Tác nhân vi khuẩn chlammydia trachomatis và bệnh lây truyền qua đường tình dục
Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ, tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, khi xâm nhập vào cơ thể và biểu hiện bệnh. Theo kích thước từ nhỏ đến lớn có ba nhóm vi sinh vật gây bệnh là nhiễm virus (HIV, Herpes...), nhiễm vi khuẩn (giang mai, lậu...), nhiễm ký sinh trùng (giardia lamblia).Khi điều trị nhiễm virus, thầy thuốc chỉ mong muốn ức chế không cho virus phát triển lan rộng hoặc để bệnh không biểu hiện rầm rộ, còn lại là khắc phục những hậu quả do virus gây ra, chờ cho hết chu kỳ sống của virus thì bệnh sẽ khỏi. Trong nhóm vi khuẩn có vi khuẩn gây bệnh đường sinh dục tiết niệu mà chỉ được y văn Vệt Nam đề cập trong khoảng 10 năm trở lại đây, đó là Chlamydia spp. Chlamydia spp. thuộc ngành Chlamydiae và họ Chlamydiaceae, giống Chlamydophila. Đây là một tác nhân hay gây bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually Transmitted Diseases_STDs), hoặc (STIs_ Sexually Transmitted Infections) thường do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng hệ sinh dục tiết niệu của nam giới và nữ giới, xuất hiện các triệu chứng giống dịch mủ tiết ra từ âm đạo và dương vật. Tuy nhiên, có một tỷ lệ không nhỏ người nhiễm chlamydia lại không biểu hiện triệu chứng. Tại Mỹ, Chlamydia là một trong những tác nhân gây bệnh STDs phổ biến nhất và là loại vi khuẩn hay gặp nhất khi xét nghiệm các dich tiết từ âm đạo và dương vật. Hàng năm, khoảng 1 triệu người nhiễm Chlamydia được thông báo và rất nhiều trường hợp bị phát hiện nhưng không báo cáo, bệnh có thể ảnh hưởng và gây nhiễm trên bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến và hay gặp nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên (13-19 tuổi). Nhiễm trùng Chlamydia (xuất phát từ gốc từ Hy Lạp là χλαμύδοςnghĩa là “che đậy”) là một trong những bệnh STDs nguy hiểm ở người. Thuật ngữ nhiễm trùng Chlamydia đề cập đến có thể nhiễm bất kỳ chủng nào của họ vi khuẩn C. trachomatis chỉ tìm thấy trên người. Chlamydia là tác nhân nhiễm trùng chính ở hệ sinh dục tiết niệu và mắt người. Ước tính khoảng 2.3 triệu người tại Mỹ nhiễm Chlamydia hiện nay. Tại sao bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia đến nay mới bùng phát ? Căn bệnh này âm thầm đi theo và lây truyền thông qua quan hệ tình dục, nhưng hầu như không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt tình dục. Chỉ đến khi mong muốn sinh sản đặt ra, với những xét nghiệm chuyên sâu, các thầy thuốc chuyên khoa phụ sản mới phát hiện được. Hậu quả lớn nhất do Chlamydia gây ra là hiện tượng dính và bít tắc, nhiều trường hợp soi ổ bụng chẩn đoán hiếm muộn, thấy tử cung, thấy vòi tử cung, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh dục nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng. Thậm chí các tạng ở xa hơn như gan và cơ hoành cũng dính vào nhau. Khi có những dấu hiệu này, thường vòi tử cung cũng bị tắc; hiện tượng tắc có thể là do các dải xơ dính làm gấp góc vòi tử cung, có thể bản thân lòng vòi tử cung bị bít lại. Các trường hợp này can thiệp để vòi tử cung thông lại và có thai theo đường tự nhiên, thành công ít. Thường có thai phải nhờ tới thụ tinh trong ống nghiệm. Vài năm gần đây, phẫu thuật nội soi phát triển, các chẩn đoán hiếm muộn nhờ đấy cũng cải thiện hơn, mặt bệnh ngày một thấy rõ trong các nguyên nhân gây chậm có con. Đây có thể coi là một biến chứng của nhiễm trùng Chlamydia. Có không ít trường hợp đã từng có con, đã từng có thai rồi nạo hút và không hề gặp trục trặc gì tại thời điểm đó, nhưng khi số năm tháng có hoạt động tình dục tăng lên thì các dấu hiệu biến chứng thể hiện rõ dần. Nếu dính ít, thụ thai vẫn có thể thực hiện được, nhưng dễ gây thai ngoài tử cung. Xu hướng hiện nay là lập gia đình muộn, quan hệ trước hôn nhân nhiều và khía cạnh chưa lập gia đình không đồng nghĩa với chưa quan hệ tình dục. Nhưng nếu quan hệ tình dục không an toàn, vừa khó tránh thai, vừa dễ nhiễm bệnh. Một số nghiên cứu nghi ngờ rằng sau nạo hút thai, cơ thể yếu làm tăng sự phát triển những biến chứng của Chlamydia. Chính vì lý do này, hiện nay không ít cơ sở y tế khi tiến hành thủ thuật can thiệp vào buồng tử cung như nạo hút thai, đã chủ động dùng thuốc kháng sinh điều trị dự phòng căn bệnh này. Điều trị dự phòng bởi lý do thuốc điều trị không đắt, dễ tìm thấy trên thị trường, hiệu quả rõ ràng. Nếu đợi có xét nghiệm chẩn đoán chính xác Chlamydia mới điều trị thì chi phí điều trị quá cao và không phải đâu cũng làm được. Chưa kể đến kỹ thuật lấy xét nghiệm cũng khó, nếu không hiểu bản chất bệnh sẽ không lấy được đúng nơi có Chlamydia. Điểm qua một số loài vi khuẩn liên quan Chlamydia: ·Chlamydia trachomatis, vi khuẩn gây bệnh qua quan hệ tình dục và nhiễm khuẩn ở mắt; ·Chlamydia muridarum, vi khuẩn gây bệnh trên chuột và chuột hamsters; ·Chlamydia suis, vi khuẩn gây bệnh trên heo; ·Chlamydophila pneumoniae, còn được gọi là Chlamydia pneumoniae, một loài Chlamydia hiếu khí gây nhiễm trùng hô hấp trên người và nhiều động vật khác; ·Chlamydophila pecorum, một loài vi khuẩn của a chlamydia gây bệnh cho gia súc; ·Chlamydophila psittaci, vi khuẩn độc lực cao gây bệnh trên chim; ·Chlamydophila abortus, một loài vi khuẩn chlamydia gây sẩy thai ở các động vật có vú; ·Chlamydophila felis, loài vi khuẩn chlamydia gây bệnh ở mèo; ·Chlamydophila caviae, loài vi khuẩn chlamydia gây bệnh trên heo. Chlamydia là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus. Sở dĩ có hiện tượng này bởi hệ thống gen di truyền của Chlamydia có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn. Chlamydia cư trú và gây bệnh tại cơ quan sinh dục cả nam lẫn nữ. Đây là một căn bệnh được y tế Mỹ khuyến cáo là đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục trong ba năm gần đây tại quốc gia này. Bệnh do Chlamydia có thể dễ điều trị bằng các kháng sinh, nhưng nhiều người có thể không biết họ đang mắc bệnh. Nếu không điều trị, vi khuẩn Chlamydia có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thận chí vô sinh. Sinh lý bệnh họcChu kỳ sinh học và phát triển của vi khuẩn Chlamydia ở trên cho thấy Chlamydiae có khả năng thiết lập một mối liên quan với các tế bào vật chủ trong thời gian dài. Khi một tế bào vật chủ bị nhiễm thì chlamydia sẽ rất thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như các a.a (ví dụ tryptophan) sắt, vitamine, điều này do Chlamydiae sống phụ thuộc vào chất dinh dưỡng của các tế bào này. Một nghiên cứu thuần tập thời gian dài chỉ ra rằng khoảng 50% các vật chủ này sạch vi khuẩn trong vòng 1 năm, 80% trong 2 năm và 90% trong 3 năm. Các chlamydia đói chất dinh dưỡng này vào tồn tại trong vật chủ làm dừng phân chia tế bào và khiến thay đổi hình thái do tăng kích thước. Các vi khuẩn tồn tại vẫn có thể sống như khi chúng trở về trạng thái phát triển bình thường một khi tình trạng vật chủ cải thiện. Nhiều nghiên cứu trên in vivo cũng có những điẻm tương tự. Nhiều người cho rằng sự tồn tại của chlamydiae là nguyên nhân dẫn đến bệnh chlamydia mạn tính. Một số kháng sinh như β-lactams cũng có thể gây nên tình trạng phát triển giống tồn tại như thế, nên dễ dẫn đến bệnh lý mạn tính do chlamydia. Bệnh nhiễm trùng Chlamydia ở cơ quan sinh dục tiết niệuBệnh Chlamydia do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis, có thể ảnh hưởng lên đường sinh dục, hệ tiết niệu và hậu môn. Chlamydia lây lan nhanh qua quan hệ tình dục với người bi nhiễm thông qua con đường miệng, âm đạo, hoặc qua quan hệ đường hậu môn. Nếu một người nhiễm mà không có triệu chứng, họ có thểlây lan vi khuẩn sang người khác. Ngoài ra, khả năng một người mẹ mang thai có thể nhiễm qua đứa con của minh trong quá trình sinh đẻ, gây ra nhiễm trùng ở mắt hoặc viêm phổi trên trẻ sơ sinh. C. trachomatis thường được phát hiện một cách tự nhiên trong một số tế bào cơ thể người. Chlamydia có thể lây qua đường quan hệ tình dùng bằng đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng và có thể gây nhiễm từ người mẹ sang đứa con khi sinh qua đường âm đạo. Khoảng ½ đến ¾ phụ nữ nhiễm Chlamydia tại cổ tử cung không óc triệu chứng và đặc biệt không hề biết mình bị nhiễm. Trên nam giới, nhiễm trùng ở niệu đạo, dây tiết dịch trắng đục, ở dương vật, đôi khi không đau lúc đi tiểu. Thỉnh thoảng, những tình trạng như thế lan rộng lên cơ quan sinh dục trên ở phụ nữ gây hình thái bệnh lý viêm chậu hông hoặc viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Nếu không điều trị, nhiễm trùng Chlamydia có thể gây nhièu vấn đề nghiêm trọng ở đường sinh sản, hậu quả cấp thời hoặc lâu dài. Viêm cổ tử cung ở phụ nữ có đặc tính viêm mủ nhầy, đỏ tấy và viêm nhiễm nặng. Nhiễm vi khuẩn này tại cổ tử cung có đến khoảng 50-70% số nữ không có triệu chứng, nên bỏ sót dẫn đến viêm hố chậu với tỷ lệ khá cao. Chlamydia gây ra 250.000 đến 500.000 ca viêm hố chậu mỗi năm tại Mỹ. phụ nữ nhiễm loại này cao gấp 5 lần so với HIV. Trên nam giới, Chlamydia có triệu chứng của viêm niệu đạo khoảng 50% số ca, triệu chứng có thể xảy ra gồm có đau hoặc cảm giác bỏng rát khi tiểu, tiết dịch ở dương vật, sưng phồng hoặc cương cứng dương vật, hoặc sốt. Tiết dịch mủ, nói chung là rất ít nhầy, màu sáng hơn trong tiết dịch của bệnh lậu cầu. nếu không điều trị có thể nguy hiểm do một số biến chứng đề cập ở trên. Ước tính khaỏng 250.000 ca viêm mào tinh hoànở Mỹ mỗi năm. Chlamydia cũng là nguyên nhân tiềm tàng gây viêm tuyến tiền liệt. Những ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn chlamydia? Bất kỳ ai đang trong giai đoạn hoạt động tình dục đều có nguy cơ nhiễm Chlamydia. Tuổi thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ có nguy cơ cao hơn vì cổ tử cung chưa phát triển đày đủ và rất dễ nhạy cảm với nhiễm trùng. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Chlamydia, gồm có: - Quan hệ tình dục không được bảo vệ;
- Có nhiều bạn tình; bạn tình lại óc nhiều bạn tình khác;
- Đang mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Quan hệ tình dục ở tuổi quá sớm.
Bệnh Chlamydia spp. ở các cơ quanViêm kết mạc do chlamydia. Viêm kết mạc do Chlamydia thường là nguyên nhân chính gây mù lòa trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới ước tính khoảng 3.6% năm 2002. Nhiễm trùng có thể lan từ mắt này sang mắt khác qua bàn tay, khăn lau mặt, chung quần áo, go, hắt hơi và ruồi bu trên mắt. Những đứa trẻ sơ sinh cũng có thể nhiễm trùng ở mắt do quá trình sinh đường âm đạoh.Áp dụng chiến lược an toàn (SAFE strategy) nghĩa là vệ sinh, kháng sinh hợp lý cũng như môi trường sạch, Tổ chức WHO đang hướng đến các hoạt động nhằm loại từ bệnh mắt hột vào năm 2020. Viêm khớp do ChlamydiaChlamydia cũng có thể gây viêm khớp phản ứng theo một bộ ba “viêm khớ, viêm kết mạc và viêm niệu đạo”, đặc biệt ở người nam giới trẻ. Khoảng 15.000 đàn ông có viêm khớp hoạt động do nhiễm Chlamydia mỗi năm tại Mỹ, bệnh có thể xảy ra cả 2 giới, nhưng ưu thế vẫn trên nam giới nhiều hơn nữ giới, lứa tuổi thanh thiếu niên là nhiều nhất. Nhiễm trùng chu sinh Khoảng ½ số trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm chlamydia sẽ mắc bệnh, Chlamydia có thể tác động đến và gây sẩy thai tự phát, sinh non, dẫn đến mù lòa, viêm phổi. Viêm kết mạc do chlamydia điển hình xảy ra sau 1 tuần sau sinh, so với các tác nhân khác và lậu cầu là 2-5 ngày.Nhiễm trùng tại cơ quan khácChlamydia trachomatis cũng gây bệnh hoa liễu u hạt lympho (lymphogranuloma), một trong những bệnh ở hạch lympho và hạch bạch huyết. Thường biểu hiện loét sinh dục và sưng hạch lympho ở bẹn, nhưng có thể có viêm trực tràng, sốt hoặc sưng hạch lympho ở các vùng khác. Làm thế nào để chúng ta biết là đang nhiễm Chlamydia ? Nếu chúng ta bi đau hoặc tiết dịch từ âm đạo hoặc dương vật, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn và khám sức khỏe các bệnh lý lây qua đường tình dục (STDs). May thay, nhiễm trung chlamydia không triệu chứng khoảng ¾ số phụ nữ và khoảng ½ số nam giới. Vì điều này và vì các nguy cơ cũng như biến chứng nếu không điều trị, Trung tâm phòng chống bệnh tạt Mỹ (CDC_Centers for Disease Control and Prevention) khuyên rằng hằng năm nên đi xét nghiệm kiểm tra chlamydia cho tất cả các phụ nữ trong giai đoạn hoạt động tình dục để đánh giá các nguy cơ nhiễm chlamydia (để biết thêm chi tiết xem thêm phần “Who is at risk for chlamydia?” trong Website của CDC). Các phụ nữ mang thai cũng nên xét nghiệm chlamydia để tránh nhiễm khuẩn cho con trong giai đoạn chuyển dạ sinh. Sàng lọc và chẩn đoán bệnh chlamydia tương đối đơn giản, chỉ cần một que phết dịch cổ tử cung có thể tiến hành cùng lúc với xét nghiệm tầm soát Pap’s smear để xem có nhiễm khuẩn chlamydia không?. Nam giới có thể phết dịch trong niệu đạo. Xét nghiệm trong nước tiểu cũng là một phương pháp hiện đang dùng tại các nước tren thế giới. Phát hiện và Chẩn đoán bệnh do Chlamydia Quy trình sàng lọcĐối với những phụ nữ không mang thai, sàng lcọ được khuyên cho các đối tượng < 25 tuổi và đối tượng có nguy cơ cao. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử nhiễm Chlamydia hoặc có bệnh STDs khác, có nhiều bạn tình, hoặc có bạn tình mới, không sử dụng bao cao su thường xuyên. Đối với phụ nữ mang thai, sàng lcọ theo lứa tuổi và các đối tượng có nguy cơ theo khuyến cáo của cơ sở y tế. hoặc theo khuyến cáo của Hội thầy thuốc gia đình (thường có ở các quốc gia tiên tiến) Trường đại học sản phụ khoa Mỹ khuyên rằng nên sàng lọc hết tất cả phụ nữ mang thai một cách rộng rại và đinh kỳ, Những khuyến cáo dựa vào bằng chứng để đưa ra cho quy định sàng lọc là khoảng cách thời gian sàng lọc và kết thúc sàng lọc thì chưa thế và hiện tại chưa có sự thống nhất trong sàng lọc nam giới riêng về bệnh Chlamydia. Phát hiện tại phòng xét nghiệm Chẩn đoán nhiễm trùng Chlamydia ở cơ quan sinh dục phát triển nhanh chóng vào đàu những năm 1990 đến 2006. các thử nghiẹm khuyếch đại acide nucleic (Nucleic acid amplification tests_NAAT), như Polymerase chain reaction (PCR), transcription mediated amplification (TMA) và DNA strand displacement amplification (SDA) hiện vẫn còn dùng. Xét nghiệm NAAT chẩn đoán bệnh chlamydia có thể thực hiện bằng bệnh phẩm phết cổ tử cung (nữ giới) hoặc niệu đạo (nam giới). Hoặc các que thử nước tiểu cũng để sàng lọc ở những phòng xét nghiệm không thực hiện thường xuyên xét nghiệm này. Hiện nay, NAATs chỉ được chấp nhận cho các bệnh phẩm lấy từ bệnh phẩm sinh dục tiết niệu (urogenital specimens), mặc dù các nghiên cứu khác cũng chỉ ra quy trình nhanh chóng và cho kết quả đáng tin cậy khi làm trên bệnh phẩm lấy ở trực tràng. Vì các test cải tiến chính xác, dễ thực hiện trong khâu lấy bệnh phẩm, tiện lợi trong sàng lcọ các bệnh STDs ở cả nam và nữ, nên NAATs hiện thay thế phần lớn các phương pháp nuôi cấy, chẩn đoán vàng cho bệnh chlamydia. Các test sau này tương đối không nhạy, phát hiện chỉ 60-80% ca nhiễm không triệu chứng và thường cho kết quả dương tính giả. Nuôi cấy vẫn còn có ích trong lựa chọn bệnh phẩm không phải lấy từ hệ sinh dục. Vấn đề nhiễm khuẩn do Chlamydia mới được chú ý ở Việt Nam trong khoảng vài năm gần đây. Các xét nghiệm khẳng định bệnh cho đến thời điểm vẫn còn phức tạp và đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được. Một vài nghiên cứu đưa ra tỷ lệ từ 1-30% các trường hợp đến khám phụ khoa nghi do ra dịch đường âm đạo bất thường. Tỷ lệ này cũng đáng quan tâm vì trong đời người phụ nữ cũng phải vài lần có những dấu hiệu ra dịch bất thường đường âm đạo như vậy. Khi nào nên đến các dịch vụ chăm sóc y tế? Bất kỳ lúc nào bạn có dấu chứng tiết dich từ dương vật hoặc âm đạo hoặc bạn có đau trong lúc đi tiểu, bạn nên đi khám bác và xét nghiệm cho các bệnh STDs. Nếu có vấn đề gì cũng nên thông báo cho bạn tình mình biết để cùng xét nghiệm và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về lâu dài và bệnh Chlamydia, một nhiễm khuẩn sinh dục mới nổi lên, hay gặp nhưng dễ bỏ qua, ảnh hưởng đến sinh sản Phương thức điều trịThuốc điều trị Chlamydia hay được dùng trên thị trường thuộc nhóm tetracyclline là một kháng sinh quen thuộc những năm 1970 - 1980. Thuốc sử dụng trong 7 - 10 ngày, khi có thai vẫn có thể điều trị Chlamydia, nhưng không nên sử dụng tetracyclline, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai, chi phí điều trị sẽ cao hơn. Một vấn đề cơ bản trong điều trị Chlamydia nói riêng và nhiễm khuẩn sinh dục nói chung là phải điều trị cho cả bạn tình. Trong khi bệnh có thể khó phát hiện nếu nhiễm Chlamydia, nhưng khâu chẩn đoán và điều trị bệnh do Chlamydia lại dễ. Kháng sinh Azithromycin (Zithromax) cho một liều hoặc doxycycline 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày đối với bệnh chlamydia. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không nên quan hệ tình dục với người khác để tránh lây nhiễm. Nếu chẩn đoán là nhiễm chlamydia dương tính, điều quan trọng là nên thông báo cho tất cả bạn tình của mình biết để mà cùng kiểm tra sức khỏe và cùng điều trị. Phụ nữ điều trị chlamydia nên kiểm tra lại trong vòng 1 năm (sớm hơn nếu là có nguy cơ cao) để bảo đảm rằng họ không tái nhiễm. Hiện tại, Trung tâm CDC của Mỹ khuyến cáo hướng dẫn điều trị như sau: Điều trị nếu không có xét nghiệm - Ciprofloxacin 500 mg, 2 lần mỗi ngàyx 3 ngày. (mặc dù điều này không được chấp nhận cho điều trị); β-lactams không phải là thuốc phù hợp cho chlamydia. Trong khi chúng có khả năng ngăn phát triển của các vi khuẩn khác.
Điểm nghiên cứu mới trong điều trị ChlamydiaCác nghiên cứu gần đây về phả hệ di truyền cho thấy chlamydia có nguồn gốc tổ tiên chung với các thực vật hiện đại (cả về mặt di truyền và về mặt sinh lý học). Đặc biệt, các enzyme L,L-diaminopimelate aminotransferase có liên quan đến quá trình sinh lysine từ các thực vật, điều này liên đới đến cấu trúc vách tế bào chlamydia. Giải mã di truyền các enzyme cho thấy giống một cách đáng kể giữa thực vật với chlamydia, chỉ ra có quan hệ mật thiết về tổ tiên chung. Khám phá này có thể giúp các nhà khoa học phát triển một bước tiến mới trong điều trị: nếu các nhà khoa học có thể timg thấy một chất ức chế an toàn và hiệu quả của L,L-diaminopimelate aminotransferase, họ sẽ cũng có thể đưa ra một kháng sinh mới hiệu quả hơn chống lại chlamydia. Làm thế nào chúng ta phòng được bệnh do chlamydia? Chúng ta có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng chlamydia bằng cách: - Quan hệ tính dục an toàn, hạn chế con số bạn tính mà chúng ta có;
- Đồng thời chọn bạn tình mà người đó cũng chỉ có ít bạn tình;
- Sử dụng bao cao su (làm giảm chứ không loại trừ hoàn toàn nguy cơ nhiễm và lan rộng Chlamydia;
- Thường xuyên đi khám sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (mỗi năm một lần nếu phụ nữ đang giai đoạn hoạt động tình dục có nhiều nguy cơ);
Phát hiện bệnh sớm! Khoảng ¾ số phụ nữ và ½ số nam giới nhiễm chlamydia không có triệu chứng, khi đó gọi là bệnh giai đoạn thầm lặng. Khi xuất hiện triệu chứng, bệnh thường biểu hiện từ 1-3 tuần sau khi phơi nhiễm vi khuẩn, các triệu chứng đó gồm có: - Đau khi đi tiểu;
- Đau vùng bụng dưới;
- Tiết dịch khí hư âm đạo;
- Tiết dịch tại niệu đạo và dương vật ở nam giới;
- Đau khi quan hệ tình dục ở nữ giới;
- Đau tinh hoàn hoặc tinh hoàn sưng to ở nam giới.
Tóm lại, nhiễm khuẩn Chlamydia là căn bệnh phát triển nhanh, bệnh dễ lan rộng trong cộng đồng và khó ngăn chặn. Bệnh lây qua đường quan hệ tình dục, phòng bệnh bằng bao cao su. Bệnh biểu hiện mờ nhạt làm người bệnh và thầy thuốc dễ bỏ qua. Người bệnh không đi khám, thầy thuốc không tìm thấy triệu chứng điển hình của bệnh để tập trung điều trị, dẫn đến chẩn đoán và đièu trị không đúng. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh còn đắt và không phổ dụng. Phát hiện ra bệnh khi đã có những biến chứng thì đáng tiếc. Thuốc điều trị không đắt và dễ mua trên thị trường, có thể sử dụng điều trị dự phòng. bác sĩ mới là người quyết định có cho thuốc điều trị hay không! Tài liệu tham khảo 1.http://www.chlamydiae.com (professional) - Taxonomy diagram 2.http://www.chlamydiae.com/docs/Chlamydiales/diagram/taxondiag.htm. Retrieved on 2007-10-27. http://www.cdc.gov/std/chlamydia/STDFact-Chlamydia.Complications. Retrieved on 2007-10-26. 3.http://freetest.me.uk/about-chlamydia. Retrieved on 2008-12-15. 4.http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0140-6736(03)13914-1. 5.http://www.who.int/bulletin/volumes/82/11/en/844.pdf. 6.http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0140-6736(06)69202-7. 7.http://www.ahrq.gov/clinic/uspstf07/chlamydia/chlamydiars.htm. 8.Chlamydia fact sheet from the Centers for Disease Control and Prevention 9.Resnikoff S, Pascolini D, Etya'ale D et al (2004). "Global data on visual impairment in the year 2002". Bull World Health Organ 82 (11): 844–851. PMID 15640920. 10.Wagenlehner FM, Naber KG, Weidner W (2006). "Chlamydial infections and prostatitis in men". BJU Int. 97 (4): 687–90. doi:10.1111/j.1464-410X.2006.06007.x. PMID 16536754. 11.World Health Organisation. Trachoma. Accessed March 17, 2008. 12.Ngondi J, onsarigo A, Matthews F, et al (2006). "Effect of 3 years of SAFE (surgery, antibiotics, facial cleanliness, and environmental change) strategy for trachoma control in southern Sudan: a cross-sectional study". Lancet 368 (9535): 589–95. doi:10.1016/S0140-6736(06)69202-7. PMID 16905023. 13.Williams D, Churchill D (2006). "Ulcerative proctitis in men who have sex with men: an emerging outbreak". BMJ 332 (7533): 99–100. doi:10.1136/bmj.332.7533.99. PMID 16410585. 14.Meyers D, Wolff T, Gregory K. et al. USPSTF Recommendations for STI Screening. Am Fam Physician. 2008;77(6):819-824. 15.U.S. Preventive Services Task Force (2007). "Screening for chlamydial infection: U.S. Preventive Services Task Force recommendation statement". Ann Intern Med 147 (2): 128–34. PMID 17576996. 16.McCoy AJ, Adams NE, Hudson AO, Gilvarg C, Leustek T, Maurelli AT (2006). "L,L-diaminopimelate aminotransferase, a trans-kingdom enzyme shared by Chlamydia and plants for synthesis of diaminopimelate/lysine". Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 103 (47): 17909–14. doi:10.1073/pnas.0608643103. PMID 17093042. 17.Leonhardt RM, Lee SJ, Kavathas PB, Cresswell P (2007). "Severe Tryptophan Starvation Blocks onset of Conventional Persistence and Reduces Reactivation of Chlamydia trachomatis". Infect. Immun. 75 (11): 5105–17. doi:10.1128/IAI.00668-07. PMID 17724071. 18.Mpiga P, Ravaoarinoro M (2006). "Chlamydia trachomatis persistence: an update". Microbiol. Res. 161 (1): 9–19. doi:10.1016/j.micres.2005.04.004. PMID 16338585.
|