Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 2 5 4 6
Số người đang truy cập
2 8 1
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Opisthorchis viverrini.
Nguồn: www.dpd.cdc.gov/dpdx
Giải mã và phân tích vùng gen ty thể dài 4,2 KB của loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini của Việt Nam

Bệnh sán lá gan nhỏ do Opisthorchis viverrini gây nên (opisthorchiasis), là bệnh ký sinh trùng truyền qua đường thức ăn, với khoảng 6 triệu người bị nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (Sripa et al., 2007). Bệnh này đã được nghiên cứu rộng rãi ở Thái Lan, nơi được coi là trung tâm dịch tễ của O. viverrini (Sripa, 2003; Jongsuksuntigul, Imsomboon, 2003). Sự nhiễm bệnh có liên quan đến một số bệnh về gan mật như bệnh đường mật, vàng da tắc mật, to gan, viêm túi mật, bệnh sỏi mật và O. viverrini được coi là tác nhân góp phần gây bệnh ung thư đường mật (Sripa et al, 2007).

Sán lá gan nhỏ O. viverrini đã được xác định là có mặt ở một số tỉnh phía Nam Trung Bộ và miền Trung, bước đầu đã khảo sát dịch tễ học và chẩn đoán (Le et al., 2006; Nguyễn Văn Đề và Lê Thanh Hòa, 2006; Ngô Thị Hương và cs, 2006), nhưng cho đến nay, các dữ liệu toàn diện về hệ gen ty thể của loài sán này ở Việt Nam vẫn chưa có hoặc chưa đầy đủ. Do vậy, việc phân tích một phần hệ gen ty thể và thành phần gen của O. viverrini gây bệnh ở người từ các vùng địa lý khác nhau sẽ góp phần vào nghiên cứu ký sinh trùng phân tử ở Việt Nam và thế giới. Những kết quả đó cho phép ứng dụng lập bản đồ phân bố dịch tễ học phân tử, tìm hiểu cơ chế sinh bệnh, xây dựng các phương pháp và bộ sinh phẩm (kit) chẩn đoán nhanh nhằm nghiên cứu các loại thuốc, vaccine để giúp cho việc phát hiện và điều trị bệnh này một cách hiệu quả. Trong nghiên cứu này, dựa vào trật tự gen của loài sán lá (platyhelminth) (Le et al, 2002), chúng tôi chọn vùng gen dài 4,2 kb (nad4-trnS1) (Hình 1) của cả 3 chủng O. viverrini của Việt Nam là OvQN, OvBD1 và OvPY3 để giải trình trình tự và phân tích, so sánh với chủng OvKK của Thái Lan. Với việc giải trình trình tự vùng gen 4,2 kb, một số lượng thông tin tương đối đầy đủ được cung cấp để nghiên cứu phân tích các chủng O. viverrini khác nhau về địa lý. Vị trí của vùng gen này giới hạn từ nucleotide thứ 2570 đến nucleotide thứ 6821 trong hệ gen ty thể.

Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu gen học hệ gen ty thể trên cơ sở giải mã vùng gen ty thể dài 4,2 kb của loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini thu thập tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam và so sánh với một chủng của Thái Lan.

Nguyên liệu nghiên cứu là mẫu sán lá gan nhỏ trưởng thành, được xác địnhlà O. viverrini về mặt hình thái học và bước đầu giám định bằng sinh học phân tử (Ngô Thị Hương và cs, 2006). Mẫu sán được thu thập từ bệnh nhân tại các địa điểm sau: Mẫu thu tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, ký hiệu (OvPY3); tại xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, ký hiệu (OvBD1), và tại xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, ký hiệu (OvQN). Những nơi này được xác định là vùng lưu hành bệnh sán lá gan nhỏ. Mẫu của Thái Lan có xuất xứ tại Khon Kaen, do Trường Đại học Khon Kaen cung cấp.

Để thu nhận được các chuỗi DNA hệ gen ty thể của các chủng O. viverrini,phương pháp PCR được sử dụng kết hợp, bao gồm PCR thông thường và PCR đặc biệt (long PCR. Sản phẩm PCR sau khi tinh sạch được dòng hóa vào vector pCR2.1TOPO (TA-cloning Kit ) của hãng Invitrogen. Các đoạn DNA trong plasmid tái tổ hợp được giải trình trình tự trên máy ABI3100 Avant Genetic Analyzer

Các chuỗi nucleotide của các chủng OvQN, OvBD1, OVPY3 và OvKK sau khi giải trình trình tự được xử lý bằng chương trình SeqEdv1.03, sau đó so sánh sử dụng chương trình AsemblyLIGNv1.9c và MacVector8.2 (Accelrys Inc.) trên máy tính Macintosh để thu nhận toàn bộ trình tự vùng DNA ty thể có độ dài 4,2 kb; sau đó phân tích, so sánh về thành phần nucleotide và amino acid bằng các chương trình GENEDOC2.5 (Nicholas, Nicholas, 1999).

 

Hình 1: Sơ đồ tổng quát thu nhận vùng gen dài 4,2 kb của các chủng OvQN, OvBD1, OvPY3 của Việt Nam và OvKK của Thái Lan. Trên cùng là sơ đồ hệ gen ty thể các loài sán lá, với các khung gen mã hoá protein và vị trí gen RNA vận chuyển.

Kết quả phân tích trật tự sắp xếp gen trong vùng gen ty thể dài 4,2 kb của các chủng sán lá gan nhỏ O. viverrini

Sử dụng chương trình MacVector8.2 (Accelrys Inc.) để phân tích trật tự các gen, kết quả cho thấy, vùng gen ty thể này chứa 5 gen mã hóa protein là nad4, atp6, nad2, nad1, nad3 và 11 gen mã hóa cho RNA vận chuyển amino acid là trnQ (Glutamine), trnF (Phenylalanine), trnM (Methionine), trnV (Valine), trnA (Alanine), trnD (Aspartate), trnN (Asparagine), trnP (Proline), trnI (Isoleucine), trnK (Lysine) và trnS1 (Serine) (Hình 1). Cụm gen nad4, atp6, nad2, nad1, nad3, là các gen mã hoá và chịu trách nhiệm tổng hợp các enzym có vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn truyền điện tử và tạo năng lượng của ty thể. Những gen này thông thường được bảo tồn cao giữa các chủng trong loài, và giữa các loài trong một giống và lớp phân loại.

Bảng 1: Vị trí các gen mã hoá protein và các trình tự nối các gen (vùng giao gen) trong vùng gen ty thể dài 4,2 kb của các chủng O. viverrini

Gen và

trình tự

Vị trí 5'®3'

Độ dài bp/aa

Bộ mã bắt đầu/ bộ mã kết thúc

Ghi chú

nad4

1- 807

807/268

-/TAG

 

 

808 - 814

 

 

Vùng giao gen (7bp)

trnQ

815 - 877

63

 

 

 

878 - 889

 

 

Vùng giao gen (12bp)

trnF

890 - 955

66

 

 

trnM

956 - 1022

67

 

 

atp6

1023 - 1538

516/171

ATG/TAG

 

 

1539 - 1556

 

 

Vùng giao gen (18bp)

nad2

1557 - 2426

870/289

ATG/TAG

 

 

2427 - 2440

 

 

Vùng giao gen (14bp)

trnV

2441 - 2506

66

 

 

 

2507 - 2536

 

 

Vùng giao gen (30bp)

trnA

2537 - 2598

62

 

 

 

2599 - 2603

 

 

Vùng giao gen (5bp)

trnD

2604 - 2671

68

 

 

 

2672 - 2675

 

 

Vùng giao gen (4bp)

nad1

2676 - 3578

903/300

GTG/TAG

 

 

3579 - 3583

 

 

Vùng giao gen (5bp)

trnN

3584 - 3652

69

 

 

 

3653 - 3656

 

 

Vùng giao gen (4bp)

trnP

3657 - 3720

64

 

 

 

3721 - 3736

 

 

Vùng giao gen (16bp)

trnI

3737 - 3801

65

 

 

trnK

3802 - 3867

66

 

 

 

3868

 

 

Vùng giao gen (1bp)

nad3

3869 - 4225

357/118

GTG/TAG

 

trnS1

4226 - 4252

27

 

Một phần gen trnS1

Phân tích trật tự sắp xếp các gen trong vùng DNA ty thể dài 4,2 kb

Trong vùng 4,2 kb này, trật tự các gen được sắp xếp như trình bày ở Bảng 1. Bắt đầu là một phần gen nad4 với độ dài là 807 nucleotide, tiếp đến là vùng giao gen (intergenic region) có độ dài 7 nucleotide, rồi đến RNA vận chuyển, trnQ (Glutamine) dài 63 nucleotide, đến 1 vùng giao gen ngắn (12 nucleotide), tiếp đến là 2 gen RNA vận chuyển trnF (Phenylalanine) có độ dài là 66 và trnM (Methionine) dài 67 nucleotide, đây là 2 gen nằm kế tiếp nhau, không có sự ngắt quãng của vùng giao gen. Tiếp theo là gen mã hóa cho atp6, dài 516 nucleotide; vùng giao gen dài 18 nucleotide; gen mã hóa nad2, dài 870 nucleotide; tiếp đến là vùng giao gen dài 14 nucleotide, tiếp theo là 3 gen RNA vận chuyển, trnV (Valine) dài 66 nucleotide, trnA (Alanine) dài 62 nucleotide và trnD (Aspartate) dài 68 nucleotide. Giữa các gen RNA vận chuyển trnV và trnA có vùng giao gen kích thước là 30 nucleotide; giữa trnA và trnD có 5 nucleotide. Sau gen RNA vận chuyển trnD là vùng giao gen dài 4 nucleotide; nối tiếp theo đó là gen nad1 dài 903 nucleotide, vùng giao gen dài 5 nucleotide, tiếp theo là 4 gen ARN vận chuyển trnN (Asparagine), trnP (Proline), trnI (Isoleucine) và trnK (Lysine), trong đó trnN dài 69 nucleotide, cách trnP (64 nucleotide) bởi một vùng giao gendài 4 nucleotide; trnP cách trnI bằng một trình tự dài 16 nucleotide, trnI và trnK là 2 gen nằm sát nhau có kích thước là 65 và 66 nucleotide; tiếp theo là gen nad3, được bắt đầu cách trnK có 1 nucleotide, gen này dài 357 nucleotide và cuối cùng trình tự dài 27 nucleotide của một phần của gen RNA vận chuyển Serine (trnS1).

Kết quả phân tích trật tự các gen nằm trong vùng gen dài 4.252 nucleotide, cho thấy trật tự các gen mã hóa protein và các RNA vận chuyển cũng giống với các loài sán dẹt đã được nghiên cứu trước đây, ngoại trừ sán máng châu Phi và Ấn Độ. Đây là công bố đầu tiên về trật tự và thành phần gen của loài sán lágan nhỏ O. viverrini của vùng gen ty thể dài 4,2 kb.

Phân tích sự biến đổi về thành phần nucleotide giữa các chủng O. viverrini của Việt Nam và Thái Lan trong vùng gen ty thể dài 4,2 kb

Kết quả giải trình trình tự cho thấy, vùng DNA giới hạn giữa cặp mồi Ov8F-OvR (Hình 1) có độ dài 4.252 bp ở các chủng O. viverrini là OvQN, OvPY3 của Việt Nam và OvKK của Thái Lan. Riêng đối với chủng OvBD1 (Việt Nam), vùng này có độ dài là 4.253 nucleotide, do chủng OvBD1 có đột biến thêm vào một nucleotde (T) tại vị trí 816 so với 3 chủng còn lại, tuy nhiên sự đột biến này xảy ra ở vùng giao gen nên cũng không gây nên sự thay đổi nào về amino acid. Các chuỗi này đã được đăng ký Ngân hàng gen: OvBD1 (số: EU443831), OvQN (số: EU443832), OvPY3 (số: EU443833).

Có tất cả 58 vị trí sai khác giữa các chủng O. viverrini với nhau, chiếm tỷ lệ 1,36% (Bảng 2, A-B-C-D). Đây là tỷ lệ sai khác cho phép giữa các chủng trong cùng một loài. Trong số 58 đột biến, có 9/58 là đột biến dị hoán(tranversion), chiếm tỷ lệ 15,5%; và 48/58 nucleotide là đột biến đồng hoán (transition), chiếm tỷ lệ 84,5%.

Phân tích thành phần các nucleotide kiến tạo vùng gen ty thể 4,2 kb của các chủng O viverrini của Việt Nam và Thái Lan

Một trong những đặc tính sinh học cần phân tích là tìm hiểu thành phần nucleotide được sử dụng để kiến tạo nên gen hoặc hệ gen, cũng như tỷ lệ cácnucleotide riêng biệt và tỷ lệ A+T và G+C trong thành phần chuỗi gen. Kết quả phân tích thành phần các nucleotide sử dụng kiến tạo vùng gen ty thể 4,2 kb (chính xác là 4.253 bp của OvBD1 và 4.252 bp của OvQN, OvPY3 và OvKK) (Bảng 3) cho thấy, tất cả các chủng sử dụng 44,1-44,3% Thymine (T); 12,2-12,3% Cytosine (C); 15,9% Adenine (A); và 27,6% Guanine (G) để kiến tạo vùng gen ty thể dài 4.252-4.253 bp, hoàn toàn đồng nhất với kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi về loài này (Ngô Thị Hương và cs, 2006). Tỷ lệ A+T là 60% và G+C là 40%. Đây là một tỷ lệ sử dụng A+T và G+C thông dụng ở các loài sán lá gan lớn (Fasciola spp) và sán lá phổi (Paragonimus spp). Như vậy, ở sán lá gan nhỏ O. viverrini, tỷ lệ này cũng tương đồng với các loài sán lá nói chung được khảo sát cho đến nay, trừ các loài sán máng Schistosoma spp. Sán máng Schistosoma spp có tỷ lệ sử dụng A+T vượt trội (đến 70%) và sử dụng các nucleotide G+C ít hơn (khoảng 30%) (Le et al, 2002; Le et al, 2004; Le et al, 2001).

Bảng 3: Thành phần nucleotide sử dụng trong vùng gen ty thể 4,2 kb (4.252 nucleotide) của các chủng Việt Nam và Thái Lan (No: số nucleotide; %: tỷ lệ so với toàn bộ số nucleotide của chuỗi gen 4,2 kb)

 

 

OvBD1

OvQN

OvPY3

OvKK

 

No

%

No

%

No

%

No

%

T

1884

44,3

1876

44,1

1879

44,2

1877

44,2

C

517

12,2

525

12,3

524

12,3

525

12,3

A

676

15,9

677

15,9

677

15,9

676

15,9

G

1175

27,6

1174

27,6

1172

27,6

1174

27,6

A+T

2560

60,2

2553

60,0

2556

60,1

2553

60,1

G+C

1692

39,8

1699

40,0

1696

39,9

1699

39,9

 

Kết luận

- Vùng gen được giải mã có độ dài 4.252 nucleotide đối với 3 chủng O. viverrini là OvQN, OvPY3 và OvKK, và 4253 nucleotide đối với chủng OvBD1 do có đột biến thêm vào 1 nucleotide Thymine (T).

- Có tất cả 58 vị trí sai khác giữa các chủng O. viverrini với nhau, chiếm tỷ lệ 1,36%, trong đó có 9/58 là đột biến dị hoán(tranversion), chiếm tỷ lệ 15,5%; và 48/58 nucleotide là đột biến đồng hoán (transition), chiếm tỷ lệ 84,5%.

- Vùng gen này bao gồm 16 gen, trong đó có 5 gen mã hóa protein và 11 gen mã hóa cho các RNA vận chuyển amino acid, với trật tự sắp xếp các gen giống như ở các loài sán dẹt đã được nghiên cứu trước đây.

- Tỷ lệ sử dụng A+T là 60% và G+C là 40%, tương tự với các loài sán lá nói chung đã được khảo sát cho đến nay.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jongsuksuntigul P, Imsomboon T (2003) Opisthorchiasis control in Thailand. Acta Trop. 88(3): 229-232. Review.

2. Le TH, Blair D, McManus DP (2002) Mitochondrial genomes of parasitic flatworms. Trends Parasitol. 18: 206-213.

3. Le TH, Blair D, McManus DP (2004) Codon usage and bias in mitochondrial genome of platyhelminths. Korean J Parasitol. 42(4): 159-167.

4. Le TH, De NV, Blair D, Sithithaworn P, McManus DP (2006) Clonorchis sinensis and Opisthorchis viverrini: development of a mitochondrial-based multiplex PCR for their identification and discrimination. Experimental Parasitology, 112(2): 109-114.

5. Le TH., Humair PF, Blair D, Agatsuma T, Littlewood DT, McManus DP (2001) Mitochondrial gene content, arrangement and composition compared in African and Asian schistosomes. Mol. Biochem.Parasitol. 117: 61-71.

6. Ngô Thị Hương, Lê Thanh Hòa, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn (2006) Giám định loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini ở Bình Định và Phú Yên bằng chỉ thị di truyền hệ gen ty thể. Tạp chí Y học Việt Nam, 326(9): 47-53.

7. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà (2006) Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ ký sinh trên người tại 10 tỉnh ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử hệ gen ty thể, Tạp chí Nghiên cứu Y học 5: 14-18.

8. Nicholas KB, Nicholas HB (1999) GeneDoc: a tool for editting and annotating multiple sequence alignments. Distributed by author.

9. Sripa B (2003) Pathobiology of opisthorchiasis: an update. Acta Trop. 88(3): 209-220. Review.

10. Sripa B, Kaewkes S, Sithithaworn P, Mairiang E, Laha T, Smout M, Pairojkul C, Bhudhisawasdi V, Tesana S, Thinkamrop B, Bethony JM, Loukas A, Brindley PJ (2007) Liver fluke induces cholangiocarcinoma. PLoS Med. 4(7): 1148-1155. Review.

Ngày 24/02/2009
Ngô Thị Hương
Khoa SHPT, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích