Nhân trường hợp nhiễm giun chỉ Dirofilaria repens lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam
Giới thiệu một số ca bệnh báo cáo tại Việt Nam Từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007, Bệnh viện mắt Trung ương đã khám và phát hiện được 8 bệnh nhân có giun chỉ ký sinh ở mắt, các bệnh nhân này thường trú tại các tỉnh thành Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam và Hưng Yên. Biểu hiện triệu chứng của các bệnh nhân đều có chung là mắt bị khó chịu, cộm, như có vật gì vướng vào mắt, tấy đỏ mắt một vùng có diện tích chừng 1-2cm. Đặc biệt, sau khi tiến hành khám các bác sỹ viện mắt đã phát hiện có một ký sinh trùng trong mắt và phẫu thuật gắp ra một con giun chỉ vẫn đang ngọ nguậy, các giun này có kích thước trung bình chiều dài từ 4 - 12,5cm, chiều rộng 0,5 - 1mm. Vị trí giun chỉ ký sinh trong mắt của 6 bệnh nhân này nằm dưới lớp kết mạc mắt. Sau một thời gian dài nghiên cứu, mãi đến trung tuần tháng 1 năm 2008 vừa qua, các nhà khoa học Việt Nam đã giải mã gen thành công loại ký sinh trùng giun chỉ ở trên và định danh tác nhân chính xác đã gây tổn thương mắt của các bệnh nhân là Dirofilaria repens, theo PGS-TS Nguyễn Văn Đề (Bộ môn Ký sinh trùng, trường Đại học y Hà Nội) thì đây là lần đầu tiên loại giun chỉ này được phát hiện tại Việt Nam. Đây là một loài giun chỉ thường ký sinh ở chó, mèo và bất thường có thể ký sinh tình cờ trên người, tỷ lệ chó, mèo trên thế giới nhiễm loài giun chỉ Dirofilaria Repens chiếm tới 46-70%, nhưng ở Việt Nam đến nay chưa có một công trình nghiên cứu điều tra nào về nguồn lây nhiễm giun chỉ Dirofilaria Repens trên chó, mèo và xu hướng truyền bệnh sang con người. Nhân lần đầu tiên phát hiện và giải mã thành công và định danh giun chỉ trên là Dirofilaria Repens, chúng tôi muốn đề cập một số thông tin liên quan đến loài ký sinh trùng này thông qua các tài liệu trong và ngoài nước. Nguyên nhân mắc loài ký sinh trùng này do các loài muỗi phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung truyền bệnh như muỗi sốt rét (Anopheles), muỗi vằn truyền sốt xuất huyết (Aedes aegypti và Aedes albopictus) và muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản (Culex) đưa mầm bệnh từ các vật nuôi chó, mèo,… sang người. Vị trí ký sinh của giun chỉ Dirofilaria repens không chỉ ở mắt mà nó còn ký sinh ở nhiều nơi khác trên cơ thể như: dưới da, tim, phổi, phúc mạc, tuyến vú, tinh hoàn, bìu,…Hình thức ký sinh và tồn tại của giun chỉ Dirofilaria repens trong mô là cuộn tròn lại, tạo một ổ như kén (mặc dù nó có chiều dài hàng chục cm). Hỏi và đáp về bệnh do giun chỉ này do các chuyên gia thú y trình bày: Hỏi: Dirofilaria là loài ký sinh trùng như thế nào?xin mô tả sơ lượcTrả lời: các thành viên trong giống Dirofilaria là khá dài, mỏng hình sợi chỉ, thường ký sinh trong mô liên kết và hệ mạch máu của nhiều loại vật chủ khác nhau ở Bắc Mỹ (North America). Dirofilaria immitis được tìm thấy ở tâm thất phải và động mạch phổicủa các con chó và mèo. Người ta cũng báo cáo một số trường hợp loài ký sinh trùng này ký sinh lạc chỗ (aberrant locations) ở nhiều vật chủ tình cờ, bao gồm cáo và sư tử biển California. Dirofilaria tenuis đựợc phát hiện ở mô dưới da của nhiều con gấu trúc ở phía nam của Mỹ. Dirofilaria ursi được tìm thấy ở các tổ chức mô dưới da niêm quanh các hạch lympho ở cổ và phế quản của gấu đen. Dirofilaria subdermata được tìm thấy ở mô dưới da của loài nhím. Các con chó ở vùng Đại Trung Hải thường là vật chủ ký sinh của loài Dirofilaria repens và loài giun này cũng thường ở vị trí dưới da. Hỏi: Các chủng khác của ký sinh trùng Dirofilaria có phải là tiềm tàng bệnh động vật lây sang người không? Trả lời: chỉ có Dirofilaria immitis là loài giun ở tim chó, gây ra bệnh lý ở phổi của người. Tuy nhiên, một vài chủng khác của Dirofilaria cũng là bệnh động vật. loài giun tròn này óc thể từ gấu trúc (D. tenuis), gấu (D. ursi) và nhím (D.subdermata) có thể gây ra bệnh lý dưới da và niêm mạc ở người. Một số ký sinh trùng khác trong giống này như D. repens có thể gây ra bệnh lý ở mắt của con người. Hỏi: Làm thế nào mà các loài ký sinh trùng nàu có thể truyền bệnh sang chó hoặc mèo? Trả lời: loài ký sinh trùng này có thể truyền bệnh sang chó hoặc mèo thông qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh. Giun chỉ D.immitis trưởng thành có tuổi thọ khoảng 7 năm và ấu trùng giun chỉ có thể sống đến 5 năm. KST trưởng thành giao hợp với nhau bên trong tâm thất phải và động mạch phổi của vật chủ, rồi con cái đẻ ra ấu trùng (microfilariae). Ấu trùng được mô tả như là giai đoạn phôi thai. Ấu trùng nằm trong hệ tuần hoàn của vật chủ trong suốt thời gian. Mật độ ấu trùng trong máu thay đổi khác nhau trong suốt 24 giờ và có thể cao đến 103 -105 ấu trùng/ml máu. Ấu trùng bị ăn bởi muỗi cái trong quá trình hút máu. Hơn 72 loài muỗi được báo cáo là có khả năng như vật chủ trung gian truyền bệnhcho bệnh lý ký sinh trùng D.immitis. Trong muỗi, các ấu trùng phát triển thành ấu trùng giai đoạn 3 (giai đoạn có thể lây nhiễm) bên trong các tiểu quản Malpighi, rồi chúng di chuyển từ mao quản đến khoang cơ thể rồi đến vòi muỗi (proboscis). Chó và mèo bị nhiễm thông qua các vết đốt của muỗi đã có mầm bệnh. Sự truyền bệnh có thành công hay không tùy thuộc liên quan đến sự có mặt ấu trùng giai đoạn nhiễm từ vòi. ấu trùng nằm bên trong các giọt dịch cơ thể của muỗi. Ấu trùng này phải chảy ra một chất mủ nhầy để kết dính với vết thương để chúng có điều kiện đi vào cơ thể chó hoặc mèo. Sau khi qua vết thương, ấu trùng tiếp tụcphát triển trong mô dưới da. Ấu trùng giai đoạn 3 này rụng lông chuyển sang giai đoạn 4 trong vòng 24 giờ sau nhiễm. ấu trùng giai đoạn 4 rụng lông chuyển thành ấu trùng giai đoạn 5 trong vòng 50-70 ngày sau nhiễm Hầu hết các ấu trùng này di chuyển đến phần sọ, bụng, ngực rồi đến đầu, cổ và vùng chi trên trước khi di chuyển đến tim. Giun trưởng thành được tìm thấy trong tim và động mạch phổi trong vòng 70 ngày sau nhiễm. Ở vùng này, chúng trưởng thành trong vòng 2 tháng, giao phối và con cái bắt đầu sinh ấu trùng. Hỏi: Có phải muỗi là vector duy nhất liên quan đến truyền bệnh này cho người và bệnh này có lây truyền từ người sang người không? Trả lời: Muỗi là vật chủ trung gian của tất cả loài Dirofilaria spp, ngoại lệ với D.ursi và D.subdermata. những chủng này được truyền từ động vật hoang dại sang người thông qua vết đốt của ruồi đen (blackflies_Simuliidae). Sự lan truyền sang người phụ thuộc vào vector có sẵn và sự có mặt của vật chủ chính. Các loài muỗi liên quan đến lan truyền bệnh sẽ khác nhau từ vùng này sang vùng khác. Người là vật chủ tính cờ đối với loài ký sinh trùng này và muỗi nhiễm phải nhanh chóng tấn công cả người và vật chủ chính thì truyền bệnh mới có thể xảy ra. Các loài hút máu như Culex salinarius, Aedes taeniorhynchus và A. vexans là các vector lý tưởng để truyền bệnh giun chỉ Dirofilariasis giữa người và chó. Hầu hết cácca bệnh giun chỉ Dirofilaria ở người, thường chỉ tìm thất có một con và nó đã chết. Ấu trùng được tìm thấy với số lượng nhỏ trường hợp; Tuy nhiên, chúng có liên quan đến vị trí tổn thương và lượng ấu trùng trong máu phát triển hay không. Vì sự phát triển của giun chỉ Dirofilaria spp sẽ dừng lại khi nó ở trong người, cho nên quá trình lan truyền bệnh giữa người sang người là điều không thể. Hỏi: Bệnh do Dirofilaria spp. ở người gây ra như thế nào và biểu hiện triệu chứng lâm sàng ra sao? Trả lời: Dựa trên giả thuyết về chu kỳ lây bệnh của Dirofilaria spp ở người, có 3 triệu chứng lâm sàng lên quan đến: bệnh giun chỉ Dirofilariasis tĩnh mạch (Intravenouss dirofilariasis), bệnh Dirofilariasis ở phổi (pulmonary dirofilariasis) và bệnh Dirofilariasis ở dưới da (subcutaneous dirofilariasis). Bệnh do Dirofilaria ở phổi và tĩnh mạch thường do nhiễm D.immitis, ngược lại bệnh lý dưới da thường do D.tenuis, D.ursi, hoặc D.subdermata. Trong bệnh Dirofilaria mạch máu, giun chỉ trưởng thành D.immitis nằm tại các buồngcủa tim (chambers of the heart) và nó liên quan đến các mạch máu lớn. Nhiễm trùng nội mạch điển hình nhiễm theo giới đơn thuần; do đó, ấu trùng trong máu sẽ không bao giờ thấy có mặt. Tuy nhiên, một số báo cáo có đề cập đến nhiễm cùng hai giới (1 con giun cái và 1 giun đực) nhưng lại không đề cập là có hay không có mặt ấu trùng trong máu. Tất cả những trường hợp báo cáo bệnh lý Dirofilaria nội mạch được tìm thấy tình cờ qua mổ tử thi. Ngược lại, bệnh lý nhiễm Dirofilaria ở phổi lại gây ra bởi D.immitis đã được báo cáo trên 20 trường hợp ngoài nước Mỹvà trên 60 ca tại Mỹ. chủ yếu ký sinh ở tâm thất phải và các động mạch phổi, giun trưởng thành trẻ D.immitis được đưa đến phổi và sinh hạch tại đó. Nhồi máu trong bệnh lý Dirofilaria tại phổi có thể gây ra bởi sự tắc nghẽn của một động mạch khi có một cục huyết khối bao quanh giun.Cuối cùng thì khối hình cầu này dẫn đến hình thành một u hạt và phản ứng xơ hóa thứ phát khi kháng nguyên của giun phát tán vào trong mô xung quanh. Sự có mặt của các triệu chứng được mô hình phân bố ngẫu nhiên và không có liên quan đến vị trí của hạch ở phổi hoặc tuổi và giới tính của bệnh nhân. Mô hình phân bố hạch trong phổi cũng là ngẫu nhiên và không liên quan đến tuổi và giới của bênh nhân. Trong số các bệnh nhân báo cáo có 95% có một hạch đơn thuần, trong khi đó 5%số bệnh nhân lại có 2 hạch riêng biệt ở hai thùy. 90% hạch chứa một con giun. Trong bệnh lý giun chỉ nội mạch thì ấu trùng hiếm khi tìm thấy. Bệnh giun chỉ Dirofilaria dưới da ở bắc Mỹ có thể gây ra bởi 3 thành viên của giốngDirofilaria: D tenuis, D ursi, D subdermata. Hầu hết các người nhiễm là nhiễm đơn và có hạch đơn thuần dưới da,tại bất kỳ vùng nào của cơ thể nhưng đặc biệt tại kết mạc mắt, nhãn cầu, vud, tinh hoàn, cánh tay và chân là những vị trí hay gặp. Tổn thương có thể nhạy cảm, đau, nổi u đỏ và một số ca có dấu hiệu ấu trùng di chuyển và lượng giun có thể một hay nhiều con trong node. Loại ký sinh trùng giống như Dirofilaria ursi được chẩn đoán ở trên 10 người phụ nữ từ đông bắc của Mỹ và Canada. Các node nằm ở vị trí trên hoặc gần cơ nhị đầu, cơ mặt, vú, cánh tay. Trong số 4/8 trường hợp có sẵn dữ liệu lâm sàng, nodule được mô tả là không đau, 1 trường hợp có ngứa vùng node. Hai ca có tăng bạch cầu eosin, ngược lại 3 ca thì bạch cầu eosin bình thường. Số ca còn lại, không thấy báo cáo về lượng bạch cầu. Trong 4 ca, giun được hồi phục và 6 ca giun đã chết và hoại tử kết lại thành mô hạt đặc. giun sống hoặc giun vừa mới chết cuộn tròn lại bên trong khoang với đặc điểm xơ hóa quanh mô với nhiều bạch cầu eosin ngoại vi. Các tác giả luư ý rằng, có thể các giun này là D.subdermata, một loại ký sinh trùng ký sinh trên nhím. D.subdermata chưa được nghiên cứu sâu và chi tiết. Hỏi: Có phương pháp nào khác hơn phương pháp sinh thiết để chẩn đoán bệnh Dirofilaria ở người không? Trả lời: Đến nay, phương pháp duy nhất chẩn đoán bệnh Dirofilaria ở người là thông qua sinh thiết và xét nghiệm mô học mô lấy ra. Đặc biệt những ca tại phổi thì khó vì biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẩu thuật lồng ngực để lấy mảnh mô. KST có thể không phát hiện được dễ dàng trong mảnh mô sinh thiết trừ phi nhuộm đặc biệt như nhuộm Movat. Một số dữ liệu có sẵn cho biết việc sử dụng các xét nghiệm huyết thanh miễn dịch để chẩn đoán bệnh Dirofilaria ở người cho kết quả. Glickman và cộng sự đánh giá test ngưng kết gián tiếp (IHA_Indirect hemagglutination) và ELISA để chẩn đoán in 8 người bệnh Dirofilaria tại phổi;trong số đó có 5 người óc kháng thể với D.immitis bằng test IHA và 6 trường hợp được xác định bằng test ELISA. Độ đặc hiệu của các test này cũng đã được xác định. Một lượng lớn số ca khi xét nghiệm huyết thanh học có phản ứng chéo cao (cross-reactivity). Kết quả test ELISA và IHA âm tính trong 7 bệnh nhân được chẩn đoán là khối tân sinh (neoplasm) chứ không phải là giun cuộn tròn xơ hóa. Những nghiên cứu về phương pháp chẩn đoán bệnh giun chỉ Dirofilariasis ở phổi chưa có phương pháp nào thành công. Vị trí tổn thương không giúp gì trong việc phân biệt bệnh lý giun chỉ tại phổi với các bệnh khác. Một nghiên cứu trên 60 bệnh nhân có các node ở phổi đơn độc do D.immitis chỉ ra các tổn thương đã phát triển trong mỗi thùy phổi. Tăng bạch cầu eosin khác nhau đáng kể giữa những ca bệnh Dirofilaria ở phổi và thường ít có giá trị chẩn đoán. Chẩn đoán bệnh Dirofilaria dưới da cũng thật khó, các node dưới da có thể hoặc không mềm, dễ vở và phát triển qua một giai đoạn vài tuần lễ. Các tổn thương thường chứa một con giun. Các tổn thương đã cũ sẽ tạo các phản ứng viêm u hạt mạn tính tại chỗ. Trong các dạng bệnh do dirofilaria, việc xác định chủng của giun có vai trò quan trọng về mặt dịch tễ học. Những loại giun này được xác định bởi xét nghiệm sinh thiết cắt ngang mảnh mô. Mẫu bệnh phẩm của những ca nghi ngờ nên gởi đến các nhà giải phẩu bệnh xét nghiệm và cho kết quả. Hỏi: Những ai là dễ nhiễm bệnh này nhất và mức độ nhiễm bệnh như thế nào? Trả lời: bệnh do Dirofilaria rất hiếm, tuy nhiên gần đây có nhiều ca báo cáo tại Mỹ. Bệnh giun chỉ dưới da được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1952, tiếp đó 23 ca được trình bày từ năm 1952-1965. Hầu hết các ca này đều đang sinh sống tại đông nam nước Mỹ (Beavervà cs.1965). về sau cũng tác giả này đã tổng hợp được 10 ca bệnh Dirofilaria dưới da gây ra bởi loài D.ursi. Tất cả ca này sống ở phía bắc nước Mỹ và Canada. Khoảng 60 trường hợp nhiễm D.immitis từ 15 bang của Mỹ được báo cáo và thêm 49 trường hợp từ 1965-1985. sự phân bố địa lý của những ca này ngãu nhiên với sự phân bố của bệnh giun chỉ Dirofilariasis ở chó. Tỷ lệ nam giới bị nhiễm gấp hai lần nữ giới và 56% số ca nhiễm nằm trong độ tuổi 40 – 59. Gia tăng số ca được báo cáo có liên quan đến sự gia tăng của phương pháp chẩn đoán sàng lọc ung thư bằng chụp X-quang. Tác giả Frances và Zimmerman đã nghiên cứu tổn thương hình đồng xu trong phổi được xác định tại một bệnh viện ở Australia và tìm thấy 54/71 (76%) bệnh nhân có ung thư và chỉ 1% là do bệnh giun chỉ Dirofilaria. Vì ung thư phổi thường hay gặp ở Mỹ nên cần thiết tầm soát bằng cách khám sàng lọc thì ngẫu nhiên lại phát hiện ra bệnh lý dirofilaria. Các yếu tố nguy cơ cho bệnh giun chỉ này ở người chưa được xác định rõ ràng. Số lượng chó trong một quần thể và lượng chó nhiễm bệnh có liên quan đến lan truyền bệnh cho người và đóng vai trò quan trọng.trong nhiễm D.immitis. Tuy nhiên, nếu xét về liên quan đến chó thì chưa hẳn đây là yếu tố nguy cơ quan trọng. Lý do tại sao tỷ lệ nhiễm dirofilaria ở người cao đến vậy thì đến nay chưa biết nhưng nó có liên quan đến tập quán hút máu của muỗi. Trong số 60 bệnh nhân thì có 7 người là suy giảm miễn dịch; do vậy, suy giảm miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong lây nhiễm bệnh này ở người. Hỏi: Những người sở hữu các vật cưng và thầy thuốc thú y có nguy cơ cao nhiễm giun chỉ này phải không? Trả lời: Sở hữu chó nhà là một liên quan đặc biệt được đề cập trên 20 bệnh nhân bị nhiễm Dirofilariasis ở phổi được báo cáo do tác giả Ciferri. Trong số bệnh nhân đó, có 11(55%) người là có ở hữu 1 đến nhiều con chó trong nhà. Tuy nhiên, kết quả này không đủ cơ ở để đánh giá tác động của việc nuôi chó đến nguy cơ bệnh Dirofilaria ở người. Cơ hội để một cá nhân nhiễm bệnh giun chỉ là trực tiếp liên quan đến hành vi và thói quan cá nhân của anh ta hay chị ta. Những người chủ vật cưng dắt chó đi vào ban đêm trong vùng nhiều cây cối, bụi cỏ, ao, hồ và kên rạch nước đọng thì nơi ấy muỗi sẽ tiếp xúc cao với vật cưng và người. Vì lan truyền chỉ khi liên quan đến tiếp xúc trực tiếp với vector, nên các thầy thuốc thú y không có nguy cơ cao hơn các đối tượng và nghề nghiệp khác trong nhiễm loài giun chỉ Dirofilaria spp. Hỏi: Làm thế nào ngăn ngừa bệnh nhiễm từ vật cưng hay động vật hoang dại sang người hiệu qủa ? Trả lời: chu trình lan truyền bệnh của Dirofilaria có thể bị gián đoạn bằng nhiều cách khác nhau. Những nhà thú y đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh giun chỉ Dirofilariaở người bằng cách khích lệ các chủ nuôi cho chó của họ đến uống thuóc dự phòng. Dùng thuốc diệt ấu trùng cho chó là một biện pháp hữu hiệu phòng chống bệnh giun chỉ này. Thuốc hiện đang có sẵn hiệu quả và an toàn cho súc vật. Nói chung, diệt ấu trùng nên bắt đầu một tháng trước khi mùa muỗi phát triển và tiếp tục đến 1 tháng sau sạch băng giá (các nước châu Âu, Mỹ). Phòng chống cho những con chó bị lạc hoặc hoang dã cũng là một phương thức quan trọng cho phòng chống bệnh giun chỉ này vì những động vật này chính là ổ chứa chính của loài giun chỉ Dirofilaria. Phòng chống muỗi cũng có thể làm giảm sự phơi nhiễm ký sinh trùng với loài người loại bỏ ổ đẻ trứng, khai thông cống rãnh và bải cỏ làm sạch là tốt nhất. Dùng thuốc diệt ấu trùng của muỗi cũng óc hiệu quả phòng bệnh nhưng chú ý rằng về mặt bảo toàn cho an toàn sinh thái vì nếu không sự vương vãi các hóa chất sẽ làm ô nhiễm và gây hại môi trường sống cho cả vật nuôi và con người. Gần đây, phòng chống sinh học cho muỗi đã triển khia và rất cố gắng tại nhiều vùng và có thể dùng cá để giảm ấu trùng cũng thành công. Hướng cuối cùng để chống lại bệnh do giun chỉ Dirofilaria là tránh muỗi đốt ở cả người và vật nuôi. Con người có thể phòng muỗi đốt bằng cách dùng các chất xua muỗi hoặc trang bị cá nhân phòng hộ. Tất cả hóa chất xua muỗi đều chứa DEET (N, N,-diethyl-3-methylbenzamide). Dắt chó đi bộ vào chạng vạng tối chính là thời điểm muỗi hoạt động cũng nên tránh. Hỏi: Những loại thuốc nào hiệu quả cho việc loại bỏ tất cả giai đoạn của giun chỉ này trong chó, mèo và độngvật hoang dại ? Trả lời: Liệu trình điều trị được khuyến cáo do Hội giun chỉ ở tim của Mỹ đưa ra (American Heartworm Society) nhằm điều trị các giai đoạn khác nhau của giun chỉ trên chó như sau: thuốc Thiacetarsamide là một thuốc diệt thể trưởng thành; Dithiazanine là thuốc diệt ấu trùng giun chỉ Dirofilaria dạng microfilaria; Ivermectin, diethylcarbamazine (DEC), hoặc Styrylpyridinimdiethylcarbamazine là các thuốc diệt ấu trùng dạng larval. Benzimidazolescũng có sẵn để phối hợp với DEC để diệt ấu trùng giun chỉ. Thiacetarsamide cũng dùng diệt thể trưởng thành của giun trên mèo. Tuy nhiên, sau điều trị, sự hình thành các cục nghẽn thường xảy ra và nghiêm trọng trên chó hơn. Vì D.tenuis và D.ursi là ký sinh trên động vật hoang dại và thường được chẩn đoán sau khi giải phẩu tử thi, hiện chưa có khuyến cáo nào về hướng dẫn điều trị cho loại ký sinh trùng này. Hỏi: Có khả năng loại bỏ giun chỉ này ra khỏi hệ sinh thái một khi quá trình nhiễm hình thành ? Trả lời: Việc loại bỏ hoàn toàn giun chỉ Dirofilaria immitis khỏi hệ sinh thái là khó. Công tác dự phòng cho tình trạng nhiễm này ở các ổ chứa của chó đòi hỏi sự cần mẫn và chăm chỉ chăm sóc và cho chó uống DEC. Tại một số vùng, khoảng ½ chủ nuôi không đưa cho đến thú y chăm sóc và họ cũng không dự phòng bằng thuốc cho chó. Các chó hoang dại có thể đóng vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh D.immitis. Trên các con cáo, bệnh biểu hiện tương tự như chó, chó lạc và chó hoang dại là các ổ chứa mầm bệnh nguy hiểm cho D.immitis và những con chó này có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng. Do vậy, các yếu tố trên chỉ ra rằng giun chỉ ở chó có thể phòng chống (chó và mèo nhà) và nếu loại trừ hoàn toàn là điều không thể (do còn loài hoang dại và chạy rông).
|