Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 8 4 4 2
Số người đang truy cập
3 8 9
 Chuyên đề Giun
Giới thiệu ca bệnh nhiễm giun lươn trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch thất bại với điều trị chuẩn (A case of persistent strongyloides infection in the immunocompromised patient: failure of standard therapy)

 Giới thiệu ca bệnh

Bệnh giun lươn là nhiễm trùng một loại giun tròn đường ruột gây ra do loại Strongyloides stercoralis. Tỷ lệ nhiễm giun lươn ở nhóm bệnh nhân nhiễm HTLV-1 cao hơn người bình thường. Sự gia tăng và giảm sức đề kháng của bệnh nhân này được báo cáo nhiều trên những y văn. Giai đoạn tăng nhiễm có liên quan đến sựu xâm nhập của giun vào dường hô hấp và tiêu hóa dẫn đến nhiễm ký sinh trùng lan tỏa vào các cơ quan của cơ thể.

Trình bày ca bệnh

Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân 35 tuổi người Jamaica với bệnh sử nhiễm HTLV-1, có triệu chứng đau bụng nghiêm trọng, nôn mửa, sụt cân nhiều và thiếu máu thiếu sắt. Nội soi và sinh thiết cho thấy ruột phẳng láng với ký sinh trùng strongyloides stercoralis (hình 1). Anh ta được điều trị giun lươn bằng ivermectin trong hai ngày. Ba năm sau, ông ta quay lại với bệnh cảnh sốt, ho, khó thở, sụt cân nhiều và kèm bệnh lý hạch (lymphadenopathy). Sinh thiết hạch lympho cho thấy bản chất là u lympho tế bào T (T-cell lymphoma). X-quang phổi và CT cho thấy thâm nhiễm nhu mô nhiều vùng. Soi phế quản với hút dịch phế quản cho kết quả có ấu trùng Strongyloidoses stercolaris.
 

Ông ta được cho điều trị liệu trình điều trị 6 đợt với phác đồ hyper-CVADđể điều trị bệnh T-cell Leukemia/lymphoma (ATLL), 2 ngày điều trị ivermectin và 10 ngày albendazole 400mg, hai lần mỗi ngày cho điều trị giun lươn. Sau khi cải thiện triệu chứng lâm sàng bệnh nhân đã xuất viện. Sau một tháng bệnh nhân tái nhập viện với bệnh cảnh khó thở khi nghỉ ngơi. Trong khi kháng sinh phổ rộng và liêu pháp ký sinh trùng đưa vào nhưng tình trạng ngày càng nặng hơn, giảm oxy máu, cấy máu và nhuộm gram âm tính kèm theo chủng enterococcus faecium kháng vancomycin. Cho dù cố gắng điều trị song bệnh nhân đã tử vong do biến chứng suy đa phủ tạng/cơ quan (multisystem organ failure).

Bàn luận

Bệnh giun lươn lan tỏa toàn thân là một bệnh lý góp phần vào tỷ lệ tử vong trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ tử vong được nhiều báo cáo có thể lên đến 86%. HTLV-1 và bệnh giun lươn được công bố là thường đồng nhiễm với nhau. Những bệnh nhân đồng nhiễm với HTLV-1 có mức interferon-gamma và interleukin (IL) -10 cao hơn và mức IL-4, IL-5, IgE thấp hơn những bệnh nhân không có mắc giun lươn. Điều này chỉ ra một mối liên quan chặt chẽ giữa đáp ứng Th2 với Th1- điểm mấu chốt quan trọng trong phòng chống bệnh giun sán. Điều này góp phần vào mức độ nặng của bệnh và gây ra thất bại điều trị với phác đồ chuẩn.

Bạch cầu Eosin là một yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ vật chủ khỏi cơn tăng nhiễm. Bệnh nhân của chúng tôi đáp ứng eosin rất kém. Nhiễm trùng Gram âm là nguyên nhân chính gây tử vong trên các bệnh nhân này. Còn ký sinh trùng đóng vai trò trực tiếp trong sự lan rộng tới các phần cơ thể.

 
Do tình trạng suy giảm miễn dịch, liệu pháp điều trị chuẩn với albendazole và ivermectin cho hội chứng tăng nhiễm không thể đủ khống chế ký sinh trùng. Những xét nghiệm tiếp theo, nhất là xét nghiệm phân và sinh thiết được thực hiện để đảm bảo loại khỏi ký sinh trùng ra cơ thể. Nếu là điều trị không dứt điểm hoặc tái nhiễm thì khó xác định được, khi đó lặp lại thiabendazole, albendazole hoặc ivermectin là một chỉ định. Thời gian điều trị có thể kéo dài tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng. Liệu trình hàng tháng ngắn ngày cho thấy có thể giảm lượng giun (worm load) cho nên sẽ ngăn ngừa tái nhiễm giun trở lại.

Kết luận

Nói tóm lại, điều trị kinh điển cho S. stercoralis đủ để điều trị tốt cho ca lâm sàng giun lươn với tình trạng vật chủ có miễn dịch tốt; ngược lại sẽ thất bại cao nếu vật chủ suy giảm miễn dịch.

 

 

Ngày 02/05/2008
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Lược dịch từ Yale University (Bridgeport) Program, Bridgeport, CT)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích