Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 9 0 9 0
Số người đang truy cập
2 2 6
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Cập nhật về các bệnh dị ứng và cơ địa liên quan ký sinh trùng_Phần 1

            Nhiễm ký sinh trùng liệu có bảo vệ chống lại bệnh dị ứng và tạng cơ địa không?; Thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược tại Việt Nam cho thấy gánh nặng giun sán giảm làm tăng nhạy cảm da với dị nguyên nhưng không gây dị ứng trên lâm sàng; Nghiên cứu cắt ngang cho thấy vệ sinh kém và nhiễm giun sán giúp chống lại hiện tượng mẫn cảm da ở trẻ em Việt Nam; Mối liên quan giữa dị ứng và nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở học sinh Gqeberha, Nam Phi

1. Nhiễm ký sinh trùng liệu có bảo vệ chống lại bệnh dị ứng và tạng cơ địa không?

Nhóm nghiên cứu gồm TS. Carsten Flohr và cộng sự thuộcViện Nghiên cứu Lâm sàngvà Trung tâm Da liễu Dựa trên bằng chứng, Đại học Nottingham, Anh đang đặt ra câu hỏi như thế sau khi có những nghiên cứu quan sát cụ thể và cho biết các bệnh dị ứng hiếm gặp ở những khu vực có mức độ phơi nhiễm ký sinh trùng giun sán cao và phổ biến ở những nơi không có hoặc rất hạn chế tình trạng phơi nhiễm với giun sán như các khu vực đô thị của các nước đang phát triển và các nước công nghiệp hóa. Các nghiên cứu cho thấy giun sán kích thích một “mạng lưới điều tiết miễn dịch toàn thân”, bao gồm các tế bào T điều hòa và interleukin 10 (IL-10)có tác dụng chống viêm, có thể đóng vai trò chính trong việc bảo vệ chống lại hiện tượng dị ứng. Ở đây, các nhà khoa học xem xét các bằng chứng từ các nghiên cứu cắt ngang, thuần tập từ lúc sinh và nghiên cứu can thiệphiện tại về tác dụng bảo vệ khỏidị ứng của việc nhiễm giun sán.


Hình 1. Nhiễm giun sán, môi trường và đáp ứng miễn dịch cơ địa | Nguồn: Nature Reviews

Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối quan hệ nhân -quả giữa nhiễm giun sán và giảm phản ứng đáp ứng với các dị nguyên khi làm xét nghiệm lẩy da (skin prick test). Các nghiên cứu cắt ngang đã chỉ ra mối quan hệ “yếu hay nghịch” (a negative relationship) và những kết quả này đã được xác nhận trong một số nghiên cứu can thiệp, mặc dù không phải tất cả. Cơ sở miễn dịch cho tác dụng bảo vệ này chưa rõ ràng. Các nghiên cứu gần đây không ủng hộ giả thuyết bão hòa IgE tế bào mast, nhưng gợi ý rằng sự bảo vệ có liên quan đến việc sản xuất IL-10. Đối với bệnh dị ứng, các nghiên cứu cắt ngang ủng hộ mối quan hệyếu hay nghịch giữa bệnh hen phế quản trên lâm sàng và nhiễm trùng giun sán, đặc biệt là giun móc, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận đối với bệnh chàmvà viêm mũi. Ngoài ra, không có nghiên cứu can thiệp nào cho đến nay, chứng minh sự gia tăng dị ứng trên lâm sàng sau khi điều trị giun sán và cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn.


Hình 2. Nhiễm giun sán và cơ chế bảo vệ miễn dịch trên khái cạnh sức khỏe sinh sản

Hơn nữa, chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu về các yếu tố di truyền của vật chủ có thể liên quan.Môi trường cytokine bài tiết ra từ tế bào T giúp đỡ (T-helper 2) có thể làm giảm gánh nặng ký sinh trùng và có thể tăng cường khả năng sống sót của vật chủ trong môi trường có ký sinh trùng giun sán đang lưu hành. Việc hạn chế phơi nhiễm với ký sinh trùng ở những vật chủ như vậy có thể dẫn đến quá mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng có vẻ không đáng kể trong môi trường (seemingly minor environmental allergen stimuli). Cần thực hiện các nghiên cứu thuần tập từ lúc sinh quy mô lớn hơn ở các khu vực bệnh giun sán lưu hành sử dụng các công cụ dịch tễ học, di truyền và miễn dịch học để kiểm tra thêm xem ký sinh trùng giun sán ảnh hưởng đến sự tiến triển của tạng dị ứng và bệnh dị ứng như thế nào. Các nghiên cứu can thiệp với giun móc ở những người mắc bệnh dị ứng nhưng chưa từng bị nhiễm sán (parasite-naïve allergic individuals) hiện đang được tiến hành ở Anh để kiểm tra thêm các giả thuyết trên.

2. Thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược tại Việt Nam cho thấy gánh nặng giun sán giảm làm tăng nhạy cảm da với dị nguyên nhưng không gây dị ứng trên lâm sàng

Nhóm nghiên cứu của C Flohr và cộng sự tại Đơn vị Nghiên cứu ĐH Oxford (OUCRU) và Wellcome Trust (Anh) cho biết bằng chứng quan sát cho thấy rằng nhiễm giun sán bảo vệ chống lại bệnh dị ứng và da mẫn cảm với chất gây dị ứng (allergen skin sensitization). Người ta cho rằng các tác động như vậy được điều hòa bởi các phản ứng cytokine do giun sán sinh ra, đặc biệt là IL-10. Một thử nghiệm giả thuyết này ở một vùng nông thôn miền Trung Việt Nam nơi bệnh giun móc lưu hành trên 1.566học sinh tuổi từ 6-17 được ngẫu nhiên chia làm hai nhóm cho dùngthuốc chống giun sán hoặc giả dược vào các thời điểm 0, 3, 6 và 9 tháng.So sánh những thay đổi về tỷ lệ co thắt đường thở do vận động (exercise-induced bronchoconstriction), mẫn cảm da với các dị nguyên, chàm dạng mảng hay đám (flexural eczema) dựa trên kết quả khám chuyên khoa da, bệnh dị ứng được báo cáo bằng bảng câu hỏi (các triệu chứng khò khè và viêm mũi) và các chỉ số miễn dịch (IFN-gamma do giun móc, IL-5, IL -10) từ 0 đến 12 tháng.


Hình 3. Nhiễm trùng giun sán và vai trò của các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
| Nguồn: Researchgates

Kết quả chỉ ra 1.477 (95%) trong số này được chọn ngẫu nhiên) đã hoàn thành nghiên cứu. Nhiễm giun sán phổ biến nhất là giun móc (65%) và giun đũa (7%). Không có tác động của liệu pháp lên kết quả ban đầu, co thắt đường thở do vận động (tỷ lệ trung bình người tham gia giảm lưu lượng đỉnh (peak flow) từ mức cơ sở sau khi điều trị bằng thuốc chống giun sán 2,25 (SD:7,3) so với nhóm giả dược 2,19 (SD:7,8; p=0,9), hoặc về tỉ lệ thở khò khè được báo cáo bằng bảng câu hỏi [tỷ suất chênh (OR)sau điều chỉnh =1,16, khoảng tin cậy (CI) 95% 0,35-3,82; p=0,8] và viêm mũi (OR được điều chỉnh=1,39; 0,89-2,15, p=0,1 ), hoặc viêm da dạng mảng khi khám da (OR điều chỉnh=1,15, 0,39-3,45, p =0,03). Tuy nhiên, liệu pháp tẩy giun (anti-helminthic therapy) có liên quan đến nguy cơ da mẫn cảm với chất gây dị ứng cao hơn đáng kể (OR điều chỉnh= 1,31; 1,02-1,67, p=0,03). Tác dụng này đặc biệt mạnh đối với trẻ em bị nhiễm giun đũa lúc ban đầu (OR điều chỉnh= 4,90; 1,48-16,19, p =0,009). Tình trạng da mẫn cảm với chất gây dị ứng có liên quan nghịch với IL-10 đặc hiệu của giun móc lúc ban đầu (OR điều chỉnh=0,76; 0,59-0,99, p =0,04). Không có cytokine nào được thử nghiệm (kể cả IL-10) thay đổi đáng kể sau khi dùng thuốc tẩy giun so với nhóm giả dược.

Các tác giả kết luận rằng gánh nặng bệnh giun sán giảm đáng kể qua thời gian 12 tháng ở trẻ nhiễm giun làm tăng nguy cơ mẫn cảm da với chất gây dị ứng nhưng không phải là bệnh dị ứng lâm sàng. Không thể giải thích đầy đủ tác động đối với tình trạng mẫn cảm của da bằng bất kỳ thông số miễn dịch được kiểm tra nào.

3. Nghiên cứu cắt ngang cho thấy vệ sinh kém và nhiễm giun sán giúp chống lại hiện tượng mẫn cảm da ở trẻ em Việt Nam

Nhóm tác giả Carsten Flohr và cộng sự tiếp tục đánh giá tình trạng nhiễm giun truyền qua đất và tình trạng vệ sinh kém có thể giúp chống lại tình trạng mẫn cảm dị ứng da hay không. Mục tiêu là để xác định xem tình trạng nhiễm giun sán hiện tại có liên quan đến tỷ lệ mẫn cảm giảm khi xét nghiệm da với chất gây dị ứng ở nhóm trẻ em Đông Nam Á có tỷ lệ lưu hành giun móc cao hay không.Tổng số 1.742 học sinh Việt Nam được mời tham gia vào một cuộc khảo sát cắt ngang, tiến hành đo mức độ nhạy cảm của da với dị nguyên như mạt bụi nhà (Dermatophagoides pteronyssinus Dermatophagoides farinae) và con gián Mỹ (Periplaneta americaana) và thu thập các mẫu phân để đánh giá định tính và định lượng nhiễm trứng giun sán.Kết quả cho thấy tổng cộng 1.601 trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi tham gia, tỷ lệ dị ứng của trẻ em với mạt bụi là 14,4% và với gián Mỹ là 27,6%. Trong một mô hình được điều chỉnh, nguy cơ dị ứng với mạt bụi đã giảm ở những người có mức nhiễm giun móc cao hơn (tỷ suất chênh OR được điều chỉnh cho 350+ so với không có trứng giun trên mỗi gam, 0,61; 95%CI: 0,39-0,96) và nhiễm giun đũa (tỷ suất chênh OR điều chỉnh: 0,28; 95%CI: 0,10-0,78) và tăng ở những người sử dụng nhà vệ sinh xả nước (OR điều chỉnh đối với nhà vệ sinh xả nước so với không có/bụi/hố, 2,51; 95%CI:1,00-6,28). Ngược lại, dị ứng với gián không có liên quan độc lập với nhiễm giun sán nhưng tăng lên ở những người thường xuyên uống nước máy hoặc nước giếng hơn là nước suối (OR đã điều chỉnh:1,33; 95%CI: 1,02-1,75).


Hình 4. Liệu giun sán và sản phẩm của giun sán có thể góp phần bảo vệ miễn dịch cơ thể không? |Nguồn: Trends in Immunology, 2014

Các tác giả kết luận rằng nhiễm giun sán, vệ sinh và nguồn nước có ảnh hưởng đến nguy cơ dị ứng ở trẻ em. Điều này phù hợp với tác dụng bảo vệ chống dị ứng do nhiễm giun truyền qua đất hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa khác. Về ýnghĩa lâm sàng,nếu mối quan hệ thuận-nghịch giữa nhiễm giun sán, vệ sinh kém và mẫn cảm được chứng minh là nhân-quả, thì các loại thuốc có nguồn gốc từ các sản phẩm ký sinh trùng có thể giúp giảm bớt bệnh dị ứng lâm sàng

4. Mối liên quan giữa dị ứng và nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở học sinh Gqeberha, Nam Phi

Nhóm tác giả Oliver Brandt và cộng sự dựa trên cơ sở dữ liệu không nhất quán về ảnh hưởng của nhiễm ký sinh trùng đối với mức độ phổ biến của dị ứng và các rối loạn liên quan. Với mục tiêu điều tra tác động của nhiễm giun truyền qua đất (geohelminth) và nhiễm sinh vật đơn bào đối với các kiểu mẫn cảm và triệu chứng dị ứng của trẻ em sống trong các cộng đồng có thu nhập thấp ở vùng Gqeberha, Nam Phi.

Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang, trên 587 học sinh từ 8-12 tuổi đã được thu tuyển vào tháng 6 năm 2016 và sàng lọc khả năng phản ứng với các chất gây dị ứng thông thường bằng xét nghiệm lẩy da (skin prick tests_SPT) và sàng lọc nhiễm ký sinh trùng bằng xét nghiệm phân. Ngoài ra, hoàn thành bảng câu hỏi để ghi lại các triệu chứng dị ứng mà trẻ em có thể đã trải qua.Kết quả chỉ raxét nghiệm lẩy da cho kết quả dương tính ở 237/587 trẻ em (40,4%) và khoảng một phần ba trong số đó bị mẫn cảm với nhiều loại mẫn cảm (polysensitized). Các dị ứng được phát hiện nhiều nhất là dị ứngvới mạt bụi nhà (house dust mites_HDM) Dermatophagoides spp. (31,9%) và Blomia tropicalis(21,0%). Nhiễm giun truyền qua đất (Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura) được tìm thấy ở 26,8% số trẻ em tham gia nghiên cứu và nhiễm đơn bào (Giardia intestinalis, Cryptosporidia spp.) là 13,9%. Các phân tích hồi quy logistic phối hợp (Mixed logistic regression analysis) cho thấy mối liên quan nghịch giữa nhiễm ký sinh trùng và mẫn cảm với Blomia tropicalis(OR:0,54; 95%CI: 0,33 - 0,89) và với Dermatophagoides spp. (OR: 0,65, 95%CI: 0,43-0,96) cũng như giữa nhiễm đơn bào và dị ứng với bất kỳ chất gây dị ứng/ dị nguyên nào trong không khí (aeroallergen), mặc dù các mối liên quan này không đạt mức ý nghĩa thống kê khi được điều chỉnh để khắc phục sai lầm phát hiện giả. Nhiễm giun sán và cường độ nhiễm giun sán đều liên quan đến việc giảm nguy cơ đa mẫn cảm (OR:0,41, CI95%: 0,21-0,86) và mối liên quan này vẫn đạt mức ý nghĩa thống kê khi điều chỉnh để khắc phục lỗi phát hiện giả. Các triệu chứng hô hấp được báo cáo có liên quan đến dị ứng với mạt bụi nhà (OR từ 1,54 đến 2,48), nhưng không liên quan đến nhiễm ký sinh trùng. Do đó, dữ liệu này cho thấy nhiễm giun sán và cường độ nhiễm giun sán cao liên quan đến giảm nguy cơ đa dị ứng.

5. Vai trò của môi trường và Hệ môi trường (Exposome) trong bệnh viêm da cơ địa

Nhóm tác giả Nicholas Stefanovic và cộng sự thực hiện đánh giá viêm da cơ địa và môi trường. Viêm da cơ địa (atopic dermatitis_AD) là một chứng rối loạn viêm da mạn tính ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và 5% người lớn trên toàn thế giới, góp phần gây ra tỷ lệ mắc bệnh đáng kể ở nhóm bệnh nhân này. Cơ chế sinh bệnh học của viêm da cơ địa được củng cố bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền nhạy cảm, rối loạn hàng rào bảo vệ da, phản ứng miễn dịch da bị sai lệch và rối loạn hệ vi sinh vật ở cả da và ruột. Trong nghiên cứu này, mục đích nhằm đánh giá các tác động sinh học của các tiếp xúc môi trường chủ yếu (tổng hợp lại được gọi là "exposome") ở cấp độ dân số, cộng đồng và cá nhân để mô tả tác động của chúng đối với cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa.

Hiện nay người ta hiểu rằng cũng như xem xét loại yếu tố tiếp xúc môi trường và tác động của nó đối với cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa, liều lượng và thời gian tiếp xúc đều là những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn hoặc cải thiện bệnh. Trong đánh giá này, chúng tôi xem xét các tác động của yếu tố tiếp xúc cấp độ dân số như biến đổi khí hậu, di cư và đô thị hóa; các yếu tố tiếp xúc cấp độ cộng đồng như ô nhiễm không khí, độ cứng của nước và dị ứng; và các yếu tố cá nhân như chế độ ăn uống, thay đổi hệ vi sinh vật, căng thẳng tâm lý xã hội và tác động của liệu pháp tại chỗ và toàn thân (topical and systemic therapy).

Đánh giá này tóm tắt sự tương tác của các yếu tố môi trường ở trên với các yếu tố khác của cơ chế bệnh sinh viêm da cơ địa, cụ thể là các khiếm khuyết di truyền bẩm sinh, hàng rào bảo vệ da, hệ thống miễn dịch và hệ vi sinh vật đường ruột và da. Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh thời gian và liều lượng tiếp xúc cũng như tác động của nó đối với các cơ chế phân tử và tế bào làm cơ sở cho phản ứng viêm.

Ngày 30/05/2023
Ths. Huỳnh Thị An Khang & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích