Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 0 3 9 0
Số người đang truy cập
4 8 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Cập nhật về ca bệnh phát hiện nhiễm loài giun tròn mới trên hệ thần kinh trung ương của ngưới (Phần 2)

ĐÔI NÉT VỀ TRĂN THẢM, TRĂN CẢNH HAY TRĂN KIM CƯƠNG

Trăn Carpet Python còn được gọi là trăn cảnh, trăn thảm hay trăn kim cương, đây là là một loài trăn không có nọc độc, được các nhà khoa học tìm thấy nhiều nhất ở Úc, Indonesia, Papua New Guinea. Loài trăn này sống ở các khu vực khô cằn, thích leo trèo và sống ở các khu vực núi đá, trên cành cây. Loài trăn hoạt động chủ yếu vào ban đêm, nhưng đôi khi cũng thấy loài trăn này sưởi nắng vào ban ngày. Đặc biệt, các con trăn này đôi khi được nuôi làm thú cưng.


Hình 3. Trung gian truyền bệnh của loài giun tròn này là
Trăn Carpet Python

Đặc điểm hành vi của trăn thảm, đây làloài trăn ngoan ngoãn với tính khí nhút nhát. Chúng không có nọc độc, không cắn người trừ khi cảm thấy bị đe dọa. Những con trăn này đôi khi tìm đường vào nhà ở ngoại ô. Chúng có thể đang tìm kiếm thức ăn (thường là những loài gặm nhấm) hoặc một nơi mát mẻ để thư giãn. Mặc dù điều này đôi khi xảy ra, những con rắn này không được coi là động vật gây hại vì trăn thảm được biết đến là loài trăn hiền lành. Trăn săn con mồi bằng cách sử dụng các lỗ trên đầu làm vật dẫn đường, các cái hố này cảm nhận được con mồi trong môi trường sống của chúng, một khi con trăn bắt kịp con mồi, chúng sẽ quấn quanh con mồi để làm nó chết ngạt. Dù con trăn có tính khí ôn hòa không có nghĩa là chúng sẽ không cắn, trăn thảm sẽ cắn nếu nó giật mình hoặc cảm thấy bị đe dọa, khi đó các chiếc răng sắc nhọn của chúng cong về phía sau để giữ con mồi tại chỗ trước khi nuốt chửng.


Hình 4. Nuôi nhốt trăn thảm tại các hộ gia đinh hoặc trong các cái hộp nhựa



Trăn có đa dạng màu sắc từ màu ô liu, đen, xanh nhạt, nâu, vàng, trắng, kem.Kích thước trung bình của một con trăn lớn có thể đạt được 2-4m, nặng 15kg;

-Chúng là loài bò sát ăn thịt, thức ăn yêu thích của chúng là các loài gặm nhấm, thỏ, thằn lằn và chim, thú có túi và hiện nay các thức ăn dành cho chúng gồm chuột pinky, chuột nhỡ, gà con, chim cút;

-Trăn thảm là loài đặc hữu ở Australia và Papua New Guinea. Môi trường sống của chúng là rừng nhiệt đới, xavan và các khu vực đá. Chúng thường sống  trong rừng nhiệt đới trong khi những loài khác sống trong rừng cây ( thường chúng ta thấy chúng quấn quanh cành cây), trên đồng cỏ hoặc trên các vách núi đá, đám lá khô mục nát, nên có thể sống ở nơi có khí hậu từ khô cằn đến ôn đới;

-Tuổi thọ của loài rắn này có thể vượt quá 20 năm và trăn có tên như vậy vì màu vảy của chúng trông giống như một tấm thảm dệt. Trăn thảm đặc biệt hoạt động mạnh vào mùa xuân và mùa hè và trở nên ít hoạt động hơn vào những tháng mát mẻ của mùa thu. Một số loài trăn thảm thường ngủ đông nếu chúng sống trong khu vực có nhiệt độ mùa đông quá lạnh;

-Morelia spilota là tên khoa học của loài trăn thảm. Trong đó, từ Morelia là giống của chúng và từ spilota là loài, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đốm. Điều này đề cập đến màu sắc và hoa văn của loài trăn này. Trăn thuộc họ Boidae và lớp Reptilia, có bốn loại trăn thảm thuộc họ Boidae. Việc xác định từng loài sẽ dễ dàng hơn nếu tập trung vào màu sắc vảy của chúng. Ngoài ra, có thể phân biệt chúng dựa theo môi trường sinh sống:

*Trăn thảm rừng (Morelia spilota cheyney): Loài trăn thảm này có khả năng dễ nhận biết nhất do có dải vảy màu đen trên nền da màu vàng tươi. Chúng dài khoảng 275 cm, thậm chí dài đến 365 cm, nặng có thể đến 14,85 kg; sống trong môi trường rừng nhiệt đới ở phía đông bắc của Queensland, Úc Trăn thảm rừng là loài được biết đến nhiều nhất. Việc xác định trăn thảm rừng tương đối dễ dàng do chúng có hàng loạt đốm đen trên nền vảy màu vàng tươi. Trăn thảm rừng có các dải vảy màu đen trên nền vàng tươi tương tự như một tấm thảm dệt trang trí. Một cái lỗ ở mỗi bên đầu của nó để giúp chúng phát hiện sự hiện diện của con mồi máu nóng và vùng dưới bụng có màu kem hoặc trắng;

*Trăn thảm Phương Nam (Morelia spilota imbricata): Chúng sống ở phần phía Nam của Tây Úc và phần Đông của Nam Úc. Khi trưởng thành, chúng có thể dài tới 7,5 m. Màu vảy của nó là màu nâu sẫm hoặc ô liu với các vệt đen;

*Trăn kim cương (Morelia spilota spilota): Loài trăn thảm này được tìm thấy ở phía đông của New South Wales và ở New Guinea. Toàn thân được bao phủ bởi lớp vảy màu đen có hoa văn hình kim cương nhỏ màu vàng hoặc trắng. Chúng dài trung bình 7 m và có tính khí ngoan ngoãn. Đây là một vật nuôi phổ biến hiện nay;

*Trăn thảm Darwin (Morelia spilota variegata): Loài trăn này được tìm thấy ở khu vực phía Bắc của miền Tây của Úc. Kích thước trung bình dài dưới 182,9 cm. Màu sắc của trăn thảm Darwin là sự pha trộn giữa màu nâu đậm và nhạt. Loại trăn này cũng là một loại rắn nuôi phổ biến khác bên cạnh trăn kim cương.

Hiện tại, tình trạng bảo tồn và quần thể “trăn thảm Carpet” chưa xác định được đầy đủ. Theo Sách đỏ của IUCN, loài này được xếp vào danh sách ít được quan tâm nhất. Mất môi trường sống được cho là lý do đằng sau sự giảm dân số của nó.

ĐIỀU TRỊ LIÊN TỤC

Sau khi giuntròn O. robertsi còn sống được phẫu thuật lấy ra khỏi não của bệnh nhân, bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng ivermectin (IVM) trong hai ngày, đây là một loại thuốc chống ký sinh trùng có thể tiêu diệt giun tròn và ấu trùng giun. Tiếp theo là 04 tuần dùng albendazole, một thuốc khác có hoạt tính chống lại nhiều loại bệnh nhiễm giun sán (thuốc chống ký sinh trùng phổ rộng).Để kiểm soát tình trạng viêm sau khi loại bỏ giun tròn, bệnh nhân cũng được bắt đầu điều trị giảm liều dexamethasone trong vòng 10 tuần.


Hình 6. Hình ảnh liên quan ca bệnh giun O. robertsitrên nhu mô não của bệnh nhân

Tất cả các loại thuốc ức chế miễn dịch khác mà bệnh nhân đang dùng cho các chẩn đoán tưởng chừng như bệnh ung thư đều bị ngưng sau khi loại bỏ ký sinh trùng.

Ba tháng sau khi hoàn thành liệu pháp điều trị bằng steroid, lượng BCAT trong máu của bệnh nhân đã trở lại bình thường, cho thấy việc điều trị phản ứng viêm đã thành công. Một số triệu chứng tâm thần kinh còn sót lại vẫn tồn tại nhưng đã cải thiện so với lúc bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán. Các nhà nghiên cứu của bài báo cho biết họ sẽ tiếp tục theo dõi bệnh nhân này, lưu ý rằng ký sinh trùng trong não có thể “ẩn náu”, đôi khi tồn tại trong nhiều năm trên cơ thể người trước khi gây triệu chứng trầm trọng.

MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐỘC ĐÁO

Người phụ nữ Úc này đại diện cho trường hợp nhiễm O. robertsi đầu tiên được ghi nhận ở người. Theo các tác giả, biến đổi khí hậu có thể đang mở rộng phạm vi của trăn và các vật chủ chính khác, khiến con người tiếp xúc gần hơn với các ký sinh trùng mà chúng chứa chấp. Mặc dù không phổ biến, các tác giả khuyên rằng các bệnh nhiễm trùng như ấu trùng di chuyển thần kinh phải được coi là một chẩn đoán phân biệt khi bệnh nhân có tổn thương cơ quan di chuyển và các triệu chứng thần kinh.

Nhóm tác giả cảnh báo: “Tóm lại, trường hợp này nhấn mạnh nguy cơ mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người đang diễn ra khi con người và động vật tương tác chặt chẽ với nhau. Mặc dù giun tròn O. robertsi là loài đặc hữu ở Úc, nhưng các loài Ophidascaris khác lại lây nhiễm cho rắn ở những nơi khác, cho thấy rằng thêm nhiều ca bệnh ở người có thể xuất hiện trên toàn cầu”.

Trong số bệnh nhiễm trùng đang nổi trên phạm vi toàn cầu, khoảng 75% số đó là lây truyền từ động vật sang người, điều này có nghĩa là đã lây truyền từ thế giới động vật sang thế giới con người (from the animal world to the human world). Điều này gồm cả Coronavirus. Nhiễm trùng loài giun tròn Ophidascaris không lây truyền giữa người với người, vì thế ca bệnh ở đây chỉ ra sẽ không gây một đại dịch như COVID-19 hay Ebola.

Tuy nhiên, trăn và ký sinh trùng tìm thấy ở một số nơi trên thế giới, nên sẽ còn có thể gặp một số ca như thế nữa vào những năm đến tại một số quốc gia khác nhau. Giáo sư về bệnh truyền nhiễm Peter Collignon, cho biết một số bệnh lây truyền từ động vật sang người sẽ không thể được nhận ra nếu như cả thầy thuốc và bệnh nhân không được cảnh báo đầy đủ.

MỘT SỐ KHOẢNG TRỐNG CẦN NGHIÊN CỨU

Từ các triệu chứng thần kinh dẫn tới phát hiện ký sinh trùng xâm nhập sâu trong não một cách bất thường. Về ýnghĩa lâm sàng, nên coi các bệnh lây truyền từ động vật sang người là một chẩn đoán phân biệt khi bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương cơ quan có hình ảnh di chuyển và biểu hiện các triệu chứng thần kinh bất thường và kéo dài, không đáp ứng với điều trị nhiễm trùng thần kinh thường quy!

Một loại giun tròn sống xâm nhập vào não được tìm thấy trên cơ thể một phụ nữ người Úc với các triệu chứng khó hiểu, bao gồm chứng hay quên và trầm cảm.

Tình trạng nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp này, thường chỉ thấy ở rắn trăn (python snakes), có thể là do ăn phải rau dại bị ô nhiễm mầm bệnh?

Bệnh nhân phần lớn đã hồi phục sau khi giun được lấy ra, nhưng trường hợp này cho thấy nguy cơ mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Có lẽ là ca bệnh khác lạ nhưng bệnh do giun Ophidascaris robertsi đã được cảnh báo là bệnh ký sinh truyền lây truyền từ động vật sang người (parasitic zoonosis) từ lâu.

Về cơ chế tại sao Ophidascaris robertsi đi vào não qua con đường nào vẫn chưa rõ, song trên động vật (gấu Koala ở Úc, rắn, trăn) được ghi nhận bệnh sinh với giun đi theo đường tĩnh mạch chủ đi lên. Một điểm quan trọng trên ca này về mặt lâm sàng-cận lâm sàng mà USCDC đã mô tả: Bệnh nhân có triệu chứng ấu trùng di chuyển phủ tạng (VLMs) cả thần kinh - não (Neural larva migrans-NLMs), trên phổi nhiều hình ảnh bóng mờ thấu kính di chuyển, cả gan, lách; Đến khi mổ ra lại có cả con trưởng thành chứ không chỉ ấu trùng, điều đó có thể là loài này đã thích nghi và có thể lấy con người làm vật chủ chính, chứ không chỉ có trăn thảm hay Koala mà thôi.

THAY LỜI KẾT

Bệnh nhân trong trường hợp hy hữu này đang sống định cư gần một vùng hồ - nơi có nhiều trăn thảm/ trăn kim cương sống. Dù không tiếp xúc trực tiếp với trăn, song cô ta thường thu hoạch rau hoặc các loại rau xanh New Zealand (Tetragonia tetragonioides) từ vùng xung quanh hồ để ăn. Chúng ta đặt giả thuyết rằng cô ta tình cờ ăn phải, nuốt phải trứng giun O. robertsi hoặc trực tiếp từ rau xanh hoặc gián tiếp do tay ô nhiễm mầm bệnh và các vật dụng nhà bếp.

Sự tiến triển về mặt lâm sàng và hình ảnh học chỉ ra một quá trình động năng của ấu trùng giun di chuyển đến nhiều loại cơ quan khác nhau, kèm theo tăng BCAT trong máu và thâm nhiễm BCAT trong mô, chỉ ra có hội chứng ấu trùng di chuyển phủ tạng (Visceral Larva Migrans Syndrome_VLMS). Tổn thương lách là một hình ảnh thương tổn bệnh lý riêng biệt, tách rời vì chúng vẫn còn ổn định và không phải đặc trưng của PET, không giống như các thương tổn trên gan và phổi.

Điểm nổi bật của ca này là khó thu nhận một mẫu phù hợp để chẩn đoán ký sinh trùng và là thách thức trong quyết định quản lý ca bệnh trên cơ địa bị ức chế miễn dịch trong bối cảnh HES đe dọa tính mạng bệnh nhân(life-threatening HES). Mặc dù liên quan đến phủ tạng khá phổ biến trên cac vật chủ động vật, nhưng xâm nhập vào nhu mô não do ấu trùng Ophidascaris spp. chưa từng được báo cáo trươc đây. Sự ức chế miễn dịch của bệnh nhân có thể do ấutrùng di chuyển vào trong hệ thần kinh trung ương (CNS). Sự phát triển của ấu trùng giai đoạn 3 trên người chưa được lưu tâm, các nghiên cứu mô hình thực nghiệm trước đây chưa chỉ ra sự phát triển của ấu trùng trên các động vật nuôi như cừu, chó, mèo và cho thấy sự phát triển ấu trùng phạm vi hẹp hơn, trên chim và các động vật có vú không tự nhiên hơn là các động vật có vú tự nhiên.

Sau khi loại bỏ ấu trùng khỏi não bệnh nhân, bệnh nhân được điều trị thêm các thuốc chống giun sán, dexamethasone để xử lý các ấu trùng tiềm tàng trong các cơ quan khác. Ấ trùng Ophidascaris được biết còn sống sót trong một thời gian dài trên các vật chủ là động vật có vú; chẳng hạn, trên các chuột phòng thí nghiệm vẫn cho nhiễm ấu trùng giai đoạn 3trên 4 năm. dùng thuốc IVM và albendazole (ALB) hợp lý dựa trên phác đồ điều trị nhiễm giun tròn trên người và trên trăn. Albendazole xuyên thấu hàng rào máu não và hệ thần kinh trung ương tốt hơn ivermectin IIVM). Dexamethasone đã dùng điều trị nhiều loại giun tròn khác ở người và sán dây để tránh đáp ứng viêm trên hệ thần kinh trung ương trầm trọng hơn (deleterious inflammatory CNS responses) sau điều trị.

Nói tóm lại, ca này nhấn mạnh nguy cơ đang hiện hữu của các bệnh lay truyền từ động vật sang người trong bối cảnh người và động vật liên quan và sống gần. Dù loài giun tròn O. robertsi lưu hành ở Úc, các loài Ophidascaris spp. khác nhiễm trên trăn khắp mọi nơi, chỉ a thêm một số ca ở người trên toàn cầu trong thời gian đến nếu chúng ta để ý.


Tài liệu tham khảo

1.Mehrab E HossainKarina J KennedyHeather L WilsonDavid SprattAnson KoehlerRobin B GasserJan ŠlapetaCarolyn A HawkinsHari Priya BandiSanjaya N Senanayake (2023). Human Neural Larva Migrans Caused by Ophidascaris robertsi Ascarid. Emerg Infect Dis, 2023 Sep;29(9):1900-1903.doi: 10.3201/eid2909.230351.

2.Sprent JFAThe life history and development of Amplicaecum robertsi, an ascaridoid nematode of the carpet python (Morelia spilotes variegatus). I. Morphology and functional significance of larval stages. Parasitology1963;53:738

3.Gallego Agúndez MVillaluenga Rodríguez JEJuan-Sallés CSpratt DMFirst report of parasitism by Ophidascaris robertsi (Nematoda) in a sugar glider (Petaurus breviceps, Marsupialia). J Zoo Wildl Med2014;45:9846

4.Gonzalez-Astudillo VKnott LValenza LHenning JAllavena RParasitism by Ophidascaris robertsi with associated pathology findings in a wild koala (Phascolarctos cinereus). Vet Rec Case Rep2019;7:e000821. 

5.Sprent JThe life history and development of Amplicaecum robertsi, an ascaridoid nematode of the carpet python (Morelia spilotes variegatus). II. Growth and host specificity of larval stages in relation to the food chain. Parasitology1963;53:32137

6.Baron HRŠlapeta JDonahoe SLDoneley RPhalen DNCompensatory gastric stretching following subtotal gastric resection due to gastric adenocarcinoma in a diamond python (Morelia spilota spilota). Aust Vet J2018;96:48

7.Folmer OBlack MHoeh WLutz RVrijenhoek RDNA primers for amplification of mitochondrial cytochrome c oxidase subunit I from diverse metazoan invertebrates. Mol Mar Biol Biotechnol1994;3:2949.

8.Mullis KFaloona FScharf SSaiki RHorn GErlich HSpecific enzymatic amplification of DNA in vitro: the polymerase chain reaction. Cold Spring Harb Symp Quant Biol1986;51:26373

9.Wilson SCarpenter JWEndoparasitic diseases of reptiles. J Exot Pet Med1996;5:6474.

10.Herman JSChiodini PLGnathostomiasis, another emerging imported disease. Clin Microbiol Rev2009;22:48492.

11.Nau RSörgel FEiffert HPenetration of drugs through the blood-cerebrospinal fluid/blood-brain barrier for treatment of central nervous system infections. Clin Microbiol Rev2010;23:85883

12.Katchanov JSawanyawisuth KChotmongkoi VNawa YNeurognathostomiasis, a neglected parasitosis of the central nervous system. Emerg Infect Dis2011;17:117480

13.In world 1st, doctors remove live, 3-inch worm from woman’s brain: 'It's moving'. https://www.today.com/health news/woman-worm-brain-ophidascaris-robertsi-rcna102312

14.Oh my god’: live worm found in Australian woman’s brain in world-first discovery. https://www.theguardian.com/australia-news/2023/aug/28/live-worm-living-womans-brain-australia-depression-forgetfulness.

15.Parasitic Roundworm from Python Found in Human Brain. https://neurosciencenews.com/

16.Australian scientists make world-first discovery of parasitic worm in woman's brain. https://www.reuters.com/business/healthcare-pharmaceuticals/australian-scientists-make-world-first-discovery-parasitic-worm-womans-brain/

17.A neurosurgeon investigating a woman’s mystery symptoms in an Australian hospital says she plucked a wriggling worm from the patient’s brain.https://www.euronews.com/next/2023/

18.Surgeons pull a live roundworm from a woman's brain in horrific first. https://www.sciencealert.com/surgeons-pull-a-live-roundworm-from-a-womans-brain-in-horrific-first

19.Still alive and wriggling:’ Doctors remove 3-inch parasitic worm from woman’s brain in world first. https://edition.cnn.com/2023/08/29/australia/australia-parasitic-worm-brain-scn-intl-hnk/index.html

20.Neurosurgeon plucks live worm from woman's brain after months of mysterious symptoms. https://www.cbc.ca/news/health/australian-worm-brain-1.6950487

Ngày 14/09/2023
Ths. Huỳnh Thị An Khang và TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích