Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Trường Đại học Tây Nguyên phối hợp đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành khóa II
Những năm qua với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ngành y tế đã đạt nhiều thành tựu quan trọng được đánh giá rất cao, trong đó có sự phối hợp đào tạo giữa các Viện nghiên cứu chuyên ngành và các Trường Đại học. Mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp đến tận vùng sâu vùng xa, công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh đến các thôn bản, công tác khám chữa bệnh được cải thiện, hệ thống bệnh viện công lập được củng cố và phát triển, đầu tư và tài chính y tế dần dần được phân bổ theo hướng hợp lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo hiểm y tế tiếp tục được mở rộng, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được cải thiện và đặc biệt là tập trung phát triển nguồn nhân lực y tế và hỗ trợ nhân lực cho tuyến dưới ngày càng được chú trọng. Tuy vậy, hệ thống y tế Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức như sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền trong nước và giữa các nhóm thu nhập có xu hướng gia tăng trong thời gian qua, sự thay đổi mô hình bệnh tật theo hướng gia tăng các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích, xuất hiện một số dịch bệnh mới diễn biến phức tạp, gia tăng các vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường, nguồn nhân lực y tế còn thiếu tại các vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn, thiếu cán bộ y tế có chất lượng cao để thực hiện các nghiên cứu và giảng dạy, đào tạo cán bộ y tế.… | | Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Trường Đại học Tây | Nguyên phối hợp đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành khóa II | Để duy trì và phát huy các kết quả đã đạt được và phát triển hệ thống y tế Việt Nam trong tình hình mới, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân sách công bị giảm, Bộ Y tế kêu gọi các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ cho ngành y tế Việt Nam, tập trung vào hai nội dung ưu tiên lớn là: chính sách y tế và đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và đào tạo nhân tài, trong đó có đầu tư cho hệ thống các trường đại học, trung học, cao đẳng và trung cấp y-dược. Đặc biệt, hiện nay Bộ Y tế đang triển khai Đề án 1816 về cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ các đơn vị tuyến trên về hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở. Sau hơn nửa năm đi thực hiện, Đề án đã tỏ rõ sự ưu việt và phát huy hiệu qủa thiết thực với hơn 1000 lượt cán bộ y tế tuyến trung ương đã được cử xuống tuyến tỉnh để chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ nâng cao trình độ cho cán bộ tuyến dưới, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở. Bộ Y tế rất mong nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc triển khai sâu rộng và bền vững Đề án này trong thời gian tới.
Tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nơi có tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, xa các trung tâm đào tạo nhân lực như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh nên cán bộ y tế trong đó đặc biệt là bác sĩ và cán bộ y học có trình độ cao (Thạc sỹ, Tiến sỹ) còn thiếu rất nhiều. Nhằm góp phần bổ sung nguồn nhân lực y tế, trong những năm qua Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên đào tạo 2 Khóa Cao học chuyên ngành Ký sinh trựng và Côn trùng. Lớp Học viên Cao học khóa I | Từ ngày 18 tháng 5 đến 23 tháng 5 năm 2009, các Học viên Cao học đã tham gia chương trình học lý thuyết và thực hành tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Nội dung lý thuyết 1. Kháng thuốc sốt rét: - Chủng loại, thích nghi, biến dị của KSTSR - Tình hình KSTSR kháng thuốc trên thế giới và Việt Nam - Các biện pháp phòng chống KSTSR kháng thuốc 2. Dịch tễ học sốt rét ở Việt Nam: - Đặc điểm dịch tễ học sốt rét (đặc điểm tự nhiên và xã hội, các yếu tố ảnh hưởng tới sự lan truyền sốt rét, đặc điểm muỗi truyền bệnh sốt rét và KSTSR trong dịch tễ học sốt rét) - Đặc điểm dịch sốt rét và biện pháp can thiệp - Phân vùng sốt rét trong Chương trình PCSR 3. Phòng chống sốt rét: - Thực trạng tình hình sốt rét trên thế giới và Việt Nam - Chiến lược và các giải pháp PCSR ở Việt Nam 4. Những vấn đề mới trong hình thái sinh học và siêu cấu trúc của KSTSR 5. Nuôi cấy KSTSR: - Kỹ thuật nuôi cấy và giữ chủng P.bergei - Kỹ thuật nuôi cấy và giữ chủng P. falciparum 6. Kỹ thuật đánh giá KSTSR kháng thuốc invivo, invitro 7. Kỹ thuật miễn dịch đánh giá dịch tễ học bệnh sốt rét Nội dung thực hành Các học viên đã trực tiếp tại các phòng xét nghiệm của Viện với các phân môn sau: 1. Phân môn giun sán: Hình thể giun sán trưởng thành và trứng giun sán. Làm tiêu bản và nhuộm lam tiêu bản giun sán. Các phương pháp xét nghiệm phân và máu phát hiện ký sinh trùng.
2. Phân môn Tiết túc: Hình thể một số muỗi sốt rétchính (An.minimus, An.dirus, An.subpictus, An.sinensis, An.aconitus). Thực tập tồn lưu và nhạy cảm các loại hóa chất sử dụng trong chương trình phòng chống sốt rét. Thực tập các kỹ thuật sinh học phân tử (PCR), điện di, ELIZA, chromosome. 3. Phân môn sốt rét: Kiến tập nuôi cấy liên tục ký sinh trùng sốt rét, thực tập xét nghiệm ELISA, PCR, test chẩn đoán nhanh, Kiến tập kỹ thuật kháng thuốcINVITRO, INVIVO. Định loại hình thể ký sinh trùng sốt rét, Làm tiêu bản giọt đặc, giọt đàn, pha dung dịch giêm sa nhuộm, nhuộm và rữa lam máu. Sinh hoạt khoa học Trong quá trình đào tạo tại Viện, Hội đồng khoa học Viện đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học nhằm giúp cho các học viên Cao học hiểu rõ hơn những ứng dụng của các nội dung lý thuyết và thực hành đã tiếp thu trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành với 2 chủ đề: - Sinh học phân tử trong nghiên cứu sốt rét và một số bệnh ký sinh trùng. - Vector sốt rét và các biện pháp phòng chống vector. Đánh giá kết quả đợt đào tạo và thực hành tại Viện, tất cả giảng viên, trợ giảng và học viên đã tham gia học tập rất nghiêm túc, thảo luận sôi nổi để cập nhât những thông tin mới nhất về lĩnh vực ký sinh trùng và côn trùng. Trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy sự phối hợp đào tạo giữa 2 đơn vị để góp phần phát triển nguồn nhân lực cho y tế khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cho các khu vực khác.
|