Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 3 9 6 8
Số người đang truy cập
5 2 1
 Tư vấn sức khỏe
Giải đáp bạn đọc về chuyên ngành ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh, Quý I-2024

1. Đặng Thế A...-anh.............@gmail.com-Đức Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình

Hỏi: Em xin chào Viện ạ, em ở Quảng Bình ạ. Dạ thưa con của em 6 tuổi, 15 kg vừa rồi gửi kết quả xét nghiệm đi ra ở Hà Nội, cháu bị nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara IgG, kết quả là 0,57, có bác sỹ nói đừng uống chi hết kẻo thuốc độc và nặng, có bác sỹ kê đơn Albedazone 400mg/28 viên ngày 2 lần. Giờ em hoang mang không biết như thế nào, mong viện tư vấn ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ !

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn, liên quan đến trường hợp con của bạn, liệu cháu có nhiễm ấu trùng giun đũahó, mèo Toxocara spp. thì cần có đủ triệu chứng lâm sàng (ngứa, mày đay, nhức đầu, đau cơ, rối loạn thị lực hay rối loạn tiêu hóa,…), kết quả xét nghiệm không chỉ có ELISA phát hiện Toxocara spp. IgG dương tính mà còn có cả xét nghiệm công thức máu toàn phần, bạch cầu ái toan, chỉ số IgE toàn phần (total IgE) và khi kết hợp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng này thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán một ca bệnh liệu có nhiễm ấu trùng giun đũa, chó mèo Toxocara spp.

Đặc biệt, trong phần câu hỏi của bạn có đề cập về liệu trình điều trị thuốc Albendazole 400mg dùng 2 viên mỗi ngày tổng số 28 viên có lẽ chưa phù hợp và liều cao hơn, nếu dúng là ca bệnh dủ tiêu chuẩn chẩn đoán thì nên điều trị đúng liều và đúng huốc theo Quyết định của Bộ Y tế 2022 trên trẻ em. Nói tóm lại, để chẩn đoán ca bệnh đầy đủ cần đưa cháu đi khám đúng nơi chuyên khoa về da liễu, ký sinh trùng để được chẩn đoán và điều trị, theo dõi ca bệnh một cách đầy đủ nhất, tránh các lời bình luận đa chiều làm chúng ta sẽ hoang mang và làm chậm tiến độ điều trị cho cháu sẽ sinh ra các biến chứng và hậu quả không tốt.

Đặc biệt, bạn lưu ý rằng con của bạn chỉ mới 6 tuổi và 15 kg, khi dùng các thuốc nói chung và thuốc điều trị giun sán nói riêng phải rất thận trọng do thuốc tác động lên các mô và cơ quan có thể gây độc và tổn thương các mô và cơ quan này nghiêm trọng tứcthời hoặc diễn tiến lâu dài.

Thân chúc bạn khỏe!


Hình 1

2. Duong h...........-duonghieu..........@gmail.com-Dak wi, Dak Nhau, Bù Đăng Bình Phước

Hỏi: Nhiễm giun sán chó trị có lâu không ạ? Uống những loại thuốc nào để trị dứt điểm ạ? Cần tư vấn trực tiếp ạ

Trả lời:

Cảm ơn bạn về câu hỏi! Tuy nhiên, trong câu hỏi của bạn liên quan đến nhiễm giun đũa chó (Toxocara canis) hay là nhiễm sán chó (Echinococcus spp.) vì khi nhiễm các loại ký sinh trùng giun tròn hoặc sán dây/ sán dãi này sẽ có phổ dấu chứng và các triệu chứng/ hội chứng lâm sàng khác nhau, chỉ định các xét nghiệm khác nhau và phương thức, loại thuốc và liệu trình điều trị cũng khác nhau. Kết quả điều trị sẽ thay đổi và có tỷ lệ khỏi bệnh cũng khác nhau và tùy theo từng phác đồ và loại thuốc điều trị bạn nhé.


Giun đũa chó Toxocara canis trưởng thành


Sán dây/dải chó
Echinococcus spp. trưởng thành

3. Nguyễn Thị Anh-nguyenthianh19081999@gmail.com-Nhơn hậu,An nhơn,Bình Định

Hỏi:Xin chào, trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh "sán dây lợn" thì có được uống các loại thuốc khác cùng thời điểm không ạ?

Trả lời:

Vì có hàng trăm ngàn loại thuốc để điều trị cho hàng trăm ngàn loại bệnh khác nhau, nên bạn cần nêu cụ thể là bạn sẽ uống cùng với loại thuốc gì cùng với nhóm thuốc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn, khi đó chúng tôi mới có thể cho bạn lời khuyên tư vấn tốt nhất sau khi kiểm tra tương tác thuốc (DDI-Drug Drug Interaction), bạn cũng thể thông qua phần mềm đánh giá tương tác thuốc Drug Interaction Checker trên trang miễn phí https://www.drugs.com/drug-interactions/praziquantel.html hoặc https://www.drugs.com/drug-interactions/albendazole.html để kiểm tra hai loại thuốc albendazole hoặc praziquantel thường dùng tong bệnh sansdaay lợn hoặc bệnh ấu trùng sán dây lợn giữa các thuốc hoặc các nhóm thuốc với nhau xem đó là tương tác thuốc có lợi hay bất lợi khi dùng các thuốc đồng thời.

Ngòai ra, bạn cần quan tâm việc thuốc này có tương tác với nhóm thức ăn nữa thì mới đầy đủ.

4. Nguyễn Hoàng B.....-bao.toieyue..............@gmail.com-xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM

Hỏi: Xin chào Bác sỹ! Tôi năm nay 40 tuổi bị triệu chứng mẫn ngứa toàn thân từ khoảng năm 2000 nhưng khi đi khám bs chỉ cho thuốc uống mà không hề làm xét nghiệm. Đến năm 2013 tôi khám lại BV Da liểu TP.HCM và được xét nghiệm và kết quả dương tính với kí sinh trùng chó mèo. Tuy nhiên, sau nhiều tháng điều trị thì bệnh không giảm mà ngứa mỗi lúc nhiều hơn. Sau đó, tôi đã điều trị ở Viện Sốt rét KST TP. Hồ Chi Minh, BV Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, phòng khám Quốc tế Ánh Nga chuyên khoa KST và cuối cùng là BV nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Tất cả các nơi tôi điều trị kể trên đều trải qua từ 5 đến 10 lần, tuy nhiên chỉ số xét nghiệm vẫn tăng và ngứa mỗi lúc nhiều hơn (Chỉ số xét nghiệm gan của tôi có lúc ở mức bình thường khi bs cho xét nghiệm vì nghi ngờ nó liên quan đến ngứa).

Sau đó bs BV nhiệt đới lại chuẩn đoán tôi sang bệnh mề đay nhưng uống thuốc cũng không đỡ và tôi cũng đã uống rất nhiều bài thuốc nam trị sán chó nhưng cũng không có tác dụng.

Tôi không hiểu tại sao trải qua rất nhiều năm điều trị, uống rất nhiều loại thuốc diệt mà con sán này lại không chết sao? Hiện tại cuộc sống của tôi rất khổ sở, ngày cách ngày phải uống thuốc dị ứng để cắt cơn, chứ không còn cách nào khác. Nhưng có khi uống hoặc bôi cũng không có tác dụng. Nghe nói các bác sĩ của Viện sốt rét kí sinh trùng Quy Nhơn có thể điều trị được con sán này, tôi đã nhiều lần muốn đi nhưng hiện tại đang phải điều trị nhiều loại bệnh khác (dạ dày mãn tính, ho mãn tính, xương khớp và nhiều bệnh khác). Có một điều đặc biệt là giờ tôi cứ uống thuốc vô là mất ngủ, cả thuốc tây lẫn thuốc nam có tính nóng).

Vì thế đó là một trong những lý do tôi ngưng điều trị. Xin bác sĩ đánh giá bệnh của tôi và cho biết có khả năng điều trị hay không? Cảm ơn Bác sĩ!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi khá chi tiết về một quá trình bệnh sử về mày đay mạn tính và bạn đã đi qua nhiều cơ sở y tế, nhiều phác đồ thuốc khác nhau trên 10 năm dài. Chúng tôi xin chia sẻ với sự lo lắng đó của bạn. Tuy nhiên, bạn biết rằng mày đay và ngứa chỉ là một triệu chứng trong nhiều bệnh lý khác nhau hoặc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như từ nhiều loại bệnh lý nhiễm trùng (do virus, ký sinh trùng, vi nấm hay vi khuẩn) nào đó, do bệnh nhân đã và đang dùng thuốc điều trị bệnh lý mạn tính nào đó đang có sẵn trên cơ thể bạn, các chất dị nguyên đang sẵn có trong môi trường mà bạn đang sống, vốn dĩ là dị nguyên đối với bạn nhưng lại không phải là chất lạ với mộ người khác (nói như vậy để bạn hiểu rằng có thể chất này là lạ với bạn nhưng lại bình thường với bạn khác và ngược lại, khi đó gọi là cơ địa dị ứng), hoặc do nguyên nhân thức ăn, thực phẩm, bệnh lý không nhiễm trùng hoặc các bệnh lý tự miễn, các chất vật lý, cơ chế vật lý, các yếu tố tâm lý,.. (bạn có thể tham khảo bảng trên nêu khá đầy đủ), chứ không nhất thiết các triệu chứng ngứa và mày đay này là chỉ từ bệnh do nhiễm giun đũa chó mèo hay do ký sinh trùng nào đó.


Hình 2

Do vậy, việc thăm khám ở cơ sở chuyên khoa, khai thác bệnh lý kỹ càng, chi tiết, thời gian xuất hiện, thói quen ăn uống, thói quen mặc đồ chật hay không, làm việc ngoài trời hay không ngoài trời, môi trường làm việc, các sang chấn tâm lý, các loại thuốc đang dùng và bạn có bệnh lý nền sẵn có hay không? đặc tính mày đay hay ngứa liên tục hay ngắt quãng và tính chất phù nề cac vết mày đay hay không phù nề của mày đay, bệnh lý nền này có đang dùng thuốc và loại thuốc gì đang sử dụng…điều này cho thấy khám một bệnh nhân mày đay không hề dễ dàng và cần phải khác thác đầy đủ và chi tiết thì mới mong tìm ra nguyên nhân và điều trị tiệt căn.

Do vậy, bạn có thể sắp xếp công việc để đi khám các cơ sở y tế chuyên khoa và mong rằng bạn sẽ gặp được cơ may phát hiện đúng bệnh đúng thuốc để rở về trạng thái sức khỏe tốt nhất!

5. PHAM KIM T.....-phamthao........@gmail.com-BIÊN HÒA-ĐỒNG NAI

Hỏi:28/8 e bắt đầu nổi ngứa ở mông sau đó đi xet nghiem (chi uống thuốc dị ứng ngứa);

- 4/9 biết bị sán chó - bs ĐN kê 7 ngày Vazigoc 500mg ( 2vien/1ngay) kết hợp thuốc mề day cấp tính tại Da liễu HCMà29/9 Vẫn còn nổi mề day toàn thân mỗi ngày về đêm em đi bv nhiệt đới HCM và BS bảo bị sán cho và cho thuốc lại kêu thuốc trước uống không đúng thuốc bs kê Medrol 16mg 2 viên uống 1 lần và Stadnex 20 CAP 20mg & Desloratadine 5mg uống 2 lần/ 1 ngày uống trong 1 tháng & tái khám lại. Hiện tại em vẫn đang uống và vẫn bị ngứa mỗi đem nổi hầu như cả người có hôm nổi hết người có hôm mỗi bộ phận nổi lác đác có hôm 10-11h đêm ho hấp cổ họng khó thở.

BS cho em xin lời khuyên trường hợp của em chưa hết bệnh hay sao hay phải điều trị thêm thời gian dài nữa vì nổi mề day hầu như mỗi ngày.

Trả lời:

Rất tiếc với câu hỏi trên của bạn chúng tôi không biết câu hỏi này bạn đangdành cho ai và hỏi ai, câu hỏi không có chủ ngữ và không có bắtđầu từ đâu và bệnh sử như thế nào? Do vậy, đề nghị bạn đặt lại câu hỏi và cụ thể câu hỏi hoặc bạn có thể gặp trực tiếp BS hiện đang điều trị cho bạn được tư vấn kỹ và có lời khuyên bổ ích hơn nhé. Thân chúc bạn khỏe!

Ngày 20/05/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích