Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 2 2 8 1
Số người đang truy cập
2 8 4
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Virus cúm A/H1N1 kháng thuốc và triển vong của vaccine phòng bệnh

Một số báo cáo trên thế giới liên quan đến kháng thuốc Oseltamivir của virus cúm A (H1N1)

Theo tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 1 tháng 6 năm 2009 cho biết virus cúm A/H1N1 kháng với thuốc Oseltamivir (World Health Organization: Influenza A(H1N1) virus resistance to oseltamivir). Hoạt độ/hoạt động (activity) của cúm được phát hiện rải rác ở Belarus (A), Bỉ (B), Canada (A,B), Chile (H1, B), Trung Quốc (H1), Khu tự trị Hồng Kông Trung Quốc (H1,H3,B), Đan Mạch (H3), Phần Lan (A), Nhật Bản (H1,H3), Kenya (A), Mexico (B), Ba Lan (A), Liên bang Nga (H1, H3, B), Anh và bắc Ai Len (H1,H3) và Mỹ (A, B).

Một tỷ lệ đột biến kháng thuốc của virus cúm A (H1N1 subtype) với thuốc Oseltamivir (biệt dược Tamiflu®)  ước tính khoảng 19% tại Mỹ trong thời gian diễn ra cúm mùa 2007-2008, theo một nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí y học nổi tiếng JAMA vào tháng 3 năm 2009, cũng đã đề cập và xem đó là vấn đề quan trọng của y tế công cộng. Đây là lần đầu tiên các dòng virus được phát hiện như thế. Trước đợt cúm mùa 2007-2008, việc phát hiện các virus cúm kháng Oseltamivir ở người là khá điển hình và đặc biệt, đã được ghi nhận và báo cáo trên những đối tượng được điều trị bằng Oseltamivir- trưởng nhóm điều tra- tiến sĩ Nila J. Dharan của trung tâm CDC (Mỹ) cùng các cộng sự đã ghi nhận như vậy. Họ còn bổ sung thêm: sự lan truyền từ người sang người của các virus kháng chất ức chế neuramidase chưa từng được báo cáo trên thế giới (neuraminidase inhibitor-resistant virus). Sự kháng thuốc duwngf như không có liên quan đến việc sử dụng thuốc oseltamivir use và gây ra do bệnh tương tự như các virus nhạy với oseltamivir (Oseltamivir-susceptible A(H1N1) viruses).

Trong các nghiên cứu, nhóm tác giả Dharan đã đi sâu vào phân tích các đặc tính của các bệnh nhân nhiễm các virus thuộc dòng kháng với oseltamivir (oseltamivir-resistant) và dòng nhạy với oseltamivir (oseltamivir - susceptible). Trong số 1.155 virus cúm A(H1N1) thử nghiệm đánh giá tại 45 bang, thì có đến 12.3% (thuộc 24 bang) kháng với thuốc oseltamivir. Trong số những ca kháng này, tuổi trung bình bệnh nhân là 19, 5 bệnh nhân nhập viện và 4 ca tử vong. Không có bệnh nhân nào đã “phơi nhiễm” với thuốc oseltamivir đó.

 
 
WHO đã nhận được một vài báo cáo từ các Trung tâm cúm quốc gia (National Influenza Centres_NIC) ở khu vực nửa bán cấu bắc liên quan đến virus cúm A (H1N1) kháng với oseltamivir trong thời gian đầu của cúm mùa 2008-2009 (tuần 41-44). Trong số các virus cúm A(H1N1) đượcthử nghiệm, 13/14 ca ở Anh, 1/1 ca ở Israel, 1/1 ở Ghana và 1/1 ở Canada có xuất hiện đột biến neuramidasse đặc hiệu (specific neuraminidase mutation) tại H275Y; số mã hóa theo trình tự của N1) liên quan đến kháng thuốc oseltamivir.

WHO đã thu thập dữ liệu toàn cầu về hiện tượng khángnày từ nhiều la bô khác nhau trong Mạng lưới giám sát cúm toàn cầu (Global Influenza Surveillance Network). Các dữ liệu từ các quốc gia châu Âu tham gia trong hệ thống EISS cũng đã cung cấp nhờ vào hệ thống EISS và dự án VirGil. Bảng số liệu này sẽ cập nhật thông tin liên tục mỗi 4 tuần.

Nhật Bản cũng đã báo cáo 13/14 virus cúm A(H1N1) được thử nghiệm cũng đã kháng thuốc. Trung tâm nghiên cứu cúm quốc gia tại nhật Bản cho biết 6/14 loại virus thu nhận ở 2 vụ dịch khác nhau về mặt địa lý (3 từ một nhà trẻ của quận Yamaguchi và 3 từ một trường tiểu học ở quận Miyagi). Những kết quả cho biết virus cúm A/H1N1 kháng thuốc Oseltamivir là dưạ trên các kết quả phân tích về mặt kiểu gen và kiểu hình (phenotypic / genotypic analyses).

Liệu virus cúm A (H1N1) tại Việt Nam đã kháng thuốc chưa?

Đến thời điểm này virus cúm A/H1N1 chưa kháng với thuốc Tamiflu. Đó là khẳng định của tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm quốc gia tại buổi họp giao ban dịch cúm trên người diễn ra chiều ngày 1 tháng 7 năm 2009 vừa qua. Theo ông Kính, qua theo dõi điều trị cho các bệnh nhân nhiễm cúm A(H1N1) tại Viện và có trao đổi với các bác sĩ ở Bệnh viện bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị các ca cúm A (H1N1) thì cho thấy các ca bệnh đều rất nhẹ, như cúm thường. Đa phần bệnh nhân chỉ sau 2 ngày điều trị đã hết sốt. Đến ngày thứ 3, khi tiến hành xét nghiệm lại thì tới 90% bệnh nhân đã âm tính với cúm A (H1N1). Đến ngày thứ 5, bệnh nhân hết sốt, bệnh nhân đều được xuất viện. Đến nay, chưa phát hiện trường hợp nào có biến chứng nặng như suy hô hấp, viêm phổi.

 
 
Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính cũng cảnh báo người dânkhông nên tùy tiệndùng loại thuốc kháng virus này vì trên thế giới đã có nước báo cáo về trường hợp kháng thuốc Tamiflu đầu tiên như ở Nhật Bản, Ghana, Canada,...Liên quan đến độc lực của virrú cúm A (H1N1), PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, phòng xét nghiệm của viện cũng đã phân lập được virus cúm A (H1N1) trên những bệnh nhân ở Việt Nam và cho thấy virrú cúm này có sự tương đồng cao so với chủng virus cúm A (H1N1) đang hiện hành tại nhiều nước trên thế giới, tức là rất ổn định về kháng nguyên, không có gen độc lực mạnh, không có gen phát triển tính lây truyền.

Mong đợi một vaccine cúm A/H1N1 đặc hiệu ...chỉ gần 2 tháng nữa
 

Hiện tại cả thế giới đang mong đợi và tin rằng sẽ có vaccine cúm A/H1N1 vào tháng 8 năm 2009. Chỉ một ngày sau khi WHO tuyên bố cúm A/H1N1 là đại dịch toàn cầu, ngày 13/6, Công ty dược phẩm Novartis (Thuỵ Sỹ) cũng thông báo đã sẵn sàng cho ra đời mẻ 1 vaccine phòng cúm A/H1N1đầu tiên. Công ty dược phẩn này cho biết vaccine được sản xuất dưới dạng tế bào sẽ nhanh hơn qui trình xuất thông thường. Theo Công ty Novartis cho biết vaccine này sẽ được thí điểm trên thỏ và sau đó sẽ thử nghiệm đối với người.

Novartis hy vọng sẽ chính thức cho ra đời loại vaccine này vào mùa thu tới, mẻ vaccine đầu tiên được công ty Novartis sản xuất tại tại Đức và sau khi kiểm chứng an toàn và có hiệu quả, công ty này sẽ sản xuất hàng triệu liều vaccine mỗi tuần. Novartis hiện đang tiến hành xây dựng nhà máy thứ hai tại bang Carolina (Mỹ). Công ty Novartis cũng cho biết, đến thời điểm hiện nay đã có hơn 30 Chính phủ các quốc gia đặt mua loại vaccine này, trong đó Mỹ đã đặt hàng với trị giá hợp đồng lên tới hơn 300 triệu USD, khách hàng lớn thứ hai là Canada.

Chúng ta có quyền hy vọng về một vaccine phòng cúm A/H1N1 hiệu quả sắp ra đời và sẽ là cứu cánh của nhân loại trong bối cảnh đại dịch cúm A/H1N1 vẫn đang tiếp diễn và phức tạp.

 

ờng hợp nào có biến chứng nặng như suy hô hấp, viêm phổi...

Ngày 06/07/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích