|
TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng kiêm Hiệu trưởng chủ trì Hội Nghị |
Đánh giá kết quả 30 năm đào tạo (1977-2007) và định hướng hoạt động trong giai đoạn mới tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế là yêu cầu cấp thiết nhằm phát triển hệ thống y tế trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của đất nước theo tinh thần Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị đã đề ra. Hơn 30 năm qua (1977-2008) thực hiện nhiệm vụ của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục-đào tạo, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã không ngừng hoàn thiện về cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị hiện đại và đào tạo được màng lưới chuyên khoa rộng khắp khu vực miền Trung-Tây Nguyên góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Để đánh giá kết quả và định hướng hoạt động đào tạo trong giai đoạn mới, ngày 18/3/2008 tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã tổ chứctrọng thể Lễ kỷ niệm 30 năm đào tạo (1977-2007). Đến dự Lễ kỷ niệm có Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, đại diện của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới, Trường Đại học Y Hà Nội và một số trường trung cấp y tế, Ban Quân y phía Nam và một số Bệnh viện quân y; Lãnh đạo các Sở Y tế, Trung tâm Phòng chống sốt rét/Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên,Tạp chí Y học thực hành-Bộ Y tế, Báo VNTTX-Bộ Y Tế và các cơ quan thông tin đại chúng thuộc tỉnh Bình Định; đặc biệt là sự có mặt đông đủ của các em học sinh đang học và nhiều học sinh các khóa đào tạo đã tốt nghiệp công tác tại các cơ sở y tế trong cả nước. Tại Lễ kỷ niệm, TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng kiêm Hiệu trưởng đã báo cáo kết quả 30 năm đào tạo và định hướng hoạt động đào tạo những nguồn nhân lực y tế dự phòng trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, PGS.TS. Vũ Sinh Nam-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường-Bộ Y tế và GS.TS. Phạm Văm Thân-Nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng - Trường Đại học Y Hà Nội đã đánh giá cao công tác đào tạo nguồn nhân lực của trường Viện. Cảm nghĩ về 30 năm đào tạo BS.TTƯT Nguyễn Võ Hinh-Giám đốc Trung tâm PCSR - KST-CT Thừa Thiên Huế-Nguyên Trưởng phòng Quản lý đào tạo và giảng viên củ của Viện cùng đại diện học sinh một số khóa sau đào tạo đã có nhiều thành đạt trong cương vị công tác của mình. Trong Buổi lễ, Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Bình-Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã thừa lệnh chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 và Bằng Khen Chính phủ cho những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác. Đào tạo Kỹ thuật viên xét nghiệm trung học: Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn chính thức được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục-đào tạo cho phép mở mã số đào tạo trung học xét nghiệm từ năm 1977, Bộ máy Tổ chức đào tạo xét nghiệm trung học của Viện thuộc Bộ Y tế (Vụ Khoa học đào tạo) và Bộ Giáo dục & Đào tạo (Vụ Trung cấp chuyên nghiệp), trong đó Ban giám hiệu do Lãnh đạo Viện kiêm nhiệm, Khoa Quản lý đào, Hội đồng giáo dục đào tạo, Phòng chức năng và các bộ môn do các Khoa/Phòng kiêm nhiệm. Cấu trúc của chương trình khung bao gồm 6 môn học chung, 9 môn học cơ sở và 9 môn chuyên môn. Ngoài ra là tỷ lệ thời gian thực tập và tốt nghiệp, thi kiểm tra kết thúc môn học và thi tốt nghiệp; nghỉ hè, lễ tết, lao động công ích... thành một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh theo quy định của Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Theo chỉ tiêu của Bộ giao đào tạo từng giai đoạn thì trước năm 2002 (30 học sinh/khóa học), từ 2003-2005 (50 học sinh/khóa) và từ 2006 đến nay (120 học sinh/khóa học bao gồm cả hệ chính quy và không chính quy). Kết quả sau 30 năm Viện đã đào tạo được hơn 1000 Kỹ thuật viên xét nghiệm trung học trong phạm vi 16 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên (bao gồm cả Lâm Đồng) và một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Nơi công tác sau tốt nghiệp chủ yếu ở tuyến huyện (bệnh viện huyện, trung tâm YTDP huyện): 48,03% hoặc tuyến tỉnh (Trung tâm PCSR/Trung tâm YTDP, Bệnh viện tỉnh, Trường Trung học/Cao đẳng y tế: 42,97%. Tuyến trung ương (các viện nghiên cứu, trường đại học) và tuyến xã (phòng khám đa khoa khu vực, điểm kính hiển vi) chiếm tỷ lệ thấp hơn (2,8-6,17%). Trình độ và vị trí công tác hiện nay: trung cấp (74,43%), đại học (24,72%) và sau đại học (0,84%); nhiều kỹ thuật viên trung học sau đào tạo đã có nhiều nỗ lực phấn đấu trở thành trụ cột của ngành y tế các địa phương như giám đốc Trung tâm PCSR tỉnh 2/356 (0,56%), giám đốc/phó giám đốc Trung tâm y tế huyện 3/356 (0,84%), đặc biệt là trưởng/phó các khoa phòng xét nghiệm tại các Trung tâm PCSR/Trung tâm YTDP và Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 37/356 (10,39%); trở thành “hạt nhân” góp phần không nhỏ trong việc đào tạo màng lưới xét nghiệm viên bao phủ ở hầu khắp các vùng trọng điểm sốt rét 16 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên qua 2.453 xét nghiệm viên ở các tuyến được đào tạo. Các xét nghiệm viên này không chỉ làm tốt công tác soi lam phát hiện KSTSR mà còn thực hiện có hiệu quả nhiều xét nghiệm chuyên khoa khác như lao, phong, bướu cổ, huyết học, ký sinh trùng đường ruột... phục vụ chung cho công tác phòng chống dịch bệnh trong các chương trình y tế quốc gia khác. Qua kết quả đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo của đoàn giám sát Bộ y tế, Trường Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đạt: 621/650 điểm (tăng lên 7 điểm so với kết quả tự giám sát của trường) đạt 95,53% tương ứng với cấp độ 2 theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của Bộ Y tế quy định; xếp thứ 3 trong số 6 trường cao đẳng và trung cấp y tế cụm VIII khu vực miền Trung và xếp thứ9 trong số 64 Trường Trung cấp y tế cả nước. Về ưu điểm đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường ít, nhưng đã làm việc rất năng nổ; cán bộ Khoa Đào tạo làm việc chặt chẽ, mô phạm, hồ sơ lưu trữ các khóa đào tạo đầy đủ theo quy định của Bộ. Viện đã đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học khá đầy đủ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu cho hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay. Nhà trường và đoàn thanh niên đã tham gia tích cực các hoạt động phong trào đạt được nhiều thành tích; Ban lãnh đạo Viện, các Khoa/Phòng đã có nhiều quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cho khu vực; Đội ngũ giáo viên có trình độ sau và trên đại học khá mạnh, đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo đầy đủ. Tuy nhiên, Trường Viện cần có kế hoạch đào tạo phương pháp giảng dạy cho giảng viên, biên soạn giáo trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ quy định; đồng thời tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hiện có để mở rộng đào tạo thêm một số ngành đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Đào tạo đại học và sau đại học: Khu vực miền Trung-Tây Nguyên là điểm nóng về sốt rét của cả nước với gần 50% số mắc và 80% tử vong sốt rét hàng năm; trong bối cảnh cơ cấu bệnh tật nhiều thay đổi , một số bệnh lạ hoặc bệnh mới nổi như SARS, cúm A (H5N1), sán lá gan lớn... ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên khoa đủ khả năng ngăn chặn bệnh từ xa nhằm giảm tải áp lực bệnh nhân tại các cơ sở điều trị. Xuất phát từ thực tế yêu cầu nêu trên, Việnđã liên kết với các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong cả nước đào tạo đại học, sau đại học và hướng dẫn nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ góp phần không nhỏ trong việc phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng. Đào tạo sau đại học: Viện đã liên kết với Trường đại học Y Hà Nội đào tạo thành công hai khóa Cao học chuyên ngành ký sinh trùng với 13 Thạc sĩ tốt nghiệp, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Viện (6 Thạc sĩ) và các tỉnh (7 Thạc sĩ); đặc biệt trong số các học viên được đào tạo co 3 bảo vệ luận văn loại xuất sắc (23,07%) và 10 đạt loại giỏi (72,92%). Các Thạc sĩ tốt nghiệp hiện nay đều giữ trọng trách chuyên môn và quản lý ở Viện hoặc các địa phương có nhiều đóng góp cho khoa học và hợp tác quốc tế. Viện đang phối hợp với Khoa Y-Trường Đại học Tây Nguyên đào tạo cho 14 học viên Cao học chuyên ngành ký sinh trùng; tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học ở Học Viện Quân y, Viện Công nghệ sinh học và Trường Đại học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; các nghiên cứu sinh và học viên cao học đang hướng dẫn cũng đang có kế hoạch bảo vệ luận án đúng thời hạn và công bố nhiều bài báo liên quan đến đề tài luận văn trên những tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế. Các đề tài luận văn đều tập trung vào các vấn đề ưu tiên cần lựa chọn, khả thi và có tính ứng dụng cao trong phòng chống bệnh tật tại các địa phương. Hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều trường đại học trên thế giới như Trường đại học Trung Y dược Quảng Châu (Trung Quốc), Trường Đại học Mihadol (Thailand), Trường đại học Liverpool (Anh), Học Viện Sốt rét Quân đội Australia, Trường Ddại học Nayoia (Nhật Bản)...; Viện gửi đào tạo 3 Thạc sĩ tại Trường Đại học Mihadol (Thailand) và 2 Thạc sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Queensland (Australia); nhiều cán bộ của Viện và địa phương đã được cử đi tham quan, học tập và tu nghiệp kỹ thuật chuyên môn tại nhiều nước trên thế giới. Đào tạo đại học: Viện phối hợp với các Trường đại học Tây Nguyên, Trường đại học Y khoa Huế, Trường Đại học Y Hà Nội, Học Viện Quân Y đào,tạo đại học với tư cách là giảng viên thỉnh giảng hoặc giảng viên kiêm nhiệm về các lĩnh vực chuyên ngành. Tham gia chấm luận án và hướng dẫn luận án tốt nghiệp đại học cho các Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học tổng hợp Đà Lạt. | PGS.TS Vũ Sinh Nam-Phó Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng -Bộ y tế phát biểu tại Hội nghị | | GS.TS. Phạm Văn Thân-chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng-Dậi học Y Hà Nội phát biểu tại Hội nghị |
Trong quá trình giảng dạy Viện luôn xác định phương châm đào tạo cơ bản phải gắn liền với thực tiễn và những kinh nghiệm đã tích lũy được để giúp các sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp có thể phát huy ứng dụng được kiến thức cũng như các kỹ năng đã học vào công việc của mình. Biên soạn tài liệu, cải tiến phương pháp và nội dung đào tạo: Về tài liệu: Viện phối hợp với Bộ môn Ký sinh trùng-Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Tây Nguyên biên soạn cuốn giáo trình đào tạo sau đại học chuyên ngành ký sinh trùng (dùng cho cao học và nghiên cứu sinh); thường xuyên cập nhật thông tin chuyên đề trên Trang tin điện tử (Website) của Viện với tên miền impe-qn.org.vn để các học viên tham khảo; chuẩn bị bài giảng trên Power poin, các hình ảnh và sơ đồ minh họa cùng nhiều giáo cụ trực quan khác giúp học viên tự giác và hứng thú trong học tập. Về phương pháp giảng dạy lý thuyết Viện sử dụng phương pháp đào tạo tích cực, sau khi nghiên cứu tài liệu và nghe trình bày bài giảng bằng hình ảnh (slide positive), học viên sẽ thảo luận các tình huống cụ thể (case study) để tiếp thu bài học một cách chủ động. Về thực hành đào tạo cao học tại Viện, học viên đều có cơ hội tiếp cận với các kỹ thuật công nghệ cao liên quan đến chuyên đề giảng dạy trong phòng thí nghiệm như sinh học phân tử (PCR), miễn dịch, điện di, di truyền sinh học, sinh hóa, huyết học, sắc ký lỏng, sắc ký khí, nuôi cấy ký sinh trùng sốt rét tại labô (invivo and parasite countinuous culture)...; ngoài ra học viên còn phải trải qua chương trình nghiên cứu thực địa tại điểm nghiên cứu của Viện (Vân canh-Bình Định) hoặc thu thập mẫu vật ở một số điểm có ký sinh trùng cao (Gia Lai, Quảng Nam). Đối với sinh viên đại học, lần đầu tiếp cận với kiến thức chuyên khoa trong khuôn khổ số giờ giảng trên lớp hết sức hạn hẹp, Viện đã đầu tư phương pháp giảng dạy cũng như cách thức truyền đạt phù hợp để các em có thể hiểu bài ngay trên lớp. Hướng dẫn các sinh viên, học viên khai thác các chủ đề nghiên cứu liên quan bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trên mạng Internet để bổ sung cho tổng quan luận án. Đào tạo lại: Nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ y tế các tuyến từ cácchương trình mục tiêu y tế quốc gia, Dự án Phòng chống sốt rét Việt Nam-EC, Dự án PCSR Quỹ toàn cầu, Dự án PCSR do ADB/WHO tài trợ, Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm cho các nước Tiểu vùng sông Mê Kông...; từ năm 1994 đến nay Viện đã đào tạo lại cho hơn 300 khóa đào tạo lại với gần 10.000 học viên các tuyến tỉnh, huyện về các lĩnh vực dịch tễ học, xử lý số liệu thống kê và sử dụng phần mềm quản lý sốt rét, kỹ thuật côn trùng tuyến tỉnh; quản lý và sử dụng thuốc sốt rét, kỹ thuật xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét, chẩn đoán và điều trị sốt rét; chẩn đoán và điều trị bệnh giun sán, bệnh giun chỉ bạch huyết câp... Các học viên sau quá trình đào tạo lại đã đựoc cập nhật kiến thức và kỹ năng phòng chống sốt rét cũng như các bệnh ký sinh trùng trên địa bàn phụ trách, góp phần tích cực vào quá trình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương. Việc đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ y tế trong khu vực còn được tổ chức dưới hình thức “Hội thi kỹ thuật viên giỏi” định kỳ từ 3-5 năm/1 lần với các đối tượng dự thi từ các tuyếntrung ương, tỉnh, huyện và điểm kính hiển vi xã.Từ 1988-2005, Viện đã tổ chức 6 kỳ Hội thi kỹ thuật viên giỏi về xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét và kỹ thật côn trùng; trong đó 4 kỳ hội thi ở phạm vi khu vực miền Trung-Tây Nguyên và 2 kỳ hội thi trên phạm vi toàn quốcđạt được nhiều hiệu quả mong muốn. | | Quang cảnh Hộp nghị | Các học viên củ chụp hình kỷ niệm cùng thầy cô trong trường | Định hướng đào tạo trong giai đoạn mới:
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đến năm 2020" đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, Viện mở rộng phạm vi đào tạo Trung học kỹ thuật xét nghiệm chuyên khoa sốt rét thành đào tạo Trung học kỹ thuật viên xét nghiệm đa khoa từ 150 - 200 học sinh (hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học và hệ đào tạo theo nhu cầu) trong đó có chuyên ngành kỹ thuật xét nghiệm chuyên khoa sốt rét và đào tạo lại cán bộ tuyến cơ sở về sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng; liên kết với các trường trung học, đại học trong nước và quốc tế đào tạo đại học, sau đại học. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên, định hướng chính trong hoạt động đào tạo của Viện như sau: Các giảng viên, hướng dẫn viên của Viện phải tự trau dồi phẩm chất đạo đức và kiên định lập trường, sống đoàn kết thân ái với mọi người, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn đạo đức nhà giáo; tôn trọng đồng nghiệp, học viên, sinh viên; nâng cao trình độ chuyên môn, tiến tới không còn cán bộ giảng dạy có trình độ trung cấp. Thực hiện Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDDT ngày 1/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo; tiếp tục cải tiến phương pháp giảng dạy, biên soạn lại giáo trình đào tạo chuyên khoa, cập nhật kiến thức và kỹ năng thực hành cho kỹ thuật viên để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác ở tuyến cơ sở. Tăng cường công tác quản lý học sinh, quản lý chương trình đào tạo theo quy chế của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục-Đào tạo; nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học theo định hướng hiện đại hóa. Tăng cường đào tạo lại nhằm cập nhật thông tin và phổ cập các kỹ thuật chuyên ngành cho các tuyến y tế tỉnh, huyện trong khu vực; đặc biệt là đào tạo kỹ thuật cho cán bộ Trung tâm YTDP tuyến huyện và xét nghiệm viên tại các bệnh viện đa khoa tỉnh; chia sẻ thông tin đào tạotrên Website của Viện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Xây dựng đề án chuyển đổi mô hình đào tạo kỹ thuật xét nghiệm trung học ký sinh trùng-côn trùng thành xét nghiệm trung học đa khoa, mở rộng phạm vi đào tạo cho các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Xây dựng đề án thành lập Trung tâm Đào tạo gắn liền với cơ sở thực hành là Trung tâm Điều trị bệnh nhiệt đới thuộc Viện quản lý trên cơ sở Nghị định 115/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập đối với các Viện trực thuộc Bộ Y tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm trung học và mở rộng hợp tác với các trường đại học trong nước, quốc tế đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành ký sinh trùng. Trải qua hơn 30 năm đào tạo và đào tạo lại, Viện đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển màng lưới chuyên khoa hầu khắp các tuyến ở các trình độ trung học, đại học và sau đại học tạo cơ sở vững chắc cho việc kiểm soát dịch bệnh ở các vùng trọng điểm của khu vực. Ba mươi năm đào tạo không chỉ đánh dấu những thành quả quan trọng của Trường Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, mà còn là ngày lễ lớn với tất cả nhiều thế hệ giáo viên, học sinh của trường và định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế dự phòng trong giai đoạn mới phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Viện đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
|