai đoạn không có nhân của KSTSR được tìm thấy đầu tiên sau 7 ngày mắc bệnh ở động vật đã mắc bệnh năm 1982. Các thể không nhân này, được tìm thấy bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang và được nhuộm Giemsa-colophonium, được cho là giai đoạn tiềm tàng của KSTSR. Các thí nghiệm được thực hiện để chứng minh bản chất thực sự của thể này và sau đó Bray và cộng sự đã phát hiện ra năm 1985, nó có mặt từ 3-229 ngày sau khi tiêm thoa trùng và hầu như không thay đổi trong suốt thời gian đó. Phát hiện này nhằm nhấn mạnh bản chất tiềm ẩn của giai đoạn này, được Garnham đặt tên là giai đoạn thể ngủ vào năm 1977.

Năm 1985, Krotoski, Garnham, Bray và cộng sự đã chứng minh rằng thể ngủ thực sự có mặt ở hai chủng , lần đầu tiên chứng minh như vậy ở các loài sốt rét ở người. Để xác định liệu thể ngủ có xuất hiện ở sốt rét không tái phát hay không, Krotoski và Collins đã kiểm tra các mẫu sinh thiết gan của khỉ mắc bệnh với phương pháp IFA và không thấy thể ngủ nào. Do đó, thể ngủ được chứng minh loài Plasmodium gây sốt rét tái phát và không được tìm thấy ở loài Plasmodium gây sốt rét không tái phát. Các giai đoạn này được cho là không hoạt động, có mặt trong 229 ngày sau khi tiêm thoa trùng và không nghi ngờ bản chất của sốt rét. Tuy nhiên, để phù hợp với lịch sử nghiên cứu bệnh sốt rét, lý thuyết này đã có những lời gièm pha.

Năm 1981, Shortt - một trong những người đầu tiên phát hiện ra các giai đoạn mô của bệnh sốt rét, đã đặt vấn đề với báo cáo sơ bộ về việc phát hiện ra thể ngủ. Ông đặt câu hỏi về bản chất sốt rét của chúng, suy đoán rằng chúng có thể là chất gây ô nhiễm từ muỗi (microsporidia, nấm ký sinh, v.v.) hoặc thậm chí là merozoites từ thể phân liệt ban đầu đã tái xâm nhập tế bào gan.

Sự phản đối của ông đã được Garnham trả lời một cách có hệ thống trong một bài trả lời đã xuất bản. Năm 1985, Bray và cộng sự đã ghi nhận một thể ngủ của P. cynomolgi có hai nhân vào lúc 49 ngày sau khi tiêm thoa trùng cho thấy thể phân chia. Năm 1989, Atkinson và cộng sự đã công bố ảnh chụp cấu trúc kính hiển vi điện tử của thể ngủ. Người đầu tiên quan sát thấy thể ngủ trong nuôi cấy là Hollingdale và cộng sựnăm 1985. Họ đã quan sát thấy ký sinh trùng P. vivax không phân chia dai dẳng trong các tế bào ung thư gan nuôi cấy mà mãi đến năm 1975 William Trager nuôi cấy P. falciparum bên trong tế bào hồng cầu.

Năm 1911, Brown phân biệt melanin với sắc tố sốt rét bằng cách suy luận nguồn gốc hematin của sắc tố sốt rét sau đó và tuyên bố rằng sắc tố đen sốt rét khó có thể là hematin nguyên chất mà phải chứa tạp chất. Ông cho biết hoạt động của một enzym phân giải protein trên hemoglobin là phương thức có thể xảy ra nhất để tạo ra sắc tố sốt rét. Tranh cãi về thành phần sinh hóa của hemozoin tiếp tục trong hơn 80 năm cho đến những năm 1990, khi một số nhà nghiên cứu cho thấy hemozoin chỉ bao gồm heme (sắc tố đỏ) được sắp xếp theo cấu trúc tinh thể. Chỉ sau đó, sự hình thành hemozoin (có màu sẫm) được chứng minh là mục tiêu của các loại thuốc điều trị sốt rét được sử dụng rộng rãi như chloroquine và quinine.

Năm 1973, bảo vệ con người đối với sốt rét bằng vaccine lần đầu tiên được báo cáo. Tuy nhiên, vaccine bao gồm các vết đốt của khoảng một nghìn con muỗi bị nhiễm KSTSR đã được chiếu tia X. Trong khoảng 20 năm, sự tiến triển diễn ra chủ yếu ở các mô hình thử nghiệm hơn là các thử nghiệm vaccine ở người. Năm 1987, TS. Manuel Elkin Patarroyo, một nhà hóa sinh người Colombia, đã phát triển vaccine SPf66 tổng hợp đầu tiên chống lại KSTP. falciparum. Nhưng các thử nghiệm giai đoạn III cho thấy thiếu hiệu quả. Trong 5 năm qua, nhiều vaccine ứng cử đã được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng.

Trình tự bộ gen của An. gambiaeP. falciparum đã được công bố vào năm 2002 và của P. vivaxP. knowlesi vào năm 2008.

Các xét nghiệm chẩn đoán mới hơn được phát triển đối với bệnh sốt rét. Becton và Dickenson đã phát triển một kỹ thuật nhuộm huỳnh quang bằng cách sử dụng ống mao dẫn được gọi là kỹ thuật Quantitative Buffy Coat vào năm 1991-92. Xét nghiệm bằng que nhúng nhanh, không kính hiển vi được phát triển dựa trên việc phát hiện các kháng nguyên khác nhau của KST sốt rét. P. falciparum Histidine Rich Protein II (Rock và cộng sự, 1987), enzyme Plasmodium aldolase (Meier và cộng sự 1992) và parasite Lactate dehydrogenase (pLDH) (Makler và cộng sự 1998) là những kháng nguyên đặc hiệu được sử dụng cho các xét nghiệm này.


CÁC GIẢI NOBEL VỀ NGHIÊN CỨU SỐT RÉT

Có 4 giải Nobel về các nghiên cứu liên quan bệnh sốt rét cho đến nay

Ronald Ross (1857-1932) năm 1902: “Đối với nghiên cứu của ông về sốt rét, ông đã cho biết làm thế nào KST xâm nhập vào cơ thể và theo đó đã đặt nền móng cho nghiên cứu thành công về căn bệnh này và các biện pháp chống lại nó”. Ronald Ross đã chứng minh nang trứng của KSTSR trong thành ruột của con muỗi vào ngày 20 tháng 8 năm 1897 tại Secunderabad, Ấn Độ.

 

Alphonse Laveran (1845-1922) năm 1907: “Để ghi nhận công trình nghiên cứu của ông về vai trò của sinh vật đơn bào trong việc gây ra các bệnh”. Laveran là người đầu tiên nhận thấy ký sinh trùng trong máu của một bệnh nhân mắc bệnh sốt rét vào ngày 6 tháng 11 năm 1880 tại Constantine, Algeria.

 

Julius Wagner-Jauregg (1857-1949) năm 1927: “Cho khám phá của ông về giá trị của liệu pháp điều trị tiêm KSTSR trong điều trị chứng mất trí phân liệt (dementia paralytica)”. Là giáo sư tâm thần học và thần kinh học ở Vienna (Áo), Wagner-Jauregg đã phát triển các phương pháp điều trị chứng liệt toàn thân (giai đoạn tiến triển của bệnh giang maithần kinh) bằng cách gây sốt thông qua việc cố ý lây nhiễm KSTSR cho bệnh nhân. Phương pháp này đã được sử dụng trong những năm 1920 và 1930. Vào những năm 1940, sự ra đời của penicillin và các phương pháp điều trị hiện đại hơn đã khiến “liệu pháp điều trị sốt rét” trở nên lỗi thời.

 

Paul Hermann Müller, (1899-1965) vào năm 1948: “Cho khám phá của ông về hiệu lực cao của thuốc DDT như là chất độc qua tiếp xúc chống lại các động vật chân khớp.”

 

Camillo Golginăm 1906: Nghiên cứu về hệ thần kinh: Camillo Golgi, 1906: Golgi đã chia sẻ giải thưởng Nobel với Santiago Ramón Cajal cho các nghiên cứu của họ về cấu trúc của hệ thần kinh. Golgi đã có những đóng góp đáng kể cho nghiên cứu bệnh sốt rét.

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://stevenlehrer.com/explorers/images/explor1.pdf

2.http://www.wiley-vch.de/books/biopoly/pdf_v09/vol09_13.pdf

3.http://164.67.39.27/168-2005/intro_files/ppt/intro.ppt

4.See Marchiafava’s biography

5.Moody A. Rapid Diagnostic Tests for Malaria Parasites Clin Microbiol Rev. 2002 January; 15(1): 66-78.

6.Robert E Sinden. Malaria, mosquitoes and the legacy of Ronald Ross. At http://www.who.int/bulletin/volumes/85/11/04-020735/en/index.html

7.Moorthy VS, Good MF, Hill AVS. Malaria vaccine developments. Lancet. 2004;363:150–56. Available at http://www.malariavaccineroadmap.net/pdfs/developments.pdf

8.Desowitz RS. The fate of sporozoites. Bull World Health Organ 2000;78(12)

9.Capanna E. Grassi versus Ross: who solved the riddle of malaria? Int. Microbiol. 2006;9(1)

10.http://biology.bard.edu/ferguson/course/nsci102/Lecture_24.pdf

11.http://www.wiley-vch.de/books/biopoly/pdf_v09/vol09_13.pdf

12.http://etd.fcla.edu/CF/CFE0000100/DaSilva_Thiago_G_200407_MS.pdf

13.http://memorias.ioc.fiocruz.br/994/historicalreview.pdf

14.http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=358221

15.http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=96166

16.Shortt HE, Garnham PCC. Demonstration of a persisting exo-erythrocytic cycle in Plasmodium cynomolgi and its bearing o­n the production of relapses.

17.Structure: A Scientific Biography of Camillo Golgi. NEJM. 344 (14):1102.

18.http://time-proxy.yaga.com/time/archive/preview/0,10987,798416,00.html

19.http://www.who.int/docstore/bulletin/pdf/2000/issue12/classics.pdf

20.Holt RA, Subramanian GM, Halpern A et al. The genome sequence of the malaria mosquito Anopheles gambiaeScience. 4 Oct 2002;298(5591):129-49

21.The malaria genome and beyond. Nature. 3 October 2002.

22.Jane M. Carlton, John H. Adams, Joana C. Silva et al. Comparative genomics of the neglected human malaria parasite Plasmodium vivaxNature. October 2008;455:757-763. Full text at http://www.nature.com/nature/journal/v455/n7214/pdf/nature07327.pdf

23.Pain A, Böhme U, Berry AE et al. The genome of the simian and human malaria parasite Plasmodium knowlesiNature. October 2008;455:799-803.

24.http://www.cdc.gov/malaria/features/index_20041220.htm

25.http://nobelprize.org/medicine/educational/malaria/readmore/history.html

26.Chidanand Rajghatta. India’s Nobel connections.

Ngày 07/03/2023
CN. Võ Thị Như Quỳnh& TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích