|
sá sùng |
Sá sùng-loài giun biển thuộc lớp Sipunculidea nguồn dược liệu quý đối với con người
Sá sùng với tên gọi có lẽ xuất phát từ tiếng Hán “sa sùng” (nghĩa là trùng đất), với danh pháp khoa học là Sipuncula hay Sipunculida-là một ngành chứa khoảng 144-350 loài (theo ước tính từ các nguồn khác nhau). Giới thiệu chung Là một loại động vật biển có hình thể học đối xứng, không phân đốt (khác với đỉa), ngoài tên thường gọi là sá sùng, loại này còn được gọi là sa sùng hay giun đất, sâu đất. Hóa thạch của sá sùng là rất hiếm do bản chất thân mềm của chúng; tuy nhiên, một số nhà khoa học lại cho rằng các hyolith, với vỏ hình nón có vảy từ đại cổ sinh có thể có liên quan tới sá sùng, với dấu tích duy nhất còn lại của vỏ ở các dạng hiện còn là tấm hậu môn. Ngay cả khi loại bỏ hyolitha, thì các các hóa thạch của sá sùng cũng tồn tại từ kỷ Cambri. Các hóa thạch của các chi Archaeogolfingia và Cambrosipunculus từ Trung Quốc là không khác biệt đáng kể so với các thành viên của lớp Sipunculidea còn sinh tồn ngày nay.Về phân loại, giun đất sá sùng đến nay dường như đã được các nhà khoa học phân tích chi tiết và phân loại khoa học chi tiết, rõ ràng: giới: Animalia, phân giới: Metazoa, siêu ngành: Lophotrochozoa, ngành: Sipuncula (Rafinesque, 1814), trong đó, từng lớp phân ra nhiều bộ và họ khác nhau: Môi trường sốngCác loài trong ngành sá sùng tương đối phổ biến và sống trong các vùng nước nông hoặc trong các hang, hốc hoặc là trong các mai, vỏ động vật đã bị vứt bỏ giống như các loài tôm. Một số sá sùng thường đào hang, hốc vào trong các lớp đá để làm nơi trú ẩn. Sá sùng màu nâu đỏ, nhìn qua có hình dạng giống như con trùn đất, trên mình có những sợi vân nhỏ li ti, nhưng kích thước lớn hơn và ruột chứa toàn cát. Sá sùng sống trong hang sâu dưới cát. Người ta thu bắt sá sùng thường vào lúc sáng sớm, khi nước triều vừa rút đi để lại những dấu vết của chúng sau một đêm ngoi ra khỏi cát đi kiếm ăn, giao phối. Cũng như đào trùn đất, nếu thấy dấu vết sá sùng, chỉ cần xúc vào sâu lớp cát sẽ thấy chúng bên dưới. Thức ăn của sá sùng là những mảnh vụn hữu cơ, sinh vật phù du lơ lửng trong nước. Sá sùng là loài sinh vật rất quen thuộc ở vùng biển, chúng ta đừng mơ tưởng tới việc đưa chúng đi xa, vì rời khỏi môi trường quen thuộc chúng chỉ sống tối đa 2 ngày. Chúng sống trọn vẹn một đời dưới cát, mỗi đêm ngoi lên mặt nước để nhởn nhơ, giao hoan duy trì nòi giống rồi lại rúc sâu vào cát. Sống trong cát, mỗi cơ thể sá sùng là một túi cát dài. Có lẽ cũng như con sứa, sá sùng nuốt cát một đầu để lọc thức ăn, sau đó tống ra khỏi đầu kia của cơ thể. Không phải đơn giản, bởi khi rúc xuống cát ngay khi trời còn đen như mực, sá sùng chỉ để lại trên mặt cát những dấu vết ngoằn ngoèo mơ hồ. Hàng triệu vệt bò đan xen chằng chịt để từ đó dân đảo phân biệt rành rẽ thế nào là hoa, vân, lỗ-các tên gọi của dấu vết chúng bỏ lại. Đặc điểm giải phẩu hình thái Bề ngoài, các loài sá sùng trông giống như giun. Bộ phận đáng chú ý và dễ nhận thấy nhất của sá sùng là miệng của chúng được bao quanh bằng 18 - 24 tua cảm, tất cả đều có thể lộn vào trong cơ thể. Đặc biệt, ở loài giun này khác với các loại giun tròn là loài sá sùng không phân đốt hoặc không có ngăn vách, cơ thể chúng gồm một phần có thể lồng tụt vào trong gọi là vòi và thân, phần vòi có thể co vào bên trong phần thân. Đường tiêu hóa của sá sùng nối liền phần miệng với phần sau của cơ thể, trước khi xoắn vặn ngược lại và kết thúc tại hậu môn trên phần lưng của cơ thể gần gốc vòi; Thông thường, hậu môn chúng ta sẽ không thể nhìn thấy khi phần vòi bị co vào trong phần thân. Một vài đơn vị phân loại của sá sùng còn dựa trên “một tấm vôi hóa” gọi là tấm hậu môn. Các loài sá sùng có thể khoang; tuy nhiên, chúng không có hệ tuần hoàn dạng mạch máu. Thay vì thế, chất lỏng sẽ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng bên trong cơ thể. Một khoang tách biệt chứa đầy các tua cảm rỗng, nó chuyển dịch oxy từ các tua cảm tới thể khoang. Thành cơ thể khỏe và có cơ; khi bị đe dọa, sá sùng có thể co cơ thể chúng lại thành khối trông giống như củ lạc; Hệ thần kinh phát triển yếu, gồm các hạch não, vòng hầu và dây thần kinh bụng. Giác quan chỉ có vành tiêm mao quanh miệng. Diện hô hấp được thực hiện trên khắp bề mặt cơ thể sá sùng. Thông thường chúng ta hay gặp kích thước các loài sá sùng không dài hơn 10cm, nhưng ngoại lệ có một số loài có thể dài gấp vài lần chiều dài thông thường này. Địa sâm, là một tên khác là sá trùng, sâm đất, đồn đột, …thuộc họ sâu đất, có hai loài: loài nhỏ, tên khoa học là Sipumculus nudus, là một loài giun biển, cỡ nhỏ dài khoảng 10cm, nặng 10-20g. Thân hình trụ thon tròn như cái ống, màu hồng nhạt. Phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc xếp bao quanh, rất linh hoạt. Một đầu thân thuôn hẹp lại thành vòi tận cùng là miệng, có nhiều xúc tu rất nhỏ bao quanh; trực tràng và hậu môn nằm gần vòi. Đầu kia thắt lại, phẳng dẹt. Loài to (Sipunculus sp.), còn có tên là địa sâm chuối, có cỡ lớn hơn, có thể nặng đến 120g, thân màu nâu nhạt, cơ dọc ở giữa thân dưới 30 sợi, hoạt động chậm chạp. Thường tập trung ở bãi biển, nơi có gò đất cao, nhiều cát pha bùn, thủy triều lên xuống, dưới tán rừng ngập mặn um tùm; thân vùi sâu trong cát có khi đến 30cm, chỉ thò vòi ra ngoài. Mùa khai thác địa sâm chủ yếu vào tháng 3-7, lúc này, địa sâm có chất lượng tốt nhất và điều kiện thời tiết cũng rất thuận lợi. Khi thủy triều xuống, nhặt lấy những con chui lên mặt cát hoặc dùng cuốc xẻng xắn vài nhát để thu hoạch. Đem về phải chế biến ngay vì để lâu địa sâm sẽ chết làm giảm chất lượng. Dùng một que tròn, dài như chiếc đũa luồn vào đầu kín của địa sâm cho thông suốt qua vòi miệng để lộn trái, bỏ nội tạng và đất cát, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Quá trình sinh sảnLoài sá sùng có thể thực hiện quá trình sinh sản vô tính và hữu tính, dù sinh sản vô tính là không phổ biến. Sá sùng sinh sản vô tính thông qua phân đôi theo chiều ngang và tiếp theo là tái sinh các bộ phận cơ thể thiết yếu. Đối với sinh sản hữu tính, sá sùng là đơn tính khác gốc (phân tính); các giao tử được sinh ra trong lớp lót thể khoang và chúng sẽ được giải phóng vào thể khoang để thuần thục. Các giao tử này sau đó được đưa vào hệ bài tiết (gọi là nguyên thận quản hay hậu đơn thận) để giải phóng vào môi trường nước. Trứng sá sùng phân cắt xoắn ốc, thụ tinh ở sá sùng diễn ra ngoài cơ thể. Khi các giao tử đực và giao tử cái đã thuần thục gặp nhau, chúng hợp lại để tạo thành ấu trùng. Ấu trùng rất giống ấu trùng của giun đốt, có 2 lá giữa xếp đối xứng 2 bên, mỗi lá giữa sau đấy hình thành 3-4 túi thể xoang và các túi thể xoang sau đó mới tập trung thành túi đôi thể xoang và cuối cùng là túi thể xoang chung. Ấu trùng bơi tự do này sẽ phát triển thành ấu trùng pelagosphera và sau đó phát triển thành sá sùng non và cuối cùng là sá sùng trưởng thành. Lần đầu tiên sá sùng được sản sinh nhân tạo tại Việt Nam-đó là công trình nghiene cứu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Nha Trang) với tên đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo sá sùng”. Bước đầu nhóm nghiên cứu đã cho ra được con giống từ môi trường nuôi và tiếp tục hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo, thành công trong sinh sản nhân tạo sá sùng sẽ góp phần phục hồi nguồn lợi và phát triển nghề nuôi loài thủy sản có giá trị kinh tế cao này. Quan hệ phát sinh loàiVị trí phát sinh loài của ngành sá sùng hiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các nhà khoa học. Ban đầu nó được phân loại như là một nhóm có quan hệ gần với ngành giun đốt (Annelida), mặc dù chúng hoàn toàn không có sự phân đốt, các gai cứng và các đặc trưng khác của giun đốt, sau đó ngành sá sùng lại được cho là có quan hệ gần gũi với ngành động vật thân mềm (Mollusca), chủ yếu dựa trên các đặc trưng phát triển và ấu trùng. Hiện nay, cả hai ngành này nói chung được gộp trong một nhóm lớn hơn gọi là Lophotrochozoa, trong đó cũng bao gồm cả Annelida, Nemertea và 4 ngành khác. Sự phân bố của sá sùng tại Việt NamỞ vùng biển Việt Nam hiện các nhà khoa học đã xác định được 21 loài của ngành sá sùng, thường gặp là các chi Phascolosoma, Sipunculus và Siphonosoma ở vùng thủy triều và dưới triều. Trong vùng đá san hô thường gặp các loài trong chi Aspidosophon, Cloeosophon và Lithacrosiphon, trong đó loài Aspidosiphon steenstrupii là loài phá hoại rạn san hô. Một số loài được dùng làm thực phẩm như giun đất (sâu đất) Phascolosoma arcuatum có mật độ cao trong bùn ở vùng ngập mặn và sá sùng Sipunculus nudus sống ở vùng triều, dưới triều trong nền đáy. Nhiều nơi đã phát hiện sá sùng tại biển Việt Nam là Cam Ranh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Giờ, …thậm chí các vùng ngập mặn ở Bến Tre, Hải Dương, Bạc Liêu, Minh Hải, Côn Đảo… Một số món ăn bổ dưỡng chế biến từ sá sùng Món ăn chế biến từ sá sùng, người Trung Quốc hay gọi là thổ duẩn đống (土笋冻), ở Trung Hoa đại lục này coi món sá sùng như một đặc sản vùng, nhất là khu vực Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sá sùng chính là con trùn biển (hoặc sâu biển, sâu cát, sâu đất, giun biển). Sá sùng có nhiều giá trị dinh dưỡng: nhiều acid amin glyxin, alanine, glutamin, taurine, khoáng chất. Theo một nhóm nhà nghiên cứu của trường ĐH KHTN thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong thịt của sá sùng có chứa 17 nguyên tố khoáng, 8 loại acid amin không thay thế và 10 loại acid amin thay thế rất cần thiết cho cơ thể con người. Và cũng chính vì thế, hiện sá sùng đang là một trong những đặc sản biển tại các khu du lịch tại Việt Nam. Theo quan điểm của y học cổ truyền, sá sùng có vị ngọt, tính mát, chủ trị chứng tâm hàn, bổ dương khí. Khi chế biến sá sùng có mùi hương thơm đặc trưng. Trước đây, người ta dùng sá sùng chủ yếu như một dạng tôm khô dùng trong chế biến các loại nước lèo làm phở, hủ tíu, bún. Một lượng nhỏ sá sùng khô rang lên cho vào túi lọc bỏ trong nồi nước lèo sẽ làm cho nồi nước có hương vị đậm đà. Ai sành ăn phở đều công nhận nồi phở đúng gốc đất Bắc phải có nước dùng ninh sá sùng, đành rằng xương ống, hoa hồi, gừng nướng...đều quan trọng, song nếu có sá sùng cho mỗi nồi nước phở, hương vị của tô phở sẽ hấp dẫn hơn! Ngày nay, sá sùng có trong thực đơn các nhà hàng hải sản, đặc biệt là món nướng. Chế biến sá sùng phải rất tỉ mỉ, bởi phải lộn nó ra và chà xát thật kỹ với muối cho ruột hết cát và hết mùi tanh, rửa nhiều lần đến khi sá sùng có màu trắng-hồng mới thôi. Sá sùng tươi có thể chế biến các món như xào chua ngọt, chiên, nướng. Bản thân sá sùng có vị ngọt tự nhiên nên càng nhai lâu càng ngấm vị ngọt, giống như khô mực; sá sùng có thể nướng, ăn chấm muối ớt vắt chanh, cũng có thể ướp muối ớt rồi nướng. Các nhà hàng thường dùng món này như khô mực.Du khách đến các vùng du lịch biển, mua sá sùng khô về chế biến ăn (nướng cồn như nướng mực khô hoặc ướp muối ớt rồi nướng, chiên giòn hoặc dùng sá sùng thay cho tôm khô nấu canh). Giá của sá sùng không phải là nhỏ, không thua kém một loại hải sản nào. Nếu 1 kg sá sùng tươi có thể từ 50.000-100.000 đồng và nếu khô có thể giá lên gấp đôi hoặc 3 lần. Một món ăn bài thuốc từ sá sùng không thể phủ nhận là ‘sá sùng hấp lá dâm dương hoắc” (nguyên liệu: 200 g sá sùng tươi, 50 g lá dâm dương hoắc, 50 g hẹ; 20 g mè. Mè có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận táo chữa bệnh thương phong, hư nhược, bổ ngũ tạng, thêm khí lực, sáng tai - mắt, cao huyết áp, lợi sữa, mọc tóc, đầy hơi, đầy bụng, thương hàn... Lá dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt... Hẹ có tác dụng làm ấm thắt lưng, đầu gối, trị đái són, đi tiểu nhiều lần... đồng thời chữa các bệnh như kiết lỵ, ho, tiêu hóa... ). Chế biến khi đó ta cho lá dâm dương hoắc vào đáy nồi, đổ nước cho ngập lá, để xửng lên trên. Trộn sá sùng, mè, hẹ với nhau rồi xếp đều lên xửng hấp. Nước trong nồi sôi khoảng 15 phút là có thể ăn được. Nên chấm với nước mắm chua cay hoặc với muối tiêu chanh. Thịt địa sâm hay sá sùng có hàm lượng protide cao, nhiều glutamate, hương vị thơm ngon, nên được sử dụng làm thực phẩm và thuốc bổ dưỡng rất phổ biến trong cư dân vùng biển. Họ thường dùng dưới dạng món ăn, vị thuốc (nấu cháo, nấu canh, nướng vàng hoặc xào với củ nghệ). Theo kinh nghiệm dân gian của Việt Nam và Trung Quốc, thịt địa sâm phơi hoặc sấy khô, rồi nướng giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với liều 6-10g mỗi lần với nước ấm hoặc rượu, ngày 3 lần là thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh chữa yếu sinh lý, liệt dương.
|