Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 8 2 0 4
Số người đang truy cập
3 9 5
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Bệnh giun kim dễ phát hiện nhưng không dễ điều trị

Bệnh do ký sinh trùng giun kim là bệnh do Enterobius vermicularis gây ra, loài giun này và bệnh chính nó gây ra khá phổ biến và gây tác hại tương đối nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời; thực tế rất bệnh dễ phát hiện nhưng không dễ chữa chút nào, nếu không thận trọng trong điều trị và phòng bệnh tái phát và phải lưu ý rằng người chính là vật chủ duy nhất được biết đến hiện nay.

Tình hình nhiễm bệnh trên thế giới và Việt Nam

Thế giới:

Bệnh giun kim có ở phần lớn các nước trên thế giới, số liệu cụ thể nhiễm giun kim cho từng khu vực, quốc gia không có sẵn.Ký sinh trùng Enterobius vermicularis, một loại giun tròn kích thước nhỏ và thường gây bệnh các nước nhiệt đới, nóng ẩm và ngay cả quốc gia tiến tiến như Mỹ cũng có tỷ lệ mắc tương đối.

Tất cả những điều kiện kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng và nhiễm bệnh thường xảy ra trong những nhóm gia đình (family clusters). Sự nhiễm giun kim không liên quan tương thuận với điều kiện vệ sinh kém, đây chính là điểm quan trọng khi chúng ta bàn luận về biện pháp điều trị.

Tại Việt Nam:

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở miền Bắc từ 29-43%, miền Trung là 7.5%, khu vực Tây Nguyên là 50% và vùng đồng bằng Nam bộ là 16-47%.

Tỷ lệ nhiễm cao nhất là đối tượng trẻ em, ở thành phố mắc cao hơn nông thôn, nữ mắc hơn nam giới. bệnh thường xảy ra ở môi trường nhà trẻ và mẫu giáo, trường mầm non; trẻ từ 1-5 tuổi nhiễm với tỷ lệ cao nhất (51.2%), trẻ từ 11 tuổi trở lên thì tỷ lệ nhiễm giảm dần. Do bệnh dễ lây lan nên có thể gặp ở những gia đình có nhiều người mắc hoặc trong cả khu nhà trẻ.

Tỷ lệ mắc bệnh

Tỷ lệ nhiễm chung trên thế giới khoảng < 5%, chẳng hạn ở Mỹ tỷ lệ nhiễm khoảng 5-15% quần thể dân số chung; tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm rõ trong những năm gần đây do chương trình phòng bệnh tốt ở hầu hết các quốc gia. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm lại có khả năng tăng cao hơn ở những cá nhân cùng một cơ sở làm việc, trong khu nhà trẻ, nội trú,…

Về giới tính và chủng tộc, tỷ lệ nhiễm giữa hai giới nam và nữ không có gì khác biệt. Tất cả lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm, nhưng lứa yuổi hay gặp nhất là 5-9 tuổi;

Trứng và ấu trùng giun kim có thể khuyếch tán ở mọi nơi (chăn, chiếu, ghế ngồi, móng tay, đủng quần, khăn tay,…).

 
Nguyên nhân gây bệnh

Loài ký sinh trùng giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis hoặc thường gọi theo một từ đồng nghĩa thường gọi là pinworm ký sinh trong cơ thể người gây nên.

Sinh lý bệnh học và chu kỳ sinh bệnh

E. vermicularis là một ký sinh trùng bắt buộc; người là vật chủ tự nhiên duy nhất, đường lây truyền là phân-miêng, thông qua các vật dụng quần áo, đồ chơi và đó cũng chính là các phương thức lây truyền thông thường nhất. Sau khi nuốt phải, trứng thường đẻ trứng trong tá tràng trong vòng 6 giờ. Giun trưởng thành sau đó khoảng chừng 2 tuần và có tuổi thọ khoảng 2 tháng. Giun trưởng thành thường ký sinh ở đoạn cuối của hổng tràng, hồi tràng, túi ruột thừa và đoạn đầu của đại tràng lên. Những con giun sống tự do trong thành ruột non và hiện nay có rất ít bằng chứng chứng minh có sự xâm nhập của của giun này vào các mô bình thường hoặc mô lành của cơ thể dưới nhữung điều kiện bình thường.

Giun cái di chuyển đến trực tràng, sau khi giao phối và nếu không bị tống ra theo phân thì sẽ tiếp tục di chuyển đến vùng đáy chậu (thường vào ban đêm), nơi đó chúng có thể đào thải ra khoảng 11.000 trứng. Trứng trưởng thành có khả năng gây nhiễm trong vòng 6-8 giờ và dưới điều kiện thuận lợi, tối ưu, khả năng gây nhiễm vẫn duy trì trong môi trường kéo dài đến 3 tuần.Vì thời gian ủ bệnh ngắn cho đến khi trứng gây nhiễm, các trứng này đào thải và nếu vô ý bằng cách nào đó chúng di chuyển và nằm dưới kẻ móng tay, từ đó dễ dàng đưa vào miệng hình thành phương thức lan truyền bệnh.

 
Giun cái có kích thước trung bình 10mm x 0.7mm, ngược lại giun đực thì nhỏ hơn. Giun kim đẻ trứng ở nếp kẻ hậu môn, ấu trùng bên trong trứng sẽ phát triển sau 4-6 giờ; người nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm; sau đó ấu trùng thoát vỏ trong ruột non; giun kim trưởng thành sống trong ruột già, thời gian từ khi nuốt phải trứng (giai đoạn nhiễm) đến khi phát triển thành con trưởng thành và đẻ trứng mất khoảng 1-2 tháng, ban đêm giun cái có trứng di chuyển đến hậu môn và đẻ trứng ở các nếp nhăn quanh hậu môn (đồng thời lúc phát sinh triệu chứng của trẻ nhiễm và ngứa).

Sự tự nhiễm hoặc bò ngược của ấu trùng mới nở từ quanh vùng da hậu môn lên trực tràng có thể gây bệnh nhưng cơ chế chưa được biết rõ.

Tác hại của bệnh
 
 

Khi ở trong ruột, giun kim có thể gây những tổn thương kích thích niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột mạn tính, có thể gây nổi mẩn dị ứng, nếu giun kim chùi vào ruột thừa có thể gây viêm ruột thừa, đôi khi giun kim chui sang bộ phận sinh dục (nhất là trẻ em nữ) gây viêm sinh dục, âm hộ, âm đạo, rối loạn tiểu tiện và thậm chí rối loạn kinh nguyệt;

Nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn ở vùng da quanh hậu môn do trẻ ngứa, khó chịu đưa tay vào gãi gây trầy, xướt, loét;

Sự tái nhiễm thường xuyên là tất yếu, vì quá trình nhiễm có thể kéo dài khi con giun cái tiếp tục đẻ trứng trong nếp kẻ hậu môn;

Rối loạn giấc ngủ ban đêm do ngứa quanh vùng hậu môn; trẻ em mắc bệnh giun kim kéo dài nhiều năm, tái đi tái lại sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, phát triển cơ thể trí tuệ, trẻ gầy, xanh, bụng ỏng và kém ăn, cuối cùng suy dinh dưỡng.

Triệu chứng và chẩn đoán bệnh

Khai thác bệnh sử:

Những bệnh nhân thường nhiễm bệnh không triệu chứng, giun có thể được phát hiện một cách tình cờ khi tìm thấy da vùng rìa quanh hậu môn;

Nếu bệnh nhân có triệu chứng thì ngứa hậu môn (pruritus ani) và vùng âm hộ thường là triệu chứng hay gặp nhất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân có nhiều giun kim nhưng lại không hề ngứa qua sàng lọc bệnh nhi với cỡ mẫu lớn;

Cha mẹ để ý thấy con cái mình thường không ngủ ngon giấc, điều này gặp ở nhiều bệnh nhân, nhất là trong lứa tuổi đi nhà trẻ;

Khám thực thể và xét nghiệm

Các bệnh nhân thường có sự trầy xướt hoặc vệt đỏ quanh hậu môn, âm hộ hoặc cả hai nhưng nhiễm đôi khi nhiễm khá nhiều giun chúng ta lại không phát hiện dấu hiệu ngứa này;

 
Quan sát bằng mắt thường thấy giun là một trong những bằng chứng đáng tin cậy và cũng là cơ sở để tiến hành điều trị;

Giun có thể phát hiện trong phân hoặc vùng quanh hậu môn trước khi tắm buổi sáng;

Ngoại lệ, nếu con giun cái đẻ trứng có thể di chuyển lạc chỗ đến cơ quan sinh dục nữ và gây viêm âm đạo, âm hộ (do hậu môn và bộ phận sinh dục ở nữ gần nhau). Hoặc đôi khi tình cờ phát hiện tổn thương dạng u hạt hoại tử hoặc qua phẩu tích thấy giun nằm bên trong, đôi lúc gặp cả trứng, ấu trùng trong vòi trứng và khoang phúc mac, điều này cho thấy giun có hướng di chuyển lên bộ phận sinh dục;

Phát hiện giun kim ở các nếp nhăn quanh hậu môn, xem đại thể phân có thể gặp giun kim bám toàn màu trắng ở rìa khuôn phân;

Thu thập trứng giun bằng phương pháp dán giấy bóng kính vào hậu môn vào buổi sáng sớm trước khi tắm hoặc rửa hậu môn, sau đó soi dưới kính hiển vi sẽ thấy trứng giun kim khá điển hình; giấy bóng kinh này thường dán vào ban đêm hoặc sáng sớm trước khi cho bệnh nhân rửa hậu môn, thông thường chúng ta lấy 3 mẫu 3 ngày liếp tiếp mới phát hiện được hoặc loại trừ. Trong quá trình chuẩn bị bệnh phẩm nên pha loãng dung dịch sodium hydroxide hoặc toluene vào slide.

Hiếm khi việc chẩn đoán bệnh giun kim lại đòi hỏi can thiệp các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.

Chẩn đoán phân biệt

           Bệnh giun kim biểu hiện triệu chứng tương đối điển hình nên cũng dễ phát hiện, song có một số trường hợp (dù không nhiều) đã biểu hiện triệu chứng như một số bệnh lý nội, ngọi khoa khác như viêm ruột thừa, nhiễm giun đũa, viêm cổ tử cung, viêm da tiếp xúc và đặc biệt nhiễm đơn bào giardia, viêm hố chậu, viêm da ở những cá nhân làm việc trong môi trường kém vệ sinh, hoặc nhiễm sán dải chó Dipylidium caninum.

Điều trị

Chăm sóc y tế

Nhiều gia đình có bệnh nhân gặp phải các lời khuyên đôi khi chưa hợp lý từ thấy thuốcnhi khoa và cấp cứu hồi sức về vấn đề giun kim. Trong quá trình kê đơn thuốc, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn điều trị là khâu rất quan trọng. Ngoài ra, hướng dẫn chăm sóc, rửa tay thường xuyên cho tất cả mọi người là biện pháp hiệu uqả ngăn ngừa lan truyền bệnh;

Vì nhiễm ký sinh trùng không triệu chứng của một số thành viên khác trong gia đình thường xảy ra, nên chúng ta phải điều trị đồng thời tất cả thành viên đó là một cách phòng và điều trị hợp lý nhất. Gia đình cũng nên thông báo cho các thành viên đó điều trị lặp lại vì khả năng tái nhiễm là có thể.

 
Xử lý giảm triệu chứng ngứa có thể dùng một số kem thoa chống ngứa tại vùng nhiễm.

Danh mục thuốc điều trị giun kim

Con đường tác động về mặt sinh hóa học khác nhau trong cơ thể con người, do đó độc tính trực tiếp lên ký sinh trùng, giai đoạn trứng, ấu trùng cũng khác nhau tùy mức độ. Cơ chế tác động khác nhau theo loại thuốc;

Mebendazole hoặc albendazole được xem là thuốc lựa chọn khuyên dùng điều trị cho bệnh giun kim. Liều thứ 2 được chỉ định sau liều đầu khoảng 2 tuần giúp ngăn ngừa tái nhiễm giun kim;

Nguyên tắc điều trị

Điều trị phải kết hợp chặt chẽ với phòng bệnh để tránh tái nhiễm;

Với các tập thể nhiễm giun kim cao cần điều trị hàng loạt và điều trị lại để tránh tái nhiễm;

Một số tác giả có ý kiến cho rằng vì giun kim có tuổi thọ ngắn so với một số giun khác (1,5 - 2 tháng trong ruột) nên nếu chống bệnh tự nhiễm tốt, một cách tích cực thì có thể không cần dùng thuốc, bệnh cũng tự khỏi.

Các thuốc điều trị:

Tên thuốc

Pyrantel (biệt dược Antiminth, Pin-Rid, Pin-X)

Mô tả

Qua cơ chế khử cực thần kinh cơ và ức chế men cholinesterases, dẫn đến liệt hoạt động cơ giun, dùng thuốc kèm với sữa hoặc nước trái cây.

Liều người lớn

11 mg/kg đường uống, một lần duy nhất, không được vượt liều 1 g; điều trị lặp lại trong vòng 2 tuần.

Liều trẻ em

Chỉ định như liều ngưới lớn

Chống chỉ định

Mẩn cảm với thuốc, bệnh gan

Tương tác thuốc

Nồng độ theophylline trong máu có thể tăng trên những bệnh nhi, theo dõi chỉ định pyrantel pamoate thêm.

Phụ nữ có thai

Nguy cơ thai nhi được đánh giá trong vài nghiên cứu ở động vật, chưa thấy biểu hiện trên người, có thể dùng nếu xét hiệu quả cao hơn nguy cơ.

Thận trọng

Thận trọng trên những bênh nhân suy gan, thiếu máu, suy dưỡng.

 

Tên thuốc

Mebendazole (biệt dược Vermox)

Mô tả

Thuốc gây chết giun nhờ vào cơ chế block đảo ngược khâu tiêu thụ glucose và vi chất khác.

Liều người lớn

100 mg đường uống, liều suy nhất, liều lặp lại trong vòng 2 tuần

Liều trẻ em

Chỉ định như liều ngưới lớn

Chống chỉ định

Mẩn cảm với thuốc, bệnh gan

Tương tác thuốc

Thuốc carbamazepine và phenytoin có thể giảm hiệu lực thuốc mebendazole; cimetidine có thể làm tăng nồng độ mebendazole.

Phụ nữ có thai

Nguy cơ phôi thai được đánh giá trong vài nghiên cứu động vật, chưa thấy biểu hiện trên người, có thể dùng nếu xét hiệu quả cao hơn nguy cơ.

Thận trọng

Điều chỉnh liều khi bệnh nhân suy gan

Biện pháp phòng bệnh

Phát hiện bệnh và điều trị kịp thời;

Rửa hậu môn cho trẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm;

Không nên để trẻ mặc quần thủng đáy hoặc không mặc quần, không để trẻ chơi lê la ở nền đất bẩn; giữ tay sạch, cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện

Tất cả các vật dụng như giường, chiếu, áo gối thường xuyên đưa đi phơi nắng (nếu có thể);

Cải tạo tập quán vệ sinh tốt tại nhà, vườn trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, và nơi sống tập thể (công nông lâm trường, xí nghiệp có khu nội trú).

Tài liệu tham khảo chính

1.Viện sốt rét-KST-CT TƯ. Dự án Quốc gia Phòng chống giun sán (2006). Tài liệu tập huấn các bệnh giun sán thường gặp ở người Việt Nam. Hà Nội, 2006.

2.Arca MJ, Gates RL et al.,(2004). Clinical manifestations of appendiceal pinworms in children: an institutional experience and a review of the literature. Pediatr Surg Int.;20(5):372-5. 

3.American Academy of Pediatrics (2003). Pinworm Infection. Report of the committee o­n infectious disease;486-7.

4.Kucik CJ, MartinGL et al., (2004). Common Intestinal Parasites. Am Fam Physician. 69(5):11621-8.

5.Song HJ, Cho CH, Kim JS, et al. (2003). Prevalence and risk factors for enterobiasis among preschool children in a metropolitan city in KoreaParasitol Res. 91(1):46-50. 

 

 

Ngày 22/07/2008
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích