|
(ảnh sưu tầm) |
Đổ mồ hôi đêm: Liệu có liên quan gì với bệnh do ký sinh trùng chăng?
Đổ mồ hôi ban đêm (night sweat) là một triệu chứng cũng khá phổ biến có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác nhau chứ không đặc trưng của bất cứ một bệnh lý nào đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp đổ mồ hôi đêm không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đổ mồ hôi đêm (ĐMHĐ) là cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể để ngăn ngừa tăng thân nhiệt. Vùng não dưới đồi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, kích thích hơn 2 triệu tuyến mồ hôi hoạt động. Nước mồ hôi bốc hơi từ da giúp giải phóng năng lượng nhiệt, nhờ đó làm mát cơ thể. ĐMHĐ là ra mồ hôi quá nhiều về ban đêm dù có mặc đồ ngủ thấm hút tốt, chứ không phải như nhiều người cảm thấy hơi nóng hơn một chút khi thức dậy nhưng đó không có nghĩa là do "ĐMHĐ".ĐMHĐ có thể là do tình trạng sức khỏe hoặc bệnh tật tiềm ẩn. ĐMHĐ ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Trong đó, trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn cả. Việc ĐMHĐ là điều bình thường nếu căn phòng hoặc ga giường khiến bạn quá nóng. Nhưng khi bạn đổ mồ hôi nhiều đến nỗi làm ướt sũng quần áo và giường ngủ, mặc dù thời tiết đang mát mẻ, thì có thể là vấn đề bệnh lý. ĐMHĐ là thuật ngữ chỉ tình trạng ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.Người lớn và trẻ em đều có thể bị ĐMHĐ, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số. Nhiều phụ nữ phải đối mặt với các cơn bốc hỏa ĐMHĐ trong thời kỳ mãn kinh hay tiền mãn kinh. Hình 1. Đổ mồ hôi đêm do ung thư phổ biến nhất là trong bệnh bạch cầu và ung thư hạch
NGUYÊN NHÂN ĐỔ MỒ HÔI ĐÊM Trong một số trường hợp, có thể ĐMHĐ do tác dụng phụ của một loại thuốc đã và đang dùng. Ví dụ như một số thuốc chống trầm cảm, steroid, thuốc giảm đau, phương pháp điều trị thay thế hormone hoặc thuốc trị tiểu đường, béo phì tăng chuyển hóa, tiêu thụ quá nhiều caffein, rượu, thuốc lá hoặc một số chất ma túy cũng có thể gây tiết mồ hôi nhiều vào ban đêm. Đôi khi nguyên nhân ĐMHĐ cũng không được biết rõ. ĐMHĐ là một trong số các triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và có thể được gây ra bởi các tình trạng sức khỏe khác: ·Hội chứng tăng tiết mồ hôi; ·Ngưng thở khi ngủ không được điều trị; ·Hạ đường huyết: Khi lượng đường trong máu giảm, hệ thần kinh sẽ nhận được tín hiệu kích thích tuyến mồ hôi bài tiết mạnh hơn. Những người nhịn ăn tối để giảm cân hoặc đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hay bị hạ đường huyết gây ĐMHĐ; ·Nhiễm trùng tiềm ẩn do tác nhân virus, vi khuẩn (viêm tủy xương, ổ nung mủ sâu, abces sâu, viêm nội tâm mạc), ký sinh trùng, đơn bào. Nếu cơ thể đang phải chiến đấu chống lại một bệnh nhiễm trùng nào đó, thì có thể gây ĐMHĐ". Chứng ĐMHĐ này có thể tồn tại hàng ngày hoặc thậm chí hàng tuần sau khi các triệu chứng khác đã biến mất. Vì vậy, nếu bạn bị sốt hoặc bị nhiễm vi trùng thì đó là nguyên nhân dẫn đến ĐMHĐ; ·Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao hoặc HIV/AIDS; ·Ung thư nói chung và các thuốc đang dùng điều trị ung thư: Đổ mồ hôi đêm có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư, trong đó gặp nhiều nhất là ung thư máu, hội chứng carcinoid, u lympho, ung thư hạch, cả lympho Hodgkin và lympho không Hodgkin,u tủy thượng thận với biểu hiện kèm theo là mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân… ·Các bệnh lý ung thư (giai đoạn sớm hay muộn) hay gặp có tăng thân nhiệt ban đêm: bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch; ·Suy tim sung huyết, suy thận mạn, suy đa phủ tạng; ·Rối loạn thần kinh thực vật:Chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm phổ biến nhất. Thần kinh thực vật chịu trách nhiệm điều hòa bài tiết mồ hôi bị hưng phấn quá mức, làm kích thích cơ thể ĐMHĐ nhiều, kèm theo cảm giác lo âu, căng thẳng, hồi hộp, tinh thần bất ổn; ·Giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh vì Là tình trạng suy giảm nội tiết tố (estrogen, progesterone ở nữ giới hoặc testosterone ở nam giới) xảy ra ở những người từ 40 tuổi trở lên với biểu hiện là ĐMHĐ, giảm ham muốn, dễ cáu gắt. Đặc biệt ở phụ nữ còn xuất hiện cơn bốc hỏa, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, da khô; ·Hội chứng testosterone thấp ở nam giới và bệnh nội tiết khác: ĐMHĐ có thể liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể do mắc bệnh cường giáp (tim đập nhanh, trống ngực, run, mắt lồi, sụt cân do thừa hormon tuyến giáp), tiểu đường (thiếu insulin); ·Bệnh tim mạch:ĐMHĐ có thể là dấu hiệu báo trước nhồi máu cơ tim hoặc viêm cơ tim nếu kèm theo cơn đau thắt ngực, khó thở, trống ngực, mệt mỏi; ·Do biến đổi gen: Có sự liên quan giữa "các triệu chứng vận mạch" với việc ra nhiều mồ hôi. Đó có thể là do thay đổi gen, cụ thể ở phụ nữ. Carolyn Crandall, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là một giáo sư y khoa tại Đại học California tại Los Angeles (Mỹ) cho biết sự biến đổi gen có liên quan đến một phần của bộ não phụ nữ, kiểm soát các hormone nhất định và có thể có mối liên quan đến vô sinhvà dậy thì chậm hoặc không dậy thì. Carolyn nói rằng còn quá sớm để kết luận về sự liên quan giữa biến đổi gen với bất kỳ vấn đề sức khoẻ cụ thể nào, do đó các nhà nghiên cứu cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa; ·Thiếu canxi thường hay bị ĐMHĐ ở đầu, ngực, lưng. Tình trạng này có thể gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em nhỏ; ·Bệnh lý tự miễn, bệnh tạo keo: Rối loạn tự miễn là tình trạng khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn giữa một điều bình thường hoặc lành tính thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe. Có rất nhiều kiểu rối loạn như một số bệnh lupus (bệnh lao da) có thể gây ĐMHĐ. Viêm khớp dạng thấp và bệnh Celiac là 2 kiểu rối loạn khác. ·Các lo lắng stress và rối loạn giấc ngủ; ·ĐMHĐ ở trẻ em: Dù trời nóng hay lạnh, mặc nhiều quần áo hay ít thì những đứa trẻ bị bệnh ĐMHĐ vẫn ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ đêm. Nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí mồ hôi thấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi, viêm phế quản.ĐMHĐ ở trẻ được chia thảnh 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.Ngoài ĐMHĐ nhiều, bé còn có thể có thêm một vài triệu chứng như kém ăn, ngực nhô, đầu xương to… Những vùng cơ thể của bé dễ đổ mồ hôi gồm: nách, ngực, lưng, bàn tay, bàn chân. ĐMHĐ sinh lý: Ở trẻ nhỏ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn. Vì thế, đổ mồ hôi nhiều là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt. Với lý do này, tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại; ĐMHĐ bệnh lý: Khác với ĐMHĐ sinh lý, tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc bệnh lý nào đó, có thể là còi xương. Bé sẽ ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ, khi bú mẹ dù thời thiết mát mẻ, môi trường thoáng mát. Nếu thường phải tỉnh giấc giữa đêm vì quần áo, chăn gối ướt đẫm mồ hôi dù ở trong phòng điều hòa hay trong mùa đông thì cần thận trọng, vì khả năng cao đã mắc bệnh. Hình 2. Một số bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng cũng gây ra chứngĐMHĐ do gây soosts, rét run hoặc sốt đơn thuần theo cơn hoặc không thành cơn.
TRIỆU CHỨNG RA MỒ HÔI ĐÊM Triệu chứng đầu tiên và cũng là điển hình nhất của bệnhĐMHĐ, có thể kèm theo các triệu chứng khác của bênh lý. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một vài triệu chứng đi kèm như tun, ớn lạnh, sốt nóng; tiêu chảy, sụt cân không rõ nguyên nhân, nóng bừng vào ban ngày và nữ giới có thể bị khô âm đạo. Chuyên gia này cũng chỉ ra thêm các dấu hiệu đi cùng với hiện tượng ĐMHĐ để người bệnh nếu gặp, phải đi khám ngay: ·Đổ mồ hôi dai dẳng: Hầu hết trường hợp ĐMHĐ không phải do ung thư sẽ không dai dẳng; ·Triệu chứng liên quan khác như mệt mỏi và thiếu năng lượng; ·Cũng có thể có vết bầm tím không có lý do; ·Có thể bị đau không rõ lý do; ·Các hạch có thể sưng to; ·Cũng có thể đổ mồ hôi cả vào những hôm trời không quá nóng; ·Sưng hạch và dễ bị bầm tím: Đổ mồ hôi đêm do ung thư phổ biến nhất là bệnh bạch cầu và ung thư hạch - là những loại ung thư liên quan đến máu và hệ thống hạch bạch huyết. Do đó, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như sưng hạch và dễ bị bầm tím.Các triệu chứng đi kèm khác có thể bao gồm mặt đỏ bừng, thay đổi nhịp tim và huyết áp, đau nhức cơ và khớp. Điều quan trọng là nếu cảm thấy đổ mồ hôi dai dẳng, hãy đi khám sớm để kiểm tra. TĂNG TIẾT MỒ HÔI CÓ THỂ KHU TRÚ HOẶC TOÀN THÂN Tăng tiết mồ hôi khu trú Nguyên nhân cảm xúc là phổ biến, gây ra mồ hôi trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, trán khi lo lắng, hưng phấn, tức giận, hoặc sợ hãi. Nó có thể là do sự căng thẳng làm tăng dòng chảy. Ra mồ hôi cũng rất phổ biến trong quá trình tập thể dục và trong môi trường nóng. Mặc dù việc đổ mồ hôi như vậy là một phản ứng bình thường, nhưng trong điều kiện không gây ra mồ hôi ở hầu hết mọi người thì bệnh nhân lại tăng tiết mồ hôi quá nhiều; ĐMHĐ có thể do một số nguyên nhân, song hầu hết nguyên nhân thường là không rõ. Ví dụ, đổ mồ hôi xung quanh môi và miệng có thể xảy ra khi nuốt thức ăn và thức uống cay hoặc ở nhiệt độ nóng. Các nguyên nhân bệnh lý gồm bệnh lý thần kinh do tiểu đường, herpes zoster ở mặt, xâm lấn hạch giao cảm cổ tử cung, chấn thương hoặc bệnh TKTU, hoặc tổn thương tuyến mang tai. Hội chứng Frey là một tình trạng thần kinh do tổn thương hoặc xung quanh tuyến mang tai do phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Hội chứng Frey làm rối loạn dây thần kinh tai-thái dương, với sự tái tạo không thích hợp sau đó của các sợi phó giao cảm mang tai thành các sợi giao cảm phân bố vào các tuyến mồ hôi cục bộ ở vùng da bị chấn thương. Kết quả là các sợi phó giao cảm đặt sai vị trí (thường gây ra tiết nước bọt như một phản ứng vị giác) thay vào đó kích hoạt các sợi giao cảm gây đỏ và đổ mồ hôi má trước tai (không thích hợp). Nguyên nhân khác của mồ hôi khu trú bao gồm phù niêm trước xương chày, bệnh thoái hóa xương khớp phì đại (lòng bàn tay), và Hội chứng Nevi mụn nước cao su xanh và khối u cuộn mạch (trên tổn thương). Đổ mồ hôi bù là tiết mồ hôi dữ dội sau khi cắt bỏ giao cảm. Tăng tiết mồ hôi toàn thân Tăng tiết mồ hôi toàn thân tác động hầu hết cơ thể. Mặc dù hầu hết các trường hợp đều tự phát, nhưng có thể có nhiều yếu tố thuận lợi Bảng 1. Một số nguyên nhân của mồ hôi toàn bộ Tình trạng | Bệnh lý | Ung thư | U lympho, bệnh bạch cầu, tăng tiết ĐMHĐ | Hệ thần kinh trung ương. | Bệnh lý thần kinh tự chủ | Thuốc | Thuốc chống trầm cảm, aspirin, chống viêm Non-steroid, các thuốc hạ đường huyết, caffein, theophyllin; hội chứng cai opioid | Rối loạn nội tiết | Cường giáp, hạ đường huyết, tiết nhiều hormon giới tính gây ra bởi các thuốc chủ vận hormon giải phóng gonadotropin | Nhiễm trùng | Lao, viêm nội tâm mạc, nhiễm nấm toàn thân | Khác | Hội chứng carcinoid, mang thai, mãn kinh, sự lo lắng |
còn nữa -- > Tiếp theo Phần 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔ MỒ HÔI ĐÊM LÊN SỨC KHỎE
|