|
Sâu róm ( nguồn từ khoahoc.com.vn) |
“Văcxin” ngừa côn trùng
Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chệ bẩm sinh học- CBR (Liên hiệp các Hội KH&KT việt Nam) đang hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Vimetarzimm và Biobauve trên quy mô lớn để phòng trừ một số loại côn trùng trong đất hại cây và phê, mía, lạc, chè... Vừa phòng , vừa diệt: TS Tạ Kim Chỉnh, trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng Công nghiệ sinh học, chủ nhiệm Dự án (DA ĐL-2008/11) cho biết, việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học... Việt Nam khiến đất bị thoái hóa, tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguồn sâu, bệnh tích luỷ trong đất ngày càng nhiều... Tình trạng này dẫn đến việc phát sinh một số dịch hại không dự báo trước như dịch sâu sám ở Nghệ An, Hà Tây năm 2007. ''Chúng tôi quyết định nghiên cứu và sản xuất chế phẩm sinh học Vimetarzimm và Biobauve'', TS Chỉnh nói, ''Chế phẩm có tác dụng phòng trừ dịch hại, tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng, thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại của thuốc BVTV. Đặc biệt, sản phẩm không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người, vật nuôi và cây trồng”. TS Chỉnh cho biết, chế phẩm Vimetarzimm và Biobauve có dạng bột đuốc sản xuất bằng công nghệ lên men từ các chủng nấm Metarhizium anisopliaeMa5 và Beauveria BassianaBbi. Các nguyên liệu dùng để sản xuất hai chế phẩm này rất sẵn có Việt Nam. Khác với một số chế phẩm sinh học khác cùng loại chỉ có tác dụng trừ các loại sâu ăn lá là chính, điểm nổi bật của hai chế phẩm này là vừa diệt, vừa phòng. Theo đó, ngoài cách thông thường là phun trực tiếp trên lá (1,4 - 2kg/ha đối vời Vimetarzimm và 3 - 6kg/ha đối với Biobauve), hai chế phẩm này còn được dùng bón lót cho cây trồng để phòng trừ sâu trong đất. Thực tế cho thấy, trong đất luôn sẳn có các loại côn trùng sống, đẻ trứng, giai đoạn ấu trùng trước truởng thành để gây hại cho cây trồng. Vì thế, biện pháp bón lót xử lý đất trước khi gieo hạt, đặt hom, trồng cây non là cách diệt tận gốc rất hiệu quả. Thử nghiệm ở Gia Lai, Đăk Lăk, Hòa Bình, Hải Dương cho thấy sản phẩm đã diệt được rệp sáp hại rễ cây cà phê, bọ hung đen ở cây mía, sâu sám hại rễ cây đậu tương, lạc, mối hại cây chè... Kết quả chứng minh, khả năng diệt côn trùng đạt từ 60 - 80%. Không chỉ có diệt trừ sâu, việc sử dụng các chế phẩm sinh học và cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Các kết quả tính toán thực tế trên cây lạc, cây xoài ở Hòa Bình, cây chè Yên Bái cho thấy, việc sử dụng hai loại thuốc sinh học đã làm giảm chi phí đầu tư cho cây trồng. Cụ thể, đối với các cây công nghiệp sử dụng thuốc hoá học trên thị trường cần: 220.000 - 400.000đ/ha/vụ, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học tương tự trên thị trường cần: 420.000đ/ha/vụ, trong khi sử dụng hai chế phẩm này chỉ cần 180.000 – 300.000đ/ha/vụ. Sơ đồ phòng trừ một số loại côn trùng trong đất của chế phẩm sinh học Vimetarzimm và Biobauve. ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ | |
TS Tạ Kim Chỉnh : “Mô hình này không hoàn toàn thay thế toàn bộ việc sử dụng các chất hóa học. tuy nhiên, sản phẩm sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV hóa học. Điều này làm giảm nồng độ các chất hóa học trong nông phẩm xuống dưới mức cho phép." | Sẽ sản xuất ở quy mô lớn:
Trao đổi với KH&ĐS, ông Vũ Đình Xuân – Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH Hải Dương cho biết: Công ty đang dùng thử nghiệm chế phẩm sinh hực Vimetarzimm và Biobauve cho 4 ha bắp cải và ớt. So với các loại thuốc BVTV hóa học, hai chế phẩm sinh học này rẻ hơn. Tuy nhiên, các chế phẩm này không cho kết quả nhanh như dùng thuốc BVTV hóa học. TS Chỉnh tâm sự, đây chính là khó khăn lớn nhất khi đưa chế phẩm sinh học vào ứng dụng trên đồng ruộng. Chế phẩm sinh học tuy thân thiện môi trường bổ sung chất dinh dưỡng cho đất song hiệu quả không “ngay tắp lự” như hóa học mà thường có tác dụng chậm và lâu dài. Ngoài ra, thêm một cái khó nữa, là thói quen lạm dụng thuốc BVTV của người dân Việt Nam. Chính vì thế khi đưa chế phẩm sinh học vào nhiều bà con “chưa khoái”... Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn quyết tâm “làm tới cùng”. Hiện, dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước (DA ĐL-2008/11) hai chế phẩm này đang “chạy” với sự phối hợp giữa CBR, phòng côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật và Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH Hải Dương. Các nhà khoa học hy vọng, đầu ra của dự án sẽ hoàn thiện được công nghệ để sản xuất ở quy mô lớn (20tấn/năm). Được biết, cho đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng sản phẩm như Công ty TNHH thương mại Vật tư Tổng hợp Đài Toàn (Vinh, Nghệ An) đã ký kết hợp đồng nhận phân phối độc quyền hai sản phẩm. Ở địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ mới tại Hòa Bình nhận bao tiêu số luợng hai sản phẩm cho việc phòng trừ sâu hại-cây gai xanh đang triển khai tại Hòa Bình và Sơn La, Công ty sản xuất giống cây trùng Phương Huyền tại Hòa Bình hiện đang sử dụng hai chế phẩm này để không trừ loại mối hại cây chè trong chương trình sản xuất chè sạch, loại chè Shal ở vùng núi cao Mai Châu-Pà Cò - Hòa Bình (hơn 100ha, cần từ 20 - 30 tấn/năm)...
|