Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 3 1 6 6
Số người đang truy cập
4 6 0
 Chuyên đề Dịch tễ học
Duy trì tính bền vững sau giai đoạn loại trừ sốt rét

Sau giai đoạn loại trừ sốt rét, việc tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống và đề phòng sốt rét quay trở lại, nhằm duy trì tính bền vững LTSR đã và đang đặt ra nhiều thách thức và khó khăn cho các quốc gia hiện nay.

Có thể thấy, hiện nay tốc độ loại trừ sốt rét đã đang giảm sút so với những kế hoạch và kịch bản mà các chuyên gia đã tính toán, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong những năm qua. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong hai năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế-xã hội, cũng như là các chương trình y tế toàn cầu. Trong đó, chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét (LTSR) cũng không ngoại lệ. Gần 2 năm kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, các quốc gia có sốt rét lưu hành (SRLH) đã báo cáo hơn 101 triệu trường hợp bệnh (THB) và 2,4 triệu ca tử vong do COVID-19. Trong tháng 4 năm 2020, những tháng đầu của đại dịch COVID-19, WHOvà các đối tác đã có những phân tích dự báo về số trường hợp tử vong do sốt rét (SR) sẽ tăng gấp đôi nếu tình huống xấu nhất do sự gian đoạn cung ứng các dịch vụ phòng chống sốt rét (PCSR) do tác động của đại dịch Covid-19. Với thực tế đó, các quốc gia đã không ngừng nổ lực để thích ứng và thực hiện các hướng dẫn của WHO để duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu cho sốt rét, nhằm hạn chế ít nhất các ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra.

Tuy nhiên, theo ghi nhận mới nhất năm 2021, ước tính có khoảng 247 triệu THBSR tại 84 quốc gia/vùng lãnh thổ SRLH, tăng so với 245 triệu THBSR vào năm 2020, hầu hết sự gia tăng tập trung ở các nước khu vực Châu Phi, ước tính có khoảng 234 triệu THB vào năm 2021, chiếm khoảng 95% THB toàn cầu. Và khi so với dữ liệu của chiến lược kỹ thuật toàn cầu của bệnh sốt rét 2016-2030 (GTS), năm 2015 ước tính có 224 triệu THBSR, như vậy có thể thấy mục tiêu giảm ít nhất 40% THBSR vào năm 2020 đã không hoàn thành.


Hình 1. So sánh tiến trình sốt rét hiện nay và các kịch bản theo chiến lược GTS.

Tốc độ giảm THBSR đã đang chậm lai, và có xu hướng gia tăng từ năm 2020. Điều này cho thấy, cần thiết phải tiếp tục nỗ lực để giảm số người mắc bệnh và thúc đẩy để sớm tiếp cận mục tiêulà không còn bệnh sốt rét trên toàn cầu. Bên cạnh đó, việc đề phòng sốt rét quay trở lại (ĐPSRTL) ở những vùng đã loại trừ cũng rất cần thiết, do đó việc sử dụng các biện pháp và chiến lược phù hợp để ĐPSRTL có ý nghĩa sống còn với các quốc gia đã được công nhận trong việc duy trì tính bền vững LTSR.

Thực tế trong lịch sử đã ghi nhận tình trạng sốt rét quay trở lại (reintroduction) tại một số quốc gia sau khi công nhận LTSR, hoặc ở một số quốc gia sau thời gian dài không có ghi nhận sốt rét nội địa (chưa công nhận LTSR) thì đã có sự bùng phát trở lại sốt rét.

Chẳng hạn tại Hàn Quốc, bệnh sốt rét do Plasmodium vivax là một trong những bệnh ký sinh trùng lưu hành cao nhất tại Bán đảo Triều Tiên. Cho đến những năm 1970, bệnh sốt rét do P.vivax hiếm khi trực tiếp gây chết người và được kiểm soát thông qua Chương trình của Chính phủ Hàn Quốc do Cơ quan Phòng chống Sốt rét Quốc gia quản lý kết hợp với Chương trình Phòng chống Sốt rét Toàn cầu của WHO. Bệnh sốt rétP.vivax đã xuất hiện trở lại vào năm 1993 gần Khu phi quân sự giữa Nam và Bắc Triều Tiên (Demilitarized Zone-DMZ) và kể từ đó đã trở thành một bệnh truyền nhiễm đặc hữu hiện đang gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng thông qua sự lây truyền tại địa phương ở Hàn Quốc.


Hình 2. Thực trạng sốt rét tại Hàn Quốc, 1963-2016
Nguồn: Division of infectious disease, Yonsei university college of medicine.

Giải thích hợp lý duy nhất cho điều này là sự phát tán của muỗi nhiễm thoa trùng đến Hàn Quốc từ Bắc Triều Tiên. “Các nỗ lực chống sốt rét không đầy đủ của Triều Tiên” cũng có thể là lý do cho sự bùng phát trở lại cùng với các yếu tố dịch tễ học, chẳng hạn như vận tốc gió, nhiệt độ và độ ẩm. Kháng hoá chất diệt côn trùng và đa dạng di truyền cũng được coi là một lý do, vì một nghiên cứu trước đây đã báo cáo khả năng kháng thuốc diệt côn trùng ở 70% số muỗi ở DMZ. Tỷ lệ mắc sốt rét tăng nhanh sau lần xuất hiện ca bệnh trở lại đầu tiên vào năm 1993 và đạt đỉnh điểm vào năm 2000.

Để Hàn Quốc đạt được mục tiêu LTSR, điều quan trọng là phải thiết lập mối quan hệ cho các hoạt động hợp tác xuyên biên giới với Triều Tiên, xem xét tái áp dụng biện pháp phát hiện ca bệnh chủ động, như đã được sử dụng trong những năm 1960 và 1970, có một hệ thống giám sát chuyên sâuvới quyền truy cập vào mọi thông tin về các trường hợp sốt rét, dữ liệu dịch tễ học và côn trùng học, sự di chuyển của con người, kiểu gen của ký sinh trùng... Tuy nhiên, việc không có nguồn tài chính bền vững để LTSR và đặc điểm của hai chủng P. vivax với thời gian ủ bệnh tương đối khác biệt ở Bắc Triều Tiên có thể gián tiếp làm giảm tốc độ của nỗ lực LTSR tại Hàn Quốc. Năm 2018, chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập một kế hoạch hành động 5 năm, được tài trợ hoàn toàn bởi chính phủđể đạt được chứng nhận LTSR. Cải thiện các hoạt động phòng chống, thực hiện kiểm soát véc tơ tại DMZ và hợp tác xuyên biên giới là những thách thức quan trọng cần phải đối mặt.

Một ví dụ khác, tại Sri Lanka. Nước này đã chuyển từ giai đoạn tiền LTSR sang giai đoạn LTSR, với ca bệnh sốt rét nội địa cuối cùng được báo cáo vào tháng 11 năm 2012. Duy trì không có ca bệnh nào trong hơn 3 năm liên tiếp, Sri Lanka được WHO chứng nhận LTSR vào tháng 9/2016.Là một quốc gia có nguy cơ sốt rét lan truyền trở lại cao do khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, ĐPSRQTL vẫn là một thách thức ở quốc gia này. Hơn nữa, do khả năng thụ cảm của các quần thểvéc tơ chínhvẫn còn cao trong giai đoạn ĐPCRQTL và tính dễ bị tổn thương cao của người dân do các trường hợp sốt rét ngoại lai được báo cáo, Sri Lanka luôn có nguy cơ tái phát bệnh sốt rét. Điều này còn phức tạp hơn với sự hiện diện của Anopheles stephensitừ quận Mannar ở Sri Lanka, mộtvéc tơ truyền bệnh sốt rét ở khu đô thị. Do đó, Chiến dịch phòng chống sốt rét (AMC) của Sri Lanka cam kết ngăn chặn sốt rét quay trở lại tại đảo quốc này.

Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2018, trường hợpmắc bệnh sốt rét P. vivax lây truyền tại địa phương(được phân loại là trường hợp thứ truyền) đã được báo cáotại Siyambalanduwa, Quận Moneragala kể từ khi được công nhận LTSR. Tuy nhiên, sự lây truyền tiếp theo từ trường hợp này đã được ngăn chặn thành công thông qua hệ thống phản ứng nhanh, kiểm soát véc tơ và quản lý ca bệnh của Chiến dịch Phòng chống Sốt rét (Anti Malaria Campaign-AMC). Kể từ khi ca bệnh thứ truyền được báo cáo vào năm 2018, trọng tâm mới của chiến dịch AMC đã chuyển từ giai đoạn đề phòng sốt rét tái lan truyền (Prevention of Re-introduction) sang giai đoạn đề phòng sốt rét quay trở lại (Prevention of Re-establishment-POR).Một khó khăn lớn đối với chiến lược ĐPSRQTL ở Sri Lanka là nhu cầu cạnh tranh về nguồn lực chăm sóc sức khỏe. Chẳng hạn như sự xuất hiện của các bệnh dịch, cũng như sự ưu tiên cho các chương trình y tế khác, nên sau khi nhận được chứng nhận LTSR từ WHO thì các cam kết chính trị và nguồn tài chính được định hướng cho những chương trình y tế khác. Do đó, AMC cũng đã tìm cách giải quyết để đạt được các nguồn lực cần thiết nhằm duy trì bền vững của chương trình ĐPSRQTL tại Sri Lanka.

Gần đây nhất, Trung Quốc đã được công nhận LTSR từ WHO vào tháng 6/2021. Mặc dùđã đạt được thành cônglớn trong chương trình LTSR kể từ năm 2010, nhưngvẫn còn một chặng đường dài phía trước để củng cố những thành tựu đã đạt được.

Bảng. Số lượng ca bệnh ngoại lai tại Trung Quốc, 2012-2018


Việc các trường hợp bệnh ngoại lai (đóng vai trò là nguồn lây nhiễm) được phát hiện gần như hàng ngày với số lượng lớn và các véc tơ sốt rét chính vẫn tồn tại, nên Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nguy cơ lâu dài có thể xảy ra việc tái phát bệnh sốt rét nội địa. Hơn nữa, có những yếu tố sinh tháiphức tạp dọc theo các khu vực biên giới giáp ranh với 4 quốc gia Đông Nam Á đã khiến vấn đề càng thêm phức tạp. Trong những năm gần đây, các trường hợp ngoại lai từ Châu Phi hoặc Đông Nam Á chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số các trường hợp được báo cáo: nguyên nhân là do ngày càng có nhiều người lao động và doanh nhân trở về từ các vùng sốt rét lưu hành. Do đó, cần có sự hợp tác mạnh mẽ giữa nhiều ngành để cải thiện việc quản lý các trường hợp ngoại lai, đặc biệt là giữa các ngành hải quan, y tế và giáo dục. Hơn nữa, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia có bệnh sốt rét lưu hành, chẳng hạn như hợp tác giữa tỉnh Vân Nam với Myanmar và Trung Quốc-Châu Phi, rất được khuyến khích.

Khả năng chẩn đoán sốt rét không đầy đủ trong các cộng đồng, nơi các trường hợp sốt rét hiếm khi hoặc không bao giờ xảy ra,cũng là một thách thức lớn trong việc duy trì tình trạng không có bệnh sốt rét ở Trung Quốc. Vì vậy, cần liên tục nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về phát hiện, chẩn đoán, điều trị và ứng phó với bệnh sốt rét để tránh phát hiện ca bệnh chậm trễ. Ngoài ra, các phương pháp thay thế, chẳng hạn như xét nghiệm bằng các test chẩn đoán nhanh (RDTs), nên được chuẩn bị như các công cụ bổ sung, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, khó tiếp cận.

Tình trạng kháng thuốc sốt rét cũng đáng báo động. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo Plasmodium falciparum kháng Artemisinin, cũng như P. vivax kháng Chloroquine, Antifolate và các liệu pháp điều trị khác. Các chủng ký sinh trùng kháng thuốc có thể góp phần làm lan rộng tình trạng kháng thuốc trên toàn thế giới. Các trường hợp sốt rét ngoại lai đang gia tăng, và điều quan trọng là phải hình thành các phương pháp giám sát, phòng ngừa và quản lý kháng thuốc chống sốt rét nhằm giảm nguy cơ lan truyền sốt rét trở lại khi có ca bệnh ngoại lai xâm nhập.Ngoài ra, kháng hóa chất diệt côn trùng đã trở thành một trở ngại lớn đối với việc kiểm soát và LTSR. Câu hỏi làm thế nào để trì hoãn sự lây lan của kháng hóa chất diệt côn trùng là rất quan trọng để phát triển và triển khai các chiến lược, công cụ kiểm soát véc tơ hiệu quả.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các bệnh dịch khác cũng đã tác động rất lớn đến chương trình ĐPSRQTL, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong những năm qua. Nhiều quốc gia đã có các kế hoạch hành động khác nhau, và thường sẽ tích hợp chương trình ĐPSRQTL với các chương trình phòng chống bệnh dịch khác.

Một nghiên cứu tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc khi thí điểm áp dụng việc tích hợp các chương trình phòng chống dịch vớichương trình ĐPSRQTL. Cụ thể, nhằm ngăn chặn các ca nhiễm Covid-19 xâm nhập, Trung Quốc đã thực hiện chiến lược quản lý vòng kín, với sự hợp tác của hải quan, nhập cư, sở y tế và các sở khác, bao gồm xét nghiệm axit nucleic (NAT) đối với hội chứng hô hấp cấp tính nặng do virút corona 2 (SARS-CoV-2) vàtheo dõi y tế đối với những người có tiền sử du lịch nước ngoài tại các trạm kiểm dịch trong 14 ngày, sau đó là tự kiểm dịch có giám sát tại nhà của họ thêm 14 ngày nữa. Trong thời gian cách ly 28 ngày, khách du lịch phải trải qua xét nghiệm NAT đối với SARS-CoV-2 vào ngày 1, ngày 7, ngày 14 và ngày 28. Nếu khách du lịch trở về từ quốc gia lưu hành bệnh sốt rét, người quản lý chương trình sốt rét của địa phươngsẽ được thông báo để ghi nhận trường hợp này và tiến hành sàng lọc thêm bệnh sốt rét bằng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDTs) nếu xảy ra sốt không rõ nguyên nhân. Nghiên cứu đã cho thấy những thách thức hoạt động của chương trình ĐPSRQTL tích hợp với phòng chống bệnh Covid-19 bao gồm: việc thiếu SOP sàng lọc bệnh sốt rét trong quá trình cách ly, sự chậm trễ trong chăm sóc y tế cho bệnh nhân sốt rét, sự di chuyển rộng rãi của các nhà cung cấp dịch vụ y tế công cộng, những khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu về mốc thời gian của mô hình “1-3-7” tại Trung Quốc, và các hoạt động PCSR bị lãng quên do các ưu tiên cho hoạt động phòng chống Covid-19.Bên cạnh đó, chính các nhân viên y tế cũng cho thấy họ lo ngại về việc duy trì các hoạt động sốt rét trong bối cảnh phòng chống Covid-19 hiện tại vì họ cảm thấy rằng người dân và các nhà cung cấp dịch vụ y tế côngcó thể ưu tiên hơn cho Covid-19 và đã bỏ qua mối đe dọa của bệnh sốt rét. Các nhân viên y tế cũng nghĩ rằng không cần thiết phải nỗ lực phòng chống bệnh sốt rét vì bệnh này đã được loại trừ và hiếm khi gặp phải.

Những thách thức này cần được xem xét trong các nỗ lực của chương trình nhằm đạt được mục tiêu LTSR hoặc ĐPSRQLT.Nghiên cứu tích hợp hai chương trình này cũng cho thấy được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng y tế công cộngvới đầy đủ đội ngũ nhân viên y tế thực địa, được đào tạo để sàng lọc, xét nghiệm, truy vết người tiếp xúc và thực hiện truyền thông-giáo dục sức khỏe, tất cả đều rất quan trọng cho sự thành công của cả chương trình ĐPSRQTL sốt rét và kiểm soát hiệu quả Covid-19 tại Trung Quốc. Cuối cùng, ứng phó với đại dịch Covid-19 phải được coi là một cơ hội để tăng cường năng lực y tế công cộng (xét nghiệm, truy vết và cách ly) và năng lực của hệ thống y tế (cơ sở điều trị, thiết bị y tế và lực lượng chăm sóc sức khỏe), vốn rất quan trọng để sẵn sàng ứng phó với các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi trong tương lai.


Hình 3 Sơ đồ quy trìnhchương trình ĐPSRQTL tích hợp với phòng chống Covid-19tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

Có thể thấy,trong bối cảnh phòng chống các đại dịch mới nổi thì bất kỳ chương trình y tế nào cũng có thể bị gián đoán, trong đó chương trình ĐPSRQTL cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, nguồn ngân sách và nhân sự có thể được phân bổ lại từ các chương trình sốt rét và các chương trình y tế khác nhằm hỗ trợ để ứng phó với Covid-19; do đó, các nỗ lực kiểm soát và LTSR có thể bị cản trở hoặc bị lãng quên khi những nỗ lực lớn được thực hiện để kiểm soát đại dịch Covid-19. Các quốc gia đã loại trừ thành công bệnh sốt rét hoặc đang tiến gần đến việc LTSR phải đối mặt với nguy cơ bùng phát trở lại tương tự nếu các chương trình phòng chống sốt rétbị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19. Hiện tượng tương tự đã được báo cáo trong đợt bùng phát vi rút Ebola ở Tây Phi; số ca tử vong do sốt rét, HIV và bệnh lao gia tăng, và số ca tử vong do sốt rét trong đợt bùng phát dịch Ebola đã vượt quá số ca tử vong do vi rút Ebola tại các khu vực Tây Phi. Các yếu tố góp phần bao cho sự bùng phát bao gồm sự tử vong của nhân viên y tế, cơ sở y tế quá tải và nỗi sợ mắc bệnh tại các trung tâmy tế. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảngEbola chỉ ra rằng, các bên liên quan trong ngành y tế nên ngăn chặn sự gián đoạn của các chương trình sốt rét trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chương trình kiểm soát dịch bệnh trong tương lai, chẳng hạn như chương trình phòng chống Covid-19. Mặt khác, việc tích hợp chương trình ĐPSRQTL vào chương trình phòng chống đại dịch Covid-19nên dựa trên những điểm tương đồng trong xét nghiệm, truy vết tiếp xúc và giáo dục truyền thông một cách sáng tạo để duy trìchương trình ĐPSRQTL trong đại dịch Covid-19.

Để duy truỳ tính bền vững sau giai đoạn LTSR, chương trình sốt rét của các quốc gia cần phải:

1) Cung cấp hỗ trợ chính sách, ngay cả sau khi đạt được mốc không còn sốt rét. Tăng cường cam kết chính trị và sự lãnh đạo, cũng như các khoản đầu tư một cách bền vững, là điều cần thiết để triển khai chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hiệu quả kịp thời.

2) Duy trì tính liên tục của các hệ thống giám sát và đáp ứngvới sốt rét, cũng như có giới hạn thời gian để tất cả các ca bệnh mới phát hiệnđược theo dõi và đáp ứng nhanh chóng. Đặc biệt, điều tra và đáp ứng kịp thời với tất cả các ổ bệnh sốt rét để ngăn chặn sự bùng phát hoặc tái xuất hiện bệnh sốt rét nội địa trở lại.

3) Cải thiện phòng xét nghiệm tham chiếu và đào tạo kỹ thuật, đồng thời xây dựng và duy trì đội ngũcán bộ y tế chuyên nghiệp có thể thực hiện các biện pháp can thiệp và chương trình y tế khác nhau.

4) Tiếp tục hợp tác đa ngành giữa ngành y tếvà các ngành khác như thương mại, du lịch và hải quan, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn giữa các quốc gia lưu hành bệnh sốt rét có chung đường biên giới. Hiệu quả hơn nếu thực hiện giám sát chủ động và ứng phó chung bằng cách triển khai các hoạt động ưu tiên thông qua hợp tác.

5) Tiếp tụcnghiên cứu các hoạt chất mới và tích hợp giám sát/theo dõi hóa chất diệt côn trùng ngoài các phương pháp kiểm soát véc tơ cốt lõi.

6) Giám sát kháng thuốc sốt rét, đặc biệtthông qua theo dõi các chỉ điểm kháng thuốc sốt rét và giám sát hiệu quả thuốc tích hợp (iDES), đồng thời tiến hành giám sát thường quy các trường hợp sốt rét ngoại lai.

7) Cân nhắc điều chỉnhvà chủ động tích hợp chương trình ĐPSRQTL với các chương trình phòng chống dịch bệnh khác trong bối cảnh nhiều mối đe doạ từ các bệnh truyền nhiễm mới nổi hoặc tái nổi trong tương lai nhằm hạn chế sự gián đoạn của chương trình ĐPSRQTL.


Tài liệu tham khảo

1.Bahk YY, Lee H-W, Na B-K, Kim J, Jin K, Hong YS, et al. Epidemiological characteristics of re-emerging vivax malaria in the Republic of Korea (1993–2017). Korean J Parasitol. 2018;56:531–43.

2.Dharmasiri G, Perera AY, Harishchandra J, Herath H, Aravindan K, Jayasooriya HTR, Ranawaka GR, Hewavitharane M. First record of Anopheles stephensi in Sri Lanka: a potential challenge for prevention of malaria reintroduction. Malar J. 2017 Aug 10;16(1):326. doi: 10.1186/s12936-017-1977- 7. PMID: 28797253; PMCID: PMC5553605.

3.Feng XY, Levens J, Zhou XN. Protecting the gains of malaria elimination in China. Infect Dis Poverty 2020;9(1):43. http://dx.doi. org/10.1186/s40249-020-00661-y.

4.Hamel MJ, Slutsker L. Ebola: the hidden toll. Lancet Infect Dis. 2015;15(7):756-7.

5.Hi R. Can malaria be endemic in South Korea? Korean J Inf Dis. 1998;30:397–400.

6.Jeong SJ, Jang CW, Jeon JH, Kim GH, Shin EH, Ju YR, Chang KS. Insecticidal resistance and target gene mutation of Anopheles sinensis from four malaria risk areas in Republic of Korea. Korean Society of Applied Entomology. Fall conference, October 2016: 131.

7.Jian-Wei Xu, et al. (2015), "Risk Factors for Border Malaria in a Malaria Elimination Setting: A Retrospective Case-Control Study in Yunnan, China", Am. J. Trop. Med. Hyg. 99(3), 546-551.

8.Jun Feng, Hong Tu, Li Zhang, Zhigui Xia, Shuisen Zhou. Imported Malaria Cases — China, 2012–2018[J].China CDC Weekly, 2020, 2(17): 277-284.doi:10.46234/ccdcw2020.072 

9.Kang J-M, Lee J, Cho P-Y, Kim TI, Sohn W-M, Park J-W, et al. Dynamic changes ofPlasmodium vivaxpopulation structure in South Korea. Infect Genet Evol. 2016;45:90–4.

10.Karunaweera ND, Galappaththy GNL, Wirth DF. o­n the road to eliminate malaria in Sri Lanka: lessons from history, challenges, gaps in knowledge and research needs. Malar J. 2014;13:59.

11.Kho WG, Jang JY, Hong ST, Lee HW, Lee WJ, Lee JS. Border malaria characters of reemerging vivax malaria in the Republic of Korea. Korean J Parasitol. 1999;37:71–6.

12.Kim S, Park KB. A proposal to reduce malaria across the Korean Peninsula: another opportunity for Inter-Korean Cooperation. Commentary. 2019.

13.Lu, G., Cao, Y., Zhang, D.et al.Implementation and challenges to preventing the re-establishment of malaria in China in the COVID-19 era.Global Health18, 64 (2022). https://doi.org/10.1186/s12992-022-00858-w.

14.Nasir, S.M.I., Amarasekara, S., Wickremasinghe, R.et al.Prevention of re-establishment of malaria: historical perspective and future prospects.Malar J19, 452 (2020). https://doi.org/10.1186/s12936-020-03527-8

15.Pant SD, Chol KY, Tegegn Y, Mandal PP, Chol RK. Mass primaquine preventive treatment for control ofPlasmodium vivaxmalaria in the Democratic People’s Republic of Korea: a country success story. WHO South-East Asia J Public Health. 2014;3:75–80.

16.Parpia AS, Ndeffo-Mbah ML, Wenzel NS, Galvani AP. Effects of Response to 2014–2015 Ebola Outbreak o­n Deaths from Malaria, HIV/AIDS, and Tuberculosis. West Africa Emerg Infect Dis. 2016;22(3):433–41.

17.Plucinski MM, Guilavogui T, Sidikiba S, Diakite N, Diakite S, Dioubate M, Bah I, Hennessee I, Butts JK, Halsey ES, et al. Effect of the Ebola-virus-disease epidemic o­n malaria case management in Guinea, 2014: a cross-sectional survey of health facilities. Lancet Infect Dis. 2015;15(9):1017–23.

18.Premaratne R, Ortega L, Janakan N, Mendis KN. Malaria elimination in Sri Lanka: what it would take to reach the goal. WHO South-East Asia J Public Health. 2014;3:85–9.

19.Rogerson SJ, Beeson JG, Laman M, Poespoprodjo JR, William T, Simpson JA, Price RN, Investigators A. Identifying and combating the impacts of COVID-19 o­n malaria. BMC Med. 2020;18(1):239.

20.Schapira A, Kondrashin A. Prevention of re-establishment of malaria. Malar J. 2021 May 31;20(1):243. doi: 10.1186/s12936-021-03781-4. PMID: 34059072; PMCID: PMC8165810.

21.Thomas S, Ravishankaran S, Justin NAJA, Asokan A, Mathai MT, Valecha N, et al. Resting and feeding preferences ofAnopheles stephensiin an urban setting, perennial for malaria. Malar J. 2017;16:111.

22.Wang J, Xu C, Wong YK, He Y, Adegnika AA, Kremsner PG, Agnandji ST, Sall AA, Liang Z, Qiu C, et al. Preparedness is essential for malaria-endemic regions during the COVID-19 pandemic. Lancet. 2020;395(10230):1094–6.

23.Walker PG, White MT, Griffin JT, Reynolds A, Ferguson NM, Ghani AC. Malaria morbidity and mortality in Ebola-affected countries caused by decreased health-care capacity, and the potential effect of mitigation strategies: a modelling analysis. Lancet Infect Dis. 2015;15(7):825-32.

24.WHO (2014), Regional framework forprevention of malaria reintroduction and certification of malaria elimination2014–2020, Regional Office for Europe.

25.WHO (2015), Successful elimination and prevention of reestablishment of malaria in Tunisia

26.WHO (2017), A framework for malaria elimination.

27.WHO (2018), Malaria surveillance, monitoring and evaluation: a reference manual.

28.WHO (2019), World malaria report 2019.

29.WHO (2022), World malaria report 2021.

30.WHO. Vaccination requirements and recommendations for international travellers and malaria situation per country – 2019 edition. Geneva: World Health Organization, 2019. Available from: https://www.who.int/publications/ m/item/vaccination-requirements-and-recommendations-for-international-travelers-and- malaria-situation-per-country-2019-edition.

31.WHO. Sri Lanka free of malaria: case study. Regional Office for South-East Asia: World Health Organization, 2017. Available from: https://apps. who. int/iris/handle/10665/272396.

32.X.N Zhou, R. A. Kramer, W.Z Yang (2014), "Malaria Control and Elimination Programme in the People’s Republic of China"Advances in Parasitology.

33.Xu JW, Lin ZR, Zhou YW, Lee R, Shen HM, Sun XD, et al. Intensive surveillance, rapid response and border collaboration for malaria elimination: China Yunnan's ''3 + 1''strategy. Malar J 2021;20(1):396. http://dx.doi.org/10.1186/s12936-021-03931-8.

34.Xinyu Feng, Li Zhang, Hong Tu, Zhigui Xia. Malaria Elimination in China and Sustainability Concerns in the Post-elimination Stage[J].China CDC Weekly, 2022, 4(44): 990-994.doi:10.46234/ccdcw2022.201

35.Yang HL, Baloch Z, Xu JW, Sun XD, Lin ZR, Zhou YW, et al. Malaria: elimination tale from Yunnan Province of China and new challenges for reintroduction. Infect Dis Poverty 2021;10(1):101. http:/ /dx.doi.org/10.1186/s40249-021-00866-9.

36.Zhou S, Li ZJ, Cotter C, Zheng CJ, Zhang Q, Li HZ, et al. Trends of imported malaria in China 2010-2014: analysis of surveillance data. Malar J 2016;15:39. http://dx.doi.org/10.1186/s12936-016-1093-0.

Ngày 15/05/2023
BS. Nguyễn Công Trung Dũng, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích