Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Finance & Retail Hoạt động đào tạo
Đào tạo cao học
Đào tạo lại
Đào tạo KTV xét nghiệm
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 9 6 9
Số người đang truy cập
3 2 2
 Hoạt động đào tạo
Quy chế đánh giá học phần, thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế ở các cấp độ đại học, cao đẳng, trung cấp y tế đã được Bộ Y tế đưa ra bàn bạc, thảo luận tại Hội nghị để trên cơ sở đó có thể xây dựng chiến lược con người phù hợp với xu thế phát triển của đất nước hiện nay. Chúng tôi xin trích đăng một số chương/mục trong Quy chế Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy của Bộ Giáo dục & Đào tạo để các thày, các trò và các bạn quan tâm tham khảo.

Sau đây là chương III về Quy chế đánh giá học phần, thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp.

Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần (Điều 8):

1. Cuối mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức 2 lần thi để kết thúc các học phần. Nhữnghọc sinh không tham dự lần thi thứ nhất hoặc có điểm học phần dưới 5 ở lần thi thứ nhất sẽ được dự thi lần thứ hai. Lần thi thứ hai trong học kỳ đó được tổ chức sớm nhất là 2 tuần sau lần thi thứ nhất.

Học sinh nghỉ học quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần thì không được dự thi kết thúc học phần làn thứ nhất. Nhữnghọc sinh này sau khi tham gia học bổ sung đủ nội dung kiến thức còn thiếu của học phần đó thì được dự thi kết thúc học phần ở lần thi thứ hai, trong đó có những học sinh nghỉ học có lý do chính đáng thì Hiệu trưởng xem xét quyết định tính là thi lần đầu. Học sinh không tham gia học bổ sung nội dung kiến thức còn thiếu của học phần đó do nghỉ học quá thời gian quy định mà không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0 để tính là điểm thi kết thúc học phần của học phần đó.

Những học sinh nghỉ học quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần nêu trên chỉ còn được dự thi kết thúc học phần một lần nữa (nếu có) tại các kỳ thi kết thúc học phẩn tổ chức cho các học sinh lớp khác hoặc các khóa học sau.

2. Học sinh vắng mặt trong buổi thi kết thúc học phần lần thứ nhất nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 để tính là điểm thi kết thúc học phần ở lần thi đó và chỉ được dự thi kết thúc học phần một lần nữa do nhà trường tổ chức ở lần thi thứ hai. Nếu vắng mặt có lý do chính đáng thì Hiệu trưởng xem xét quyết định cho dự thi khi nhà trường tổ chức thi lần thứ hai nhưng vẫn tính là lần thứ nhất và còn được dự thi một lần nữa (nếu có) tại các kỳ thi kết thúc học phần tổ chức cho học sinh lớp khác hoặc các khóa học sau.

3. Trường hợp sau hai lần thi mà vẫn đạt dưới 5 điểm thì học sinh đó phải đăng ký học lại học phần này và số lần được dự thi kết thúc học phần được áp dụng như quy định tại khoản 1 Điều này. Hiệu trưởng bố trí thời gian học lại và hoàn thành việc thi lại cho học sinh trước khi xét điều kiện dự thi tốt nghiệp.

4. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần phụ thuộc vào số đơn vị học trình của học phần đó. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian ôn thi và thi trong kế hoạch thời gian dành cho thi ở mỗi học kỳ. Thời gian làm bài thi kết thúc học phần đối với mỗi bài thi viết tự luận từ 90-120 phút, đối với mỗi bài thi trắc nghiệm từ 45-60 phút. Đối với các môn học đặc thù, thời gian thi kết thúc học phần do Hiệu trưởng quy định.

Đánh giá học phần (Điều 9):

1. Tùy theo từng học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ và điểm thi kết thúc học phần.

Điểm kiểm tra thường xuyên là điểm kiểm tra đầu giờ hoặc trong giờ lên lớp, kiểm tra thực hành hoặc kiểm tra viết với thời gian dưới 45 phút.

Điểm kiểm tra định kỳ là điểm kiểm tra hết chương, kiểm tra bài thực hành, thực tập hoặc từng phần chính của học phần, thời gian từ 45 phút trở lên.

Điểm thi kết thúc học phần là là điểm thi dể kết thúc học phần do nhà trường tổ chức vào cuối mỗi học kỳ.

2. Điểm học phần là trung bình cộng của điểm thi kết thúc học phần và điểm trung bình các điểm kiểm tra.

Điểm trung bình các điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm, trong đó điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2.

3. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra, số lần kiểm tra do Hiệu trưởng quy định và phải được công bố công khai cho học sinh biết trước khi vào học học phần nhưng phải đảm bảo cứ từ hai đến ba đơn vị học trình của mỗi học phần phải có ít nhất 1 điểm kiểm tra thường xuyên và 1 điểm kiểm tra định kỳ cho mỗi học sinh. Học sinh vắng mặt trong các lần kiểm tra mà không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 ở lần kiểm tra đó.

4. Giáo viên giảng dạy trực tiếp ra đề, tổ chức kiểm tra và chấm các bài kiểm tra của học phần.

Ra đề thi, hình thức thi và chấm thi kết thúc học phần (Điều 10):

1. Nội dung đề thi phải phù hợp với nội dung kiến thức cơ bản của học phần đã quy định trong chương trình, quy trình ra đề thi kết thúc học phần do Hiệu trưởng quy định.

2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, thực hành hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng quyết định các hình thức thi thích hợp cho từng học phần và thông báo công khai cho học sinh biết từ đầu năm học.

3. Việc chấm thi kết thúc các học phần đối với các bài thi viết chỉ được thực hiện sau khi đã rọc phách bài thi, kết quả chấm thi viết phải được công bố chậm nhất là 10 ngày sau khi thi.

Hiệu trưởng quy định quy trình chấm thi, thống nhất cách cho điểm bài thi, bảo quản và lưu giữ các bài thi viết sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết sau khi chấm ít nhất là sau khi kết thúc khóa học.

5. Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của hai giáo viên chấm thi và có xác nhận của trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa. Bảng điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải được quản lý và lưu giữ tại bộ môn và gửi về văn phòng khoa, phòng đào tạo chậm nhất là một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

6. Học sinh được quyền làm đơn xin phúc khảo về điểm thi kết thúc học phần đối với những môn thi viết tự luận, thời gian xin phúc khảo sau 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi kết thúc học phần. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức phúc khảo và công bố phúc khảo cho học sinh.

Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học tập (Điều 11):

1. Điểm đánh giá bộ phận (bao gồm điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ), điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến phần nguyên.

2. Điểm đánh giá học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân.

3. Điểm trung bình học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học, khóa học là trung bình cộng các điểm học phần trong mỗi học kỳ, mỗi năm học và cả khóa học theo hệ số của từng học phần và được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn. Hệ số của học phần tùy thuộc số học trình của mỗi học phần, mỗi đơn vị học trình tương ứng với một hệ số.

4. Điểm học phần, điểm trung bình chung học tập để xét cấp học bổng, xét khen thưởng cho học sinh chỉ được tính kết quả điểm thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Điểm học phần và điểm trung bình chung học tập để xét học sinh được học tiếp, tạm ngừng tiến độ học, bị buộc thôi học và xét tốt nghiệp được tính theo điểm cao nhất trong các lần thi kết thúc học phần.

5. Xếp loại kết quả học tập:
a)Điểm trung bình chung học tập là căn cứ để xếp loại học tập của học sinh, cụ thể:

-Loại xuất sắc:từ 9 - 10

-Loại giỏi:từ 8 - 8,9

-Loại trung bình khá: từ 7 - 7,9

-Loại trung bình: từtừ 5 - 9,9

-Loại yếu:từ 4 - 4,9

-Loại kém:dưới 4


b)Học sinh có điểm trung bình chung học tập xếp loại từ khá trở lên bị hạ xuống một bậc nếu có từ 20% trở lên số học phần có điểm dưới 5 ở lần thi thứ nhất.

Điều kiện dự thi tốt nghiệp (Điều 12):

1. học sinh được dự thi tốt nghiệp nếu có các điều kiện sau đây:
a)Đã tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo, không có học phần bị điểm dưới 5.
b)Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tính ở thời điểm xét điều kiện dự thi tốt nghiệp.
            2. học sinh không được dự thi tốt nghiệp do không đảm bảo điều kiện quy định ở điểm a, khoản 1 của Điều này. Nếu có điểm trung bình chung học tập của năm học cuối khóa không nhỏ hơn 4, điểm trung bình chung học tập toàn khóa không nhỏ hơn 4,5 và thời gian học tập tại trường của học sinh vẫn đảm bảo theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 4 của Quy chế này thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho học sinh được học lại các học phần chưa đạt yêu cầu rồi xét điều kiện dự thi tốt nghiệp. Nếu học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp thì được dự thi trong các kỳ thi tốt nghiệp tiếp sau. Thời gian và kế hoạch học lại, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp và thi tốt nghiệp do Hiệu trưởng quyết định.

3. Trước khi tổ chức thi tốt nghiệp, Hiệu trưởng thành lập Hội đồng xét điều kiện dự thi tốt nghiệp cho học sinh cuối khóa. Thành phần, số lượng của Hội đồng do Hiệu trưởng quy định.

 Các môn thi tốt nghiệp (Điều 13):

1. Môn thi tốt nghiệp bao gồm: Chính trị, Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp, Thực hành nghề nghiệp.
2. Đối với hệ đào tạo mà đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở thì ngoài ba môn thi tốt nghiệp quy định tại khoản 1, Điều này; học sinh phải thi thêm 3 môn văn hóa. Hiệu trưởng nhà trường quy định các môn thi, thời gian tổ chức thi các môn văn hóa và thông báo công khai từ đầu khóa học.
3. Nội dung các môn thi tốt nghiệp:
a)Nội dung thi tốt nghiệp môn chính trị là những kiến thức trong nội dung chương trình môn chính trị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b)Nội dung thi tốt nghiệp môn lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp là những kiến thức được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc phần kiến thức cơ sở và chuyên môn trong chương trình đào tạo;
c)Nội dung thi tốt nghiệp môn thực hành nghề nghiệp là những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản, chuyên sâu được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc thuộc phần kỹ năng chuyên môn trong chương trình đào tạo;
d)Nội dung thi tốt nghiệp các môn văn hóa là những kiến thức cơ bản được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc thuộc phần kiến thức các môn văn hóa trong chương trình đào tạo quy định.

4. Hiệu trưởng quy định cụ thể nội dung và khối lượng (tính bằng đơn vị học trình) của các nội dung ôn tập, thời gian ôn tập, thời gian thi đối với từng môn thi tốt nghiệp phù hợp với chương trình đào atọ và công bố vào đầu học kỳ cuối cùng của khóa học.

Hội đồng thi tốt nghiệp (Điều 14):

 

 Các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp

1. Trước kỳ thi tốt nghiệp ít nhất là hai tuần, Hiệu trưởng phải lập xong kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp, quyết định thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp và gửi báo cáo kèm theo quyết định nói trên cho cơ quan quản lý trường, sở giáo dục và đào tạo địa phương.
2. Thành phần của Hội đồng thi tốt nghiệp bao gồm:
a)Chủ tịch là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo;
b)Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Hiệu trưởng hoặc Trưởng Phòng Đào tạo;
c)Ủy viên thư ký là Trưởng Phòng hoặc Phó trưởng Phòng Đào tạo;
d)Các ủy viên gồm các trưởng khoa, trưởng phòng, tổ trưởng bộ môn và các thành phần khác do Hiệu trưởng quyết định.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng thi tốt nghiệp:
a)Giúp Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp theo các quy định tại Quy chế này và kế hoạch của Hiệu trưởng.
b)Quyết định thành lập các ban giúp việc cho Hội đồng thi tốt nghiệp gồm Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi. Các ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp.
-Ban Thư ký do ủy viên thư ký Hội đồng làm Trưởng ban;
-Ban Đề thi do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm nhiệm làm Trưởng ban. Ban đề thi gồm các Tiểu ban, mỗi môn thi do một Tiểu ban phụ trách. Số lượng mỗi Tiểu ban không quá 3 người, trong đó có một người làm Trưởng Tiểu ban;
-Ban Coi thi do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm nhiệm làm Trưởng ban;
-Ban Chấm thi do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm nhiệm làm Trưởng ban. Ban Chấm thi gồm các Tiểu ban, mỗi Tiểu ban phụ trách chấm một môn thi tốt nghiệp. Số lượng người trong mỗi Tiểu ban tùy theo số lượng bài thi của môn thi và Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp quyết định. Mỗi Tiểu ban có tối thiểu 3 người, trong đó có một người làm Trưởng Tiểu ban.
c)Phân công tổ chức và theo dõi định kỳ, bảo đảm thực hiện nội quy và xử lý các trường hợp vi phạm nội quy theo quy định tại Điều 20 của Quy chế này.
d)Xét duyệt kết quả thi tốt nghiệp và giải quyết các đơn khiếu nại (nếu có), trình Hiệu trưởng danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp, danh sách học sinh không được công nhận tốt nghiệp.
e)Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
4. Thường trực Hội đồng thi tốt nghiệp gồm chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký. Thường trực hộ đồng có nhiệm vụ sau:
a)Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho các phiên họp toàn thể hội đồng;
b)Giải quyết các công việc giữa hai kỳ họp của Hội đồng theo đúng quy chế và báo cáo kết quả công việc với hội đồng trong phiên họp tiếp theo;
c)Tập hợp và phân loại kết quả thi tốt nghiệp và trình bày trước hội đồng để xét công nhận tốt nghiệp.
5. Hội đồng phải có lịch họp toàn thể trong thời gian chỉ đạo và tổ chức kỳ thi, quy định rõ nội dung từng phiên họp, mỗi phiên họp đều phải có biên bản. Các kiến nghị của hội đồng và biên bản trong các phiên họp đều phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và ủy viên thư ký để trình Hiệu trưởng.
6. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban giúp việc cho hội đồng thi tốt nghiệp do Chủ tịch hội đồng quy định.

Coi thi tốt nghiệp (Điều 15):

1. Hội đồng thi tốt nghiệp xây dựng kế hoạch và tổ chức phương án coi thi, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho công tác coi thi, đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, nghiêm túc ở tất cả các khâu trong quá trình coi thi.
2. Phổ biến nội quy thi đến từng cán bộ coi thi và thí sinh dự thi. Niêm yết đầy đủ, công khai những thông tin cần thiết về thi tốt nghiệp.
3. Đảm bảo mỗi phòng thi phải có hai cán bộ coi thi. Tùy điều kiện về phòng thi bố trí số lượng cán bộ giám sát phòng thi cho phù hợp đồng thời đảm bảo được yêu cầu của nhiệm vụ coi thi.

Chấm thi tốt nghiệp (Điều 16):

1. Thang điểm chấm thi tốt nghiệp là thang điểm 10, các ý nhỏ được chấm đến 0,25 điểm. Nếu điểm toàn bài có điểm lẻ là 0,25 thì quy tròn thành 0,5; có điểm lẻ là 0,75 thì quy tròn là 1. Nếu chấm theo thang điểm khác với thang điểm 10 thì sau khi chấm xong phải quy đổi về thang điểm 10. Việc quy đổi phải được Hiệu trưởng quyết định và thông báo công khai trước khi chấm thi.
2. Hiệu trưởng quy định quy trình chấm thi theo nguyên tắc:
a)Tất cả các bài thi viết phải được rọc phách trước khi chấm;
b)Chấm thi viết (tự luận) phải do hai giáo viên thực hiện theo quy trình chấm hai vòng độc lập, sau đó thống nhất kết quả chấm thi cho từng bài thi;
c)Chấm thi vấn đáp và thực hành phải đảm bảo có hai giáo viên tham gia đối với mỗi bài thi. Sau khi chấm phải thống nhất điểm từng bài thi, trường hợp hai người chấm không thống nhất được điểm bài thi phải lập biên bản báo cáo với Trưởng Tiểu ban, Trưởng Tiểu ban chấm thi quyết định xử lý.
3. Học sinh có quyền làm đơn xin phúc khảo về điểm thi tốt nghiệp đối với môn thi viết tự luận, thời gian xin phúc khảo sau 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức phúc khảo và công bố kết quả phúc khảo cho học sinh.

Trường hợp có đơn xin phúc khảo thì việc tổ chức phúc khảo phải tiến hành quy trình chấm phúc khảo theo quy định của Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 

Ngày 29/01/2008
Ban Biên tập (TNT)
(Theo Quy chế Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
của Bộ Giáo dục & Đào tạo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Danh sách trúng tuyển Kỹ thuật viên xét nghiệm Trung học hệ chính quy năm học 2010-2012
Kết quả tuyển sinh trung học chuyên nghiệp KTV xét nghiệm(hệ chính quy) khóa 28
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích