Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 3 9 9 1
Số người đang truy cập
5 1 5
 Tư vấn sức khỏe
Mày đay và y học thường thức

SƠ LƯỢC VÀ TRIỆU CHỨNG MÀY ĐAY

Mày đay không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một bệnh lý nào đó thể hiện ngoài da, biểuhiện bởi các triệu chứng ngứa, vệt di chuyển phù nề, đa dạng hình thái mày đay, sưng phù đỏ hoặc trắng, đa dạng trên daniêm mạc bệnh nhân. Triệu chứng mày đay thường nhẹ, phát ban và phù mạch thường tự hết sau khi đào thải các chất dị nguyên hoặc dùng thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, trong những trường hợp mày đay nghiêm trọng hơn, có thể có những biến chứng nguy hiểm gây tím tái, khó thở, sốt cao, nôn mửa, tụt huyết áp, phù Quincke, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Mày đay thường biểu hiện đa dạng gồm các mụn nước, mảng phù như bọng nước, màu sắc thay đổi từ màu trắng đến hồng, đỏ hoặc tím trên da, phát triển với nhiều kích cỡ. Phần lớn mày đay có xu hướng xuất hiện và biến mất trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Một số người bị một lần và không bao giờ mắc lại nhưng vẫn có người thường xuyên bị đi bị lại khi có phơi nhiễm lặp lại hoặc có người bị mày day cấp trong đợt mạn tính hoặc mày đay mạn tính.

Một số nguyên nhân có thể góp phần gây nổi mày đay:Phản ứng dị ứng với thực phẩm và các chất khác, gồm cả thuốc kháng sinh, đặc biệt là penicilline, aspirin và ibuprofen; điều kiện thời tiết như nóng hoặc lạnh quá (mày đay nhiệt) và do đè nén, tắc nghẽn (mày đay đè nén); tình trạng sức khỏe hoặc nhiễm tác nhân nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch.



Hình 1. Mày đay là một triệu chứng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau

ĐIỀU TRỊ & QUẢN LÝ MÀY ĐAY

Về nguyên tác điều trị, điều trị mày đay với mục đích nhằm kiểm soát cơn ngứa và mày đay, ngăn ngừa đợt mày đay mới, tránh những tác nhân (dị nguyên) gây ra mày đay.

ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

Thuốc điều trị ngứa: Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho ngứa do mày đay, sưng tấy và phù mạch là thuốc anti-histamine dạng uống hoặc kem bôi (ưu tiên nhóm thuốc không có tác dụng an thần gây buồn ngủ như cetirizine, loratadine). Nhóm thuốc này có tác dụng phụ gây khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, bí tiểu.Có thể dùng hai hoặc ba loại thuốc kháng histamine để điều trị mày đay, đồng thời kết hợp với chườm lạnh giảm ngứa để giảm bớt các triệu chứng.

Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu sử dụng thuốc kháng histamine không hiệu quả, có thể chỉ định một loại thuốc có thể “điều hòa” miễn dịch hoạt động quá mức. Thuốc omalizumab là 1 lựa chọn điều trị mày đay mạn tính.

Thuốc trị phù mạch: Bệnh nhân bị phù mạch mang tính chất di truyền có thể dùng thuốc để giảm các triệu chứng và giữ protein nhất định trong máu ở mức không gây ra triệu chứng.

Thuốc chống viêm: Đối với phát ban nghiêm trọng hoặc phù mạch, các bác sĩ có thể kê toa một đợt ngắn thuốc corticoid đường uống (như prednisone) để giảm sưng, viêm và ngứa.Việc sử dụng nhóm thuốc corticoid cần được sự theo dõi của bác sĩ hoặc dược sĩ vì khi sử dụng kéo dài sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về xương (loãng xương, gãy xương), tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận. Cần dùng thuốc đúng liều, đúng giờ và đúng chỉ định.

Liệu pháp ánh sáng:Còn được gọi là liệu pháp quang học, phương pháp điều trị không xâm lấn này có thể hiệu quả khi thuốc kháng histamine không có tác dụng.Một số người bị nổi mề đay mạn tính cho thấy giảm các triệu chứng khi bổ sung vitamin D.

ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

Chườm lạnh: Đắp một miếng vải ẩm, mát lên vùng bị ảnh hưởng thể giúp giảm ngứa và giảm viêm. Có thể đặt đá lạnh trên bề mặt tấm vải hoặc ni-lông để làm giảm phù nề và ngứa trên da bệnh nhân

- Tắm trong dung dịch: Tắm trong dung dịch bằng bột yến mạch và baking soda có thể làm dịu da và giảm kích ứng. Tuy nhiên, hiện nay các liệu pháp này không áp dụng hoặc rất ít áp dụng.


Hình 2. Các biện pháp có thể áp dụng trong khi xử trí các bệnh nhân mày đay

- Đắp lá hay dung dịch cây lô hội:Liệu pháp này có thể làm dịu và giảm nổi mày đay, tuy nhiên tốt nhất nên thử một miếng dán trước khi thoa lô hội lên vùng da bị ảnh hưởng rộng hơn vì đôi khi có tác dụng ngoại ý.

Nói tóm lại, nếu nguyên nhân gây ra mày đay có thể được xác định, cách điều trị tốt nhất là tránh hoặc loại bỏ chúng và có thể lặp lại (thử lại - nếu là nghi do thức ăn) sau 3-6 tháng, đôi khi hoặc một số trường hợp sau một thời gian thì ăn các loại thức ăn đó không bị mày đay trở lại. Không ăn các loại thực phẩm đã được xác định là dị nguyên gây ra các triệu chứng mày đay. Bệnh nhân nên tránh dùng loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Tắm nước mát thường xuyên có thể làm giảm ngứa, hạn chế gãi, trầy xước hạn chế nhiễm trùng hoặc tình trạng mày đay nặng hơn.

Bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân bị mày đay đè nén (pressure urticaria) cho thắt chặt tạm thời các mạch máu thì nên tránh mặc quần áo chật (áo ngực, thắt lưng quần lót) vì mày đay có thể được giảm bớt bằng cách mặc quần áo rộng thoáng hơn.Không bơi một mình trong nước quá lạnh, hoặc quá nóng (tránh mày đay nhiệt), tránh tiếp xúc với không khí lạnh, dùng khăn quàng quanh mũivà miệng/ khẩu trang khi thời tiết lạnh khó chịu.Tránh nắng bằng cách mặc quần áo bảo hộ, quần áo dai tay và thoa kem chống nắng. Khi nghi ngờ mày đay là do uống hay sử dụng một loại thuốc nào đó, nên đi khám chuyên khoa, thông tin cho bác sĩ/ hoặc dược sĩ lâm sàng ngay lập tức nếu nghi ngờ một loại thuốc cụ thể gây ra mề đay cho bạn.

Ngày 04/08/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích