Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 2 4 6 5
Số người đang truy cập
2 6 9
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Triển vọng nghiên cứu và ứng dụng vaccine phòng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết

VACCINE PHÒNG BỆNH SỐT RÉT

Hy vọng sẽ có vaccine phòng bệnh sốt rét vào năm 2010

Một vaccine phòng bệnh sốt rét đã được phát triển thành công và có thể sẽ được cấp phép vào năm 2010 - đó là nhận định của các nhà khoa học. Nhiều ứng cử viên vaccin khác cũng đang phát triển, nhưng các chuyên gia cho biết kết quả của những thử nghiệm của loại vaccine này đã được đăng tải trên tờ Lancet, có lẽ là loại vaccine đầy hứa hẹn nhất. Vaccine được sử dụng để bảo vệ cho 2.022 trẻ em ở Mozambique và giảm nguy cơ chuyển thành sốt rét ác tính đến 58%. Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là chuyên gia người Tây Ban Nha đến từ đại học Barcelona, đang làm việc cho công ty thuốc GlaxoSmithKline. Giáo sư Pedro Alonso cho biết đã có kết quả rõ ràng và tốt nhất chưa bao giờ nhìn thấy như loại vaccine ứng cử viên này. Họ thật sự tin tưởng và đặt niềm tin vào chúng không chỉ nó an toàn mà còn rất hiệu quả. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vaccine với tên gọi là RTS,S/AS02A, trên các trẻ em tuổi từ 1-4 ở Mozambique-nơi mà sốt rét luư hành trên mọt diện rộng. Về quy mô sốt rét toàn cầu, hơn 1 triệu người chết mỗi năm song trong số chúng nhiều trẻ em dưới 5 tuổi đã chết vì sốt rét.

           90% số ca sốt rét ở khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi. Dự phòng nhiễm số rét đặc biệt quan trọng vì vấn đề kháng thuốc đang rất thời sự. Những đứa trẻ khỏe mạnh trong nghiên cứu ngẫu nhiên này sẽ được tiêm 3 mũi vaccine phòng sốt rét hoặc một mũi vaccine phòng bệnh thông thường khác ở trẻ em, như Hib chẳng hạn-đóng vai trò như nhóm chứng. Vào thời điểm tháng thứ 6, vaccine sốt rét đã làm giảm nguy cơ cho các trẻ em này mắc sốt rét lên đến 30%. Nguy cơ chuyển sang sốt rét ác tính lên đến 58%. Nhóm tiếp tục theo dõi 400 trẻ em thời gian dài hơn và kết quả cho thấy vaccine đã ngăn cản và làm khoảng cách nhiễm bệnh so với ban đầu dài ra 45%. Giáo sư Alonso cho biết điều này sẽ phi hiện thực nếu chúng ta mong đợi vaccine phòng được 100% số nhiễm thì kết quả vô cùng đáng khích lệ. Thật khó để tưởng tượng rằng đã đến lúc chúng ta sắp sửa làm một dấu ấn trong việc giải quyết vấn đề sốt rét.

Tấn công phối hợp: cũng giống như các công cụ phòng chống sốt rét khác như nằm màn tẩm hóa chất,...thì chưa có biện pháp nào đạt được hiệu quả 100% cả. Việc phòng chống sẽ dựa trên sự phối hợp đồng thời các công cụ phòng chống sốt rét với nhau, hy vọng một vaccine sốt rét, thậm chí có hiệu lực vừa cũng có thể là một tác động lớn đối với lĩnh vực phòng chống sốt rét. Trong số những trẻ em dưới 2 tuổi trong nghiên cứu này, vaccine cũng chỉ cho hiệu lực chống lại sốt rét ác tính đến 77%. Các nhà khoa học cho biết những trẻ nhỏ này có thể là nhóm đích cho tiêm vaccine. Các thử nghiệm tiếp theo đòi hỏi phải chứng minh được vaccine an toàn trước khi cấp được giấy phép, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng điều này nếu diễn ra, có thể vào năm 2010. Vaccine dung nạp tốt đối với trẻ trong nghiên cứu này, một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Allan Shapira-chuyên gia của Roll Back Malaria cho biết: nghiên cứu này có chất lượng rất cao và kết quả rất hoan nghênh và các đơn vị rất quan tâm đến chi phí và khả năng sẵn có của vaccine để phòng bệnh sốt réttrong tương lại đến.

 
 
Về tác dụng của vaccine như thế nào? Vaccine trực tiếp chống lại ký sinh trùng sốt rét khi muỗi đốt, thể này là thoi trùng (sporozoite). Sau khi tiêm chủng, các kháng thể và các bạch cầu sinh ra có thể ngăn sporozoite sống và hơn nữa không cho chúng phát triển trong tế bào gan. Nghiên cứu được tài trợ bởi một dự án toàn cầu và công ty sinh phẩm GSK, thông qua quỹ tài trợ của Bill & Melinda Gates Foundation, để khắc phục các nhược điểm trong quá trình phát triển vaccine-Tổ chức PATH Malaria Vaccine Initiative sẽ thực hiện các khâu. Bộ trưởng Bộ y tế Mozambique-tiến sĩ Francisco Songane, đồng ý cho thử nghiệm tại quốc gia nhìn nhận sốt rét là một trong những kẻ giết người số một ở trẻ em, do đó, dự án thử nghiệm vaccine này không chỉ cho người dân Mozambique, mà còn có lợi cho toàn châu Phi, nơi mà đang gánh chịu căn bệnh này một cách kinh khủng nhất.

Nhiều thử nghiệm vaccine sốt rét tại một số quốc gia châu Phi

Một công trình nghiên cứu được công bố trên New England Journal of Medicine cho biết những kết quả tốt của một vaccin ứng cử viên được thử nghiemẹ qua 2 nghiên cứu lâm sàng ở 2 quốc gia châu Phi là Tanzania và Kenya. Trên 250 triệu trường hợp sốt rét được ghi nhận năm 2006, trong đó 1 triệu trường hợp tử vong, phần lớn xảy ra trên các trẻ em dưới 5 tuổi của châu Phi”, báo cáo năm 2008 của Tổ chức y tế thế giới đã chỉ rõ như vậy và những con số báo động này chẳng bao lâu nữa có thể được hạ xuống nhờ những cố gắng đuợc thực hiện tạo một vaccin phòng bệnh sốt rét.

Sau 70 năm nghiên cứu với nhiều bước khó khăn, thất bại và thất vọng khi đứng trước loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét đáng sợ này. Những kết quả thử nghiệm đi vào pha cuối của một vaccin ứng viên trên các trẻ em nhỏ và nhũ nhi khiến chúng ta có thể tin tưởng vào một thành công. Vaccine này nhằm chống lại đặc hiệu loại ký sinh trùng gây bệnh ở người (Plasmodium falciparum), đây là một vaccine tổng hợp. khi được tiêm vào cơ thể, vaccin làm phát khởi sự sản xuất các kháng thể pản ứng lại một protein bề mặt của ký sinh trùng trẻ trước khi ký sinh trùng này xâm chiếm lá gan.

Hai thử nghiệm độc lập mới của cùng loại vaccin đã được công bố hôm qua trên website của New England Journal of Medicine, những thử nghiệm cũng cho kết quả bảo vệ đáng kể chống lại bệnh sốt rét khi cá nhân đó được bảo vệ bằng vaccien. Từ năm 2004, vaccin ứng viên này cho kết quả đáng khiách lệ và kết quả đó nhờ sự phối hợp giữa công ty GlaxoSmithKline cơ quan PATH của Mỹ. Vào tháng 10.2004, dạng đầu tiên vaccin (được đặt tên là RTS, S/AS) đã ra đời và thử nghiệm. Song song đó, trên tạp chí The Lancet, một thử nghiệm lâm sàng trẻ em ở Mozambique trên 2.000 trẻ em từ 1 đến 4 tuổi cũng thành công và vaccin RTS, S/AS này được phát minh và chế tạo từ phòng thí nghiệm sinh học GSK ở Bỉ (Rixensart). Gần 30% số người được tiêm chủng có khoảng cách thời gian giữa 2 lần nhiễm chậm lại hoặc thời gian dài hơn và sự hiện diện ký sinh trùng trong máu là 37% thấp hơn so với nhóm chứng. Một năm sau, một nghiên cứu theo dõi cũng được công bố trên The Lancet, cho thấy sau 21 tháng thì đa số trẻ trong số 2.000 trẻ em được tiêm chủng đã có nồng độ những kháng thể trong máu cao có ý nghĩa và hiệu quả tiêm chủng khi đó chỉđạt 28%.

Hai công trình nghiên cứu New England Journal of Medicine công bố hôm qua:
một được thực hiện trên 340 nhũ nhi ở Tanzania và một thực hiện trên 894 em bé từ 5-17 tháng ở Kenya và Tanzania. Tác giả William Collins (CDC, Atlanta) đã cho biết trên bài báo của New England Journal of Medicine rằng làm những thử nghiệm về tính hiệu quả và độ an toàn của vaccin trên các em bé là công việc rất khẩn cấp, bởi vì đại đa số trong số từ 1 đến 3 triệu tử vong mỗi năm vì sốt rét đều xảy ra trước 5 tuổi. Trong thử nghiệm trên các trẻ sơ sinh được thực hiện bởi nhóm Salim Abdulla (Viện Sức khỏe quốc gia Ilfakara, Tanznia), vaccin RTS, S/AS đã được chích cho các nhũ nhi, 3 liều vào 8, 12 và 16 tuần, cùng với những vaccin khác của chương trình tiêm chủng mở rộng. Vaccin ứng viên chống sốt rét đã không cho thấy tác dụng tương tác với những vaccin khác được chỉ định đồng thời. Thật vậy, những đáp ứng miễn dịch bảo vệ được sinh ra bởi các kháng nguyên của bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và Hemophilus influenza B cũng vẫn có hiệu quả khi những kháng nguyên này được tiêm với RTS, S/AS. Vaccin RTS, S/AS không những an toàn mà còn làm giảm 65% nguy cơ mắc sốt rét khi được tiêm vaccine.

Mục đích nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 894 em bé ở Tanzania và Kenya là để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của dạng vaccin RTS, S/AS 01. Dạng vaccin này được phối hợp với những chất hỗ trợ khác, những chất được thêm vào vaccin để làm tăng cường tác dụng của nó. Kết quả của những thử nghiệm đã cho thấy RTS/AS01 làm giảm 53% số ca sốt rét trong một thời gian theo dõi 8 tháng. Những kết quả thử nghiệm một dạng vaccin khác năm 2007 đã không vượt quá tỷ lệ 37% về hiệu quả giảm nguy cơ. Do những kết quả thu được trong những công trình nghiên cứu pha 2 này, một nghiên cứu giai đoạn 3 trên một số lượng người tình nguyện lớn hơn theo dự kiến sẽ được bắt đầu trong một tương lai gần.

Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc quan tâm và đề cập đến vaccine sốt rét

Hội nghị thượng đỉnh phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hiệp quốc về bệnh sốt rét (the UN Millennium Development Goals Malaria Summit) diễn ra tại New York (2008) đã thông qua bản kế hoạch hành động toàn cầu với mục đích giảm thiệt hại do bệnh sốt rét và tiến đến loại trừ hoàn toàn bệnh dịch này. Mục tiêu loại trừ một bệnh dịch nào cũng luôn là một nỗ lực phi thường và đôi khi là gặp phải thất bại. Tuy nhiên, bản kế hoạch lần này khá chi tiết, đầy tham vọng và tất nhiên rất tốn kém.

Nguồn ngân sách dùng chi cho bệnh sốt rét đã tăng từ 250 triệu USD (2004) đến 1,1 tỷ USD năm nay và đang kêu gọi tăng lên 5 tỷ USD mỗi năm cho đến 2020. Nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học cơ bản cũng nhờ đó tăng từ 265 triệu USD (2003) lên 422 triệu USD (2007) và kế hoạch tăng gấp đôi (từ 750 - 900 triệu USD đến 2018). Nguồn tài chính cung ứng này cũng đang bị chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.

Việc cân bằng giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng luôn là chủ đề nhiều tranh cãi. Dự án giải mã bộ gen của Plasmodium falciparum, loại ký sinh trùng chính gây bệnh sốt rét, đã cung cấp dữ liệu quý giá cho quá trình tìm kiếm thuốc điều trị mới và và vaccine mới. Giờ đây, 2 bộ gen của ký sinh trùng khác là P. vivax (gây tỷ lệ tử vong thấp hơn so với P. falciparum) và P. knowlesi (chủ yếu gây bệnh ở khỉ) sẽ bổ sung những hiểu biết về bộ gen của P. falciparum vì hơn ½ số gen của nó hiện chưa rõ chức năng. Những nghiên cứu cơ bản về khả năng kháng thuốc của ký sinh trùng và khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng luôn cần thiết để đem lại những kiến thức đầy đủ về quá trình nhiễm bệnh và lây truyền tự nhiên của sốt rét. Một trong những khám phá ấn tượng từ bộ gen của P. falciparum là tính đa dạng trong việc biểu hiện gen và bộ gen đã giúp ký sinh trùng lẩn tránh hệ miễn dịch của con người. P. falciparum, có thể điều khiển mức độ biểu hiện gen của nó trong những trạng thái hoặc điều kiện sinh lý và trao đổi chất khác nhau. Điều này đã làm thay đổi những hướng nghiên cứu về quá trình phát triển thuốc và vaccine trong tương lai.

Những dược phẩm và vaccine cho bệnh sốt rét hiện nay đã hiệu quả và an toàn hơn so với những thập niên trước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tìm ra những phương cách tiếp cận và phát triển mới. Quỹ tài trợ Bill & Melinda, nhà tài trợ lớn nhất trong nghiên cứu bệnh sốt rét, cho biết nguồn tài trợ 168 triệu USD để phát triển vaccine sốt rét thế hệ mới. Tuy nhiên, phần lớn nguồn tài trợ này lại dùng cho các nghiên cứu chuyển giao và y tế. Nhiều nhà khoa học mong muốn các quỹ tài trợ tập trung hơn cho các nghiên cứu cơ bản. Một vấn đề nữa cũng được đưa ra là đẩy mạnh hơn nữa việc trao đổi thông tin giữa các nhóm nghiên cứu để có thể chuyển giao và tập trung hiệu quả các nguồn nhân lực và vật lực. Cũng cần phải nhấn mạnh sự trưởng thành của cộng đồng nghiên cứu đến từ các nước thứ 3, chính nơi các bệnh dịch đang là gánh nặng. Điều này cần phải được thừa nhận rộng rãi và những hợp tác mới phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng.

Hy vọng sự ra đời một loại vaccine mới

Nhiều kháng nguyên khác nhau đã từng được phát hiện xem như là những đích tiềm năng để chế tạo vaccine sốt rét. Một trong số các kháng nguyên đó là chuổi tương tranh của 4 amino acids trong kháng nguyên kết cụm thoi trùng (circumsporozoite) nằm ở bề mặt của thoi trùng Plasmodium falciparum –­ nền tảng đối với loại vaccine RTS,S. Vaccine này được đưa ra đối với các nghiên cứu mở rộng liên quan đến những người tự nguyện, các kết quả nghiên cứu cho thấy một hiệu lực bảo vệ tiềm năng khoảng 40% khi vaccine được dùng phối hợp với một cong cụ trị liệu hổ trợ khác. Cuối cùng, một số các nghiên cứu thực địa đã cho thấy vaccine có thể có một tỷ lệ hiệu lực giảm khoảng 30% các biểu hiện lâm sàng bệnh và khoảng40% chống lại các trường hợp nhiễm mới. Đây là ứng cử viên vaccine sốt rét đầu tiên cho thấy hiệu quả bảo vệ có ý nghĩa trong các nghiên cứu lâm sàng dựa vào phòng thí nghiệm và nghiên cứu thực địa.

Đánh giá độ an toàn và hiệu lực của vaccine sốt rét ở trẻ em nhỏ và các lứa tuổi nhỏ hơn là rất quan trọng vì hầu hết tử vong và số mắc sốt rét xảy ra trong độ tuổi này và các vùng có lưu hành bệnh từ vừa đến cao. Tác giả Abdulla và cộng sự đánh giá độ an toàn và kiểm tra tính sinh miễn dịch, trong đó vaccine sốt rét RTS,S được sử dụng kết hợp với tá chất AS02D.Vaccine RTS,S/AS02D có một thành phần hợp lý, an toàn khi được so sánh với vaccine viêm gan B đối chứng và các nồng đô kháng thể kháng thoi trùng kết cụm được phát hiện trên 98% trẻ được tiêm vaccine RTS,S/AS02D. Trong thử nghiệm này, vaccine RTS,S được dùng cùng với các vaccine khác (phòng các bệnh truyền nhiễm) dành cho trẻ em (1 loại vaccine chứa đồng thời [bạch hầu + uốn ván + ho gà toàn phần] và vaccine Hib type b), theo lịch tiêm chủng mở rộng. Kết quả cho thấy không có sự tương tác ảnh hưởng với các đáp ứng miễn dịch đối với các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Kết quả gợi ý rằng việc chủng ngừavaccine RTS,S cùng với các vaccines thường qui cho trẻ em có thể khả thi, làm cho việc chuyển giao vaccine này đến các vùng có sốt rét lưu hành dễ dàng và ít tốn kém hơn rất nhiều. Suốt thời gian 6 tháng sau tiêm chủng, tỷ lệ mới mắc sốt rét và biểu hiện lâm sàng của bệnh trong nhóm đã tiêm vaccine RTS,S đã giảm lần lượt 65% và 59%. Có sự tương quan giữa sự giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và tăng nồng độ kháng thể đối với thoi trùng kết cụm. Tuy nhiên, không có sự kết hợp giữa một sự giảm tỷ lệ mới mắc sốt rét có biểu hiện lâm sàng và sự tăng nồng độ kháng thể chống circumsporozoite. 

Cũng trong số báo này, Bejon và cộng sự báo cáo về thử nghiệm vaccine RTS,S kết hợp vớitá chất AS01E ở pha an toàn 2b và hiệu lực ở trẻ em 5-17 tháng tuổi. Vaccine RTS, S/AS01E ít gây tác dụng phụ hơn so với vaccine dại (nhóm đối chứng). Nói chung, tỷ lệ hiệu lực lên đến 60% chống lại tất cả những đợt sốt rét lâm
sàng của P. falciparum, với những nồng độ kháng thể kháng circumsporozoite có thể phát hiện trên 99% trường hợp đã tiêm vaccine RTS,S này. Tuy nhiên, như trong thử nghiệm của do Abdulla và cộng sự thực hiện, là không có chứng cứ về sự bảo vệ chống lại bệnh biểu hiện lâm sàng tương quan với các nồng độ kháng thể chống circumsporozoite ở trẻ em được chủng ngừa vaccine RTS,S/AS01E. Tá chất AS01E được Bejon và cộng sự dùng để nâng cao đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên đích của circumsporozoite với hy vọng là cung cấp hiệu lực lớn hơn tá chất AS02D được Abdulla và cộng sự dùng trong các nghiên cứu lâm sàng sớm hơn của vaccine RTS,S. 

Một so sánh về 2 đề tài này cho biết các nồng độ kháng thể kháng circumsporozoite trung bình trong số trẻ em được tiêm vaccine RTS,S/AS01E thì cao hơn gấp 10 lần nồng độ kháng thể trung bình trong số trẻ em nhận tiêm vaccine RTS,S/AS02D. Tuy nhiên, mặc dầu tất cả nồng độ kháng thể trung bình là thấp hơn khi kháng nguyên dùng tá chất AS02D, nhưng cả 2 thử nghiệm do Abdulla và cộng sự thử nghiệm cho trẻ ở Mozambique, thì khả năng bảo vệ chống nhiễm sốt rét và bệnh có biểu hiện lâm sàng là tương tự với nồng độ kháng thể trung bình trong thử nghiệm vaccine có tá chất AS01E do Bejon và cộng sự đã tiến hành. Trong nghiên cứu Abdulla và Bejon cùng các cộng sự làm, hiệu lực bảo vệ chống lại bệnh đã không khác biệt cho dù dùng tá chất nào, AS01E hay là AS02D, nhưng hiệu lực vaccine này hoặc vaccine kia thì lớn hơn tỷ lệ 30% được báo cáo trong một thử nghiệm trước đó. Liệu rằng các nồng độ kháng thể cao hơn hay không đã kết hợp với việc dùng AS01E có thể chuyển sang hiệu lực bảo vệ kéo dài hơn đối với vaccine RTS,S vẫn cần nghiên cứu thêm. 

Mối tương quan giữa giảm tỷ lệ mới mắc sốt rét với nồng độ kháng thể cao hơn đang nghiên cứu nhân rộng, trên cơ sở sinh miễn dịch học của nhiễm bệnh đã biết. Các tương quan giữa nồng độ kháng thể và sự bảo vệ chống lại bệnh lại là khó khăn hơn để tương thích trong bối cảnh các hình thái sinh học của sốt rét và đích tác dụng của vaccine này. Ở người có hai giai đoạn phát triển của chu kỳ sốt rét: giai đoạn ngoại hồng cầu ở gan, liên quan đến thoi trùng và giai đoạn hồng cầu trong máu, liên quan đến tiểu thể hoa cúc. Miễn dịch thụ động chống lại một dạng của ký sinh trùng sốt rét đã không vận hành để chống lại dạng ký sinh trùng trong giai đoạn kia. Các thoi trùng-là đích tác dụng của vaccine RTS,S - được muỗi truyền qua người khi đốt, nhiễm vào tế bào gan và bắt đầu phát triển ký sinh trùng tại gan. Một thoa trùng tạo ra hàng ngàn các tiểu thể hoa cúc mà chúng xâm nhập hồng cầu để ký sinh trùng bắt đầu giai đoạn nhiễm ký sinh trùng trong máu, đến lúc chúng gây ra bệnh cảnh của sốt rét lâm sàng. Vì vậy, nếu đáp ứng miễn dịch được phát sinh do các vaccine giai đoạn tiền hồng cầu ngay như vaccine RTS,S thất bại trong việc ngăn cản đối với chỉ một thoi trùng duy nhất khỏi sự xâm nhập hoặc phát triển trong tế bào gan, rồi một giai đoạn nhiễm hồng cầu máu kế tiếp và những cơn sốt rét cấp tính điển hình và khi đó sốt rét ác tính có thể xảy ra.

Mặc dầu các kết quả của Abdulla và Bejon cùng các cộng sự của họ đang đầy hứa hẹn, tỷ lệ mới mắc sốt rét trong vùng nghiên cứu là thấp ngay lúc thử nghiệm thực địa. Các đánh giá củanghiên cứu về hiệu lực vaccine có thể phức tạp do việc dùng màn tẩm thuốc diệt côn trùng và kết hợp việc điều trị bằng dùng artemisinin thông qua chương trình kiểm soát sốt rét tiếp tục song song toàn khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi. Các báo cáo mới đây cho thấy một số khu vực trong đó sốt rét lưu hành địa phương, như ở Gambia thuộc Tây phi và Kenya, Tanzania thuộc đông Phi, có sự giảm bệnh rất ngoạn mục.

Tuy nhiên, khi vaccine RTS,S được thử nghiệm giai đoạn 3 vào năm 2009, phạm vi rộng khắp châu Phi vẫn còn sốt rét lây truyền từ vừa đến nặng. Sự lây truyền sốt rét thực sự mạnh và tấn công lớn, liên tục hơn của muỗi mang thoi trùng, có thể ảnh hưởng đến hiệu lực vaccine. Đây là loại vaccine sốt rét đầu tiên đạt đến sự phát triển của giai đoạn này và nó là nền tảng để cho biết bằng cách nào hoạt động trong khu vực lây truyền bệnh mạnh hơn. Đến lúc chúng ta có một ý niệm rõ ràng về tác dụng nào sẽ là tốt cho trẻ em châu Phi hoặc đâu đó trên thế giới và vai trò của vaccine trong việc kiểm soát sốt rét. Chúng ta vẫn còn đang mong đợi sự ra đời và dùng một cách phổ biến loại vaccine này.

Tìm ra vaccine phối hợp chống sốt rét và virus đậu mùa hiệu quả

Một hỗn hợp vaccine mới, gồm vaccine MVA (Modified Vaccinia virus Ankara) chống đậu mùa và vaccine DNA chống sốt rét vừa được thử nghiệm thành công trên cơ thể 63 người tình nguyện, có khả năng làm giảm 70-80% lượng ký sinh trùng sốt rét trong máu.

 
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là Adrian V.S. Hill của Đại học Oxford và một số chuyên gia thuộc các trường đại học khác, nhận thấy sự xâm nhập cùng lúc của loại virus (đã được làm yếu) và ký sinh trùng nói trên đã thúc đẩy cơ thể người sản sinh ra một loại kháng thể chống sốt rét rất hiệu quả. Trong lần thử đầu tiên, loại hỗn hợp vaccine này trên người, hệ thống miễn dịch của các tình nguyện viên đã phản ứng mạnh hơn nhiều so với hiệu quả riêng rẽ của từng loại vaccine.

Hill cho biết phương pháp điều trị mới không tạo ra sự miễn dịch hoàn toàn đối với sốt rét, nhưng góp phần giúp cơ thể chống lại căn bệnh này. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng họ sẽ đạt được những kết quả tốt hơn khi tiến hành thử nghiệm ở châu Phi, nơi sốt rét tấn công khoảng 300 triệu người mỗi năm và đang tỏ ra ngày càng kháng thuốc mạnh hơn. Vaccine chống đậu mùa được sử dụng trong các thử nghiệm nói trên có tên MVA, là một biến thể virus mà theo các nhà nghiên cứu cho biết sẽ an toàn hơn so với loại vaccine chống đậu mùa được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng gần đây. Loại này đã gây ra một số tác dụng phụ. MVA có một khả năng đặc biệt là thúc đẩy sản sinh một cách có chọn lọc các T cell, một loại kháng thể chủ chốt trong cơ chế phòng chống bệnh của cơ thể.

Trong khi đó, vaccine DNA sẽ giúp các T cell chống lại với kháng nguyên TRAP của ký sinh trùng sốt rét. Đồng thời, biến thể virus đậu mùa MVA cũng có phản ứng chống lại TRAP. Kết quả là các T cell của cơ thể người sẽ kháng mạnh đối với các ký sinh trùng sốt rét, làm chậm quá trình phát tán của chúng từ gan vào máu và làm giảm lượng ký sinh trùng sốt rét ký sinh trong máu.

Bên cạnh khả năng thúc đẩy cơ thể sinh kháng thể chống lại sốt rét, vaccine MVA còn bảo vệ cơ thể ở một mức nào đó chống lại bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, do các virus đậu mùa tự nhiên đã bị tiêu diệt, nên không thể thu được các bằng chứng cho điều này. Hiện nay, MVA cũng đang được thử nghiệm để tìm cơ chế giúp cơ thể chống lại bệnh AIDS. Thêm vào đó, loại vaccine này có giá thành sản xuất tương đối rẻ, đồng thời lại bền vững hơn và an toàn hơn.

VACCINE PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Nghiên cứu lâm sàng vaccine ngừa sốt xuất huyết

 
Sanofi Pasteur phối hợp Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ triển khai chương trình nghiên cứu lâm sàng vaccine ngừa sốt xuất huyết (4 type huyết thanh) tại Việt Nam và Singapore. Được biết, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có phương pháp đặc trị và chưa có vaccine ngừa bệnh sốt xuất huyết. Do đó, nghiên cứu này nhằm tiến tới việc phát triển một vaccine mới để kiểm soát dịch sốt xuất huyết ở khu vực châu Á và trên thế giới. Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trên thế giới hiện có trên 100 quốc gia nằm trong vùng nguy cơ sốt xuất huyết. Mỗi năm, có trên 1 triệu ca nhập viện và trong đó có hơn 24.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã phát hiện hơn 13.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong. Số ca sốt xuất huyết trong thời gian qua tăng 28% so với cùng kỳ năm 2008.

Trước năm 2012 sẽ có vaccine ngừa bệnh sốt xuất huyết

Văn phòng Sanofi Pasteur tại thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức công bố nhánh vaccine của Tập đoàn Sanofi-Aventis toàn cầu đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển vaccine ngừa bệnh SXH. Vaccine này đang được phát triển và cho thử nghiệm lâm sàng tại một số nước thuộc châu Á và châu Mỹ Latinh và sẽ được đệ trình lên các cơ quan chức năng, có thểtriển khai trước năm 2012. Nghiên cứu vaccine phòng chống bệnh sốt xuất huyết là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Tập đoàn Sanofi Pasteur.

Ông Wayne Pisano-Chủ tịch điều hành Sanofi Pasteurcho biết tập đoàn đã đầu tư các công nghệ tiên tiến nhất, tập trung kêu gọi các nhà khoa học hàng đầu cho dự án mang tính chất toàn cầu này. Vaccine này đã tạo ra những kháng thể tốt chống lại 4 type huyết thanh (vaccine đa giá) của loại virus gây ra bệnh sốt xuất huyết. Kết quả này đã được ghi nhận ở 100% người lớn tham gia các cuộc thử nghiệm tại Mỹ.

Vaccine phòng sốt Dengue đang mở ra nhiều hứa hẹn

Nhiều thử nghiệm về vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết hiện nay dường như đang có nhiều triển vọng. Vaccine đa giá loại (vaccine Tetravalent) được sản xuất bởi công ty dược nổi tiếng Sanofi và các nhà chức trách cho biết họ sẽ đệ trình hồ sơ này lên vào năm 2012. Sốt dengue là một căn bệnh lây truyền qua muỗi và khoảng chừng 100 triệu người mắc virus này mỗi năm, trong đó có khaỏng 24.000 ca tử vong, hầu hết số đó là trẻ em. Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (Dengue Fever và Dengue Hemorrhagic Fever) là các bệnh lý có sốt cấp tính thường gặp ở vùng nhiệt đới và châu Phi, chủ yếu vùng đồng nhiễm với sốt rét. Biểu hiện bệnh thường bắt đầu với những cơn đau đầu, đau cơ, đau khớp và thường diễn tiến nặng, gọi là cơn sốt bẻ xương toàn thân (break-bone fever) hoặc bệnh nghiền nát xương (bonecrusher disease).

Bệnh cũng biểu hiện các ban đỏ thường xuất hiện cắng chân và ngực, rồi lan rộng ra toàn thân. Có thể bệnh nhân đa bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Đôi khi triệu chứng chỉ nhẹ, không có nổi ban và dễ chẩn đoán nhầm với cúm hoặc nhiễm virus khác. Sốt Dengue thường lan rộng do một số người đi du lịch mang mầm bệnh đi từ vùng nhiệt đới một cách tình cờ vì họ không được chẩn đoán đúng ở thời điểm bị bệnh. Dengue chỉ có thể do muỗi truyền khi nó mang virus của các bệnh nhân rồi đưa vào trong dòng máu. Bệnh thường kéo dài 6-7 ngày nhưng bệnh nhân nếu bị sốt xuất huyết Dengue có thể bị hội chứng sốc với tỷ lệ tử vong cao. Thử nghiệm được tiến hành tại Mỹ, kết quả cho thấy vaccine có hiệu quả 100% ở tất cả các đối tượng và bảo vệ tránh khỏi cả 4 tỷp huyết thanh của virus Dengue. Sanofi giờ đây đang có kế hoạch sẽ triển khai thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng nữa tại châu Á và Mỹ Latin. Những kết quả của thử nghiệm đã được trình bày tại hội nghị ở Philadelphia vừa qua.

Lực lượng quân đội Mỹ quan tâm đến vaccine phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Theo thông tin từ ngày 5 tháng giêng năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO_World Health Organization) thông báo về sốt xuất huyết đã gây nhiễm trên 50 triệu người trên toàn cầu hằng năm, giết chết hàng ngàn người. Bệnh rất phổ biến trên các quốc gia vùng nhiệt đới, và dường như có xu hướng trỗi dậy (resurgence) trong vài thập niên qua.

Vì sốt dengue có khả năng đe dọa đến tính mạng người dân tại Mỹ và số ca báo cáo tại biên giới Texas-Mexico, các nhà nghiên cứu quân đội Mỹ ở Bangkok đang cho ra những kết luận cuối cùng về một loại vaccine chống lại căn bệnh do vector truyền này. Sốt Dengue quả là một vấn đề y tế toàn cầu, theo WHO cho biết hơn 20.000 người trên khắp thế giới, phần lớn là trẻ em, chết mỗi năm do sốt DHF, hầu hết họ đang sống tại các quốc gia đang phát triển trong vùng nhiệt đới của châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latin. Loại bệnh này cũng rất đặc biệt và được quan tâm ở Thái Lan, nó giống như một chu kỳ, cứ mỗi khi dịch đến thì số ca tăng lên khoảng 100.000 ca mỗi năm-đó là nhận định của Annutaraskdi Ratchatatat-thuộc CDC Thái Lan, ông hy vọng trong thời gian đến bệnh sẽ đươc khống chế và ngăn chặn nhờ vào loại vaccine tương tự như đã từng khống chế bệnh bại liệt.

 
 
Viện nghiên cứu y học quân đội Mỹ đã nghiene cứu về bệnh sốt Dengue 100 năm qua. Tướng Stephen Thomasdẫn đầu chương trình nghiên cứu vaccine Dengue của quân đội Mỹ (U.S. Army's Dengue Vaccine Development program) tại Băng Cốc. Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, họ đã nhận ra và có kinh nghiệm với nhiễm virus Dengue có tác động mạnh mẽ như thế nào đến lực lượng quân đội và công việc của họ. Vào thời điểm đó, việc nghiên cứu sốt Dengue trong quân đội và có ý tưởng nghiên cứu vaccine chống lại căn bệnh này.

Trong quân đội Hoàng gia Thái Lan, các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu khoa học y học của Mỹ (U.S. Armed Forces Research Institute of MedicalScience_AFRIMS) nghiene cứu hàng ngàn mẫu máu, có gắng tìm ra biện pháp chế ngự bệnh. Nhưng với 4 type virus, thì công việc không dễ dàng gì. Đã nhiều lần đưa ra các ứng viên về vaccine, song lại không tìm thấy đáp ứng miễn dịch, thế là thất bại rồi lại tìm sang hướng khác. Thời gian bỏ ra đã nhiều thập niên rồi, song đến nay vẫn chưa có ứng cử viên vaccin vừa ý.

Bác sĩ Thomas đã làm việc nghiêm túc và năng động, đến làm việc và nghiên cứu tại Viện Queen Sirikit National Institute of Child Health trong suốt thời gian mùa bệnh có sốt dengue xảy ra, ở đó ông thấy đày ắp bệnh nhi mắc bệnh này. Ở Thái Lan, thì Queen Sirikit Institute là trung tâm điều trị cao nhất về căn bệnh này và cũng tại đây, tiến sĩ Suchitra Nimmannitya đã phát triển các cuốn cẩm nang về chẩn đoán và điều trị và xuất bản do WHO. Bà ta làm việc và liên kết chặt chẽ với la bô của AFRIMS, chẩn đoán bệnh rất sớm. Nhờ hợp tác lâu dài và gắn kết như vậy làm cho thêm kiến thức và hiểu biết sâu về bệnh này. Suchitra chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp khác như thế và nhận định căn bệnh này không chỉ ở khu vực châu Á mà đây là vấn đề toàn cầu đang diễn ra khắp nơi và viẹc cần thiết hiện nay là có vaccine phòng bệnh. Do vậy, họ đã thử nghiệm vaccine ở Mỹ và Thái Lan.

Hiện nay, virus Dengue đã có mặt khắp các lục địa, ước tính 2.5 tỷ người (trong đó 1 tỷ trẻ em) phơi nhiễm với nhiễm virus. Mặc dù virus này có thể lưu hành trong máu theo mọt chu kỳ dịch và dịch thường lan rộng, như năm 1987 có 175.000 ca với hơn 1.000 ca tử vong được báo cáo ở Thái Lan, hoặc năm 1996 ở Brazil báo cáo 180.000 ca và 1998 trợ lại có 1.3 trịệu ca sốt Dengue và sốt xuất huyết dengue và trên 3.500 ca tử vong được báo cáo ở châu Mỹ Latin, vùng Đông Nam Á và vùng Tây Thái Bình Dương. Gần đây, vào năm 2004, một vụ dịch được báo cáo ở Indonesia với hơn 650 ca tử vong. Gánh nặng bệnh tật vấn còn đó tại các quốc gia châu Á và Thái Bình Dương. Việc đô thị hóa không có quy hoạch rõ ràng, thiếu các biện pháp phòng chống vector, phát triển dân số, môi trường kém vệ sinh, di biến động dân và tăng số người nhiễm là những yếu tố góp phần làm tăng động lực của bệnh.

Về vaccine: vì
không có tình trạng bảo vệ chéo (cross-protection) giữa 4 type huyết thanh với nhau (DV-1 đến DV-4), và vì because khả năng tăng miễn dịch nhờ vào kháng thể đơn type dẫn đến DHF với các trường hợp nhiễm tự nhiên, phòng chống dengue sẽ chỉ có thể sau khi tiêm vaccine đa giá loại “tetravalent vaccine” đã được chế tạo. Quá trình phát triển vaccine chậm, chủ yếu vì các virus này phát triển chậm trong môi trường nuôi cấy tế bào và không tin cậy trên mô hình động vật đối với DHF.

Hiện nay, chiến lược để phát triển vaccine được xem là tốt nhất là vaccine sống. điều này đạt được từ phối hợp giữa đại học Mahidol, Thái Lan, với công ty Sanofi-Pasteur và Quân đội Mỹ (WRAIR) tiến hành cùng với GSK. Việc làm giảm độc lực thu nhận được nhờ vào các dòng DVs type hoang dại, sử dụng nuôi cấy tế bào thận chó à khỉ xanh à bào thai khỉ rhesus. Điều khó khăn trong bước này là làm thế nào để cân bằng giữa giảm không đủ và giảm quá mức các dòng ứng cử viên vaccine, mà những cái đó xem như một tiêu chuẩn giảm độc virus in vitro, ...

  • Các lô thử nghiệm vaccine giảm độc lực gần đây của Sanofi-Pasteur và được thử phối hợp với WRAIR trong nghiene cứu phase I/II trên 78 trẻ em ở Bangkok, cho thấy với một liệu trình 2 liều đã cho kết quả 85% đáp ứng trung hòa kháng thể với virus Dengue 1 (DV-1), 78% với DV-2, 100% với DV-3 và 76% với DV-4. Tiêm “booster” sau một năm cho đáp ứng 100% với tất cả 4 serotype. Dữ liệu theo dõi trong thời gian 5 năm cho thấy nhiễm trùng không triệu chứng và 2 trường hợp không nhiễm mặc dù có trung hòa kháng thể. Không có ca nào bị sốt xuất huyết dengue hay hội chứng sốc dengue (DHF/DSS);
  • Một tiếp cận tương tự được lựa chọn do WRAIR và GSK phát triển một loại vaccine sống giảm độc lực. Một số công thức khác nhau đã được đưa vào thử nghiệm để tìm ra ứng cử viên có thể cân bằng đáp ứng miễn dịch. Trong những nghiên cứu dạng “pilot study” trên người, 3 liều vaccine phối hợp đã tạo ra trung hòa kháng thể đến 90% rất triển vọng với DV-1 và 60% với DV-2 và DV-3, nhưng chỉ có 25% với DV-4. Một nghiên cứu quy mô nhỏ pha I trên các trẻ em từ 6-9 tuổi gần đây được tiến hành tại Thái Lan, kết quả về tính sinh miễn dịch và sinh đáp ứng có thể cấp nhận được;
  • Một số nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng kỹ thuật dòng hóa để phát triển vaccine phòng bệnh dengue. Hệ thống ChimeriVax phát triển từ gốc tích của vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản, đã được ứng dụng với virus Dengue nhờ Acambis ở Mỹ. Các phối hợp Chimeric yellow fever–dengue viruses (ChimeriVax-DV) được chế tạo thông qua việc dòng hóa và tái tổ hợp gen cDNA của dòng vaccine YF 17D.Một loai vaccine đơn giá ChimeriVax-DV-2 (CVD2) được đánh giá trên 56 người tình nguyện trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha I tại Mỹ, kết quả cho thấy đáp ứng trung hòa kháng thể là 100%với DV-2. Một nghiên cứu thử nghiemẹ lâm sàng pha II với vaccine đa giá (tetravalent combination) được tiến hành phối hợp với Sanofi-Pasteur, các kết quảcũng đã trình bày và rất tốt;
  • Một chiến luwcj khác đuwjc áp dụng do NIH nghiên cứu, phát triển một loại đột biến DV-4 với phân cắt 30 nucleotide ở vùng không mã hóa 3’ (hay 3’ non-coding region) của bộ gen như một nền tảng di truyền cho cấu trúc các virus chimeric. Các vrus bị đột biến đứt đoạn là ổn định về mặt di truyền và ít có khả năng chuyển thành đột biến điểm như type hoang dại. Những thử nghiệm lâm sàng pha I của đột biến đứt đoạn DV-4 được thử nghiệm trên người trưởng thành cho kết quả là độ an toàn cao và tính sinh miễn dịch rất tốt. Rồi thì virus giảm độc lực được sử dụng như bẻ gãy cấu trúc của chimeric virus với serotype 1, 2 và 3.
  • Một công trình nghiên cứu khác đang được tiến hành tại trung tâm CDC, Mỹ, cũng sử dụng đột biến DV-2 vaccine giảm độc lực (dòng 16681, PDK-53) như tác nhân bẻ gãy cấu trúc virus. Cuối cùng, hiện cơ quan FDA đã bắt đầu phát triển những dòng vaccine giảm độc lực cho DV nhờ vào sự sinh đột biến trực tiếp vùng của cấu trúc vòng lặp lại. Các ứng cử viên vaccine dạng đột biến này vẫn đang nghiên cứu giai đoạn tiền lâm sàng.

Một số tiếp cận hay phương pháp khác để phát triển vaccine phòng bệnh virus Dengue bao gồm vaccine DNA, vaccine bất hoạt và gắn tiểu phần (inactivated and subunit vaccines), vaccine tái tổ hợp đang tiếp tục nghiên cứu. Hầu hết các nỗ lực gần đây từ công ty công nghệ sinh học Hawaii đã phát triển ra vaccine đa giá, hợp phần (subunit, tetravalent vaccine) bằng cách phối hợp aminoterminal 80% của protein E từ 4 type huyết thanh virus dengue và NS1 protein phi cấu trúc của DV-2 như một yếu tố sinh miễn dịch. Công thức của vaccine đa giá này đang được thử nghiệm trên các động vật có vú (ngoại trừ người). Các dự án như thế tập trung vào giúp phát triển vaccine thuộc chương trình “Pediatric Dengue Vaccine Initiative” được tài trợ bởi quỹ Bill and Melinda Gates Foundation.

Tài liệu tham khảo

1.The New England Journal of Medicine:_ NEJM, 2008

2.http://www.malariavaccine.org/

3.http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/3742876.stm

4.http://www.malariavaccineroadmap.net/

5.http://www.emvi.org/

6.http://www.news-medical.net/news/2007/11/07/32341.aspx

7.http://www.lookatvietnam.com/2009/05/widespread-clinical-trials-of-dengue-fever-vaccine.html

8.http://article.wn.com/view/2009/05/12/SanofiAventis_builds_dengue_fever_vaccine_plant/

9.http://www.outlookseries.com/news/Science/

10.http://www.who.int/vaccine_research/diseases/vector/en/index.html

 

Ngày 02/06/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích